PHẦN 1: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM TRONG NĂM 2008 VÀ 2009 Năm 2008:

Một phần của tài liệu Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc (Trang 34 - 43)

VII. TÌM CÁC DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG BÁN KHỐNG: (Thể hiện trên Sheet TRƯƠNG HỢP KHÔNG BÁN KHỐNG)

1. Sử dụng Solver để tìm tỷ trọng vốn đầu tư vào từng danh mục:

PHẦN 1: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM TRONG NĂM 2008 VÀ 2009 Năm 2008:

Năm 2008:

Từ cuối năm 2007 bước sang đầu năm 2008, tình hình kinh tế nước ta biểu hiện hai trạng thái mâu thuẫn nhau. Trạng thái phấn khởi trước những thành tựu về KT – XH của đất nước sau một năm gia nhập WTO, vị thế kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Mặt khác đang có trạng thái lo lắng về những dấu hiệu bất ổn của tình hình kinh tế vĩ mô, mà nổi bật nhất và cũng là biểu hiện rõ nhất là hiện tượng lạm phát chưa kiểm soát được; Là bong bóng của thị trường bất động sản căng phồng và đang như “con ngựa bất kham” trước Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Lý giải hai trạng thái mâu thuẫn trên, nhìn từ 4 mục tiêu của kinh tế vĩ mô, mà về lý thuyết cũng như thực tế, mọi Chính phủ đều tập trung vào các công cụ chính sách để đạt cho kỳ được là: Tăng cường GDP với tốc độ cao và liên tục; Tăng số việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp; Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát; Tăng xuất khẩu ròng…

1.GDP:

Trong 2 năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được chỉ tiêu đề ra, với tốc độ tăng GDP bình quân khoảng 8,5%. Tuy nhiên, đằng sau kết quả này vẫn còn nhiều điều phải xem xét. Đó là sự tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào chiều rộng. Kinh tế tăng trưởng, nhưng tính chất của nền kinh tế gia công và khai khoáng hoàn toàn chưa thay đổi. Chưa có dấu hiệu của một ngành nào, sản phẩm nào chuyển từ gia công sang thiết kế, sản xuất linh kiện sau 20 năm mở cửa và bảo hộ (thông thường ở các nước công nghiệp mới, chỉ trong khoảng 5 – 10 năm đã có sự chuyển đổi). Sự kéo dài chính sách bảo hộ và độc quyền đối với một số ngành và lĩnh vực kinh tế đã ảnh hưởng tới năng lực sáng tạo và cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Đây là nguyên nhân sâu xa và cốt lõi giải thích tại sao khi biến động giá nguyên liệu và nhiên liệu của thị trường thế giới, nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với các nước khác, trong khi lượng tiêu thụ nguyên, nhiên liệu của thị trường nước ta ít hơn nhiều. Về quan điểm phát triển, chúng ta luôn luôn xác định, mục tiêu tăng trưởng phải chú trọng cả số lượng và chất lượng. Nhưng trên thực tế chưa có những chính sách thực sự có tác dụng đến chất lượng tăng trưởng.( Theo nhận xét của Ts Trần Du Lịch Phó trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội TP Hồ Chí Minh)

2.Tỷ lệ thất nghiệp:

Trong các năm qua, với tốc độ tăng đầu tư phát triển nhiều doanh nghiệp mới đã tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Đặc biệt trong năm 2007 đã đạt được chỉ tiêu giải quyết hơn 1,6 triệu việc làm. Tuy nhiên, tình trạng “bán thất nghiệp” ở đô thị và nông thôn đang còn rất phổ biến. Tạo việc làm mới chủ yếu diễn ra ở khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm lượng vốn đầu tư rất lớn. Chưa có chính sách rõ nét về mối quan hệ giữa đầu tư và giải quyết việc làm cho từng lĩnh vực,

từng địa bàn kinh tế. Thị trường lao động đang phát triển tự phát và không cân đối về cung – cầu. Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp đang tồn tại song song với tình trạng thiếu lao động có kỹ năng trong hầu hết các ngành kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động không chuyển dịch tương ứng với cơ cấu giá trị, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự phát triển thị trường lao động không gắn liền với chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nên dẫn đến tình trạng vừa thừa và thiếu trong quan hệ cung – cầu. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nghịch lý: Thừa vốn, thiếu lao động (lao động có kỹ năng, được đào tạo), mà đúng ra phải là ngược lại. (Theo nhận xét của Ts Trần Du Lịch Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh)

3.Lạm phát:

Có lẽ trong vòng 10 năm qua, năm 2008 là năm đầu tiên nền kinh tế Việt Nam đứng trước sự lựa chọn rất nghiệt ngã là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay kiểm soát lạm phát, khi hai mục tiêu này trở thành hai vấn đề mâu thuẫn nhau? Nếu năm 2008, nền kinh tế tiếp tục lạm phát 2 con số, thì những gì đã đạt được trong các năm qua sẽ bị xói mòn và các vấn đề xã hội sẽ gay gắt hơn. Diễn biến tình hình thị trường trong những tháng đầu năm 2008 cho thấy, lạm phát đang trở thành vấn đề kinh tế vĩ mô hàng đầu hiện nay. Điều đáng lo lắng nhất là dường như thị trường đang không còn đi theo ý muốn của chúng ta. Cụ thể là những nỗ lực của Chính phủ trong việc kiềm chế giá cả hàng hóa, thị trường bất động sản, hâm nóng thị trường chứng khoán... đã giảm tác dụng. Vậy nguyên nhân từ đâu? - Đó là từ những nguyên nhân sâu xa của nền kinh tế, còn những tác động (cả khách quan lẫn chủ quan) trong năm 2007 chỉ là nguyên nhân nhất thời. Có thể phân tích như sau:

Thứ nhất, nguyên nhân sâu xa chính là nền kinh tế mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu trong nhiều năm liền do tăng đầu tư (trên 35% GDP), tăng sức tiêu thụ (doanh thu bán lẻ danh nghĩa tăng bình quân trên 20%/năm), tăng nhập khẩu (đòi hỏi phải tăng đối phần trong nước), tăng cung tiền tệ (bình quân 25%), tăng tín dụng nội địa (bình quân trên 35%), tăng công chi, trong khi đó lượng cung thực (sản lượng thực cộng với thâm hụt thương mại) chỉ tăng dưới 10%. Nếu phân tích kỹ từng yếu tố tác động đến tổng cung – tổng cầu thì sẽ thấy

rất rõ khoảng chênh lệch đó chính là lạm phát. Câu hỏi đặt ra là tại sao lượng cung thực tăng thấp, trong khi các yếu tố có tác động tăng cung lại tăng cao? Câu trả lời là vì nền kinh tế không có khả năng hấp thụ các yếu tố sản xuất để có mức tăng trưởng cao tương ứng. Với mức tăng đầu tư và tín dụng như vậy, nền kinh tế trong 3 năm qua phải tăng trưởng trên 10%, chứ không phải chỉ hơn 8%. Khoảng cách biệt đó là gốc của nguyên nhân gây lạm phát, khi chịu tác động bên ngoài như “những giọt nước làm tràn ly” hiện nay. Do đó, để kiểm soát lạm phát, một mặt áp dụng các giải pháp mang tính tình thế, cần phải tiến hành xây dựng một hệ thống chính sách và giải pháp đồng bộ dựa trên mối quan hệ tổng cung – tổng cầu của nền kinh tế.

Thứ hai, nguyên nhân trực tiếp là từ các yếu tố bên trong và bên ngoài xuất hiện trong năm 2007 như biến động giá nguyên vật liệu của thị trường thế giới, thiên tai, tăng công chi, tăng khối lượng tiền tệ, tăng đột biến tín dụng, tăng tiền lương danh nghĩa... Đặc biệt trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, “bong bóng” của thị trường bất động sản đã đẩy mạnh tổng cầu của nền kinh tế (vốn đã mất cân đối) tạo ra hiệu ứng số nhân với các thị trường hàng hóa và dịch vụ khác. Bên cạnh đó, vấn đề tăng công chi liên tục của hệ số nhân đã áp lực rất mạnh lên tổng cầu (nếu tăng công chi để đầu tư có hiệu quả sẽ tăng tổng cung, nên có thể cân đối trở lại ở mức cao hơn không làm mất cân đối tổng cung – tổng cầu); Nhưng nếu đầu tư không có hiệu quả sẽ trở thành nguyên nhân gây ra lạm phát.

Dựa trên khung lý thuyết về 4 mục tiêu kinh tế vĩ mô để phân tích sơ bộ như trên để có cái nhìn rõ hơn những trạng thái của nền kinh tế mà những con số mang nặng tính chất thống kê không thể biểu cảm hết. Nếu hàng quý, 6 tháng và hàng năm có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá dựa trên phân tích tổng cung – tổng cầu của nền kinh tế; Gắn với nó các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ thì mới nhận diện được bản chất của nền kinh tế đang vận động. Nếu không phân tích các yếu tố đang tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế để có cái nhìn tổng thể, mà cứ sử dụng các công cụ điều tiết cục bộ (như các biện pháp kiểm soát lạm phát) thì việc chữa bệnh đôi khi trở thành “tích bệnh”, dồn khó khăn về sau nhiều hơn.

Trong tình hình kinh tế năm 2008 (tính cả sự bất lợi của thị trường thế giới), có lẽ đang đặt chúng ta trước 2 mục tiêu mâu thuẫn phải lựa chọn: Hoặc tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng GDP trên 9% trong năm 2008 như chỉ tiêu đề ra; Hoặc ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, chấp nhận tốc độ tăng trưởng GDP chậm hơn. Khi tình thế không cho phép chúng ta đạt cả hai, thì phải ưu tiên lựa chọn một mục tiêu mà thôi.

4.Lãi suất:

Bằng công cụ lãi suất cơ bản, Ngân hàng Nhà nước đã hạ trần lãi suất cho vay xuống còn 18%/năm (trước đó lần lượt là 21% và 19,5%/năm). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng lãi suất 18%/năm vẫn còn quá cao, nhất là với những doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Điểm độc đáo của lãi suất cơ bản ở Việt Nam là không ai dùng lãi suất cơ bản trong giao dịch thực tế. Trong nhiều năm thậm chí thị trường đã quên mất cả sự tồn tại của lãi suất cơ bản. Đến giữa năm nay, một điều khoản trong Luật Dân sự lại được viện đến: lãi suất không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, từ đó hình thành ra một “trần” lãi suất cho vay và được nhìn nhận như một định hướng cho lãi suất đầu ra của các ngân hàng.

Nguy cơ “treo trên đầu” doanh nghiệp

Do ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, sức mua của các thị trường mạnh như Mỹ, châu Âu và Nhật đều giảm sút. Các nhà sản xuất lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan... đều phải tăng cường cạnh tranh về giá cả hàng hoá. Ngoài các biện pháp như thay đổi công nghệ và phương pháp quản lý, một chính sách quan trọng là hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp với lãi suất thấp. Trong khi đó, dường như không tìm thấy nước nào trên thế giới hiện có lãi suất cao như ở Việt Nam.

Trước nguy cơ phá sản “treo trên đầu” hàng ngày, đây là thời điểm các doanh nghiệp phải nghiêm túc nhìn lại mình.

Nhiều doanh nghiệp có vốn vay chiếm tỷ lệ cao đến bất hợp lý so với vốn tự có, dẫn đến chi phí lãi vay cũng chiếm tỷ lệ cao trong giá thành.

Về công nghệ, nhiều doanh nghiệp nhập thiết bị rất hiện đại nhưng trình độ sử dụng lại quá kém nên chưa khai thác hết công suất của nhà máy. Ngay cả việc ứng dụng tin học trong quản lý của các doanh nghiệp cũng thế. Đó là chưa tính đến chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường không rõ ràng. Không chuyên nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Không quan tâm đến sự an toàn của sản phẩm và quyền lợi của người tiêu dùng.

Thách thức “treo trên đầu” ngân hàng

Thứ nhất, các doanh nghiệp khó khăn, các ngân hàng cũng lo lắng. Nếu doanh nghiệp phá sản thì số tiền đã cho vay vào doanh nghiệp đó cũng khó thu hồi đủ.

Chính vì vậy, một thách thức với các ngân hàng là phải góp sức nuôi doanh nghiệp trong lúc khó khăn này.

Thứ hai, một khi lãi suất giảm thì ngân hàng lại lo làm sao để đồng vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích. Nói cách khác, làm sao đồng vốn trong lúc khó khăn phải được dùng vào mục đích đầu tư mà không phải đầu cơ. Bất động sản đã xuống giá quá nhiều so với cùng thời điểm này năm ngoái, nên có thể lại trở nên hấp dẫn những người có tiền trong tay. Đây là thách thức đề ngân hàng thể hiện bản lĩnh của mình trong việc điều phối nguồn lực xã hội.

Thứ ba, cần có hệ thống phân loại doanh nghiệp rõ ràng. Kích cỡ nào là vừa, như thế nào là nhỏ, phân tích ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp, thị trường của doanh nghiệp, xác định nguồn vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp… Từ đó mới có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng, mức độ khó khăn của doanh nghiệp, để việc hỗ trợ tín dụng đạt hiệu quả cao nhất.

Không chỉ doanh nghiệp, mà ngân hàng phải bằng đồng vốn và lãi suất để tham gia cùng doanh nghiệp xác định lại loại hình kinh doanh và cơ cấu vốn, xác định quy mô sản xuất và kinh doanh thích hợp.

Đến ngày 22/12, toàn bộ khối ngân hàng đã hạ lãi suất về mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước 12,75%, một số ngân hàng đi tiên phong còn giảm khá mạnh cả về lãi suất huy động và cho vay. Mặt bằng lãi suất cho vay đã có chuyển biến so với thời điểm trước ngày 22/12, tuy nhiên, xét về tổng thể, hầu hết khối ngân hàng mới chỉ giảm xuống mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy các ngân hàng đã có biểu lãi suất mới ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cơ bản song rất ít ngân hàng cổ phần nhỏ thông báo giảm lãi suất. Việc ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cơ bản liên tục đang gây nên một sức ép lớn cho các ngân hàng nhỏ. Họ cho hay đang trong giai đoạn tính toán về khả năng giảm lãi suất trong tuần này. “Lãi suất cho vay của chúng tôi mới chỉ tạm dừng ở mức trần là 12,75%/năm, chúng tôi sẽ căn cứ vào tình hình trên thị trường, nhu cầu vay vốn của khách hàng để tính toán giảm thêm”, đại diện một ngân hàng tại Hà Nội nói.

Các doanh nghiệp hiện nay đang có tâm lý chờ lãi suất hạ tiếp mới vay nhưng điều quan trọng hơn là các doanh nghiệp chưa nhìn thấy thị trường bán hàng cho thời gian tới nên việc vay vốn sản xuất tất nhiên sẽ bị dừng. Một số ngân hàng nhận định, lãi suất sẽ được điều hành theo hướng giảm thêm trong những tháng tới để kích thích kinh tế, vì vậy lúc này phải giảm mạnh lãi suất ở các kỳ hạn dài để có được nguồn vốn theo mặt bằng lãi suất của năm 2009.

5.Thâm hụt ngân sách:

Thâm hụt tài khoản vãng lai lên mức 9 tỷ đôla Mỹ vào 2008. Do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2007, luồng vốn vào Việt Nam đã giảm mạnh, thoái đầu tư và rút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) diễn ra ở mức nhất định, tạo ra hiện tượng thâm hụt kép trên cả tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính. Đến năm 2009, dự trữ quốc tế dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp khoảng 3 tháng nhập khẩu của năm kế tiếp, mặc dầu giá hàng nhập khẩu đã giảm nhiều so với năm 2008. Hiện tượng này tạo ra lo ngại cho các nhà xây dựng

chính sách về sự bền vững của các chính sách áp dụng trong thời gian qua và tạo nên cơ sở để xem xét áp dụng các biện pháp chính sách thương mại nhằm giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại mang tính cơ cấu, với vai trò là nhóm biện pháp nhằm cải thiện BOP của Việt Nam.

Hiện trạng cán cân vãng lai của Việt Nam chủ yếu bao gồm cán cân thương mại hàng hóa và cán cân chuyển khoản, còn dịch vụ và thu nhập tương đối nhỏ. Chuyển khoản giảm mạnh trong năm 2008, một phần là do khủng hoảng tài chính toàn cầu, nên kiều hối giảm xuống, và thoái đầu tư của cá nhân. Cán cân thu nhập bao gồm chuyển lợi nhuận từ hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thông thường luôn ở trạng thái thâm hụt. Thương mại dịch vụ có quan hệ gắn kết chặt chẽ với thương mại hàng hóa do thống kê dịch vụ chủ yếu bao gồm vận tải và bảo hiểm, mặc dù thương mại dịch vụ còn bao gồm cả các dịch vụ đáng kể khác như du lịch và dịch vụ tài chính. Thương mại hàng hóa là nhân tố lớn nhất gây ra thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, với mức 12.3 tỷ đôla Mỹ năm 2008.

Một phần của tài liệu Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống.doc (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w