Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu
Trang 1Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục mô hình
Lời mở đầu 01
Chương I Lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng I – Tập đoàn kinh tế 04
1 Khái niệm tập đoàn kinh tế 04
2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế và nguyên tắc hoạt động 06
2.1 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế 06
2.2 Đặc trưng chung của tập đoàn 07
2.3 Đặc trưng của các công ty thành viên trong tập đoàn 08
3 Các mô hình cấu trúc tổ chức của tập đoàn kinh tế 09
3.1 Theo mối quan hệ giữa các cấp quản lý trong tập đoàn 09
3.2 Theo cấu trúc sở hữu 10
3.3 Theo loại hình liên kết 12
4 Công ty mẹ- công ty con 13
4.1 Công ty mẹ 13
4.2 Công ty con 15
II - Tập đoàn tài chính - ngân hàng 16
1 Khái niệm tập đoàn tài chính - ngân hàng 17
2 Tính tất yếu của việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 19
2.1 Thay đổi về nhu cầu tài chính 19
2.2 Nỗ lực tìm kiếm nguồn thu nhập mới 20
2.3 Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế 20
2.4 Lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu 21
2.5 Sự nới lỏng các quy định trong lĩnh vực tài chính 21
2.6 Sự cải tiến về công nghệ thông tin 22
Trang 23 Điều kiện hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 23
4 Đặc điểm tập đoàn tài chính - ngân hàng 24
4.1 Sáp nhập và mua lại (M&A), hợp nhất - phương thức chủ yếu để hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 24
4.2 Cấu trúc tổ chức phức tạp 25
4.3 Quy mô lớn 29
4.4 Dịch vụ tài chính đa dạng 32
5 Vai trò của tập đoàn tài chính - ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng 34
Chương II Triển vọng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu i - Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam 36
ii - Thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam 37
1 Những thành tựu đạt được 37
1.1 NHTM NN 37
a Năng lực tài chính 38
b Mạng lưới hoạt động rộng khắp nước 39
c Mở rộng cung ứng các dịch vụ phi ngân hàng 40
1.2 NHTM CP 41
a Vốn điều lệ không ngừng tăng trưởng 41
b Hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng tín dụng ngày càng cao .42
c Đa dạng hoá kênh phân phối và dịch vụ ngân hàng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại 44
1.3 Xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết đang được tăng cường 46
2 Những hạn chế và thách thức 49
2.1 Sự hạn chế về năng lực tài chính 49
2.2 Dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn 51
2.3 Nhân lực và cơ cấu tổ chức còn nhiều bất cập 52
Trang 3III - Tính tất yếu của việc xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt
Nam 54
IV - Bài học kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu 56
1 Quá trình hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Châu Âu 56
2 Một số tập đoàn tài chính - ngân hàng Châu Âu 57
3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 59
Chương III Những đề xuất xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam I - Lựa chọn mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam 61
II Đánh giá khả năng xây dựng Vietcombank thành tập đoàn tài chính -ngân hàng của Việt Nam 65
1 Điều kiện vĩ mô 65
1.1 Môi trường pháp lý 65
1.2 Chính sách và cơ chế phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng 66
1.3 Sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính 67
2 Vài nét về ngân hàng Vietcombank 68
3 Điều kiện nội tại của Vietcombank 68
3.1 Mô hình tổ chức hoạt động 69
3.2 NHTM NN đầu tiên được Cổ phần hóa 70
3.3 Quy mô hoạt động 71
3.4 Tiềm lực tài chính 74
III - Những đề xuất 75
1 Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước 75
1.1 Hành lang pháp lý 75
1.2 Cơ chế, chính sách khuyến khích của Chính Phủ và Nhà nước 76
1.3 Công tác giám sát 77
2 Về phía Vietcombank 78
2.1 Hoàn tất quá trình Cổ phần hóa 78
2.2 Cơ cấu lại tổ chức và quản lý của ngân hàng mẹ 79
2.3 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng 84
Trang 42.4 Cơ cấu lại các công ty con 87Kết luận 88Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 5Danh mục từ viết tắt
Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
Danh mục t vi t t t ti ng Anh ừ viết tắt tiếng Anh ết tắt tiếng Anh ắt tiếng Anh ết tắt tiếng Anh
Committiee
Quản lý tài sản nợ – tài sản có
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
Trang 6Danh mục tên một số ngân hàng
ViệtNamVietcombank(VCB): Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Trang 7Danh mục bảng biểu, mô hình
Bảng 1: Quy mô của một số ngân hàng lớn trên thế giới 30
Bảng 2: Quy mô tập đoàn tài chính trong 100 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới theo giá trị tài sản (tháng 3/2007) 30
Bảng 3: Tổng tài sản của Top 10 Ngân hàng lớn nhất thế giới 31
Bảng 4: Tổng tài sản 4 NHTM lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2001-2006 38
Bảng 5: Mạng lưới hoạt động của 4 NHTM NN 40
Bảng 6: Tình trạng nợ xấu của các NH Việt Nam giai đoạn 2004-2006 43
Bảng 7: Những vụ sáp nhập lớn của Châu Âu 56
Biểu 1: Tổng tài sản 4 NHTM NN giai đoạn 2001-2006 38
Biểu 2: Vốn điều lệ các NHTM CP giai đoạn 2004-2006 41
Biểu 3: Tình trạng nợ xấu của các NH Việt Nam giai đoạn 2004-2006 44
Biểu 4: Tốc độ tăng thu nhập từ phí dịch vụ của các ngân hàng qua 3 năm 2004-2006 45
Mô hình ngân hàng đa năng 26
Mô hình quan hệ công ty mẹ-con 26
Mô hình công ty sở hữu tài chính 26
Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng lựa chọn 62
Mô hình tổ chức hiện tại của Vietcombank 69
Mô hình cơ cấu tổ chức đề xuất 80
Mô hình quản trị rủi ro đề xuất 82
Mô hình khối ngân hàng cá nhân đề xuất 85
Trang 8Mô hình khối ngân hàng doanh nghiệp đề xuất 86
Trang 9Lời mở đầu
Những năm gần đây, thế giới chứng kiến sự phát triển đầy ấn tượng củathị trường dịch vụ tài chính toàn cầu với sự mở rộng quy mô của các tập đoàntài chính sang các nước ở tất cả các châu lục Sự tăng trưởng vượt bậc ấykhông chỉ xuất phát sự nới lỏng quy định của Chính phủ các nước về việc mởrộng phạm vi kinh doanh của ngân hàng ra các lĩnh vực tài chính khác (bảohiểm, chứng khoán) Làn sóng tập đoàn hóa các tổ chức tài chính không chỉdừng lại ở những nước phát triển và những nước công nghiệp mới mà còn ởnhững nước có nền kinh tế chuyển đổi, trở thành một phần không thể thiếutrong quá trình cải cách và cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và các TCTD kháctrong nền kinh tế
Việt Nam là một nước có nền kinh tế chuyển đổi, có tốc độ tăng trưởngGDP cao (8,4% năm 2006) và ngành ngân hàng thời gian qua đang dần đượccủng cố về mọi mặt theo thông lệ quốc tế Sự kiện Việt Nam chính thức trởthành thành viên thứ 150 của WTO từ ngày 11/1/2007 mở ra cho nước tanhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức, trong đó phải thực hiệncam kết về mở cửa ngành ngân hàng, theo đó những ngân hàng và tập đoàntài chính lớn trên thế giới được phép mở ngân hàng con 100% vốn nước ngoàitại Việt Nam Điều đó đồng nghĩa là hệ thống ngân hàng nước ta phải đối diệnvới một cuộc cạnh tranh quyết liệt trước các tập đoàn tài chính nước ngoài.Trước tình hình đó, nhu cầu xây dựng và phát triển các tập đoàn tài chính -ngân hàng đầu tiên ở nước ta trở nên bức thiết hơn bao giờ hết
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã quyết định chọn
đề tài : “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam và
kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu” cho khóa luận của mình
Trang 10Mục tiêu của khóa luận là lựa chọn được một mô hình tập đoàn tài chính
- ngân hàng phù hợp và hữu hiệu với thực tiễn tình hình thị trường dịch vụ tàichính nước ta nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, từ kinh nghiệm củamột số tập đoàn tài chính Châu Âu; đồng thời, tìm ra được một NHTM ViệtNam hội đủ một số điều kiện cơ bản triển vọng nhất để phát triển thành tậpđoàn, từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị để thúc đẩy việc xây dựng ngânhàng đó thành tập đoàn tài chính - ngân hàng
Về kết cấu, khóa luận được chia làm ba chương:
Chương I: Lí luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng ở chương
này, người viết tập trung làm rõ những khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quanđến tập đoàn tài chính - ngân hàng Từ những cơ sở lý thuyết này để tiến hànhtìm hiểu thực trạng và triển vọng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngânhàng ở Việt Nam
Chương II: Triển vọng phát triển mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng
và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu Vấn đề được tập trung phân tíchtrong chương II là từ thực trạng hệ thống NHTM nước ta để khẳng định việcxây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam là tất yếu khách quan;đồng thời học tập kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu
Chương III: Những kiến nghị xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở
Việt Nam ở chương này, người viết đã lựa chọn được mô hình tập đoàn tàichính - ngân hàng phù hợp với thực tế khách quan của Việt Nam Ngoài ra,người viết cũng đã đánh giá khả năng, triển vọng xây dựng Vietcombankthành tập đoàn tài chính - ngân hàng dựa trên những điều kiện khách quan vànội tại của bản thân ngân hàng Đồng thời, đề xuất một vài kiến nghị, thiếtnghĩ rất thiết thực và có giá trị thực tiễn cho một ngân hàng tiềm năng thànhcông trong việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng đầu tiên của ViệtNam
Trang 11Xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng là một đề tài mới ở Việt Nam,nên chưa có nhiều những nghiên cứu, phân tích sâu và tổng quát nhằm đúckết thành những kiến thức chung, thống nhất Với tác phẩm nhỏ này, ngườiviết kỳ vọng đóng góp được tiếng nói trong việc xây dựng mô hình tập đoàntài chính - ngân hàng ở Việt Nam - vấn đề đang rất được nhiều nhà lãnh đạongân hàng quan tâm.
Trang 12Chương I
Lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng
I - Tập đoàn kinh tế
1 Khái niệm tập đoàn kinh tế
Trên thế giới, rất nhiều tập đoàn ở mọi lĩnh vực đã bắt đầu hình thành từcuối thế kỷ 19 và không ngừng lớn mạnh cho đến ngày nay: từ tập đoàn đầunhớt Mobile, BP, Shell đến tập đoàn công nghiệp ôtô như Toyota, GeneralMotor, Ford, Rolls Royce,… đến tập đoàn bán lẻ như Wal Mart,…tập đoàncông nghệ, truyền thông như AOL, Planet,…và tập đoàn ngân hàng nhưCitigroup, HSBC Holdings, Bank of America,…
Tập đoàn kinh tế được gọi tên rất đa dạng với những mô hình tổ chứckhông giống nhau giữa các nước: Conglomerate (là tên gọi tập đoàn phổ biến
ở Châu Âu), Holding Company (tại Mỹ và nhiều nước khác), BusinessHouses (tại ấn Độ), Chaebol (ở Hàn Quốc), Zaibatsu và Keiretsu (lần lượtđược gọi ở Nhật trước và sau Thế chiến II), và tên gọi phổ biến được dùng ởnhiều nước là Group hay Business Group
ở Hàn Quốc, theo Luật Thương mại (Korea Fair Trade Act), Chaebol làmột tổ hợp các công ty quy mô lớn mà các hoạt động kinh doanh của nó đượcđiều hành bởi một người xác định Đặc điểm quan trọng nhất là sự tập trungcao quyền sở hữu tập đoàn thuộc về một số cá nhân và gia đình họ, nhữngngười này sẽ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của tất cả các công
ty thành viên của tập đoàn
Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương CIEM thì:
"Khái niệm tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanhnghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau,
có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các
Trang 13liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia Trong mô hình này,
"công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài
Trong Luật doanh nghiệp của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày29/11/2005, tại Điều 146, tập đoàn kinh tế chỉ được nhắc đến là một hình thứccủa nhóm công ty:
“1.Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dàivới nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanhkhác
2.Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:
a) Công ty mẹ - công ty con;
b) Tập đoàn kinh tế;
c) Các hình thức khác.”
Tại Điều 149 : “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn Chính phủquy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinhtế” Nhưng đến nay, vẫn chưa có một văn bản chính thức nào quy định cụ thể
về tập đoàn kinh tế
Từ cuối năm 1995, nước ta đã có một số tập đoàn trong những ngànhkinh tế then chốt, bao gồm tập đoàn dệt may, tập đoàn than và khoáng sản, tậpđoàn bưu chính - viễn thông Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã kýQuyết định 310/QĐ/2005/TTg-CP về thí điểm thành lập tập đoàn tài chính -bảo hiểm Bảo Việt đã đánh dấu một bước phát triển mới cho triển vọng hìnhthành các tập đoàn tài chính ở Việt Nam
Như vậy, có khá nhiều khái niệm khác nhau về tập đoàn kinh tế nhưngchung quy lại, có thể hiểu: tập đoàn kinh tế là một tổ hợp lớn các đơn vị thànhviên, liên kết với nhau thông qua mối quan hệ về tài chính, sản phẩm, công
1 http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2003/12/3B9CDCED/
Trang 14nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu,…và được sắp xếp theo một cấu trúc tổchức nhất định Bản thân tập đoàn không có tư cách pháp nhân, thường cómột “công ty mẹ” đóng vai trò là “thương hiệu” nắm quyền lãnh đạo, chi phốihoạt động của các “công ty con” chủ yếu về mặt tài chính và chiến lược pháttriển.
2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế và nguyên tắc hoạt động
2.1 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
Tuy tập đoàn kinh tế có thể được gọi tên khác nhau, được tổ chức theocác mô hình khác nhau, được nhận thức chưa thống nhất giữa các quốc gianhưng chúng vẫn mang trong mình những đặc điểm chung cơ bản:
- Tập đoàn kinh tế hình thành dựa trên những nhu cầu thực tế khách quan của các hoạt động kinh tế, là kết quả quá trình phát triển của lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất thông qua các hình thức tích tụ hoá, chuyên mônhoá và hợp tác hoá ở trình độ cao nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tối
đa hoá lợi nhuận Tập đoàn kinh tế sẽ gặp thất bại nếu hình thành trên cơ sở
áp đặt, gán ghép các đơn vị thành viên bằng mệnh lệnh hành chính
- Về tổ chức: tập đoàn kinh tế là tập hợp của một số đơn vị thành viên
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài chính,
… Sự liên kết giữa các đơn vị thành viên (về tài chính, công nghệ, thị trường,
…) rất đa dạng, có thể là chặt chẽ hoặc không chặt chẽ nhưng trên cơ sở cùng
có lợi của mỗi thành viên và của cả tập đoàn Trong tập hợp đó, có một đơn vịlớn và quan trọng nhất, đóng vai trò chi phối hoạt động của các đơn vị còn lại.Các tập đoàn đa phần được tổ chức theo mô hình “công ty mẹ – công tycon” Công ty mẹ sở hữu lượng lớn (hoặc hoàn toàn) trong tổng vốn chủ sởhữu của công ty con, nắm quyền chi phối các công ty con về mặt tài chínhcũng như về mặt chiến lược phát triển
Trang 15- Về cơ cấu sở hữu: sở hữu trong tập đoàn kinh tế là sở hữu hỗn hợp, là
cấu trúc đa sở hữu, theo đó công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty cổphần và luôn đóng vai trò chi phối, khống chế các công ty thành viên khác.Các công ty con có thể hạch toán trực thuộc công ty mẹ hoặc hạch toán độclập với tư cách pháp nhân riêng Những công ty con này có thể là những mắtxích trong dây chuyền sản xuất, kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá hoặchoạt động trong những lĩnh vực độc lập, không liên quan gì với nhau
- Về qui mô và phạm vi hoạt động: các tập đoàn kinh tế thường có qui mô
lớn về vốn, lao động, doanh thu,… Phạm vi hoạt động rất rộng, thường vượt
ra biên giới một quốc gia, thậm chí trên khắp thế giới để trở thành những tậpđoàn xuyên quốc gia Tập đoàn kinh tế đang hướng tới mục tiêu toàn cầu hoáchiến lược kinh doanh, nhằm đạt được những ưu thế trong cạnh tranh và thulợi nhuận cao nhất
- Lĩnh vực kinh doanh: tập đoàn kinh tế có thể kinh doanh chuyên ngành
hoặc đa ngành Ngày nay, các tập đoàn kinh tế phát triển theo xu hướng hoạtđộng đa ngành, đa lĩnh vực là phổ biến nhưng luôn có một ngành, một lĩnhvực giữ vị trí mũi nhọn
- Về chiến lược kinh doanh chung: cơ quan đầu não của tập đoàn đảm
trách việc soản thảo chiến lược theo định hướng chung của toàn tập đoàn vàđược thực hiện thống nhất bởi các đơn vị thành viên trong tập đoàn Chiếnlược chung được xây dựng trên cơ sở: phân tích nhu cầu thị trường và xuhướng biến đổi, ý đồ chiến lược phát triển của các nhà hoạch định chính sách,tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước…
2.2 Đặc trưng chung của tập đoàn
- Tập đoàn không có tư cách pháp nhân, không có trụ sở chính, không có
cơ quan hành chính thường trực chung của tập đoàn
- Có một số thiết chế quản trị chung của tập đoàn như Hội đồng chiếnlược, Uỷ ban kiểm toán, Uỷ ban bầu cử, Hội đồng quản trị Các thành viên
Trang 16trong những hội đồng hay uỷ ban này hoạt động theo tôn chỉ và mục đíchchung đã được các bên thống nhất từ trước và đa số theo cơ chế kiêm nhiệm.Trong đó, chủ tịch tập đoàn thường là người có ảnh hưởng và uy tín lớn nhất,thuộc công ty xuất phát hay công ty chính của tập đoàn.
Thông thường chủ tịch và các thành viên trong hội đồng và uỷ ban hưởnglương chính từ các công ty thành viên và được hưởng thêm một khoản phụcấp trách nhiệm do các công ty thành viên đóng góp theo quy định chung.Khái niệm tập đoàn thường kèm theo “công ty xuất phát” hay “công tygốc”, “công ty đứng đầu”, “công ty sáng lập”,…Vị thế của công ty này trướchết được biểu hiện ở biểu tượng logo của tập đoàn và ở khả năng chi phốihướng phát triển của các công ty thành viên trong tập đoàn
- Công ty trong tập đoàn hành động theo chiến lược chung, theo bản đồphân bố thị trường, với các quan hệ gắn bó về vốn, thương hiệu, văn hoá,ngoại giao,… Cơ chế điều hành chung của tập đoàn chủ yếu dựa trên quan hệ
về lợi ích kinh tế minh bạch và uy tín, cũng như các cam kết trong quy chếchung của tập đoàn, chứ không dựa trên mệnh lệnh hành chính Các phápnhân trong tập đoàn có chung quyền được bảo vệ để tránh khỏi nguy cơ bịthôn tính hay chèn ép từ những công ty ngoài tập đoàn
2.3 Đặc trưng của các công ty thành viên trong tập đoàn
- Đặc trưng quan trọng nhất là mỗi công ty trong tập đoàn là một phápnhân độc lập: có tài sản riêng, trụ sở riêng, thị trường riêng, thậm chí ngànhnghề riêng Do đó, giữa các công ty trong tập đoàn có sự khác nhau về mứcthu nhập, tình trạng rủi ro và quy mô tài chính
- Nhìn chung, các tập đoàn kinh tế được hình thành theo nguyên tắc tựnguyện, thông qua đàm phán để mua bán, liên doanh, sáp nhập, hợp nhất,…Trong đó, một công ty khởi xướng và đóng vai trò sáng lập ra tập đoàn (hìnhthức tập trung tư bản) từ nhiều công ty thành viên, hoặc từ một công ty lớntách ra thành nhiều công ty độc lập (hình thức tích tụ tư bản)
Trang 17Như vậy, việc hình thành một tập đoàn kinh tế không phải do mệnh lệnhhành chính Nhà nước mà do quyết định của nhà doanh nghiệp, được dư luận
xã hội, thị trường và Nhà nước thừa nhận
3 Các mô hình cấu trúc tổ chức của tập đoàn kinh tế
Có nhiều mô hình cấu trúc tổ chức của tập đoàn kinh tế khác nhau tuỳtheo tiêu chí phân loại Dựa trên việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, ngườiviết xin trình bày các mô hình:
3.1 Theo mối quan hệ giữa các cấp quản lý trong tập đoàn
(1) Mô hình theo cấu trúc nhất nguyên và tập trung quyền lực
Tập đoàn theo cấu trúc tổ chức này tập trung ở vai trò của Văn phòng đầunão (head office) trong các hoạt động của tập đoàn, đứng đầu Văn phòng là
Uỷ ban điều hành (executive committee) và dưới là các phòng ban chức năngphụ trách các mảng hoạt động chuyên biệt như sản xuất, kinh doanh, tàichính
Đặc trưng của mô hình này là sự tập trung quyền lực về các quyết địnhsản xuất - kinh doanh của cả tập đoàn đều được đặt dưới tay của Tổng Giámđốc Uỷ ban điều hành quản lý các phòng ban chức năng thông qua việc phâncông trách nhiệm cụ thể, rõ ràng
Do sự tập trung quyền lực quá nhiều vào nhà quản lý cấp cao nên môhình này đã hạn chế tính năng động, sáng tạo, tự chủ của các thành viên trongtập đoàn
Hiện nay, trên thế giới hầu như không còn tập đoàn kinh tế nào được tổchức theo mô hình này nữa
(2) Mô hình theo cấu trúc Holding
Khác với mô hình theo cấu trúc nhất nguyên và tập trung quyền lực, môhình theo cấu trúc Holding không có sự kiểm soát tập trung mà hoạt độngtheo kiểu phân quyền giữa các bộ phận trong tập đoàn Cơ cấu tổ chức của tậpđoàn theo cấu trúc Holding bao gồm một Văn phòng và các công ty thành
Trang 18viên Văn phòng chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động điều phối chung cảtập đoàn mà không thực hiện việc kiểm soát trực tiếp các hoạt động sản xuấtkinh doanh của các công ty thành viên Trong khi đó, các công ty thành viênhoạt động tương đối độc lập.
Dạng phổ biến nhất của mô hình này là theo mô hình công ty mẹ - công
ty con Theo đó, công ty mẹ và các công ty con đều là những pháp nhân độclập, có tài sản và bộ máy quản lý riêng, có quyền tự chủ khá cao về hoạt độngkinh doanh và tài chính Do vậy, các giao dịch trong nội bộ tập đoàn trở thànhnhư những giao dịch bên ngoài, giao dịch thị trường Mối quan hệ giữa công
ty mẹ và các công ty con chủ yếu là mối quan hệ vốn, theo đó, công ty mẹ sởhữu một phần hay toàn bộ vốn của công ty con
(3) Mô hình theo cấu trúc hỗn hợp
Mô hình này phối hợp giữa hai cấu trúc: cấu trúc nhất nguyên và tậptrung quyền lực với cấu trúc Holding Trong đó, cơ cấu tổ chức bao gồm 3cấp:
- Cấp thứ nhất là cơ quan đầu não của tập đoàn, là cấp cao nhất chịu trách nhiệm quản lý chung về ba vấn đề cốt tử: một là, xây dựng và thông qua
các chiến lược (như chiến lược đầu tư, gia nhập hay rút khỏi thị trường, định
hướng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm,…); hai là, quyết định các chính sách chung và điều hành các giao dịch bên trong của tập đoàn; ba là, tuyển
chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, giám sát, đánh giá các cán bộ cao cấp của tậpđoàn
- Cấp thứ hai là các ban chức năng có nhiệm vụ giúp cơ quan đầu não
xây dựng chiến lược, điều hành các giao dịch nội bộ và giám sát các công tycon Nhờ đó, đảm bảo trật tự trong tập đoàn cũng như giúp cho quá trình raquyết định mang tính khoa học hơn, hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro Các banchức năng bao gồm ban kế hoạch, tài chính, nhân sự, kiểm toán, pháp chế,…hoặc các ban quản lý theo sản phẩm, nhãn hàng, khu vực địa lý,
Trang 19- Cấp thứ ba là các công ty con độc lập, thực hiện hoạt động sản
xuất-kinh doanh theo chiến lược và kế hoạch chung mà tập đoàn đã xác định
3.2 Theo cấu trúc sở hữu
(1) Mô hình sở hữu giản đơn
………
Trong mô hình này, công ty mẹ đầu tư chi phối các công ty cấp 2 (công tycon), đến lượt các công ty cấp 2 tiếp tục đầu tư chi phối các công ty cấp 3(công ty cháu) Công ty cấp trên chi phối về tài chính thông qua việc nắm giữphần vốn góp của công ty cấp dưới một cách trực tiếp
Trên thực tế, mô hình đơn giản, thuần tuý này ít tồn tại
(2) Mô hình sở hữu chéo
Việc sở hữu chéo có thể diễn ra theo 2 hình thức: giữa các công ty thànhviên đồng cấp đầu tư và kiểm soát lẫn nhau; hoặc công ty mẹ trực tiếp đầu tư
và chi phối các công ty cháu
Trong cấu trúc sở hữu chéo giữa các công ty đồng cấp, các công ty nàyphải đủ mạnh về vốn để đầu tư lẫn nhau nhằm tăng cường mối liên kết tàichính chặt chẽ trong tập đoàn và tránh được sự thôn tính của các thành phầnngoài tập đoàn Các chaebol của Hàn Quốc hầu hết đều có cơ cấu sở hữu chéonày như Samsung, Huyndai, LG,…;ở Mỹ như General Motor, GeneralElectric,…
liên k t ết tắt tiếng Anh
Trang 20Một dạng sở hữu chéo khác là công ty mẹ đầu tư vốn vào các công tycháu, nhằm kiểm soát một số lĩnh vực nào đó có tầm quan trọng đặc biệt hoặc
do yêu cầu về vốn khi công ty cháu gặp khó khăn trong hoạt động sản kinh doanh của mình
3.3 Theo loại hình liên kết
(1) Mô hình liên kết ngang là chủ yếu
Tập đoàn kinh tế theo mô hình liên kết ngang bao gồm các doanh nghiệptrong cùng một ngành, thường là các đối thủ cạnh tranh của nhau trước đó,nhưng trước sức ép cạnh tranh gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp độclập này buộc phải liên kết với nhau để cùng hoạt động sản xuất-kinh doanh,tăng sức cạnh tranh chung
Công ty mẹ thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chungcho cả tập đoàn, đồng thời trực tiếp kinh doanh những khâu thuộc liên kếtchính của tập đoàn, và tiến hành những hoạt động đòi hỏi vốn lớn như: đầu tưnghiên cứu và phát triển (R&D), đào tạo cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên,trang bị và quản lý trang thiết bị và công nghệ hiện đại của cả tập đoàn… Cáccông ty con có thể được phân công sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh hoặc đượcphân công chuyên môn hoá và phối hợp hoạt động với nhau
(2) Mô hình liên kết dọc là chủ yếu
Trang 21Tập đoàn kinh tế theo mô hình liên kết dọc bao gồm các doanh nghiệphoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, song có quan hệ chặt chẽ về côngnghệ, quy trình sản xuất,…(cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất) tạothành một liên hợp sản xuất, kinh doanh và thương mại hoàn chỉnh.
Không những vậy, khi tập đoàn càng lớn mạnh, sẽ dần mở rộng hoạtđộng đầu tư sang lĩnh vực tài chính-ngân hàng, nhằm tăng cường sức mạnhtài chính, giữ vững vị thế doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh và nguy cơ bịthôn tính
Về hoạt động chủ chốt của các công ty trong tập đoàn, công ty mẹ cũngthực hiện chức năng quản lý, điều phối chung, đồng thời nắm giữ các bộ phậnthen chốt trong dây chuyền công nghệ và thị trường Các công ty con hoạtđộng chuyên môn hoá và phối hợp với nhau theo đặc thù công nghệ
(3) Mô hình liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực
Tập đoàn kinh tế có cấu trúc liên kết hỗn hợp bao gồm những doanhnghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực có quan hệ hoặc không có quan hệ vềcông nghệ, quy trình sản xuất,…nhưng có mối quan hệ tài chính chặt chẽ.Công ty mẹ không nhất thiết trực tiếp thực hiện sản xuất- kinh doanh mà chủyếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn cho các công ty khác trong tập đoàn
và hưởng lợi nhuận trên phần vồn góp của mình vào các công ty con
4 Công ty mẹ- công ty con
Tập đoàn kinh tế được ví như một “đoàn tàu” luôn cần có một “đầu tàu” công ty mẹ - có đủ khả năng lái đoàn tàu kéo theo các “toa tàu” - các công tycon - theo đúng lộ trình đã được định sẵn Do đó, công ty mẹ - công ty con làkhái niệm cơ bản gắn liền với tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn tài chính
ngân hàng nói riêng
4.1 Công ty mẹ
Trang 22Công ty mẹ là một doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy địnhcủa pháp luật, có tư cách pháp nhân, được thừa nhận có năng lực đủ mạnh vềmột hoặc một số yêu cầu nhất định để kiểm soát và chi phối các công ty kháctrong tập đoàn theo những nguyên tắc và phương thức nhất định Công ty mẹtạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các công ty con với nhau và giữa các công tycon với chính nó thông qua hoạt động như bảo lãnh nợ và hoạt động thươngmại nội bộ Mục đích đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con là hưởngphần lợi nhuận trên vốn góp.
Trong các tập đoàn kinh tế lớn, công ty mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng
Đó phải là công ty có khả năng chi phối được hoạt động kinh doanh của cáccông ty con Công ty mẹ chỉ thực sự là “đầu tàu” bền vững khi nó hơn hẳn cáccông ty khác trong tập đoàn về một hay một số điều kiện quan trọng có liênquan đến hoạt động kinh doanh như về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ,thương hiệu
Điều quan trọng hơn cả là việc chi phối của công ty mẹ đối với các công
ty con hoàn toàn không thông qua các quyết định hành chính Công ty mẹthường chi phối các công ty khác theo những thế mạnh khác nhau Công ty
mẹ có thể kiểm soát công ty con này theo tỷ lệ vốn góp, đồng thời có thể chiphối một hoặc một số công ty khác theo công nghệ, thị trường hoặc thươnghiệu Mục đích cao nhất là đem lại lợi ích cho tất cả các thành viên trong tậpđoàn
Công ty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của cáccông ty khác trong tập đoàn Theo tính chất và phạm vi hoạt động, trong môhình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ được chia làm 2 loại:
- Công ty mẹ nắm vốn thuần tuý (pure holding company - PHC): hoạt
động kinh doanh chính của PHC là đầu tư vốn vào các công ty khác.Trách nhiệm chủ yếu của các nhà quản lý cấp cao ở PHC là ra quyếtđịnh chiến lược phát triển tổng thể của cả tập đoàn
Trang 23- Công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh (operating holding company - OHC): OHC bên cạnh việc đầu tư vốn vào các công ty
con, còn tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh Cácnhà quản lý cấp cao của OHC không chỉ tập trung vào việc ra cácquyết định điều hành kinh doanh của công ty mình, mà còn ra quyếtđịnh mang tính chiến lược của tập đoàn Đây là mô hình công ty mẹ -công ty con thường gặp ở nhiều quốc gia
Tổng hợp từ những tài liệu về mô hình này, có thể rút ra 3 nhiệm vụchính của công ty mẹ:
- Đề ra các chiến lược, định hướng phát triển tổng thể của cả tập đoàn
- Phân bổ nguồn lực của các công ty con thông qua hoạt động tài chínhnhư: mua bán chứng khoán, cơ cấu lại tài sản,…
- Sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư, góp vốn, liên doanh, liên kếtvới các công ty ngoài tập đoàn hình thành các công ty con, công tyliên doanh, liên kết mới
4.2 Công ty con
Các công ty con là các doanh nghiệp độc lập được thành lập hợp pháp, có
tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình, tựnguyện chịu sự chi phối và kiểm soát của một công ty mẹ theo những nguyêntắc và phương thức nhất định Mỗi công ty con được phép thành lập các công
ty khác, hoặc tham gia góp vốn của mình vào công ty khác sau khi được phépcủa công ty mẹ
Tuỳ theo mức độ chi phối của công ty mẹ đối với công ty con, có thểphân loại công ty con thành:
- Công ty con phụ thuộc toàn phần: công ty mẹ sở hữu 100% vốn của
công ty con Công ty con dạng này được thành lập dưới hình thứccông ty TNHH một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu, có tưcách pháp nhân độc lập
Trang 24- Công ty con phụ thuộc từng phần: công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối
hoặc không đầu tư vốn vào công ty con mà chỉ chi phối, kiểm soátcông ty con qua công nghệ, thị trường hoặc thương hiệu Hình thứcpháp lý của công ty con phụ thuộc từng phần khá đa dạng: công ty cổphần do công ty mẹ nắm cổ phần chi phối, công ty TNHH hai thànhviên trở lên, công ty liên doanh do công ty mẹ giữ tỷ lệ vốn góp chiphối, công ty liên kết
Công ty mẹ và các công ty con là những pháp nhân độc lập nên mối quan
hệ giữa chúng thường là quan hệ thị trường Mọi quan hệ giữa công ty mẹ vàcác công ty con được thực hiện theo hợp đồng kinh tế
ở nước ta, mô hình công ty mẹ - công ty con được quy định trong Nghịđịnh 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 của Chính phủ về chuyển đổi các Tổngcông ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.Theo đó, “là hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, bíquyết công nghệ, thị trường hoặc thương hiệu giữa các doanh nghiệp có tưcách pháp nhân, trong đó có một công ty Nhà nước giữ quyền chi phối cácdoanh nghiệp thành viên khác (gọi tắt là công ty mẹ) và các doanh nghiệpthành viên khác bị công ty mẹ chi phối (gọi tắt là công ty con) hoặc có mộtphần vốn góp không chi phối của công ty mẹ (gọi tắt là công ty liên kết)”(Điều 18 Khoản 1)
II - Tập đoàn tài chính - ngân hàng
Nền kinh tế thế giới trong hai thập kỷ qua đã chứng kiến sự chuyển dịch
từ xu hướng ngân hàng quốc tế sang ngân hàng toàn cầu Hoạt động ngânhàng quốc tế là hoạt động ngân hàng xuyên biên giới thể hiện qua việc huyđộng vốn trong nước để cho vay nước ngoài Ngày nay, các ngân hàng toàncầu thâm nhập vào thị trường nước ngoài thông qua việc thiết lập các chinhánh và ngân hàng con để thu hút vốn và cung cấp tín dụng tại nước đó, như
Trang 25cho vay tiêu dùng, nhận thế chấp, cho vay doanh nghiệp,…và thâm nhập thịtrường vốn Từ nhu cầu khách quan trong kinh doanh, hình thành nên nhữngtập đoàn tài chính - ngân hàng khổng lồ trên thế giới, phải kể đến Citigroup(Mỹ), Deutsche Bank (Đức), HSBC Holdings Plc (Anh),… Tuy nhiên, tậpđoàn tài chính - ngân hàng vẫn còn là một cụm từ khá mới mẻ ở Việt Nam.
1 Khái niệm tập đoàn tài chính - ngân hàng
Từ những kiến thức về tập đoàn kinh tế và công ty mẹ - công ty con, phầnnào đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan ban đầu về tập đoàn tài chính -ngân hàng Sở dĩ như vậy là vì tập đoàn tài chính - ngân hàng chính là một tậpđoàn kinh tế mà lĩnh vực kinh doanh là dịch vụ tài chính ngân hàng, hoạtđộng chủ yếu theo mô hình công ty mẹ - công ty con
Tập đoàn tài chính thường do một ngân hàng cỡ lớn đứng đầu, với doanhthu của tập đoàn phần lớn xuất phát từ doanh thu hoạt động kinh doanh củangân hàng Với vai trò quan trọng của ngân hàng trong một tập đoàn tài chínhnhư thế, nên tập đoàn tài chính thường đồng nghĩa với tập đoàn tài chính -ngân hàng Như vậy, trong khoá luận, người viết dùng xen kẽ hai cách gọinày mà không làm thay đổi ý nghĩa của nó
Định nghĩa về tập đoàn tài chính - ngân hàng cũng như về tập đoàn kinh
tế chưa có sự thống nhất trên phạm vi thế giới, do có sự khác nhau về điềukiện kinh tế- chính trị- xã hội, nhu cầu khách hàng, các qui định của pháp luậtgiữa các nước
ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU)
Tập đoàn tài chính được gọi là “financial conglomerate” (conglomératfinancier) Theo chỉ thị 2002/87/EC, để được gọi cái tên đó, liên kết phải thoảmãn 3 điều kiện:
Trang 26- Có ít nhất một công ty thực hiện các hoạt động về ngân hàng hoặcchứng khoán và ít nhất một công ty triển khai hoạt động về bảo hiểm.
- Công ty thực hiện các hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm làhạt nhân của tập đoàn, củ thể là tỷ lệ tổng tài sản thuộc lĩnh vực tàichính trong bảng cân đối của tập đoàn phải lớn hơn 40%
- Trong mỗi lĩnh vực tài chính (ngân hàng/ chứng khoán và bảo hiểm), tỷ
lệ trung bình về tài sản của nó so với tổng tài sản trong tập đoàn phảilớn hơn 10%, hoặc tổng tài sản của công ty nhỏ nhất kinh doanhtrong lĩnh vực tài chính phải lớn hơn 6 tỷ euro
Còn ở Mỹ, tập đoàn tài chính được gọi là công ty sở hữu tài chính
(financial holding company) Theo quy định của Đạo luật Bliley (GLB Act) được thông qua năm 1999, ngân hàng nắm vốn (ngân hàngmẹ) mà được phép cung cấp các dịch vụ đa dạng như một tập đoàn tài chínhcần hội đủ điều kiện về vốn Tất cả các công ty con phải được quản lý tốt vàthoả mãn điều kiện về an toàn vốn: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 10%, tỷ lệ vốncấp 1 tối thiểu 6% và đòn cân nợ (vốn cấp 1/ tổng tài sản) ít nhất 5% Ngoài
Gramm-Leach-ra, công ty nắm giữ vốn này hay công ty mẹ trong tập đoàn tài chính khôngnhất thiết phải cung cấp các dịch vụ tài chính mà chức năng chính của nó là racác quyết định chiến lược, sau đó quản trị và điều hành mọi hoạt động chungcủa các công ty con theo định hướng chiến lược ấy
Tại diễn đàn hợp tác (Joint forum) năm 2001, các nhà kinh tế đến từ
nhiều quốc gia đã đưa ra định nghĩa về tập đoàn tài chính như sau: tập đoàntài chính là “bất kỳ một tổ hợp các công ty được quản lý chung, mà hoạt độngkinh doanh được ưu tiên là cung cấp dịch vụ tài chính hay ưu tiên thuộc ítnhất hai lĩnh vực trong ba lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảohiểm)”
Như vậy, từ những quan điểm trên, có thể đưa ra một định nghĩa tổngquát về tập đoàn tài chính - ngân hàng như sau:
Trang 27Tập đoàn tài chính - ngân hàng, trước hết là một tập đoàn kinh tế mà bao gồm hai hoặc nhiều định chế tài chính khác nhau hoạt động ở các lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm) được liên kết chặt chẽ với nhau để khai thác thế mạnh của nhau, cung cấp các dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng; đứng đầu là một ngân hàng cỡ lớn chi phối các công ty thành viên khác bằng mối quan hệ giữ cổ phần, cho vay vốn và điều phối nhân sự, quyết định những chiến lược và kế hoạch dài hạn của cả tập đoàn, nhằm hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đầu tư
và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Tại Việt Nam, hiện chưa có một văn bản chính thức nào quy định về việchình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng Tuy nhiên, với sự kiện thành lậptập đoàn tài chính Bảo hiểm Bảo Việt năm 2005 và Dự án cổ phần hoá cácngân hàng thương mại Nhà nước đã dẫn đến yêu cầu cần thiết phải có văn bảnpháp lý điều chỉnh thống nhất sự thành lập và hoạt động của tập đoàn tàichính - ngân hàng
2 Tính tất yếu của việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng
Từ những năm cuối thế kỷ 20, xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính
đã diễn ra mạnh mẽ và lan rộng khắp thế giới Các tổ chức tài chính lớn có xuhướng chuyển đổi mạnh từ một tổ chức tài chính hoạt động chuyên biệt sang
mô hình hoạt động đa năng ở tất cả các lĩnh vực tài chính Vậy sự chuyển đổinày xuất phát từ những nguyên nhân tất yếu nào hay nói cách khác, các tậpđoàn tài chính - ngân hàng trên thế giới được hình thành trên những cơ sở vàđiều kiện chung nào? Theo những tài liệu tổng hợp được cho thấy có sáunguyên nhân chủ yếu
2.1 Thay đổi về nhu cầu tài chính
Xã hội càng phát triển, với sự bùng nổ công nghệ thông tin, nhu cầu củacon người cũng trở nên đa dạng phức tạp hơn, nhất là nhu cầu của mỗi cá
Trang 28nhân, mỗi công ty về dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.Dịch vụ e-banking ra đời đáp ứng yêu cầu đó Ngân hàng không thể đơn độccung cấp tốt dịch vụ này mà phải liên kết sức mạnh với các nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông khác
Con người với xu hướng ưa chuộng những gói sản phẩm toàn diện, stop shopping Khách hàng không chỉ tìm đến ngân hàng để gửi tiền, tín dụng,thanh toán mà còn muốn uỷ thác cho ngân hàng quản lý tài sản, tư vấn tàichính, tư vấn đầu tư (đầu tư dự án, đầu tư chứng khoán,…), phát hành chứngkhoán, mua bảo hiểm,… Ngân hàng chuyên biệt, với sự hạn chế về năng lựckhông thể cung cấp được các nhu cầu trọn gói này của khách hàng Mô hìnhnày đã trở nên lỗi thời, nhường chỗ cho mô hình ngân hàng đa năng(universal banking) phát triển Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ra đời
one-từ nhu cầu khách quan đó của thị trường
2.2 Nỗ lực tìm kiếm nguồn thu nhập mới
Để đối phó với việc suy giảm lợi nhuận từ những dịch vụ ngân hàngtruyền thống, các ngân hàng trở nên năng động hơn trong việc đem đến chokhách hàng mục tiêu những tiện ích vượt trội Khách hàng đạt được sự hàilòng tối đa khi được sử dụng trọn gói sản phẩm Sự hài lòng quyết định tínhsẵn sàng chi trả của người sử dụng dịch vụ, từ đó ngân hàng có thể gia tănglợi nhuận Nhưng để tối đa hoá sự thoả mãn của khách hàng thì ngân hàng vớiquy mô nhỏ không thể làm được, tất yếu phải hình thành mô hình lớn hơn,hoạt động chuyên nghiệp hơn
Sự phát triển công nghệ thông tin đem lại các dịch vụ tài chính đa dạngvới chi phí thấp, thúc đẩy các công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông vàthông tin tham gia vào thị trường dịch vụ tài chính Cạnh tranh về dịch vụ tàichính không chỉ tồn tại giữa các nhà cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàngtruyền thống mà còn tồn tại giữa các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và công
ty phi tài chính Sự gia tăng về số lượng các đối thủ cạnh tranh là một nhân tố
Trang 29đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cải thiện hoạt động quản lý, mởrộng năng lực hoạt động bằng cách liên kết với nhau, tạo sức mạnh tổng thể,hoặc thành lập các công ty con
2.3 Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế
Có thể nói là chưa bao giờ quá trình toàn cầu hoá kinh tế, tự do hoáthương mại thế giới diễn ra mạnh mẽ như bây giờ Các hàng rào thuế quan vàphi thuế quan dần được dỡ bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng hàng hoáđược di chuyển giữa các quốc gia ngày càng lớn, song song với nó là cácluồng ngân lưu cũng gia tăng lưu lượng tương ứng Các ngân hàng, vì thếphải tăng cường liên kết, liên doanh với các định chế tài chính nước ngoài đểcung cấp tốt nhất các dịch vụ tài chính - ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toánquốc tế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Cùng với quá trình tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư cũng trở nênsôi động Hoạt động đầu tư ra nước ngoài được mở rộng, các nhà cung cấp tàichính đang hướng đến các quốc gia có tiềm năng tăng trưởng mạnh, nhất làkhi sự gia tăng cạnh tranh trong các thị trường cũ trở thành mối đe doạ làmgiảm lợi nhuận Các nhà cung cấp tài chính xâm nhập thị trường nước ngoàichủ yếu bằng hình thức mua lại và sáp nhập (M&A), bởi tận dụng được cơ sởvật chất mà có thể đáp ứng tốt thực tiễn kinh doanh của thị trường mục tiêu
Vì thế, mô hình ngân hàng toàn cầu cũng đang trở nên phổ biến
Như vậy, xu hướng toàn cầu hoá là nguyên nhân khiến cho ngân hàng mởrộng phạm vi, mạng lưới hoạt động Để quản lý hiệu quả hoạt động của ngânhàng với quy mô lớn mang tầm quốc tế thì mô hình tập đoàn tài chính - ngânhàng ra đời là một tất yếu khách quan
2.4 Lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu
Ngân hàng được xem là một ngành kinh doanh niềm tin Khi ngân hànggiành được niềm tin của khách hàng, điều đó đồng nghĩa với việc khẳng định
Trang 30được thương hiệu của mình, và vì vậy, sẽ có được lợi thế cạnh tranh từthương hiệu.
Ngân hàng, nhờ lợi thế cạnh tranh về uy tín thương hiệu sẽ tiến hànhthâm nhập vào thị trường dịch vụ tài chính khác như bảo hiểm, chứng khoánbằng cách thiết lập các công ty con, công ty liên doanh, liên kết Các công tythường sử dụng tên, logo và hoạt động dưới thương hiệu của ngân hàng mẹ.Khi đó, hình ảnh của các công ty thành viên này đã được đảm bảo bởi uy tíncủa ngân hàng mẹ, vì thế dễ dàng tiếp cận khách hàng, thâm nhập thị trườngthành công hơn, đặc biệt là thị trường hiện tại của ngân hàng Như vậy, tậpđoàn tài chính - ngân hàng đã được hình thành từ nhu cầu thực tiễn hoạt độngđó
2.5 Sự nới lỏng các quy định trong lĩnh vực tài chính
ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, sự nới lỏng dần cácquy định trong lĩnh vực tài chính của các cơ quan có thẩm quyền đã tạo nềntảng cho sự ra đời và phát triển của các tập đoàn tài chính Việc giảm các quyđịnh chi tiết trong luật pháp về tài chính của các nước không chỉ giúp cho quátrình hội nhập về tài chính phát huy tác dụng, giúp các tổ chức này tự chủ vàlinh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình Các quy định được nớilỏng còn tạo ra một môi trường có lợi cho việc hợp nhất các nhà cung cấpdịch vụ tài chính, từ đó đa dạng hoá hoạt động kinh doanh
Về phía các cơ quan kiểm soát thị trường dịch vụ tài chính, nhờ có sự cảitiến trong công nghệ quản trị rủi ro và đặc biệt là công khai tài chính của các
tổ chức kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự giám sát và kiểm soáthiệu quả mà không cần áp đặt các quy định, luật lệ quá chi tiết và hà khắc Chẳng hạn, tại Mỹ, Đạo luật Glass-Steagall năm 1933 cấm các ngân hàng
và công ty chứng khoán tham gia vào lĩnh vực kinh doanh của nhau và Đạoluật Bank Holding company năm 1956 hạn chế sự sáp nhập giữa ngân hàng
và công ty bảo hiểm Nhưng đến năm 1999, Đạo luật Gramm-Leach-Bliley đã
Trang 31dỡ bỏ những quy định của hai đạo luật trên, tạo điều kiện cho sự sáp nhậpgiữa các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán vàcác định chế tài chính khác.
Năm 1993, Nhật Bản lần đầu tiên cho phép các ngân hàng và công tychứng khoán được tham gia vào lĩnh vực của nhau bằng cách thành lập cáccông ty con Còn ở Châu Âu, việc nới lỏng các quy định diễn ra từ cuối thập
kỷ 80 của thế kỷ trước, và đến năm 2002, Liên minh châu Âu EU đã chínhthức ban hành một Chỉ thị thống nhất về tập đoàn tài chính bao gồm ngânhàng, chứng khoán, bảo hiểm (Chỉ thị 2002/87/EC)
2.6 Sự cải tiến về công nghệ thông tin
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ từ những năm 1980 là mộttrong những nhân tố tác động mạnh mẽ cho xu hướng hình thành tập đoàn tàichính trên thế giới ảnh hưởng của nhân tố này được thể hiện ở các khía cạnh:Một là, công nghệ thông tin phát triển tạo ra những cơ hội kinh doanhmới với những sản phẩm tài chính ứng dụng kỹ thuật hiện đại, như dịch vụngân hàng trực tuyến (online banking), dịch vụ ngân hàng tại nhà (homebanking), dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (phone banking),…không nhữngchỉ do ngân hàng cung cấp mà còn do các công ty phi tài chính, tạo ra sự cạnhtranh gay gắt trong lĩnh vực này Khách hàng khi sử dụng những dịch vụ mớidựa trên nền tảng công nghệ cao sẽ tiết kiệm được chi phí hơn và tiện lợi hơn
so với dịch vụ truyền thống Do đó mở ra một thị trường bán lẻ béo bở chocác ngân hàng và các nhà cung cấp khác
Hai là, những tiến bộ trong xử lý dữ liệu và truyền thông đã làm giảmđáng kể chi phí hoạt động và chi phí quản lý trong ngân hàng Chi phí thấphơn giúp các nhà cung cấp dịch vụ tài chính mở rộng hơn nữa ranh giới hoạtđộng hiện tại sang các thị trường tiềm năng khác Điều này đã đưa đến giảipháp về việc lựa chọn một cấu trúc tổ chức hoạt động mới - cấu trúc tổ chứccủa một tập đoàn tài chính có quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn
Trang 32Ba là, sự phát triển công nghệ thông tin cung cấp cho các nhà quản trị các
kỹ thuật quản lý rủi ro tinh vi và hiệu quả hơn, điều này đặc biệt có ý nghĩatrong ngành tài chính - lĩnh vực được xem là kinh doanh rủi ro Chu trìnhquản lý rủi ro là một chu kỳ khép kín gồm bốn giai đoạn: xác định rủi ro, địnhlượng rủi ro, quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro Những kỹ thuật này giúp các tổchức tài chính không những đánh giá, quản trị được chính mình mà còn đánhgiá được các tổ chức khác, phục vụ cho mục tiêu sáp nhập, mua lại
3 Điều kiện hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng
Về mặt kinh tế vĩ mô: một môi trường kinh tế phát triển ổn định, có sứccạnh tranh cao trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ hoàn chỉnh là điềukiện tiên quyết cho sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nói chung
và tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng
Thu nhập người dân tăng lên, cuộc sống được cải thiện cùng với sự pháttriển mở rộng sản xuất, kinh doanh của các chủ thể khác trong nền kinh tếkhiến cho nhu cầu thị trường cũng trở nên đa dạng, phức tạp hơn, trọn góihơn Trước nhu cầu không ngừng tăng lên đó của thị trường, trước sức épcạnh tranh ngày càng khốc liệt, ngân hàng muốn tồn tại và phát triển ổn định,phải tăng cường mở rộng quy mô bằng cách thiết lập thêm các công ty conhoặc liên kết với các tổ chức kinh tế khác
Do đó, sự kết hợp nhằm tạo ra một tập đoàn tài chính kinh doanh hiệuquả cần dựa trên nguyên tắc tự nguyện, mà không thể dùng biện pháp hànhchính, mệnh lệnh từ Nhà nước Sự can thiệp của Nhà nước chỉ là điều kiệncần để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các tập đoàn Nhà nước chỉ nên can thiệpbằng việc xây dựng hệ thống các quy định rõ ràng về điều kiện chung để một
tổ chức tài chính phát triển lên tập đoàn; về cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu
tư, liên kết giữa các định chế…
Trang 33Bên cạnh đó, đối với các ngân hàng mà tự nhận thấy mình có khả năngphát triển lên thành tập đoàn thì bản thân, trước hết phải đáp ứng được cácđiều kiện bên trong tập đoàn: tình hình tài chính tốt, đủ năng lực về vốn, nănglực quản trị điều hành, quản trị rủi ro,…Ngân hàng cần có chiến lược kinhdoanh rõ ràng, trong đó xác định sản phẩm cốt lõi, đa dạng hoá các loại hìnhsản phẩm phù hợp với trình độ công nghệ tiên tiến… Chỉ khi công ty mẹmạnh về vốn, công nghệ, khả năng quản lý nhân lực và thị trường tốt, từ đómới có thể thiết lập các công ty con và liên kết được với các công ty thànhviên khác
4 Đặc điểm tập đoàn tài chính - ngân hàng
4.1 Sáp nhập và mua lại (M&A), hợp nhất - phương thức chủ yếu để hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng
Sáp nhập và hợp nhất có thể nói là phương thức nhanh nhất để một ngânhàng có đủ năng lực vươn ra hoạt động đa năng và hướng tới toàn cầu, để cáctập đoàn không ngừng tăng cường sức mạnh và mở rộng quy mô cả về vốn và
về mặt địa lý Các tổ chức tài chính với những lợi thế riêng đã liên kết vớinhau nhằm tận dụng sức mạnh của nhau, phục vụ cho mục tiêu tăng năng lựccạnh tranh và thu lợi nhuận cao nhất có thể Ngân hàng lớn thứ 3 của MỹJPMorgan Chase là kết quả sáp nhập giữa 550 ngân hàng và các định chế tàichính khác Năm 2007, thương vụ mua sáp nhập lớn nhất trong lịch sử sẽthuộc về hai đại gia: ngân hàng Châu Âu Barclays Plc của Anh và ABN Amrocủa Hà Lan với giá trị giao dịch 89,7 tỷ USD (Phụ lục 1: Top các thương vụM&A lớn nhất thế giới đến 4/2007)
Ngoài ra, tập đoàn tài chính còn được hình thành theo phương thức tăngtrưởng truyền thống Theo đó, xuất phát từ một ngân hàng thương mại đápứng được các điều kiện: quy mô vốn lớn, mạng lưới kinh doanh rộng khắp,khả năng quản trị điều hành hiệu quả, tiềm lực công nghệ cao,…có thể tự
Trang 34mình xây dựng và phát triển thành tập đoàn tài chính Với hướng đi này, ngânhàng sẽ thành lập các công ty con trực thuộc với chức năng hoạt động khácnhau, nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đa dạng và hỗ trợ hoạt độngcho ngân hàng mẹ trong việc đưa ra gói sản phẩm toàn diện,…Tuy nhiên,phương thức này thường được áp dụng trong giai đoạn phát triển ban đầu củatập đoàn Sau khi đạt đến một trình độ phát triển nhất định, các tập đoàn dạngnày cũng sẽ tiến hành phương thức sáp nhập và hợp nhất với các định chếkhác nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong một thị trường tài chính phát triểntoàn cầu.
4.2 Cấu trúc tổ chức phức tạp
Tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng có
cơ cấu tổ chức rất đa dạng, bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều mô hình khácnhau Theo Bank of Japan (2005), tập đoàn tài chính - ngân hàng có thể được
tổ chức theo 3 mô hình:
+ Mô hình ngân hàng đa năng (universal banking)
+ Mô hình công ty mẹ - con (parent - subsidiary relationship)
+ Mô hình công ty sở hữu tài chính (financial holding company)
Trang 35Loại hình Ngân hàng đa năng Quan hệ công ty mẹ- con Công ty sở hữu tài chính
Cổ đông ngân hàng
ty chứng khoán và bảo hiểm
Cổ đông công ty mẹ gián tiếp chiphối tất cả các công ty con trong
cả ba lĩnh vực: ngân hàng, chứngkhoán, bảo hiểm
Ban quản trị công ty mẹ có quyền nắm giữ cổ phần ở tất cả các công ty con
C ông ổ đông đông
Ngân h ng àng
Công ty
ch ng ứng khoán
h ng àng
Kinh doanh
ch ng ứng kho n ỏn
Kinh doanh
b o hi m ảo hiểm ểm
Trang 36Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nắm giữ vốn của chính mình.
Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nắm giữ vốn của chính mình
Có thể cách ly rủi ro ở một mức nhất định
Những tác động của mạng an toàn lên ngân hàng mẹ có thể lan truyềntrực tiếp đến các công ty con
Tương đối dễ dàng cách ly các rủi ro
Những tác động của mạng an toàn lên một lĩnh vực không tác động trực tiếp đến các lĩnh vực khác
Điển hình
ở Châu Âu, ngân hàng có thể thực hiện kinh doanh chứng khoán, nhưng không có một nước công nghiệp lớn nào cho phép một công ty đơn lẻ hoạt động cả ba lĩnh vực tài chính
ở Mỹ và Nhật Bản, mô hình này chỉ được chấp thuận khi các ngân hàng quốc gia tham gia kinh doanhchứng khoán hoặc bảo hiểm
Cấu trúc này được áp dụng ở nhiều tập đoàn quốc tế
Được áp dụng phổ biến ở Mỹ, Nhật Bản và chủ yếu là các ngânhàng lớn
(Nguồn : The expansion of Corporate Groups in the Financial Services Industry: Trends in Financial Conglomeration in Major Industrial Country - Bank of Japan)
Trang 37Nh ng đ xu t xây d ng mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Nam ất xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đ àn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam àn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam àn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ở Việt Nam ệt Nam
Trong mỗi mô hình có một cấu trúc tổ chức khác nhau Khác nhau giữacác cấu trúc tổ chức chủ yếu về quyền chi phối của cổ đông công ty đứng đầuvới các công ty con, quyền điều hành của ban quản trị công ty đứng đầu trongmọi hoạt động của các công ty con Mối quan hệ vốn giữa công ty đứng đầuvới các công ty thành viên khác và giữa các công ty thành viên khác với nhautác động lớn đến mức độ lây truyền rủi ro cũng như tính an toàn của một đơn
vị trong tập đoàn đến các đơn vị còn lại
Tuy nhiên, cả 3 mô hình đều có điểm chung lớn nhất, đó là vai trò hạtnhân của ngân hàng, sở dĩ như vậy là vì ngân hàng có những đặc trưng lợi thếhơn hẳn các công ty khác về các mặt: chức năng hoạt động ngân hàng đảmbảo tốt hơn cho quá trình quản trị tài chính, quy mô và phạm vi hoạt độngrộng hơn trong lĩnh vực tài chính và mức độ quan hệ với các chủ thể trên thịtrường, đội ngũ cán bộ mang tính chuyên nghiệp hơn,…
Vì vậy, hiện nay, các tập đoàn tài chính - ngân hàng chủ yếu do các ngânhàng cỡ lớn đứng đầu Vị thế của ngân hàng này trước hết biểu hiện ở biểutượng (logo) của tập đoàn và ở khả năng chi phối hướng phát triển của cáccông ty con trong tập đoàn Các ngân hàng lớn thường là những chủ thể chủđộng mua các tổ chức tài chính khác Sau quá trình sáp nhập, công ty bị sápnhập chấm dứt sự tồn tại, tên và logo sẽ được thay thế bằng tên và logo củatập đoàn (thực chất là của ngân hàng nhận sáp nhập)
Trong 2 mô hình: mô hình quan hệ công ty mẹ - công ty con và mô hìnhcông ty sở hữu tài chính, quyền quản lý cả tập đoàn thuộc về công ty đứngđầu thông qua mối quan hệ về vốn Công ty mẹ trong mô hình công ty sở hữutài chính không nhất thiết phải tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanhriêng nào đó mà tập trung vào quản lý chung các vấn đề của cả tập đoàn Việcquản lý tập trung trong mô hình công ty sở hữu tài chính mang lại hiệu quảcao hơn nên hiện nay, mô hình này được sử dụng phổ biến trên thế giới
Trang 38Nh ng đ xu t xây d ng mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Nam ất xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đ àn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam àn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam àn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ở Việt Nam ệt Nam
Tất cả các bộ phận trong tập đoàn được quản trị thống nhất và tập trungtheo ngành dọc, bao gồm: Hội đồng quản trị, Hội đồng điều hành, Uỷ bankiểm toán, Uỷ ban quản lý rủi ro và các uỷ ban khác Hội đồng quản trị tậpđoàn chỉ kiểm soát về mặt tài chính, chiến lược đầu tư thông qua các đòn bẩykinh tế Các công ty thành viên hoàn toàn chủ động trong việc quyết định hoạtđộng kinh doanh của mình Các công ty thành viên có ban quản trị và bangiám đốc riêng để lãnh đạo, quản lý và điều hành các hoạt động riêng củacông ty đó theo định hướng và chiến lược chung của cả tập đoàn Các thànhviên trong Hội đồng quản trị và các uỷ ban chức năng hoạt động theo tôn chỉ
và mục đích chung đã được các bên thống nhất từ trước và đa số theo cơ chếkiêm nhiệm Chính nhờ mô hình chặt chẽ và rõ ràng như vậy, do đó, dù có cơcấu phức tạp đến đâu và dù có thay đổi nào (sáp nhập, hợp nhất, chia, tách),tập đoàn vẫn duy trì hoạt động ổn định và giữ chân được khách hàng
4.3 Quy mô lớn
Các tập đoàn tài chính - ngân hàng có quy mô rất lớn về vốn, tổng tài sản
và mạng lưới hoạt động cả trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới Vớiquy mô vốn lớn và tài sản khổng lồ, các tập đoàn tài chính luôn khẳng địnhđược uy tín và vị thế của mình trên thị trường và nâng cao sức cạnh tranh củatập đoàn trước các đối thủ cạnh tranh
Trong một tập đoàn tài chính - ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu vàtiềm lực tài chính đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt độngthường nhật và đảm bảo cho tập đoàn phát triển lâu dài Nguồn vốn của công
ty mẹ phải đủ mạnh để:
- Thứ nhất, cung cấp và phân bổ vốn cho các công ty con trong tập đoàn
- Thứ hai, đủ khả năng đầu tư cho các chương trình và dự án phát triểnsản phẩm mới, tăng cường trang thiết bị và công nghệ hiện đại
Trang 39Nh ng đ xu t xây d ng mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Nam ất xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đ àn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam àn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam àn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ở Việt Nam ệt Nam
- Thứ ba, cho phép mở rộng trụ sở, các chi nhánh và văn phòng nhằm bắtkịp với sự phát triển của thị trường, mở rộng địa bàn phục vụ, đa dạng các đốitượng khách hàng
Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của tập đoàn tài chính - ngânhàng rất lớn, và chiếm tỷ lệ đáng kể trong GDP
Bảng 1 : Quy mô của một số ngân hàng lớn trên thế giới
n v : tri u USD Đơn vị: triệu USD ị: triệu USD ệu USD
Số liệu về tập đoàn tài chính - ngân hàng Số liệu về quốc gia
Tập đoàn Xếp
hạng
Tổng tài sản
Vốn CSH
CAR (%)
Tên nước GDP TổngT
S/ GDP Citigroup 1 1.484.101 74.415 11,85 Mỹ 10.833.492 14 % HSBC Holdings 3 1.276.778 67.259 12,00 Anh 1.552.437 82 %
Bank of China 11 515.972 34.851 11,04 TQ 1.649.329 31 % Kookmin Bank 76 176.577 7.830 11,01 HQ 679.674 26 % DBS 83 107.451 7.207 15,80 Singapore 104.993 102 % Maybank 161 46.549 3.201 15,10 Malaixia 117.775 40 % Bangkok Bank 196 36.029 2.460 13,50 Thái Lan 163.491 22 % Bank of the
Bảng 2 : Quy mô t p o n t i chính trong 100 t p o n kinh t l n nh t th gi i ập đoàn tài chính trong 100 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới đông àng àng ập đoàn tài chính trong 100 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới đông àng ết tắt tiếng Anh ớn nhất thế giới ất thế giới ết tắt tiếng Anh ớn nhất thế giới
theo giá tr t i s n (tháng 3/2007) ị: triệu USD àng ảo hiểm
Tập đoàn Theo số lượng Theo tài sản Tập đoàn có tài sản >1000tỷUSD
Số lượng
Giá trị tài sản
Tỷ lệ
Tập đoàn
tài chính 88 88% 58.421,19 94,7% 21 21% 30.379,69 49,3%Tập đoàn
Trang 40Nh ng đ xu t xây d ng mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Nam ất xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đ àn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam àn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam àn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ở Việt Nam ệt Nam
Tổng 100 100% 61.664,94 100% 21 21% 30.379,69 49,3%
(Nguồn: tổng hợp và tính toán từ www.forbes.com)
Trong 100 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới về tổng tài sản tháng 3/2007,
đã có đến 88 tập đoàn tài chính, chiếm gần 95% tổng tài sản của cả 100 tậpđoàn Hơn thế nữa, trong số 100 tập đoàn này, có 21 tập đoàn có giá trị tài sảnlên tới hơn 1000 tỷ USD, điều đặc biệt là tất cả 21 tập đoàn này đều thuộc khuvực tài chính và có tổng giá trị tài sản chiếm gần 50% giá trị tài sản của 100tập đoàn lớn nhất Điều đó đã cho thấy sự lớn mạnh chưa từng thấy của lĩnhvực tài chính - ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu
Tổng tài sản của 10 tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới tăngliên tục cùng với sự đổi ngôi của những gã khổng lồ trong hệ thống các tậpđoàn tài chính thế giới qua các năm 1985, 1995 và đầu năm 2007 Năm 1985,
đó là thời đại của Citicorp với 167 tỷ USD, 10 năm sau Duetsche Bank dẫnđầu với 503 tỷ USD và gần đây, vào tháng 3/2007, vị trí cao nhất thuộc về tậpđoàn tài chính Barclays với 1.949 tỷ USD
Bảng 3 : Tổng tài sản của Top 10 tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới
n v : t USD Đơn vị: triệu USD ị: triệu USD ỷ USD
Hạng Tên tập đoàn
Giá trị tài sản
Tên tập đoàn
Giá trị tài sản
Tên tập đoàn
Giá trị tài sản
1 Barclays 1.949 Deutsche Bank 503 Citicorp 167
2 BNP Paribas 1.898 Sanwa Bank 501 Dai-Ichi
Sumitomo