TRIỂN VỌNG VÀ DỰ BÁO

Một phần của tài liệu Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc (Trang 116 - 117)

Nhìn chung ngành du lịch Việt nam hiện đã và đang trên đà phát triển. Mặc dù vẫn chưa thật sự có thể so sánh cùng các quốc gia lân cận trong khu vực nhưng điểu này đã mở ra một con đường hi vọng cho sự phát triển của ngành trong tương lai. Trong 6 tháng đầu năm 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam đã đón được 2,5 triệu lượt khách quốc tế, 17 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt khoảng 45 nghìn tỷ đồng. Đây là một mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được nếu ngành du lịch Việt nam vẫn giữ vững tốc độ phát triển tăng trung bình mỗi năm.

Thêm vào đó lợi thế về kinh tế chính trị của Việt Nam so với các nước khác hiện tại cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự thành công của kế hoạch trong tương lai. Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự phát triển của ngành du lịch trong tương lai, mặc dù trước mắt ngành đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách nhưng việc phát triển của ngành và của đất nước sẽ là chuyện hoàn toàn có thể trong tương lai không xa.

Giai đoạn 2011-2020, ngành Du lịch Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để Du lịch Việt Nam phát triển và thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, cần khẩn trương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030 để triển khai thực hiện Trên cơ sở đó, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển du lịch cho giai đoạn tới phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ mà chiến lược đã đặt ra, cần đặc biệt chú ý quy hoạch phát triển du lịch ở những nơi có tiềm năng phát triển du lịch biển đảo. Từ những ngày đầu mới thành lập, ngành Du lịch mới chỉ dừng lại ở việc đón tiếp và phục vụ cho các đoàn chuyên gia nước ngoài. Đến nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, dự kiến đến năm 2020 chiếm 8% GDP.

Nếu như năm 1990, Du lịch Việt Nam mới đóng được 250 nghìn khách quốc tế thì đến nay đã đón được 4 triệu lượt khách quốc tế, đứng thứ 5 trong khu vực. Du lịch nội địa phát

triển nhanh chóng, năm 1990 mới đón được hơn 1 triệu khách thì đến năm 2009, đã đón trên 25 triệu lượt, mở ra một hướng phát triển quan trọng cho Du lịch Việt Nam. Nguồn thu nhập từ du lịch đạt 70 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 4% GDP của quốc gia.

Với đà phát triển và những thành tựu đã đạt được trong 50 năm qua, với chính sách ưu tiên phát triển du lịch của Chính phủ, với quyết tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành Du lịch Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và sớm khẳng định vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc (Trang 116 - 117)