1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán nội bộ- một nhân tố quan trọng cho quá trình phát triển của các doanh nghiệp và tổ chức hiện nay.doc

30 688 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 268,5 KB

Nội dung

Kiểm toán nội bộ- một nhân tố quan trọng cho quá trình phát triển của các doanh nghiệp và tổ chức hiện nay

Trang 1

Lời mở đầu

Cùng với sự phát triển đa dạng và phức tạp của các hoạt động sản xuấtkinh doanh đòi hỏi phải có những hình thức và phương pháp quản lý, kiểm soátphù hợp để khắc phục những mặt trái của nó Kiểm toán nội bộ ra đời là mộttrong những xu hướng tất yếu để khắc phục những mặt trái đó Nó là một trongnhững yếu tố góp phần đảm bảo, duy trì tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệulực trong các hoạt động kinh tế của các đơn vị, các doanh nghiệp thuộc cácngành ở các lĩnh vực khác nhau trong xã hội.

Kiểm toán nội bộ ngày càng được hoàn thiện cùng với sự phát triên củacông tác kế toán Sự ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ thống kiểmtoán nội bộ đã và đang khẳng định vai trò cần thiết của nó trong nền kinh tế thịtrường, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý kinh tế Kiểm toán nội bộ đã giúp chocác nhà quản lý có được những thông tin xác thực và kịp thời, phục vụ tốt chocông tác quản lý và hoạch định chính sách, hạn chế rủi ro Ở Việt Nam, Kiểmtoán nội bộ mặc dù là lĩnh vực còn mới mẻ song thực tế cho thấy công tác nàycũng đã bước đầu thu được những kết quả tích cực, đã và đang làm cho công tácquản lý ngày càng hoàn thiện hơn Nhận thức được vai trò của kiểm toán nội bộcũng như thấy được sự cần thiết đó, là sinh viên chuyên ngành kiểm toán tạitrường Đại học Kinh tế Quốc dân, được các thầy cô trang bị cho những kiến

thức cơ bản nhất em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài : “Kiểm toán nội

bộ-một nhân tố quan trọng cho quá trình phát triển của các doanh nghiệp và tổchức hiện nay”

Do còn hạn chế về nhận thức, về thời gian nghiên cứu và sự mới mẻ của đề tài, chuyên đề ây em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giá.

Trang 2

Nội dung

Phần I : Lý luận chung

1 Tổng quan về kiểm toán.

1.1 Khái niệm về kiểm toán

Thuật ngữ “Kiểm toán” thực sự xuất hiện và được sử dụng ở nước ta từ hơnchục năm cuối thế kỷ XX, vì vậy cách hiểu và cách dùng khái niệm chưa hoàntoàn thống nhất Tuy nhiên có thể rút ra những kết luận chung chủ yếu từ cácquan niệm khác nhau đó về kiểm toán.

 Kiểm toán là hoạt động độc lập, chức năng cơ bản của kiểm toán là xácminh, thuyết phục để tạo niềm tin cho những người quan tâm vào nhữngkết luận kiểm toán cho dù những kết luận này có thể hướng vào nhữngmục tiêu cụ thể khác nhau như tính trung thực của thông tin( Informationaudit ), tính quy tắc trong việc thực hiện các nghiệp vụ ( Regularityaudit ), tính hiệu quả ( Efficiency audit ) hay tính hiệu năng( Effectiveness audit ) của hoạt động Qua xác minh, kiểm toán viên bàytỏ ý kiến của mình về những lĩnh vực tương ứng Chức năng này quyếtđịnh sự tồn tại của hoạt động kiểm toán.

 Với bản chất và chức năng trên, kiểm toán phải thực hiện mọi hoạt độngkiểm tra, kiểm soát những vấn đề liên quan đến thực trạng tài sản, cácnghiệp vụ tài chính và sự phản ánh của nó trên sổ sách kế toán cùng hiệuquả đạt được Những loại công việc này tự nó đã gắn chặt với nhau và đâylà luận cứ cho việc tổ chức kiểm toán khoa học

 Nội dung trực tiếp của kiểm toán trước hết và chủ yếu là thực trạng hoạtđộng tài chính Một phần của thực trạng này đã được phản ánh trên cácbảng khai tài chính và những tài liệu kế toán nói chung Tuy nhiên, dogiới hạn về trình độ và kỹ thuật xử lý thông tin kế toán, có những phầnthông tin quan trọng khác về hoạt động tài chính chưa được phản ánh đầy

Trang 3

đủ trong các tài liệu Vì vậy, trong mọi trường hợp cần tận dụng nhữngtài liệu kế toán như những bằng chứng đã có làm đối tượng trực tiếp củakiểm toán ( kiểm tra chứng từ ) Trong trường hợp thiếu bằng chứng trựctiếp này, kiểm toán cần sử dụng những phương pháp kỹ thuật để tạo lậpcác bằng chứng kiểm toán ( kiểm tra ngoài chứng từ ).

 Để thực hiện chức năng trên trong phạm vi hoạt động tài chính với nhiềumối quan hệ phức tạp đòi hỏi kiểm toán phải hình thành một hệ thốngphương pháp kỹ thuật riêng bao gồm cả những phương pháp kiểm toánchứng từ ( cân đối, đối chiếu lôgic, diễn giải thông tin, quy nạp nguồnthông tin…) và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ ( điều tra, quansát, kiểm kê, thử nghiệm…) thích ứng với đối tượng ( nội dung ) của kiểmtoán và phù hợp với các quy luật và quan hệ của phép biện chứng.

 Kiểm toán là một hoạt động chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành nênhoạt động này phải được thực hiện bởi những người có trình độ nghiệp vụchuyên sâu về kiểm toán Kiểm toán viên, giám định viên kiểm toán, thẩmkế viên, kế toán viên công chứng Đây là những kiểm toán viên chuyênnghiệp hoạt động hay hành nghề theo pháp luật.

Từ những điều trình bày trên có thể kết luận : “ Kiểm toán là xác minh và bàytỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phươngpháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểmtoán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháplý có hiệu lực”.

Kiểm toán không phải là hoạt động “Tự thân” và “vị thân” : Kiểm toán sinh ratừ yêu cầu của quản lý và phục vụ cho yêu cầu của quản lý Từ đó, có thể thấyrõ ý nghĩa, tác dụng của kiểm toán trên nhiều mặt.

 Thứ nhất: Kiểm toán tạo niềm tin cho những “người quan tâm” Trong cơchế thị trường, có nhiều người quan tâm tới tình hình tài chính và sự phảnánh của nó trong tài liệu kế toán Trong “Thế giới” của những người quan

Trang 4

tâm có cả các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các nhà quản lý, kháchhàng và người lao động…

 Thứ hai: Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếphoạt động tài chính kế toán nói riêng vầ hoạt động quản lý nói chung. Thứ ba: Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý : Rõ

ràng, kiểm toán không chỉ xác minh rõ độ tin cậy của thông tin mà còn tưvấn về quản lý Có thể thấy đặc biệt rõ tác dụng của vai trò tư vấn nàytrong kiểm toán hiệu năng và hiệu quả quản lý Vai trò này phát huy đặcbiệt rõ trong các đơn vị được kiểm toán thường xuyên Trong điều kiệnđó, việc tích luỹ kinh nghiệm qua thực tiễn sẽ là cơ sở cho những bài họccho tương lai Điều đó cũng có thể giải thích từ tính phức tạp và đa dạngtrong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế – xã hội trong các đơn vịđược kiểm toán Đặc biệt trong nhưng bước chuyển đổi kinh tế, có nhiềuquan hệ mới, phức tạp nảy sinh Trong cả nhận thức lẫn thực tiễn, có thểthấy rõ tính phức tạp của các quan hệ này từ chính những đặc trưng củakinh tế thị trường: Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, công bằng xã hội,phúc lợi xã hội không còn đủ các điều kiện thuận lợi duy trì và phát triểntrong cơ chế thị trường thuần tuý Cạnh tranh là quy luật đạt tới lợi nhuận,nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, cạnh tranh và bình đẳng trước phápluật Kinh tế mở cửa, đa phương hoá, đầu tư và mở rộng, các quan hệquốc tế có lợi ích kinh tế trực tiếp song không phải mọi quan hệ này đềuchỉ đơn thuần về kinh tế… Đặc biệt trong điều kiện mới chuyển đổi cơchế kinh tế, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, kinh nghiệm và chuyên giagiỏi về quản lý chưa có nhiều Trong điều kiện đó , duy trì kỷ cương vàbảo đảm phát triển đúng hướng và chỉ có thể có được trên cơ sở xây dựngđồng bộ và tổ chức thực hiện tốt kiểm toán trên mọi lĩnh vực để trên cơ sởtích luỹ kinh nghiệm từ xác minh đi đến tư vấn cho mọi lĩnh vực hoạtđộng.

Trang 5

Từ tất cả những điều trình bày trên, có thể thấy rõ kiểm toán có ý nghĩa lớntrên nhiều mặt: Đó là “quan toà công minh của quá khứ”, “người dẫn dắt chohiện tại” và “người cố vấn sáng suốt cho tương lai”.

1.2 Phân loại kiểm toán

Để có nhận thức rõ hơn về kiểm toán và có cơ sở tổ chức tốt công tác kiểmtoán cần hiểu được các loại kiểm toán Kiểm toán có thể phân ra nhiều loại theocác tiêu thức khác nhau.

 Theo đối tượng cụ thể, kiểm toán có thể phân thành kiểm toán ( báocáo ) tài chính, kiểm toán nghiệp vụ ( hoạt động ) và kiểm toán liênkết.

 Theo lĩnh vực cụ thể của kiểm toán có thể phân kiểm toán thànhkiểm toán thông tin, kiểm toán qui tắc ( tuân thủ ), kiểm toán hiệunăng và kiểm toán hiệu quả.

 Theo phạm vi tiến hành kiểm toán, có thể phân kiểm toán thànhkiểm toán toàn diện và kiểm toán chọn điểm ( điển hình ).

 Theo tính chu kỳ của kiểm toán, có thể phân kiểm toán thành kiểmtoán thường kỳ, kiểm toán định kỳ và kiểm toán bất thường ( độtxuất ).

 Theo quan hệ pháp lý của kiểm toán, có thể có kiểm toán bắt buộcvà kiểm toán tự nguyện.

 Theo tổ chức bộ máy kiểm toán, có thể phân kiểm toán thành kiểmtoán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.

2 Khái quát chung về kiểm toán nội bộ (KTNB).

2.1 Khái niệm.

ở Australia, khái niệm về KTNB được nêu trong chuẩn mực kiểm toánAUS 104 là: “ KTNB được xem là hoạt động thẩm định độc lập, được thiết lậpcùng với 1 tổ chức và là 1 dịch vụ đối với tổ chức đó Chức năng của KTNB là

Trang 6

xem xét, đánh giá và thông báo tính thích hợp và tính hiệu quả của hệ thôngkiểm soát nội bộ”

Đây là một quan điểm truyền thống, nó nhìn nhận KTNB từ góc độ củacác kiểm toán viên độc lập, bên ngoài tổ chức, vì vậy KTNB được coi như làmột bộ phận hợp thành môi trường kiểm soát Khái niệm này còn được bổ sungthêm ở phần 2 - chuẩn mực số 106 của AUS Khi nó nêu lên vai trò của KTNBlà xem xét và đánh giá.

 Hệ thống kiểm soát và thông tin nội bộ. Thông tin tài chính và thông tin nghiệp vụ.

 Tính kinh tế , tính hiệu quả và tính hiệu năng của hoạt động. Việc tuân thủ các quy tắc phù hợp của tổ chức.

 ở một số nước mà kiểm toán nội bộ chưa phát triển thì quan điểmvề KTNB còn rất hạn chế Nói chung KTNB được xem là hoạtđộng kiểm tra.

KTNB là hoạt động kiểm tra , giám sát của bộ máy quản lý , điều hànhtrong doanh nghiệp Đó là công việc thường xuyên , hàng ngày gắn liền vớichức năng hoạt động của mỗi người trong bộ máy điều hành , như giám đốckiểm tra trước khi ký hợp đồng kinh tế , kế toán kiểm tra trước khi lập phiếuchi , thủ kho kiểm tra chứng từ trước khi xuất hàng … KTNB có tác dụng thiếtthực , trực tiếp với doanh nghiệp vì mỗi người kiểm tra có điều kiện tiếp cận vớimọi thông tin , sát thực tế , hoặc có quyền từ chối trước khi hoạt động kinh tếxảy ra , hoặc có quyền báo cáo những phát giác của mình cho người đứng đầudoanh nghiệp Điều đó có thể hạn chế ngăn ngừa một cách hữu hiệu những thiệthại trước khi có thể xảy ra

Việc kiểm tra của cơ quan cấp trên doanh nghiệp , xét trong giác độ ngành, chính là KTNB phục vụ việc điều hành của người đứng đầu ngành

Về lý thuyết , KTNB là các quy định về tổ chức bộ máy quản lý , quyđịnh về chức năng nhiệm vụ , quyền hạn và phương pháp tham gia điều hành

Trang 7

doanh nghiệp Trên thực tế , hoạt động của từng người , từng bộ phận trong bộmáy quản lý , chính là hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Hạn chế của KTNB là không đưa ra lời nhận xét tổng quát , toàn diện vềcác thông tin tài chính , nhưng lại xét nhiều thông tin kinh tế , quản trị và nghiệpvụ liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị

Một trong những nhiệm vụ của KTNB là kiểm tra chất lượng hoạt độngcủa hệ thống kiểm soát nội bộ Nếu hoạt động tốt sẽ hạn chế các rủi ro và côngviệc của kiểm toán viên đọc lập sẽ giảm nhẹ hơn theo tỷ lệ nghịch.

Theo chuẩn mực hành nghề KTNB của học viện các kiểm toán viên nộibộ thì KTNB là một hoạt động bảo đảm và cố vấn độc lập , khách quan đượcthiết kế để tăng cường và cải thiện các hoạt động của tổ chức Nó giúp một tổchức hoàn thành các mục tiêu đặt ra thông qua hệ thống phương pháp để đánhgiá và cải thiện tính hiệu quả của quá trình quản lý , kiểm soát và điều chỉnh

Đây là khái niệm phản ánh cái nhìn mới , phù hợp hơn với vai trò đã pháttriển đến hiện nay của KTNB.

Uỷ ban kiểm toán , vừa có trách nhiệm trong tổ chức hoạt động KTNB( nội kiểm ) , vừa có trách nhiệm tạo lập mối quan hệ với chủ thể kiểm toán tài

Trang 8

chính từ bên ngoài ( ngoại kiểm ) Trong trường hợp không có hội đồng quản trị, chủ đầu tư hoạc người đựơc uỷ quyền phụ trách sẽ chỉ đạo công tác kiểm toán Tất nhiên , uỷ ban kiểm toán hoạc người phụ trách chỉ có chức năng tổ chức ,chỉ đạo công việc kiểm toán Người thực hiện KTNB là những kiểm toán viêntrong đơn vị hoặc chuyên gia ( giám định viên kế toán ) từ bên ngoài Từ đó cóthể có hai mô hình cơ bản là hội đồng hay bộ phận KTNB và giám định viên kếtoán ( hoặc giám sát viên nhà nước )

Hội đồng hay bộ phận KTNB ( Internal Auditing Department ) là mô hìnhphổ biến đặc biệt ở các nước Bắc Mỹ Thành viên của bộ phận này là các kiểmtoán viên nội bộ Số lượng và cơ cấu các thành viên tuỳ thuộc vào qui mô củađơn vị , vào nhiệm vụ KTNB cụ thể trong từng thời kỳ Hội đồng có nhiệm vụthực hiện tất cả các công việc do uỷ ban kiểm toán giao cho kể cả việc xây dựnghoặc hoàn thiện qui chế KTNB ( nếu có ) , tổ chức thực hiện đều đặn và có hiệulực qui chế đã ban hành và cả công việc đột xuất khác

Mô hình này có nhiều ưu điểm và rất thích hợp với các doanh nghiệp cóqui mô lớn Tuy nhiên , điều kiện tiên quyết để phát huy ưu việt này là chấtlượng kiểm toán viên nội bộ

Kiểm toán viên nội bộ khi thực hiện công việc thì họ phải có tính độclập Tính độc lập cho phép kiểm toán viên nội bộ có những phán đoán kháchquan và không thành kiến , cần thiết để tiến hành đúng đắn những cuộc kiểmtoán Nhưng muốn có tính độc lập kiểm toán viên nội bộ phải được sự ủng hộcủa ban giảm đốc và hội đồng quản trị để họ có được sự cộng tác của những bộphận được kiểm toán và để công việc của họ không bị can thiệp Đồng thờikiểm toán viên nội bộ được yêu cầu thực hiện các cuộc kiểm toán một cáchtrung thực và không được có một sự thoả hiệp nào về lượng đáng kể nào xảy ra Họ không được để mình lâm vào tình trạng không có khả năng nhận định nghềnghiệp một cách khách quan Vì thế trong các cuộc kiểm toán , việc phân côngphải tránh sự mâu thuẫn về quyền lợi cũng như kiẻm toán viên nội bộ luôn đượcyêu cầu phải báo cáo định kỳ những thông tin cho người phụ trách về những

Trang 9

mâu thuẫn đang , sẽ xảy ra Đặc biệt kiểm toán viên nội bộ không được đảmnhận công việc nghiệp vụ khác cũng như kiểm toán viên nội bộ không nên trởlại kiểm toán bộ phận mà trước đây kiểm toán viên này có quyền hay có tráchnhiệm Vì như vậy kiểm toán viên nội bộ có khả năng sẽ thiên vị do đã có liênquan

Về mặt chuyên môn , kiểm toán viên nội bộ phải có kiến thức , kỹ năng ,kỷ luật cần thiết để thực hiện công việc kiểm toán Cụ thể kiểm toán viên nội bộphải tinh thông nghiệp vụ trong việc áp dụng các chuẩn mực , thủ tục và thuậtKTNB ; Tinh thông nguyên tắc và nghiệp vụ kế toán ; Hiểu biết nguyên tắc quảnlý để nhận thức và đánh giá thực chất và tầm quan trọng của những sai lệchtrong thực tế kinh doanh ; nhận thức rõ những nguyên tắc cơ bản của các vấn đềkế toán , kinh tế , luật thương mại , hệ thống thuế , tài chính , các phương phápđịnh lượng hệ thống thông tin được chương trình hoá

Ngoài ra kiểm toán viên nội bộ phải có nhiều đức tính quan trọng khác.Muốn trao đổi ý kiến có hiệu quả thì kiểm toán viên nội bộ phải là người khéoứng xử khi tiếp xúc , phải nắm vững và duy trì mối quan hệ thoả đáng với các bộphận được kiểm toán Để không bị lạc hậu hay đào thải của nghề này , kiểmtoán viên nội bộ phải không ngững học tập để duy trì trình độ thành thạo củamình trong thế giới năng động và thường xuyên thay đổi hiện nay Bên cạnh đókiểm toán viên phải rèn luyện tính thận trọng nghề nghiệp đúng mực để có thểthích ứng với sự phức tạp của nhiệm vụ kiểm toán

Mô hình thứ hai là sử dụng giám định viên kế toán ( hoặc giám sát viênnhà nước ) là mô hình ứng dụng phổ biến ở các xí nghiệp nhà nước và các doanhnghiệp có qui mô nhỏ Trong trường hợp này , người thực hiện công việc kiểmtoán có thể là kiểm toán viên chuyên nghiệp ( hành nghề ) thậm chí ở một sốnước trong các xí nghiệp công và doanh nghiệp nhà nước được biên chế trongbộ máy kiểm toán nhà nước

Mô hình này rất thích hợp với các xí nghiệp công , các doanh nghiệp cóqui mô nhỏ không cần biên chế kiểm toán viên nội bộ Nó phát huy được thế

Trang 10

mạnh nghề nghiệp của các chuyên gia giỏi Tuy nhiên trong trường hợp này chiphí kiểm toán thường cao do phải thuê nhân viên Mặt khác , do công việcKTNB cũng do số ít chuyên gia có trình độ cao đảm nhiệm nên cần chú trọngđảm bảo tính khách quan trung thực của kiểm toán viên bằng các phương phápbổ sung như kiểm tra chéo , định kỳ thay đổi nơi làm việc của các kiêmt toánviên tăng cường trách nhiệm của kiểm tra bên ngoài …

Như vậy chủ thể của KTNB là các kiểm toán viên nội bộ nằm trong bộmáy KTNB cả đơn vị tổ chức đó hoặc là các giám định viên kiểm toán thuêngoài Dù là một nhân viên của tổ chức hay người ngoài , dù đã có chứng chỉkiểm toán viên nội bộ hay chưa thì họ cũng phải là người có sự thành thạo vềmặt chuyên môn và phải tuân thủ các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp rất chặt chẽ Điều đó giúp cho công việc kiểm toán tiến hành hiệu quả hơn , phục vụ tót hơncho nhu cầu quản lý trong doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng củanhà nước

2.2.2 Lĩnh vực hoạt động của KTNB

Theo chuẩn mực chung số 300 đã xác định rõ KTNB sẽ xem xét , đánhgiá tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức và chấtlượng thực hiện trách nhiệm được giao Tuy nhiên , tuỳ theo yêu cầu của bangiám đốc và hội đồng quản trị mà KTNB trong từng tổ chức sẽ phải tuân theođịnh hướng công việc nhất định Nhưng có thể thấy các lĩnh vực công việc màhầu hết các hệ thống KTNB thường có trách nhiệm thực hiện là:

Thẩm tra tính xác thực và tính toàn vẹn của thông tin tài chính , thông tinnghiệp vụ và các phương tiện đã sử dụng để xác định , định lượng , phân loại vàbáo cáo thông tin đó

Thẩm tra các hệ thống đã thiết lập để bảo đảm sự tuân thủ các chính sách ,kế hoạch , thủ tục , pháp luật , các quy định có ảnh hưởng quan trọng tới cácnghiệp vụ , các báo cáo và phải xác định tổ chức có làm theo đúng không

Trang 11

Thẩm tra các biện pháp sử dụng để bảo vệ tài sản , tránh tổn thất do cáchành vi trộm cắp , hoả hoạn , sử dụng sai hoặc bất hợp pháp , thẩm tra sự vạchtrần các yếu tố này Khi cần thiết thì thẩm tra sự tồn tại của những tài sản đó

Đánh giá tính tiết kiệm và tính hiệu quả của các nguồn nhân lực được sửdụng Điều này có nghĩa là ban giám đốc chịu trách nhiệm đề ra những chuẩnmực điều hành để định lượng việc sử dụng các nguồn nhân lực tiết kiệm và hiệuquả của một hoạt động , còn kiểm toán viên nội bộ chịu trách nhiện xem xét xem: Các chuẩn mực tác nghiệp đố được thiết lập để đo lường tiết kiệm và hiệu quảkhông ; Các chuẩn mực đã thiết lập thì có được thực hiện không ; Những sailệch so với các chuẩn mực đã thiết lập có được xác định , phân tích và báo cáocho người có trách nhiệm để sửa sai hay không Mặt khác kiểm toán viên phảixác định những tình trạng khác như : Cơ sở vật chất có được tận dụng tối đa ;công việc có năng suất hay không? Các thủ tục có tốn kém không? Nhân viênthừa hay thiếu.

Kiểm toán viên nội bộ phải xem xét các hoạt động hoặc chương trình đểkhẳng định kết quả có đáp ứng mục tiêu và mục đích đã định không , các nghiệpvụ hoặc chương trình có thực hiện đúng kế hoạch không

Như vậy yếu tố chủ yếu liên quan tới các lĩnh vực hoạt động là việc hoànthành các mục tiêu của mình để hỗ trợ ban giám đốc thông qua việc xem xét ,đánh giá các công việc kiểm soát nội bộ khác nhau Tuỳ vào từng tổ chức , bangiám đốc có thể thay đổi hoặc yêu cầu kiểm toán viên nội bộ thực hiện phạm vicông việc khác nhau nhưng kiểm toán viên nội bộ vẫn phải tập trung vào cáckhía cạnh nêu trên của hệ thống kiểm soát nội bộ Trong tát cả các mối liên quannày thì kiểm toán viên nội bộ giữ vai trò tham vấn còn ban giám đốc phải chịutrách nhiệm về việc sử dụng các nguồn lực phục vụ lợi ích tối đa của tổ chức

3 Sự cần thiết của KTNB đối với các tổ chức

Mọi hoạt động , trong đó có hoạt động kiểm soát như KTNB xuất hiệntrong thực tế đều là kết quả của nhu cầu này sinh Với sụ phát triển tự nhiên,

Trang 12

các nghiệp vụ trong doanh nghiệp ngày càng có khối lượng nhiều và phức tạp ,nên người chủ sở hữu và quản lý cao cấp trong thực tế không thể dễ dàng tiếpxúc với các nghiệp vụ đó để kiểm tra hiệu quả của hoạt động một cách vừa ýđược Mặc dù ông chủ có thể xây dựng một hệ thống và muốn có cái nhìn phánquyết qua hệ thống đó , thì vẫn cứ khó cho ông ta khi muốn biết lợi ích củadoanh nghiệp có được phục vụ xứng đáng hay không Những quy tắc đã định racó được tuân thủ không? Công nhân viên làm việc có hiệu năng hay không ?Liệu tài sản có được đảm bảo an toàn không ? Những quy tắc hiện hành có cònhiệu lực khi điều kiện thay đổi không ? Câu trả lời sau cùng cho những yêu cầuđó là ông chủ cần có sự trợ giúp Việc giúp đỡ này phải giao cho một hay mộtsố người chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra các hoạt động và báo cáo lại theonhư các câu hỏi trên Như vậy là , hoạt động kiểm toán nội bộ đã đi vào thực tếmột cách chính thức và rõ ràng Việc luôn tồn tại một nhu cầu chung về dịch vụKTNB có lẽ là đã rất rõ ràng dù đó là loại hình tổ chức gì , hoạt động với mụctiêu gì Điều này có nghĩa là , mọi tổ chức , doanh nghiệp có tồn tại trách nhiệmquản lý đều cần có KTNB Mục tiêu của các tổ chức có thể là tìm kiếm lợinhuận , mục tiêu nhân đạo xã hội hoặc tiến hành một nhiệm vụ của chính phủ Trong tất cả các trường hợp , khi các đơn vị có các nhu cầu bảo vệ – tức là làmsao để các hoạt động trên được tiến hành đúng các chính sách , thủ tục và đượctiến hành theo cách thức phản ánh các tiêu chuẩn phù hợp , cũng như nhu cầu vềnâng cao chất lượng hoạt động , hay tìm ra phương thức tối ưu hoá việc sử dụngcác nguồn lực trong điều kiện hạn chế của thị trường , thì cần có bộ phận KTNBliên quan tương ứng.

Có thể thấy từ điểm khởi đầu , khi KTNB chỉ được xem như là một hoạtđộng đơn lẻ ở cấp thấp và trong đa số trường hợp tồn tại với tư cách là một bộphận cấu thành của các chức năng kế toán ; KTNB đã định hình một cách vữngchắc - được nhìn nhận như một nhiệm vụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực củatổ chức , kể cả các đơn vị tư nhân ; Nó cũng trở thành một hoạt động chuyên

Trang 13

nghiệp mang tính độc lập cao , đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động củacác tổ chức

Ngoài ra , nhu cầu về KTNB tồn tại ở mọi cấp của một đơn vị Một đơnvị có thể tiến hành các hoạt động của nó thông qua việc phân chia quyền lựctheo các cấp , phòng ban hay các bộ phận nội bộ khác nhau Trong mỗi trườnghợp , sự quản lý của các bộ phận nội bộ này đều có sự chia sẻ về nguồn lực vàliên quan về trách nhiệm quản lý Sự quản lý , điều hành này do đó có một nhucầu chính đáng với KTNB

4 Một số khó khăn đối với quá trình phát triển củaKTNB.

4.1 Sự cạnh tranh với các công ty kiểm toán độc lập và côngty lớn cung cấp dịch vụ kế toán

Xu hướng gần đây của nhiều công ty đặc biệt là các công ty niêm yết trênthị trường chứng khoán là sử dụng dịch vụ KTNB của các công ty bên ngoài Điều này có thể được giải thích bởi quan điểm , cách nhìn nhận về tính độc lậpcủa KTNB Nhiều người cho rằng các công ty kiểm toán độc lập hoặc các côngty cung cấp dịch vụ kế toán có thể thực hiện KTNB thì nên để họ làm công việcnày bởi như thế tính độc lập sẽ tăng lên Khi các công ty bên ngoài cung cấpdịch vụ KTNB thì người thực hiện là các kiểm toán viên công chứng , họ khôngphải là nhân viên trong đơn vị , đồng thời có thể thấy họ có trình độ chuyên môncao , thường được đào tạo chuyên nghiệp , khác với một số nhân viên thực hiệnKTNB chỉ là những nhân viên có kinh nghiệm được đề bạt vào trong bộ máyKTNB Vì vậy có thể làm cho việc thẩm tra , đánh giá các hoạt động trong tổchức khách quan và hiệu quả hơn

Mặt khác , kiểm toán viên nội bộ thường thực hiện việc thẩm định đối vớinhiều lĩnh vực Điều này là do bản chất của nghề nghiệp và do sự so sánh giữalợi ích thu được và chi phí để duy trì hiệu quả bộ máy KTNB của ban giám đốc.

Trang 14

Khi số lượng kiểm toán viên nội bộ nhỏ , phải thực hiện kiểm toán đồng thờitrên nhiều lĩnh vực thì có một sự quan tâm tới tính chuyên môn hoá của KTNB Có thể thấy các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán luôn có sự phân chiakiểm toán viên thành các nhóm thực hiện kiểm toán ở các lĩnh vực khác nhau Vì vậy trên từng lĩnh vực mỗi nhóm sẽ hoạt động một cách kinh nghiệm , thànhthạo và hiệu quả hơn Từ góc độ này , nhiều nhà quản lý cho rằng khi thuê cáccông ty bên ngoài thực hiện KTNB sẽ hiệu quả hơn bộ máy KTNB trong các tổchức

4.2 Khó khăn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cấpquản lý và bộ phận được kiểm toán

Có thể thấy xung đột thường nảy sinh giữa trách nhiệm của kiểm toánviên nội bộ với bộ phận quản lý cấp cao hơn và với bộ phận quản lý trực tiếp cáchoạt động đang được kiểm toán Trong cả hai mối quan hệ này thì trách nhiệmcủa kiểm toán viên nội bộ đều là thực hiện các dịch vụ bảo vệ và cải thiện Nhưng đối với ban quản lý cấp cao hơn công việc của kiểm toán viên nội bộđược xem như một phần của hệ thống kiểm soát mà qua đó các nhà lãnh đạo caocấp hơn nữa nắm được những khiếm khuyết và những vấn đề còn tồn tại Cònđối với bộ phận được kiểm toán thì lại muốn làm việc với kiểm toán viên nội bộnhư một đối tác với một loại quan hệ thận trọng Cái khó cho kiểm toán viênnội bộ là mối quan hệ thứ hai , khi tốt đẹp , sẽ có tác dụng thúc đẩy sự hợp tácgiữa kiểm toán viên và bộ phận bị kiểm toán , đồng thời nó có thể giúp cho việccải thiện tính hiệu quả của bộ phận bị kiểm toán này Ngược lại quan hệ thứnhất lại là cơ sở để đánh giá quá trình hoạt động của kiểm toán viên nội bộ và làcơ sở cho sự tồn tại cho loại hình nghề nghiệp này Đây là sự mâu thuẫn mangtính bản chất nghề nghiệp Vấn đề đối với kiểm toán viên nội bộ là làm thế nàođể hoà hợp hai loại mong muốn khác nhau và thoả mãn cả hai đối tác.

Bên cạnh đó còn tồn tại sự xung đột tiềm ẩn giữa ban giám đốc công tyvới hội đồng quản trị ( kể cả hội đồng kiểm tra trực thuộc ) Mặc dù cả hai đối

Trang 15

tượng này đều quan tâm tới lợi ích chung của toàn công ty nhưng mỗi bên nhìnnhận lợi ích của đơn vị theo một cách khác nhau Ban giám đốc thường quantâm nhiều hơn về sự tuân thủ , các áp lực từ phía chính phủ và hình tượng củacông ty Ban quản trị lại có sự quan tâm về quá trình hoạt động dài hạn Khácvới sự quan tâm có tính ngắn hạn , trước mắt của ban giám đốc Một lần nữakiểm toán viên nội bộ phải làm thế nào đó để đạt được sự cân bằng hợp lý vàthoả mãn nhu cầu của cả hai bên - đây chính là điểm khó nhất trong nghề củakiểm toán viên nội bộ.

4.3 Thích ứng với thế giới công nghệ thông tin

Sự phát triển của công nghệ máy tính và các ứng dụng trong mọi vấn đềcủa cuộc sống hiện tại là một trong những sức mạnh to lớn và có ý nghĩa nhấtcủa xã hội Trong kinh doanh và khu vực Chính phủ , máy tính đã trở thànhphương tiện chủ yếu để xử lý các dữ liệu văn phòng , và trong những năm gầnđây , máy tính đang chuyển dần sang phạm vi các hệ thống ứng dụng Nó cũngđem lại một khả năng mới cho một số lượng lớn các ứng dụng của khoa họcquản lý Những phát triển này đem lại những thuận lợi lớn nhưng đồng thờicũng gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý , điều hành Mục tiêu củaKTNB về trợ giúp tổ chức đòi hỏi kiểm toán viên nội bộ phải nhận thức đượcnhững cơ hội cũng như những thách thức mới này và trợ giúp mọi bộ phận đểsử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả Thêm vào đó , những ứng dụng rộngrãi của máy tính đã tác động trực tiếp nhiều hơn tới công việc của kiểm toánviên nội bộ

Trước khi có sự xâm nhập của máy tính , kiểm toán viên nội bộ xử lý tàiliệu và các dữ liệu có liên quan mà đã được thực hiện thủ công hoặc được xử lýbằng các loại máy cơ khí mà lao động của con người có thể dễ dàng nhận thấy Ngày nay , các dữ liệu cơ bản được in ra bằng máy tính điện tử qua một loạt cácchương trình và phương pháp xử lý dữ liệu phức tạp Khi xem xét các số liệunày , kiểm toán viên nội bộ cần quay lại xem xét các chương trình và cácd kiểmsoát mà qua đó số liệu được tạo ra Vì vậy công việc của các kiểm toán viên nội

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w