Các áp lực cạnh tranh của ngành:

Một phần của tài liệu Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc (Trang 111 - 113)

II. Ngành trong tương quan với toàn thị trường:

4. Các áp lực cạnh tranh của ngành:

Từ đối thủ tiềm ẩn

Vấn đề cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn là hoàn toàn có thế xảy ra nhưng sẽ không thật sự đáng lo ngại khi mức rào cản như vốn đầu tư, kinh nghiệm, thương hiệu, dịch vụ, khách hàng ... Đối với các doanh nghiệp mới là rất cao và khó khăn.

Từ nội bộ ngành

Như đã được giới thiệu ở mục phía trên, du lịch Việt Nam hiện đang là một trong những ngành được xem là mũi nhọn và mang lại lợi nhuận khá cao trong tổng GDP của Việt Nam (đạt 70 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 4% GDP của quốc gia trong năm 2010). Ngành du lịch được xem là một ngành dịch vụ có lợi nhuận cao được nhiều người biết đến. Cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong các năm vừa qua, đã làm gia tăng nhu cầu du lịch giải trí của người dân Việt Nam và cả nhu cầu du lịch đến Việt Nam của khách nước ngoài. Với khả năng tăng trưởng trung bình khoảng 6% mỗi năm, ngành du lịch ngày càng lớn mạnh theo sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam....

Du lịch được xem là một trong những ngành có cấu trúc phân tán.Tuy nhiên, ngành du lịch hiện tại vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn cản trở trước măt như chất lượng của

dịch vụ du lịch thỉnh thoảng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách nước ngoài, nghiệp vụ du lịch vẫn chưa phát triển tốt, vốn đầu tư còn hạn chế, cơ sở hạ tầng vẫn chưa ổn định ... thêm vào đó, ngành du lịch hiện tại vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu vốn đầu tư.

Tuy nhiên, những rào cản đó không là vấn đề đáng lo ngại khi ngành du lịch Việt Nam đã và đang được sự ủng hộ và quan tâm phát triển của các sở ban ngành cũng như được chính phủ xem xét như là một trong những ngành mũi nhọn mang lai lợi nhuận sự tăng trưởng của đất nước.

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Du lịch là một trong những ngành phát triển dịch vụ ở Việt Nam, vì vậy việc kinh doanh, cũng như doanh thu trong ngành hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng, quy mô và nhu cầu của khách du lịch hàng năm. Chính vì thế, nhu cầu và việc đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi từ phía 25 triệu khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ ngành du lịch năm vừa qua là một vấn đề vô cùng quan trọng, và cũng được xem như là áp lực hàng đầu của ngành du lịch.

Áp lực từ nhà cung cấp

Với sự cạnh tranh mạnh mẻ của khoảng 300 công ty du lịch lữ hành trong nước, quốc tế và hơn 1000 khách sạn đạt tiêu chuẩn chất lượng đã tạo ra một nguồn áp lực khá lớn đối với ngành du lịch Việt Nam. Thêm vào đó, các công ty lữ hành và các công ty kinh doanh khách sạn cũng phải chịu áp lực, ảnh hưởng mạnh mẽ từ các công ty có nguồn vốn lớn và có thời gian hoạt động lâu dài như các công ty du lịch lữ hành và khách sạn được công nhận là một trong những công ty đứng đầu của ngành du lịch Việt nam như Saigontourist, Apex Việt Nam, Viet Nam Tourism tại Hà Nội, fiditouist, Viettravel, Du Lịch Hòa Bình… là các công ty đi đầu trong công tác phát triển ngành du lịch nước nhà. Tương tự như thế, ngành du lịch Việt Nam khi đối mặt với các nước trong khu vực cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ

các công ty du lịch lữ hành nước ngoài với trình độ kỹ thuật tiên tiến và chất lượng dịch vụ cao cấp hơn.

Vì thế, ngành du lịch Việt nam hiện tại phải đối mặt với một áp lực lớn từ các đối thủ trong nước cũng như quốc tế.

Một phần của tài liệu Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w