1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc

133 7,4K 64
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 3,71 MB

Nội dung

Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống

Trang 1

DANH SÁCH NHÓM 8 – GIẢNG ĐƯỜNG G2Lớp 49 TÀI CHÍNH 2

BÀI TẬP QUÁ TRÌNH MÔN LẬP MÔ HÌNH TÀI CHÍNHI NỘI DUNG BÀI QUÁ TRÌNH:

Trang 2

Từ số liệu thực tiễn của thị trường chứng khoán Việt Nam, với yêu cầu danh mụctrên 20 chứng khoán và với ít nhất 40 kỳ quan sát, hãy thực hiện những yêu cầu sau:

Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và khôngcó bán khống.

II CÁCH LẤY SỐ LIỆU:

Số liệu được nhóm lấy từ trang web: http://www.cophieu68.com bao gồm các cổphiếu: AGF, BBC, BVH, CTG, DHG, DQC, DMC, FPT, GMD, HCM, KDC, LAF, MPC,PVT, REE, SAM, SSI, STB, VNE, VPL, LSS, PJT, TRA, VSC Tất cả các cổ phiếu nàyđược niêm yết trên HOSE

Số liệu là giá đóng cửa phiên cuối cùng của tuần của các cổ phiếu nói trên, trong suốtthời kì từ 01/09/2009 đến 18/06/2010 tương đương với 40 tuần (40 kì).

III LÝ DO CHỌN CÁC CHỨNG KHOÁN ĐỂ ĐƯA VÀO DANH MỤC:

Có tất cả 24 chứng khoán được chọn để đưa vào danh mục Chúng được chọn dựa trên cáctiêu chí sau đây:

 Khối lượng giao dịch hàng ngày lớn, có thể kéo cả thị trường đi lên hoặc đi xuống,như các mã: STB, SAM, REE, v.v

 Có mức tăng trưởng đầy ấn tượng trong thời gian gần đây, như: AGF, KDC,……v.v

 Có những chỉ số P/E và P/BV thấp, chứng tỏ các mã này đang rất tiềm năng nếu đầutư: KDC, BBC, LAF, v.v

 Thu nhập ròng sau thuế luôn giữ ở xu hướng tăng trưởng ổn định như: STB, v.v Những mã cổ phiếu còn lại được đưa vào danh mục do có đủ 40 kỳ quan sát theo yêu cầucủa đề tài.

Trang 3

Tất cả giá của 24 chứng khoán thể hiện trên “Sheet GIA” của bài Excel cùng với thông tinchi tiết về 24 chứng khoán.

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN

Trang 4

13 MPCHOSECÔNG TY CỔ PHẦN THỦY HẢI SẢN MINH PHÚ

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

IV TÍNH TỶ SUẤT SINH LỜI TRUNG BÌNH, PHƯƠNG SAI VÀ ĐỘ LỆCHCHUẨN TỪNG CHỨNG KHOÁN:

1 Tỉ suất sinh lời:

Từ bảng số liệu trên, nhóm tính toán tỉ suất sinh lợi của từng tháng cho từng cổ phiếu bằng biểu thức:

Trang 5

Như vậy ở tuần 0 (tuần đầu tiên) sẽ không có tỉ suất sinh lời Bắt đầu từ tuần tỉ suất sinh lời

sẽ được thể hiện bằng biểu thức tính trên Và kết quả này được thể hiện trên sheet TSSL (Tỉsuất sinh lời) với 20 chứng khoán từ AGF đến VPL nằm trong danh mục thị trường 20

chứng khoán và 4 chứng khoán LSS, PJT, TRA, VSC dùng để kiểm tra tính hiệu quả củadanh mục kết hợp.

Trang 6

Ví dụ như với chứng khoán AGF thì TSSL tuần 1 là : (30.1-30.2)/30.2 = -0.33%

Tính tương cho các tuần còn lại với các chứng khoán tương tự chúng ta có được ma trận tỉsuất sinh lời của 20 chứng khoán.

2 Tỉ suất sinh lời trung bình:

Trang 7

Thông qua dữ liệu về ma trận tỉ suất sinh lời của 20 chứng khoán chúng ta tiếp tục tính tỉ suất sinh lời trung bình của từng chứng khoán dự trên tỉ suất sinh lời vừa mới tính được từng chứng khoán qua 40 tuần quan sát.

Sử dụng hàm AVERAGE (Tỉ suất sinh lời):

Trang 8

= AVERAGE(TSSL chứng khoán AGF) = AVERAGE(C4:C44) = 0.45%3 Phương sai và độ lệch chuẩn:

Cũng với ma trận tỉ suất sinh lời chúng ta tính được phương sai cho từng chứng khoán bằng cách sử dụng hàm VARP (TSSL) và cho ra kết quả như sau:

= VARP(TSSL chứng khoán AGF) = VARP(C4:C44) = 0.37%

Trang 9

Từ phương sai của 20 Chứng khoán, chúng ta tính độ lệch chuẩn của các chứng khoán bằng hàm SQRT(Phương sai) của các chứng khoán vừa tính được Kết quả như sau:

= SQRT(Phương sai chứng khoán AGF)=SQRT(0.37%)= 6.08%

V MA TRẬN PHƯƠNG SAI – HIỆP PHƯƠNG SAI:

Từ kết quả của ma trận tỉ suất sinh lời chúng ta tính ma trận phương sai và hiệp phương sai bằng cách sử dụng hàm như sau:

Trang 10

= COVAR(OFFSET(TSSL chứng khoán AGF,0, ô B2 – F4 2 lần),OFFSET(TSSL chứng khoán AGF,0,ô A3 – F4 3 lần))

= COVAR(OFFSET(TSSL!$C$4:$C$44,0,'MTPS-HPS'!B$2),OFFSET(TSSL!$C$4:$C$44,0,'MTPS-HPS'!$A3))= 0.00370

Trang 11

Giữ chuột kéo ngang và kéo dọc theo 20 chứng khoán ta được ma trận phương sai hiệp phương sai của 20 chứng khoán.

Trang 12

Danh mục X:

Trang 13

Hàm mục tiêu: Phương sai 2

 = MMULT(MMULT(Ma trận X,Ma trận phương saihiệp phương sai),TRANSPOSE(Ma trận X) – Sử dụng hàm MMULT để kết hợp giữama trận X (% VĐT DM 1), ma trận S (Ma trận PS-HPS) và kết hợp hàmTRANSPOSE để chuyển vị ma trận X Công thức cụ thể như sau:

=MMULT(MMULT(C8:V8,'MTPS-HPS'!B3:U22),TRANSPOSE('TRUONGHOP BANKHONG'!C8:V8)

Điều kiện ràng buộc:

1 Tổng tỷ trọng vốn đầu tư vào 20 chứng khoán bằng 100%.2 giới hạn đầu tư cho từng chứng khoán <= 75%

3 Tỉ suất sinh lời trung bình danh mục >= b = -0.07% ( TSSL TB DM được xác địnhbằng hàm SUMPRODUCT(Ma trận X , Ma trận TSSL TB 20CK)=SUMPRODUCT(C8:V8,TSSL!C46:V46), hằng số b được xác định dựa vào TSSLTB 20 CK = -0.08%)

 Sau khi chạy Solver ta được kết quả như sau:

%VĐTDMX

Trang 14

PHƯƠNG SAI DM X 0.00068199

DANH MỤC Y

Hàm mục tiêu: Phương sai 2

 =MMULT(MMULT(Ma trận Y, Ma trận phương saihiệp phương sai),TRANSPOSE(Ma trận Y)) – Sử dụng hàm MMULT để kết hợp

Trang 15

giữa ma trận Y (% VĐT DM 2), ma trận S (Ma trận PS-HPS) và kết hợp hàmTRANSPOSE để chuyển vị ma trận Y Công thức cụ thể như sau:

= MMULT(MMULT(C15:V15,'MTPS-HPS'!B3:U22),TRANSPOSE('TRUONG HOPBAN KHONG'!C15:V15))

Điều kiện ràng buộc:

1 Tổng tỷ trọng vốn đầu tư vào 20 chứng khoán bằng 100%.2 giới hạn đầu tư cho từng chứng khoán <= 50%

3 Tỉ suất sinh lời trung bình danh mục >= b = -0.09% ( TSSL TB DM được xác địnhbằng hàm SUMPRODUCT(Ma trận Y, Ma trận TSSL TB 20CK) =SUMPRODUCT(C15:V15,TSSL!C46:V46), hằng số b được xác định dựa vào TSSLTB 20 CK = -0.08%)

 Sau khi chạy Solver ta được kết quả như sau:

%VĐTDMY

Trang 16

PHƯƠNG SAI DM Y 0.00067916

Trang 17

Kết quả như sau:

Trang 18

Phương sai: Sử dụng kết hợp hàm MMULT (Ma trận Z, Ma trận PS-HPS) và hàm

TRANSPOSE (Ma trận Z) = MMULT(MMULT(C21:V21,'MTPSHPS'!

B3:U22),TRANSPOSE ('TRUONG HOP BAN KHONG'!C21:V21)) = 0.000679 Độ lệch chuẩn: Sử dụng hàm SQRT(Phương sai DM kết hợp) = SQRT(C25)

= 0.026060

 Bảng thể hiện giá trị TSSL và ĐLC của danh mục: sử dụng Data Table

Tỷ trọng

Độ lệchchuẩn

TSSL TB

Độ lệchchuẩn

TSSL TBDM

0.026060 -0.000980 0.026060 -0.000980-2 0.026178 -0.001300 0.1 0.026063 -0.000880-1.9 0.026165 -0.001280 0.2 0.026065 -0.000860-1.8 0.026153 -0.001260 0.3 0.026069 -0.000840

Trang 19

-1.7 0.026141 -0.001240 0.4 0.026073 -0.000820-1.6 0.026130 -0.001220 0.5 0.026078 -0.000800-1.5 0.026120 -0.001200 0.6 0.026084 -0.000780-1.4 0.026111 -0.001180 0.7 0.026091 -0.000760-1.3 0.026103 -0.001160 0.8 0.026098 -0.000740-1.2 0.026095 -0.001140 0.9 0.026106 -0.000720-1.1 0.026088 -0.001120 1 0.026115 -0.000700-1 0.026082 -0.001100 1.1 0.026124 -0.000680-0.9 0.026076 -0.001080 1.2 0.026135 -0.000660-0.8 0.026071 -0.001060 1.3 0.026146 -0.000640-0.7 0.026067 -0.001040 1.4 0.026158 -0.000620-0.6 0.026064 -0.001020 1.5 0.026170 -0.000600-0.5 0.026062 -0.001000 1.6 0.026183 -0.000580-0.4 0.026060 -0.000980 1.7 0.026197 -0.000560-0.3 0.026059 -0.000960 1.8 0.026212 -0.000540-0.2 0.026059 -0.000940 1.9 0.026228 -0.000520-0.1 0.026059 -0.000920 2 0.026244 -0.000500

0 0.026061 -0.000900

Trang 20

Vẽ đường biên hiệu quả danh mục BÁN KHỐNG ( Sử dụng chức năng Chart

Trang 21

DHG 0.056563 -0.004753MPC 0.064873 0.001809VNE 0.072143 0.011864VPL 0.100209 -0.011958

Thả 5 chứng khoán vào đường biên hiệu quả của danh mục ta thấy:

Trang 22

NHẬN XÉT: Ta thấy 5 chứng khoán trên nằm ngoài quả trứng vỡ, tuy nhiên 5 chứng

khoán này sự hội tụ của chúng vãn nằm sát khu vực quả trứng vỡ do vậy mà không thểkhẳng định là danh mục không hiệu quả Chỉ là hiệu quả ít mà thôi Để đầu tư có hiệu quảcao, nhà đầu tư nên có sự nghiên cứu kỹ lưỡng các chứng khoán trước khi đưa vào danhmục để có sự kết hợp khả thi giữa các danh mục và tạo được tỉ suất sinh lời cao và độ rủiro thấp.

VII TÌM CÁC DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNGBÁN KHỐNG: (Thể hiện trên Sheet TRƯƠNG HỢP KHÔNG BÁN KHỐNG)

Gọi X và Y là 2 danh mục đầu tư đầu tư hiệu quả với số lượng chứng khoán cho mỗi danh mục là 20

Gọi X ={X0,X1,X2.X3,…… ,X17,X18.X19} là tỷ trọng đầu tư vào 20 chứng khoán vào Danh mục X (DM1)

Gọi Y ={Y0,Y1,Y2.Y3,…… ,Y17,Y18.Y19} là tỷ trọng đầu tư vào 20 chứng khoán vào Danh mục Y (DM2)

1 Sử dụng Solver để tìm tỷ trọng vốn đầu tư vào từng danh mục:

Trang 23

DANH MỤC X:

DANH MỤC X:

Trang 24

Hàm mục tiêu: Phương sai 2

 =MMULT(MMULT(Ma trận X,Ma trận phương sai hiệp phương sai),TRANSPOSE(% VĐT DM1) – Sử dụng hàm MMULT để kết hợp giữa ma trận X (% VĐT DM 1), ma trận S (Ma trận PS-HPS) và kết hợp hàm

TRANSPOSE để chuyển vị ma trận X Công thức cụ thể như sau:

=MMULT(MMULT(C8:V8,’MTPS-HPS’!B3:U22),TRANSPOSE(‘TH KHONG BAN KHONG ‘!C8:V8))

Điều kiện ràng buộc:

1 Tổng tỷ trọng vốn đầu tư vào 20 chứng khoán bằng 100%.2 Giới hạn đầu tư cho từng chứng khoán <= 75%

3 Tỉ suất sinh lời trung bình danh mục >= b = -0.07% ( TSSL TB DM được xác định bằng hàm SUMPRODUCT(Ma trận X, Ma trận TSSL TB 20CK)

=SUMPRODUCT(C8:V8,TSSL!C46:V46), hằng số b được xác định dựa vào TSSL TB 20 CK = -0.08%)

4 Không được phép đầu tư khống: % Vđt từng chứng khoán phải >=0. Sau khi chạy Solver ta được kết quả như sau:

%VĐTDMX

Trang 25

PHƯƠNG SAI DM X 0.00101445

DANH MỤC Y:

Hàm mục tiêu: Phương sai 2

 =MMULT(MMULT(Ma trận Y,Ma trận phương saihiệp phương sai),TRANSPOSE(% VĐT DM2) – Sử dụng hàm MMULT để kết hợpgiữa ma trận Y (% VĐT DM 2), ma trận S (Ma trận PS-HPS) và kết hợp hàmTRANSPOSE để chuyển vị ma trận Y Công thức cụ thể như sau:

Trang 26

= MMULT(MMULT(C15:V15,'MTPS-HPS'!B3:U22),TRANSPOSE('TH KHONG BAN KHONG '!C15:V15))

Điều kiện ràng buộc:

1 Tổng tỷ trọng vốn đầu tư vào 20 chứng khoán bằng 100%.2 Giới hạn đầu tư cho từng chứng khoán <= 50%

3 Tỉ suất sinh lời trung bình danh mục >= b = -0.09% ( TSSL TB DM được xác định bằng hàm SUMPRODUCT(Ma trận Y, Ma trận TSSL TB 20CK)

= SUMPRODUCT(C15:V15,TSSL!C46:V46), hằng số b được xác định dựa vào TSSL TB 20 CK = -0.08%)

 Sau khi chạy Solver ta được kết quả như sau:

%VĐTDMY

Trang 27

DANH MỤC KẾT HỢP:

% Vốn đầu tư:

Trang 28

Với tỷ trọng DM 1 là -40% ta tính được % VĐT của danh mục kết hợp (Ma trận Z)bằng cách:

= Tỷ trọng DM 1 * % VĐT vào DM1 + (1 - Tỷ trọng DM 1) * % VĐT vào DM2= C24*C8:V8+(1-C24)*C15:V15

TSSL TB

Độ lệchchuẩn

TSSL TBDM

Trang 30

36 0.037284 0.006300 78 0.047075 0.014700

40 0.038093 0.007100

Vẽ đường biên hiệu quả danh mục KHÔNG BÁN KHỐNG ( Sử dụng chức

năng Chart Wizard)

Trang 31

Chứng minh sự kết hợp hiệu quả của 2 danh mục trong trường hợp KHÔNGBÁN KHỐNG

Lấy 4 chứng khoán ngẫu nhiên với thông tin như sau:

Chứng khoánĐộ lệch chuẩnTSSL TB

BVH 0.072642 0.004052DHG 0.056563 -0.004753MPC 0.064873 0.001809VNE 0.072143 0.011864VPL 0.100209 -0.011958

Thả 5 chứng khoán vào đường biên hiệu quả của danh mục ta thấy:

Trang 32

NHẬN XÉT: Tương tự như trường hợp không bán khống thì 5 CK trên nằm sát khu vực

quả trứng vỡ do đó chỉ có thể khẳng định là danh mục này có hiệu quả ít mà thôi Để đầu tưcó hiệu quả cao, nhà đầu tư nên có sự nghiên cứu kỹ lưỡng các chứng khoán trước khi đưavào danh mục để có sự kết hợp khả thi giữa các danh mục và tạo được tỉ suất sinh lời cao vàđộ rủi ro thấp.

Trang 33

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNHPHỤ LỤC:

PHẦN 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

PHẦN 2: PHÂN TÍCH NGÀNH BẢO HIỂM VÀ CỔ PHIẾU BVHPHẦN 3: PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VÀ CỔ PHIẾU DHG

PHẦN 4: PHÂN TÍCH NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ CỔ PHIẾU MPCPHẦN 5: PHÂN TÍCH NGÀNH ĐIỆN VÀ CỔ PHIẾU VNE

PHẦN 6: PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH VÀ CỔ PHIẾU VPL

Trang 34

PHẦN 1: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM TRONG NĂM 2008 VÀ 2009Năm 2008:

Từ cuối năm 2007 bước sang đầu năm 2008, tình hình kinh tế nước ta biểu hiện haitrạng thái mâu thuẫn nhau Trạng thái phấn khởi trước những thành tựu về KT – XH của đấtnước sau một năm gia nhập WTO, vị thế kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế đượcnâng lên Mặt khác đang có trạng thái lo lắng về những dấu hiệu bất ổn của tình hình kinh tếvĩ mô, mà nổi bật nhất và cũng là biểu hiện rõ nhất là hiện tượng lạm phát chưa kiểm soátđược; Là bong bóng của thị trường bất động sản căng phồng và đang như “con ngựa bấtkham” trước Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Trang 35

Lý giải hai trạng thái mâu thuẫn trên, nhìn từ 4 mục tiêu của kinh tế vĩ mô, mà về lýthuyết cũng như thực tế, mọi Chính phủ đều tập trung vào các công cụ chính sách để đạtcho kỳ được là: Tăng cường GDP với tốc độ cao và liên tục; Tăng số việc làm mới, giảm tỷlệ thất nghiệp; Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát; Tăng xuất khẩu ròng…

Trong 2 năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được chỉ tiêu đề ra, với tốc độ tăng GDPbình quân khoảng 8,5% Tuy nhiên, đằng sau kết quả này vẫn còn nhiều điều phải xem xét.Đó là sự tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào chiều rộng Kinh tế tăng trưởng, nhưng tính chấtcủa nền kinh tế gia công và khai khoáng hoàn toàn chưa thay đổi Chưa có dấu hiệu của mộtngành nào, sản phẩm nào chuyển từ gia công sang thiết kế, sản xuất linh kiện sau 20 nămmở cửa và bảo hộ (thông thường ở các nước công nghiệp mới, chỉ trong khoảng 5 – 10 nămđã có sự chuyển đổi) Sự kéo dài chính sách bảo hộ và độc quyền đối với một số ngành vàlĩnh vực kinh tế đã ảnh hưởng tới năng lực sáng tạo và cạnh tranh của doanh nghiệp trongnước Đây là nguyên nhân sâu xa và cốt lõi giải thích tại sao khi biến động giá nguyên liệuvà nhiên liệu của thị trường thế giới, nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng lớn hơn nhiều sovới các nước khác, trong khi lượng tiêu thụ nguyên, nhiên liệu của thị trường nước ta ít hơnnhiều Về quan điểm phát triển, chúng ta luôn luôn xác định, mục tiêu tăng trưởng phải chútrọng cả số lượng và chất lượng Nhưng trên thực tế chưa có những chính sách thực sự cótác dụng đến chất lượng tăng trưởng.( Theo nhận xét của Ts Trần Du Lịch Phó trưởng ĐoànĐại biểu quốc hội TP Hồ Chí Minh)

2.Tỷ lệ thất nghiệp:

Trong các năm qua, với tốc độ tăng đầu tư phát triển nhiều doanh nghiệp mới đã tạothêm nhiều việc làm cho xã hội Đặc biệt trong năm 2007 đã đạt được chỉ tiêu giải quyếthơn 1,6 triệu việc làm Tuy nhiên, tình trạng “bán thất nghiệp” ở đô thị và nông thôn đangcòn rất phổ biến Tạo việc làm mới chủ yếu diễn ra ở khu vực kinh tế tư nhân và khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm lượng vốn đầu tư rấtlớn Chưa có chính sách rõ nét về mối quan hệ giữa đầu tư và giải quyết việc làm cho từng

Trang 36

lĩnh vực, từng địa bàn kinh tế Thị trường lao động đang phát triển tự phát và không cân đốivề cung – cầu Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp đang tồn tại song song với tìnhtrạng thiếu lao động có kỹ năng trong hầu hết các ngành kinh tế Trong cơ cấu kinh tế, cơcấu lao động không chuyển dịch tương ứng với cơ cấu giá trị, nhất là trong lĩnh vực nôngnghiệp Sự phát triển thị trường lao động không gắn liền với chính sách đào tạo nguồn nhânlực, nên dẫn đến tình trạng vừa thừa và thiếu trong quan hệ cung – cầu Hiện nay, nền kinhtế Việt Nam đang đứng trước nghịch lý: Thừa vốn, thiếu lao động (lao động có kỹ năng,được đào tạo), mà đúng ra phải là ngược lại (Theo nhận xét của Ts Trần Du Lịch Phótrưởng Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh)

3.Lạm phát:

Có lẽ trong vòng 10 năm qua, năm 2008 là năm đầu tiên nền kinh tế Việt Nam đứngtrước sự lựa chọn rất nghiệt ngã là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay kiểm soát lạmphát, khi hai mục tiêu này trở thành hai vấn đề mâu thuẫn nhau? Nếu năm 2008, nền kinh tếtiếp tục lạm phát 2 con số, thì những gì đã đạt được trong các năm qua sẽ bị xói mòn và cácvấn đề xã hội sẽ gay gắt hơn Diễn biến tình hình thị trường trong những tháng đầu năm2008 cho thấy, lạm phát đang trở thành vấn đề kinh tế vĩ mô hàng đầu hiện nay Điều đánglo lắng nhất là dường như thị trường đang không còn đi theo ý muốn của chúng ta Cụ thể lànhững nỗ lực của Chính phủ trong việc kiềm chế giá cả hàng hóa, thị trường bất động sản,hâm nóng thị trường chứng khoán đã giảm tác dụng Vậy nguyên nhân từ đâu? - Đó là từnhững nguyên nhân sâu xa của nền kinh tế, còn những tác động (cả khách quan lẫn chủquan) trong năm 2007 chỉ là nguyên nhân nhất thời Có thể phân tích như sau:

Thứ nhất, nguyên nhân sâu xa chính là nền kinh tế mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu trong nhiều năm liền do tăng đầu tư (trên 35% GDP), tăng sức tiêu thụ (doanh thu bán lẻ danh nghĩa tăng bình quân trên 20%/năm), tăng nhập khẩu (đòi hỏi phải tăng đối phần trong nước), tăng cung tiền tệ (bình quân 25%), tăng tín dụng nội địa (bình quân trên 35%), tăng công chi, trong khi đó lượng cung thực (sản lượng thực cộng với thâm hụt thương mại) chỉ tăng dưới 10% Nếu phân tích kỹ từng yếu tố tác động đến tổng cung – tổng

Trang 37

cầu thì sẽ thấy rất rõ khoảng chênh lệch đó chính là lạm phát Câu hỏi đặt ra là tại sao lượng cung thực tăng thấp, trong khi các yếu tố có tác động tăng cung lại tăng cao? Câu trả lời là vì nền kinh tế không có khả năng hấp thụ các yếu tố sản xuất để có mức tăng trưởng cao tương ứng Với mức tăng đầu tư và tín dụng như vậy, nền kinh tế trong 3 năm qua phải tăng trưởng trên 10%, chứ không phải chỉ hơn 8% Khoảng cách biệt đó là gốc của nguyên nhân gây lạm phát, khi chịu tác động bên ngoài như “những giọt nước làm tràn ly” hiện nay Do đó, để kiểm soát lạm phát, một mặt áp dụng các giải pháp mang tính tình thế, cần phải tiến hành xây dựng một hệ thống chính sách và giải pháp đồng bộ dựa trên mối quan hệ tổng cung – tổng cầu của nền kinh tế.

Thứ hai, nguyên nhân trực tiếp là từ các yếu tố bên trong và bên ngoài xuất hiện trong năm 2007 như biến động giá nguyên vật liệu của thị trường thế giới, thiên tai, tăng công chi, tăng khối lượng tiền tệ, tăng đột biến tín dụng, tăng tiền lương danh nghĩa Đặc biệt trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, “bong bóng” của thị trường bất động sản đã đẩy mạnh tổng cầu của nền kinh tế (vốn đã mất cân đối) tạo ra hiệu ứng số nhânvới các thị trường hàng hóa và dịch vụ khác Bên cạnh đó, vấn đề tăng công chi liên tục của hệ số nhân đã áp lực rất mạnh lên tổng cầu (nếu tăng công chi để đầu tư có hiệu quả sẽ tăng tổng cung, nên có thể cân đối trở lại ở mức cao hơn không làm mất cân đối tổng cung – tổngcầu); Nhưng nếu đầu tư không có hiệu quả sẽ trở thành nguyên nhân gây ra lạm phát.

Dựa trên khung lý thuyết về 4 mục tiêu kinh tế vĩ mô để phân tích sơ bộ như trên để có cái nhìn rõ hơn những trạng thái của nền kinh tế mà những con số mang nặng tính chất thống kê không thể biểu cảm hết Nếu hàng quý, 6 tháng và hàng năm có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá dựa trên phân tích tổng cung – tổng cầu của nền kinh tế; Gắn với nó các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ thì mới nhận diện được bản chất của nền kinh tế đang vận động Nếu không phân tích các yếu tố đang tác động đến tổng cung và tổngcầu của nền kinh tế để có cái nhìn tổng thể, mà cứ sử dụng các công cụ điều tiết cục bộ (nhưcác biện pháp kiểm soát lạm phát) thì việc chữa bệnh đôi khi trở thành “tích bệnh”, dồn khó khăn về sau nhiều hơn.

Trang 38

Trong tình hình kinh tế năm 2008 (tính cả sự bất lợi của thị trường thế giới), có lẽđang đặt chúng ta trước 2 mục tiêu mâu thuẫn phải lựa chọn: Hoặc tiếp tục đẩy nhanh tốc độtăng GDP trên 9% trong năm 2008 như chỉ tiêu đề ra; Hoặc ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô,chấp nhận tốc độ tăng trưởng GDP chậm hơn Khi tình thế không cho phép chúng ta đạt cảhai, thì phải ưu tiên lựa chọn một mục tiêu mà thôi.

4.Lãi suất:

Bằng công cụ lãi suất cơ bản, Ngân hàng Nhà nước đã hạ trần lãi suất cho vay xuốngcòn 18%/năm (trước đó lần lượt là 21% và 19,5%/năm) Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chorằng lãi suất 18%/năm vẫn còn quá cao, nhất là với những doanh nghiệp làm hàng xuất khẩutrong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Điểm độc đáo của lãi suất cơ bản ở Việt Nam là không ai dùng lãi suất cơ bản tronggiao dịch thực tế Trong nhiều năm thậm chí thị trường đã quên mất cả sự tồn tại của lãi suấtcơ bản Đến giữa năm nay, một điều khoản trong Luật Dân sự lại được viện đến: lãi suấtkhông được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, từ đó hình thành ra một “trần” lãi suất cho vayvà được nhìn nhận như một định hướng cho lãi suất đầu ra của các ngân hàng.

Nguy cơ “treo trên đầu” doanh nghiệp

Do ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, sức mua của các thịtrường mạnh như Mỹ, châu Âu và Nhật đều giảm sút Các nhà sản xuất lớn như TrungQuốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan đều phải tăng cường cạnh tranh về giá cả hàng hoá.Ngoài các biện pháp như thay đổi công nghệ và phương pháp quản lý, một chính sách quantrọng là hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp với lãi suất thấp Trong khi đó, dường như khôngtìm thấy nước nào trên thế giới hiện có lãi suất cao như ở Việt Nam

Trước nguy cơ phá sản “treo trên đầu” hàng ngày, đây là thời điểm các doanh nghiệpphải nghiêm túc nhìn lại mình

Trang 39

Nhiều doanh nghiệp có vốn vay chiếm tỷ lệ cao đến bất hợp lý so với vốn tự có, dẫnđến chi phí lãi vay cũng chiếm tỷ lệ cao trong giá thành

Về công nghệ, nhiều doanh nghiệp nhập thiết bị rất hiện đại nhưng trình độ sử dụnglại quá kém nên chưa khai thác hết công suất của nhà máy Ngay cả việc ứng dụng tin họctrong quản lý của các doanh nghiệp cũng thế Đó là chưa tính đến chiến lược sản phẩm,chiến lược thị trường không rõ ràng Không chuyên nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm,quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp Không quan tâm đến sự an toàn của sản phẩm vàquyền lợi của người tiêu dùng.

Thách thức “treo trên đầu” ngân hàng

Thứ nhất, các doanh nghiệp khó khăn, các ngân hàng cũng lo lắng Nếu doanh nghiệpphá sản thì số tiền đã cho vay vào doanh nghiệp đó cũng khó thu hồi đủ.

Chính vì vậy, một thách thức với các ngân hàng là phải góp sức nuôi doanh nghiệptrong lúc khó khăn này.

Thứ hai, một khi lãi suất giảm thì ngân hàng lại lo làm sao để đồng vốn cho vay đượcsử dụng đúng mục đích Nói cách khác, làm sao đồng vốn trong lúc khó khăn phải đượcdùng vào mục đích đầu tư mà không phải đầu cơ Bất động sản đã xuống giá quá nhiều sovới cùng thời điểm này năm ngoái, nên có thể lại trở nên hấp dẫn những người có tiền trongtay Đây là thách thức đề ngân hàng thể hiện bản lĩnh của mình trong việc điều phối nguồnlực xã hội.

Thứ ba, cần có hệ thống phân loại doanh nghiệp rõ ràng Kích cỡ nào là vừa, như thếnào là nhỏ, phân tích ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, sản phẩm của doanhnghiệp, thị trường của doanh nghiệp, xác định nguồn vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp…Từ đó mới có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng, mức độ khó khăn của doanh nghiệp, đểviệc hỗ trợ tín dụng đạt hiệu quả cao nhất

Trang 40

Không chỉ doanh nghiệp, mà ngân hàng phải bằng đồng vốn và lãi suất để tham giacùng doanh nghiệp xác định lại loại hình kinh doanh và cơ cấu vốn, xác định quy mô sảnxuất và kinh doanh thích hợp

Đến ngày 22/12, toàn bộ khối ngân hàng đã hạ lãi suất về mức trần quy định củaNgân hàng Nhà nước 12,75%, một số ngân hàng đi tiên phong còn giảm khá mạnh cả về lãisuất huy động và cho vay Mặt bằng lãi suất cho vay đã có chuyển biến so với thời điểmtrước ngày 22/12, tuy nhiên, xét về tổng thể, hầu hết khối ngân hàng mới chỉ giảm xuốngmức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy các ngân hàng đã có biểu lãi suất mới ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cơ bản song rất ít ngân hàng cổ phần nhỏ thông báo giảm lãi suất Việc ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cơ bản liên tục đang gây nên một sức ép lớn cho các ngân hàng nhỏ Họ cho hay đang trong giai đoạn tính toán về khả năng giảm lãi suất trong tuần này “Lãi suất cho vay của chúng tôi mới chỉ tạm dừng ở mức trần là 12,75%/năm, chúng tôi sẽ căn cứvào tình hình trên thị trường, nhu cầu vay vốn của khách hàng để tính toán giảm thêm”, đại diện một ngân hàng tại Hà Nội nói.

Các doanh nghiệp hiện nay đang có tâm lý chờ lãi suất hạ tiếp mới vay nhưng điều quan trọng hơn là các doanh nghiệp chưa nhìn thấy thị trường bán hàng cho thời gian tới nên việc vay vốn sản xuất tất nhiên sẽ bị dừng Một số ngân hàng nhận định, lãi suất sẽ được điều hành theo hướng giảm thêm trong những tháng tới để kích thích kinh tế, vì vậy lúc này phải giảm mạnh lãi suất ở các kỳ hạn dài để có được nguồn vốn theo mặt bằng lãi suất của năm 2009.

5.Thâm hụt ngân sách:

Thâm hụt tài khoản vãng lai lên mức 9 tỷ đôla Mỹ vào 2008 Do cuộc khủng hoảngtài chính thế giới bắt đầu từ năm 2007, luồng vốn vào Việt Nam đã giảm mạnh, thoái đầu tưvà rút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) diễn ra ở mức nhất định, tạo ra hiện tượng thâm hụt kép trên cả tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính Đến năm 2009, dự trữ quốc tếdự kiến sẽ giảm xuống mức thấp khoảng 3 tháng nhập khẩu của năm kế tiếp, mặc dầu giá

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BÀI TẬP QUÁ TRÌNH MÔN LẬP MÔ HÌNH TÀI CHÍNH I. NỘI DUNG BÀI QUÁ TRÌNH: - Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc
BÀI TẬP QUÁ TRÌNH MÔN LẬP MÔ HÌNH TÀI CHÍNH I. NỘI DUNG BÀI QUÁ TRÌNH: (Trang 1)
Từ bảng số liệu trên, nhóm tính toán tỉ suất sinh lợi của từng tháng cho từng cổ phiếu bằng biểu thức: - Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc
b ảng số liệu trên, nhóm tính toán tỉ suất sinh lợi của từng tháng cho từng cổ phiếu bằng biểu thức: (Trang 4)
• Bảng thể hiện giá trị TSSL và ĐLC của danh mục: sử dụng Data Table - Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc
Bảng th ể hiện giá trị TSSL và ĐLC của danh mục: sử dụng Data Table (Trang 18)
TSSL TB DM - Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc
TSSL TB DM (Trang 18)
• Bảng thể hiện giá trị TSSL và ĐLC của danh mục: sử dụng Data Table ta được kết quả như sau: - Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc
Bảng th ể hiện giá trị TSSL và ĐLC của danh mục: sử dụng Data Table ta được kết quả như sau: (Trang 28)
TSSL TB DM - Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc
TSSL TB DM (Trang 28)
- Mới chuyển đổi sang mô hình cổ phần   hóa,   cần   thời   gian   dài   để  hoàn thiện quản trị doanh nghiệp,  cải tiến công nghệ, nâng cao trình  độ nhân lực  - Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc
i chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa, cần thời gian dài để hoàn thiện quản trị doanh nghiệp, cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ nhân lực (Trang 63)
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY MPC NĂM 2008-2009: - Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc
2008 2009: (Trang 83)
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Số CP thường - Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Số CP thường (Trang 83)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 122)
Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ: - Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc
Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ: (Trang 127)
Thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh và đặc biệt là các chỉ số tài chính đã cho chúng ta thấy được tiềm năng của cổ phiếu VPL. - Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc
h ông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh và đặc biệt là các chỉ số tài chính đã cho chúng ta thấy được tiềm năng của cổ phiếu VPL (Trang 127)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w