1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình phát triển ngoại thương của Hàn Quốc 2006-2010.doc

33 682 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 585 KB

Nội dung

Quá trình phát triển ngoại thương của Hàn Quốc 2006-2010

Trang 1

Mục lục

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

A – QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG CỦA HÀN QUỐC 3

I – Hàn Quốc phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động ngoại thương, coi phát triển ngoại thương là mục tiêu cốt yếu để phát triển kinh tế đất nước 3

II – Vai trò và xu hướng xuất khẩu trong nền kinh tế Hàn Quốc 4

III – Quan điểm về các chính sách thương mại và “làn sóng FTA” 5

1 Các quy định về thương mại 5

2 Tự do hóa thương mại và làn sóng FTA 5

IV – Lộ trình chính sách thương mại phải thực hiện 7

1 Chính sách về thuế quan 7

2 Hàng rào phi thuế quan 8

3 Chính sách khuyến khích xuất khẩu 8

B – THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG HÀN QUỐC 2006 – 2010 9

I – Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ đạo và tỉ trọng của từng mặt hàng 9

2.1 Nhập khẩu lao động nước ngoài 15

2.2 Nhập khẩu café, thuốc lá, chè 16

III – Các đối tác ngoại thương của Hàn Quốc 23

1 Quan hệ Hàn Quốc – Trung Quốc 23

2 Quan hệ Hàn Quốc – Mỹ 24

3 Quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản 25

4 Quan hệ Hàn Quốc – Liên minh Châu Âu 26

5 Quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam 26

IV – Lịch trình cắt giảm thuế quan của Hàn Quốc theo cam kết với WTO 28

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

PHÂN CÔNG TÌM HIỂU TÀI LIỆU, VIẾT BÀI 32

Trang 2

MỞ ĐẦU

Là một quốc gia thuộc Đông Nam Á, nằm ở nửa phía nam bán đảo Triều Tiên – Hàn

Quốc là một cái tên vẫn thường được nhắc đến cùng với Hồng Kông , Singapore và ĐàiLoan, lập thành bốn con rồng châu Á Đó là những nền kinh tế nổi bật đã duy trì một tốc độ

tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990 Cuối thế kỷ20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử

thế giới hiện đại Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc Người ta thườngnhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là "Huyền thoại sôngHàn", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục Vậy điều gì đã làm nên một “Huyền thoại

sông Hàn”? Có thể khẳng định một trong những nhân tố quan trọng không thể không nhắcđến đó là hoạt động ngoại thương

Ngoại thương đã và đang đóng vai trò tiên quyết tới nền kinh tế của Hàn Quốc nóiriêng và kinh tế toàn cầu nói chung Hoạt động ngoại thương bao gồm xuất khẩu và nhậpkhẩu Nó tạo điều kiện phát huy được lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế Kết quảhoạt động ngoại thương của một nước được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hìnhthức “Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu”, kết quả này sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập củađất nước, do đó mà nó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế.

Hàn Quốc đã tự nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình để đưa hoạt động

ngoại thương của đất nước phát triển Quá trình phát triển ngoại thương trong giai đoạn

2006 – 2010 của Hàn Quốc đã có những bước chuyển biến vượt bậc để phù hợp với xu thế

hội nhập và phù hợp với tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt đã xuất sắc vượt qua cuộc khủnghoảng năm 2008 Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những quan điểm, chínhsách thương mại của chính phủ Hàn Quốc trong việc điều tiết hoạt động ngoại thương và thựctế quá trình phát triển của nó trong giai đoạn này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Hoàng Việt – giáo viên bộ môn Chínhsách thương mại, trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã giúp chúng em trong việc địnhhướng đề tài, tìm hiểu và khai thác thông tin để hoàn thành tốt bài tiểu luận này.

Trang 3

NỘI DUNG

A – QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG CỦA HÀN QUỐC

I – Hàn Quốc phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động ngoại thương, coi phát triển ngoại thương là mục tiêu cốt yếu để phát triển kinh tế đất nước.

Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời và đã sớm được coi là bí quyếtthành công trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước Quan tâm đến ngoại thươngtức là ta sẽ quan tâm đến những vấn đề mua , bán hàng hóa , dịch vụ qua biên giới quốc gia –những hoạt động xuất nhập khẩu hay khả năng liên kết kinh tế , hội nhập với kinh tế khu vựcvà quốc tế đòi hỏi phải có khả năng xử lí thành công mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

Ngày nay sản xuất đã được quốc tế hóa, không một quốc gia nào có thể tồn tại và pháttriển kinh tế mà lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hóa vớibên ngoài Ngoại thương là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giữatrong nước với nước ngoài với những chức năng cơ bản là: Tổ chức chủ yếu quá trình lưuthông hàng hóa với bên ngoài, thông qua mua bán để nối liền một cách hữu cơ theo kế hoạchgiữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và củanhân dân về hàng hóa theo số lượng, chất lượng, mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp vớichi phí ít nhất.

Ngoại thương ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoạicũng như trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước, đặc biệt với bối cảnh kinh tế thếgiới hiện nay

Biết được tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương như vậy, chính phủ Hàn Quốcđã chủ trương phát triển hoạt động ngoại thương mạnh mẽ, làm đòn bẩy đưa kinh tế đất nước

phát triển Hàn Quốc đã lựa chọn xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, dịch vụ và nhậpkhẩu mặt hàng nông nghiệp, nguyên nhiên liệu là chiến lược tăng trưởng kinh tế

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) chobiết, kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc nhiều nhất vào xuất nhập khẩu trong số các nướcG20.

Theo thống kế của IMF và OECD, xuất khẩu chiếm 43,4% trong tổng sản phẩm quốcnội (GDP) của Hàn Quốc, đạt mức cao nhất trong các nước G20 Hàn Quốc tập trung

vào việc bán các sản phấm sản xuất công nghiệp ra nước ngoài và chính điều này đã biến HànQuốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới bị chiến tranh tàn phá trở thành một thànhviên của nhóm G20 với nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh chỉ trong ½ thập kỷ qua Hàn

Trang 4

Quốc đã chuyển từ nước nhận viện trợ quốc tế thành nước đi viện trợ Cốt lõi của nền kinh tếHàn Quốc là dựa vào toàn bộ hoặc phần nào nguồn tài nguyên gia công nhập khẩu và xuất

khẩu những thành phẩm Với sự bùng nổ kinh tế, nhập khẩu của Hàn Quốc ngày càng tăngcao từ thức ăn đến những mặt hàng xa xỉ, cho thấy dấu hịêu phụ thuộc vào hàng hoánhập khẩu ngày càng cao của Hàn Quốc Chỉ số PGI mới công bố gần đây dành cho các

nền kinh tế G20 là tập dữ liệu kinh tế được tập hợp bởi Ngân hàng thanh toán quốc tế, Ngânhàng trung ương châu Âu, IMF, OECD, Mỹ và Ngân hàng thế giới Những chỉ số này đượcthành lập nhằm đánh giá sức mạnh kinh tế của thành viên G20 cũng như tầm quan trong củaG20 tăng đáng kể trong những năm gần đây PGI dành cho các nước G20 cho thấy Hàn Quốcđứng đầu ở mức độ phụ thuộc vào cả xuất, nhập khẩu, thể hiện ngoại thương chiếm một phần

lớn trong tổng thu nhập quốc dân Cụ thể, khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây và quátrình phục hồi suy giảm kinh tế đã khiến cho mức độ phụ thuộc vào ngoại thương củaHàn Quốc tăng lên mức 80%.

II – Vai trò và xu hướng xuất khẩu trong nền kinh tế Hàn Quốc

Với Hàn Quốc, xuất khẩu luôn luôn đóng vai trò như một van an toàn bảo vệ nềnkinh tế , và là động lực chính để tăng trưởng kinh tế của đất nước này Nhìn lại HànQuốc vào năm 1964 khi Chính phủ chủ trương hướng mạnh vào xuất khẩu và xuất khẩunăm đó đạt 100 triệu USD Cơ cấu hàng xuất khẩu lúc đó chủ yếu là các sản phẩm nôngnghiệp và công nghiệp thô, sơ chế như thủy sản, gỗ dán, sợi cotton Đến nay, cơ cấu hàngxuất khẩu của Hàn Quốc đã hoàn toàn được thay đổi Các sản phẩm hóa dầu, tầu biển, điệnthoại di động đã chiếm phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nước này Diện thị

trường xuất khẩu cũng đã được mở rộng Nguyên nhân chính cho tăng trưởng xuất khẩumạnh mẽ của Hàn Quốc không thể không nhắc đến nhu cầu nhập khẩu rất lớn từ các nền kinhtế đang nổi lên trong đó có Trung Quốc Các doanh nghiệp xuất khẩu Hàn Quốc đang đặt mụctiêu xâm nhập mạnh vào thị trường nội địa Trung Quốc Hàn Quốc sẽ tiếp tục hạ thấp giátrị đồng tiền won để kích thích xuất khẩu và tăng cạnh tranh về giá bán với các đối thủkhác như Nhật Bản trên thị trường thế giới.

Để tăng trưởng xuất khẩu đồng thời đối phó với tình hình suy thoái khó khăn của thịtrường nội địa Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc luôn cố gắng nâng cao hơn nữa chấtlượng hàng xuất khẩu của mình Song song với cải tiến hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp

Hàn Quốc cũng luôn chú ý tăng cường công tác tiếp thị và thực hiện mạnh mẽ công tácxúc tiến thương mại vào các thị trường ít bị ảnh hưởng hơn đối với khủng hoảng kinh tếhiện nay như Trung –Đông, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi Xuất khẩu quả thật luôn

luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của những nhà hoạch định kinh tế Hàn Quốc.

Trang 5

III – Quan điểm về các chính sách thương mại và “làn sóng FTA”

1 Các quy định về thương mại

Ngoại thương Hàn Quốc được điều tiết bởi nhiều đạo luật khác nhau bao gồm LuậtNgoại thương chi phối hoạt động xuất nhập khẩu, Luật Hải quan điều chỉnh việc thông quanvà thu thuế, Luật Ngoại hối quy định các vấn đề về giao dịch ngoại tệ như thanh toán cáckhoản xuất hay nhập khẩu Các đạo luật này cùng với những quy định về thương mại khácđều nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch thương mại với Hàn Quốc.

Luật Ngoại Thương

Luật Ngoại Thương có hiệu lực từ ngày 1/7/1987 là sự tổng hợp đúc kết và hoàn chỉnhcủa ba đạo luật ra đời trước đó-Luật liên kết xuất khẩu năm 1961, Luật Giao dịch thương mạinăm 1967 và Luật Xúc tiến xuất khẩu thiết bị năm 1978 Mục tiêu của đạo luật mới này làcung cấp một hệ thống mới áp dụng trong kinh doanh Hệ thống như vậy sẽ cho phép chínhphủ xử lý tốt hơn trong môi trường kinh doanh ngày càng năng động trong và ngoài nước

Những điều khoản chính trong bộ luật mới bao gồm:

• Công bố việc từng bước chuyển sang một nền thương mại mở và tự do • Xóa bỏ dần những rào cản trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

• Bảo vệ hoạt động kinh doanh công bằng

Bộ Luật Hải Quan

Luật Hải quan bao gồm những quy định về các hệ thống và thủ tục hải quan có liênquan tới phương tiện vận tải, khu ngoại quan, vận chuyển, thông quan… nhằm quản lý hànghóa nước ngoài và đồng thời ngăn chặn tình trạng buôn lậu.

Thông qua việc mở ra các dịch vụ hỗ trợ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và hànhkhách vô cùng đa dạng, các hoạt động quản lý và giám sát, đảm bảo ngân sách nhà nước,kiểm soát hợp lý hàng hóa ngoại quan và hợp tác quốc tế, hải quan Hàn Quốc đã và đang gópphần phát triển nền kinh tế quốc gia đồng thời thúc đẩy mậu dịch quốc tế.

2 Tự do hóa thương mại và làn sóng FTA

Ngoại thương của một quốc gia được coi như là một chiếc cầu nối giữa cung, cầu hànghóa và dịch vụ của thị trường trong và ngoài nước Như vậy , nghiên cứu về tình hình pháttriển ngoại thương của một quốc gia không thể không tìm hiều về các chính sách điều chỉnhxuất nhập khẩu của quốc gia đó Chính sách thương mại quốc tế của các nước thường theo xuhướng tự do hóa thương mại kết hợp với bảo hộ mậu dịch

Chính sách tự do hóa thương mại là việc nhà nước từng bước giảm dần và tiếntới xóa bỏ những cản trở trong quan hệ buôn bán với bên ngoài , thực hiên việc tự do

Trang 6

hóa thương mại, đồng thời mở rộng ra thị trường nước ngoài bằng nhiều hình thức , đặcbiệt là xuất khẩu Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế đứng trong top 20 của thế giới vàphụ thuộc rất lớn vào hoạt động ngoại thương Tuy nhiên Hàn Quốc lại quá chú trọng vàoxuất khẩu và bị coi là tụt hậu so với các nước thành viên trong WTO trong các đàmphán Khu vực Mậu Dịch Tự Do (FTA) vào thời điểm mà làn sóng FTA đang lan rộng ởcác nước Châu Á và các nước trên thế giới

Trong điều kiện như hiện nay, bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và nền kinh tế thị trườngchiếm xu thế, một quốc gia phụ thuộc lớn vào xuất khẩu như Hàn Quốc hiểu rằng các FTAđóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Chính sách đa biên sẽ giúpHàn Quốc đẩy mạnh tự do hoá thương mại, giảm dần các rào cản đối với thương mại và bảođảm đem lại nhiều lợi ích hơn cho nền kinh tế vốn phụ thuộc vào xuất khẩu của mình Mộtchiến lược dài hạn nhằm phát triển và mở rộng thương mại là cần thiết đối với nền kinh tếHàn Quốc vốn đang phải đối mặt với nhiều điều kiện bất lợi từ bên ngoài như giá dầu tăngcao, đồng won tăng giá so với đồng đôla Mỹ và ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thương

mại khác Mở rộng các đàm phán FTA được xem là giải pháp duy nhất để các công tyHàn Quốc có thể tiếp cận tốt hơn với thị trường bên ngoài Trong khi đó, một số quan

điểm khác lại cho rằng việc đẩy nhanh các đàm phán FTA có thể sẽ phản tác dụng, ảnh hưởngxấu đến một số ngành công nghiệp chủ chốt trong nước.

Hiệp định tự do thương mại đầu tiên của Hàn Quốc được kí kết với Chile có hiệu lựctừ tháng 4/2004 đã tạo ra một bước phát triển mới cho nền kinh tế , làm tăng niềm tin về mởcửa thị trường và xoa dịu những nỗi lo ngại đối với tự do hóa thương mại của quốc gia này.Ngay lập tức , chính phủ Hàn Quốc đưa ra “Lộ trình xúc tiến FTA” với mục tiêu trở thànhnòng cốt trong khu vực thương mại tự do.Mục tiêu mà Hàn Quốc đặt ra là ký kết được FTAvới ít nhất 15 quốc gia khác cho đến năm 2007 Chính vì vậy mà Hàn Quốc đã thể hiện sự cốgắng của mình với dự định sẽ đẩy nhanh đàm phán với 50 đối tác thương mại trên thế giớikể từ năm 2006 Hàn Quốc tham vọng trở thành trung tâm của mạng lưới FTA toàn cầu kếtnối Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ.

Song song với việc thực hiện những chính sách tự do hóa thương mại, một quốc giacòn cần phải chú ý đến việc đề ra những chính sách bảo hộ mậu dịch.Chính sách bảo hộ mậudịch là một hình thức trong chính sách thương mại quốc tế , trong đó nhà nước áp dụng cácbiện pháp cần thiết để bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnhtranh của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài Và thực tế là không có quốc gia nào chỉ đơnthuần thực hiện bảo hộ mậu dịch hay tự do hóa thương mại Điều này dẫn đến tất cả các bộphận chính sách quản lý xuất khẩu, quản lý nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu đều xuấthiện trong hệ thống chính sách thương mại quốc tế của mỗi nước Những chính sách thuế

Trang 7

quan, các hàng rào phi thuế quan, chính sách khuyến khích xuất khẩu và quản lý xuất khẩuđược coi là những công cụ được dùng để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu của các quốcgia Tùy theo mức độ bảo hộ hay tự do hóa thương mại mà mỗi quốc gia đề ra mức độ vàphạm vi các bộ phận khác nhau

IV – Lộ trình chính sách thương mại phải thực hiện

Vươn tới mục tiêu trở thành trung tâm của mạng lưới FTA toàn cầu kết nối với ChâuÁ, Châu Âu và Bắc Mỹ , hội nhập với nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa, HànQuốc đã đề ra những chính sách thương mại tích cực thể hiện những nỗ lực xây dựng một khuvực mậu dịch tự do.

1 Chính sách về thuế quan

Hàn Quốc tiến hành đàm phán thỏa thuận cắt giảm thuế quan một số mặt hàngnông nghiệp Các thỏa thuận này sẽ được xúc tiến trong năm 2006 với những cuộc họp ởCampuchia và Philippines.Theo thỏa thuận này, Hàn Quốc sẽ chỉ định một danh sách 200

mặt hàng nông sản được miễn thuế vì tác động tới nông dân nước này, theo lời ông Bae ha, người đứng đầu Phòng nông nghiệp quốc tế tại Bộ nông nghiệp Hàn Quốc Ông cho biếtgạo, ớt, tỏi, thịt bò, một số sản phẩm từ heo, gà, táo, dứa và lê là những thực phẩm được giảmthuế quan Seoul sẽ duy trì mức thuế quan hiện nay đối với một số mặt hàng như sâm, sữa bột,khoai tây cho đến năm 2015, trước khi cắt giảm thuế quan 20% từ năm 2016 Ông cũng chobiết các sản phẩm như bắp, nước cam cũng sẽ áp dụng chế độ thuế quan tương tự, nhưng mứccắt giảm sẽ tới 50% mức hiện nay.

Jong-Theo KBS, hai bên cũng dự định thỏa thuận về Hiệp định thương mại hàng hóa côngnghiệp, theo đó Hàn Quốc và ASEAN sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 90% hàng hóa nhập khẩucủa nhau đến năm 2010; Hàn Quốc và ASEAN cũng sẽ giảm thuế quan đối với 7% hàng hóanhập khẩu đến năm 2016 Còn 3% hàng hoá nhập khẩu sẽ được bảo vệ thông qua nhiều biệnpháp đa dạng như xác định số lượng nhập khẩu tối thiểu, giảm thuế quan trong thời gian dàivì xét tới tính nhạy cảm của hàng hóa.

Như vậy là dự định Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Asean- Hàn Quốc thành côngnếu đạt được thành công trong năm 2006 sẽ có tới 8900 dòng thuế nằm trong danh mục thôngthường (NT) , tương ứng với 90% dòng thuế sẽ được cắt giảm ngay từ đầu tháng 6 năm2007.Việc thực hiện AKFTA sẽ mang lại nhiều lợi thế hơn cho Hàn Quốc, nhất là khi khuvực châu Á đã và đang hình thành “làn sóng Hàn”.

Trang 8

2 Hàng rào phi thuế quan

Dựa trên cơ sở các hiệp định về thương mại hàng hóa đã kí kết giữa Asean và cácquốc gia khác, Hàn Quốc cũng sẽ phải tiến hành cắt giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào phithuế quan Các bên sẽ phải cam kết ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực sẽ không áp dụng hoặc

duy trì bất cứ hạn chế định lượng nào như giấy phép, hạn ngạch, v.v đối với việc nhập khẩubất ky mặt hàng nào của các bên khác hoặc đối với việc xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào đượcxuất sang lãnh thổ của các bên khác Riêng Việt Nam và Lào chưa phải là thành viên WTO sẽloại bỏ các hạn chế định lượng

Theo các cam kết khi gia nhập WTO.Ngoài ra, ASEAN và Hàn Quốc sẽ phải thànhlập Tổ công tác về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (SPS) và các hàng rào kỹ thuật đối vớithương mại (TBT) để hợp tác và xác định những biện pháp nào là hàng rào phi thuế phải loạibỏ và sẽ đàm phán lịch trình cắt giảm các hàng rào phi thuế đó ngay sau khi Hiệp định này cóhiệu lực.

3 Chính sách khuyến khích xuất khẩu

Nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu và cũng chính nhờ có xuấtkhẩu đã đưa kinh tế Hàn Quốc lên top đầu của kinh tế thế giới Những nhà hoạch đinh chínhsách Hàn Quốc đã có được những chiến lược thúc đẩy xuất khẩu phát triển vô cùng hiệuquả.Lịch sử cho thấy Hàn Quốc đã từng hoàn thành xuất sắc mục tiêu tăng trưởng kinh tế vàxuất khẩu kế hoạch phát triển 5 năm đầu tiên 1961-1969

Cụ thể, chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng cố gắng ổn định tỷ giá hối đoái theohướng có lợi cho xuất khẩu và giải quyết vấn đề thiếu vốn bằng cách phá giá đồng Won,sử dụng hệ thống hối đoái tự do, cải cách lại cơ cấu thuế và hệ thống ngân sách, sửa đổiluật khuyến khích tư bản nước ngoài , khuyến khích tiết kiệm và quản lý làm phát…Bên

cạnh đó là những chính sách khuyến khích xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp như những ưu đãivề thuế xuất khẩu , hỗ trợ tài chính mở rộng theo dạng hỗ trợ trực tiếp, các hãng được nớilỏng thuế suất thậm chí bằng 0 đối với những mặt hàng nhập khẩu trực tiếp và nguyên vật liệuthô cần thiết cho sản xuất xuất khẩu Không những vậy , Chính phủ Hàn Quốc còn có nhữngbiện pháp hỗ trợ hành chính giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu…Nhờ có những chính sáchthông minh như vậy mà thu nhập bình quân đầu người giai đoạn này đã tăng từ 82USD lên210 USD, tỉ lệ xuất khẩu tính trên GNP tăng từ 6,3% năm 1961 lên 16,1% năm 1971.

Như vậy là bài học kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu từ quá khứ sẽ làm cơ sở cho HànQuốc trong thời gian sắp tới Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc cũng nhận thấy rằng vẫn cầnphải có biện pháp đối phó thích hợp, phát triển thị trường nội địa để tránh được tác động từnhững cú sốc đột ngột bên ngoài , tránh sự chi phối của thị trường toàn cầu hóa Và động lựcđể tăng trưởng thị trường nội địa đó chính là khuyến khích phát triển ngành dịch vụ

Trang 9

B – THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG HÀN QUỐC 2006 – 2010

I – Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ đạo và tỉ trọng của từng mặt hàng

1 Các mặt hàng xuất khẩu và tỉ trọng từng mặt hàng

Ngoại thương đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Hàn Quốc, và kinh tế Hàn Quốcphụ thuộc chặt chẽ vào ngoại thương Bởi vậy, các mặt hàng xuất khẩu của đất nước này cũngphải có đủ tiềm năng và sức mạnh vượt trội để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, cũngnhư phù hợp với tình hình phát triển trên thế giới Là đất nước đông dân, có dân số đứng thứ24 trên thế giới, trình độ dân trí cao, chất lượng hàng hóa của Hàn Quốc luôn được nhiềungười dân trên thế giới tin cậy và sử dụng Đặc biệt, các mặt hàng công nghiệp của Hàn Quốcđược ưa chuộng hơn cả bởi chất lượng tốt và giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều mức độ tiêudùng Với nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn về than, vonfram, than chì, chì và tiềm năngthủy điện, ngành công nghiệp Hàn Quốc phát triển mạnh và rất đa dạng phong phú về ngànhnghề Nhiều ngành đứng ở vị trí cao trên thế giới Công nghiệp thép đứng thứ 6, công nghiệphạt nhân đứng thứ 5, sản xuất điện thoại đứng thứ 5, công nghiệp điện đứng thứ 10 và đặc biệtcông nghiệp đóng tàu đứng thứ nhất Bởi vậy, các thiết bị điện tử, tàu thuyền, máy móc, ô tô,chất bán dẫn,… là các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của đất nước Hàn Quốc.

Sau đây là biểu đồ cơ cấu xuất khẩu của Hàn Quốc trong năm 2008 và 2009.

Trang 10

Biểu đồ: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Hàn Quốc năm 2008

Biểu đồ: Cơ cấu xuất khẩu của Hàn Quốc năm 2009

Trang 11

Nhìn hai biểu đồ trên ta thấy, thiết bị điện tử, tàu thuyền , máy móc và ô tô là nhữngmặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hàn Quốc, chiếm tỉ trọng cao trong cả 2 năm Trước đây, cácmặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thô, sơchế, gỗ dán, sợi cotton…… Tuy nhiên ngày nay, các mặt hàng xuất khẩu của nước này đãthay đổi hoàn toàn, thay thế bằng những sản phẩm thành phẩm, mang lại nhiều nguồn lợi chokinh tế quốc gia Tuy lượng xuất khẩu của một số mặt hàng như ô tô, sản xuất thép có xu thếgiảm nhưng vẫn là những ngành xuất khẩu thế mạnh của Hàn Quốc và đạt sản lượng cao hàngnăm Sau đây là một số thông tin về tình hình xuất khẩu của một số mặt hàng nổi trội củanước này qua các năm từ 2006 đến 2010.

1.1 Thiết bị điện tử

Do có nguồn tài nguyên sẵn có về vonfram và chì, ngành công nghiệp điện tử của HànQuốc rất phát triển Hàn Quốc nổi tiếng với nhiều công ty, tập đoàn điện tử, viễn thông lớn,mang tầm cỡ quốc tế với doanh thu hàng năm lên tới cả trăm tỉ USD LG, Samsung, Sony,… đều là những nhãn hiệu đã có thương hiệu lâu năm và nhận được sự tin dùng của khách hàngkhắp nơi trên thế giới Có thể nói mặt hàng điện tử đã mang về cho nền kinh tế Hàn Quốc mộtlợi nhuận khổng lồ, giúp cho nước này giữ vững được vị trí kinh tế của mình trên trường quốctế.

Một trong những mặt hàng điện tử xuất khẩu vượt trội của Hàn Quốc là thiết bị LCD.Thiết bị LCD bao gồm màn hình máy tính, màn hình tivi và cả màn hình laptop Thị trườngTV màn hình tinh thể lỏng hiện đang chứng kiến sự cạnh tranh của chín công ty của NhậtBản, sáu công ty của Trung Quốc và hai công ty Hàn Quốc, bao gồm công ty điện tử Samsungvà công ty điện tử LG Tuy nhiên, thiết bị LCD Hàn Quốc vẫn là sự lựa chọn hàng đầu củangười tiêu dùng thế giới và doanh số LCD của nước này vẫn dẫn đầu thế giới Theo số liệu

của Bộ kinh tế và tri thức Hàn Quốc, thị phần TV thế giới năm 2010, xét theo số lượng bán

của TV màn hình ống tia điện tử và màn hình phẳng, trong năm 2010, lượng tiêu thụ TVSamsung là 18,2%, LG là 15,8%, Sony là 8,7%, Panasonic là 6,9% và Toshiba là 6,1% Nhưvậy, tổng số lượng TV của Hàn Quốc được tiêu thụ trên thế giới chiếm 55,7%, hơn nửa sốlượng TV được tiêu thụ trên toàn cầu

Hãng điện tử Samsung, là bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trongnhững công ty điện tử hàng đầu thế giới Hãng điện tử Samsung hoạt động tại chừng 65 quốcgia và có khoảng 208.000 công nhân Điện tử Samsung được coi là một trong 10 nhãn hànghóa tốt nhất thế giới Năm 2009, doanh thu của điện tử Samsung lên tới 117,4 tỉ USD.

Một số mặt hàng phổ biến nhất được sản xuất bởi Samsung bao gồm màn hình LCDLED-backlit TV và điện thoại di động S Galaxy Nhiều người tiêu dùng không thể nhận ra,

Trang 12

những sản phẩm không phải của Samsung như TV và điện thoại vẫn có các thành phần bộnhớ do Samsung sản xuất ở bên trong.

Trong phân khúc thị trường TV, vị trí thị trường của Samsung chiếm ưu thế Trongbốn năm kể từ năm 2006, công ty đã được ở vị trí đứng đầu về số lượng TV bán ra, dự kiến sẽtiếp tục trong năm 2010 và xa hơn nữa Trong bảng điều khiển thị trường LCD toàn cầu, côngty đã giữ vị trí dẫn đầu trong tám năm liên tiếp TV LCD Samsung rất nổi tiếng tại Indonesia,Singapore, Ấn Độ, Việt Nam và Nigeria Một lý do khiến TV LCD Samsung nổi tiếng ởSingapore là độ phân giải cao Tại Indonesia, sản phẩm Samsung có giá cao hơn 10-15% sovới các nhãn hiệu khác, song nó được những khách hàng thu nhập cao ưa chuộng vì điều kiệnbảo hiểm và tuổi thọ cao.

Ngoài Tivi LCD, điện thoại di động - cũng là mặt hàng đem về nhiều lợi nhuận choSamsung Samsung Electronics đã bán được 235.000.000 điện thoại di động trong năm2009 Vào cuối quý 3 / 2010 Samsung xuất xưởng hơn 70 triệu điện thoại, cho nó một thịphần toàn cầu là 22% Nhìn chung, Samsung đã bán 280.000.000 điện thoại di động trongnăm 2010, tương ứng với thị phần 20,2%

Ngoài Samsung, LG cũng là một hãng điện tử mang lại nhiều lợi nhuận cho HànQuốc Điện tử LG hoạt động trên nhiều mảng khác nhau: thiết bị nghe nhìn, thông tin viễnthông, điện gia dụng, đồ điện và điện tử…….Máy giặt LG, tủ lạnh LG, máy tính LG, điềuhòa… là những sản phẩm được người tiêu dùng thế giới biết đến nhiều hơn cả Doanh thunăm 2009 của LG là 78,891 tỉ USD LG cũng là một trong những công ty điện tử hàng đầuthế giới, chi nhánh đại diện trên khoảng 60 quốc gia và quan hệ hợp tác với 171 nước.

1.2 Tàu thuyền

Mặc dù mới tham gia vào ngành công nghiệp đóng tàu với vẻn vẹn chưa được 40 nămkinh nghiệm, Hàn Quốc đã có những bước tiến ngoạn mục, vượt qua nhiều quốc gia có lịch sửđóng tàu lâu hơn rất nhiều Và các công ty đóng tàu Hàn Quốc đã hoàn toàn tự tin giữ vững vịtrí dẫn đầu bảng trên trường quốc tế

Công nghiệp đóng tàu là ngành kinh tế góp phần quan trọng trong phát triển quốc gia,và Hàn Quốc đã phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thành ngành chiến lược đối cho sựphát triển kinh tế đất nước từ những năm 1970 Mặc dù có lịch sử phát triển muộn hơn so vớiChâu Âu, Nhật Bản, song Hàn Quốc vẫn đã xây dựng được một nền công nghiệp đóng tàu cókhả năng cạnh tranh cao và kỹ thuật tiên tiến Trong 10 nhà máy được xếp hạng đứng đầu trênthế giới, có sáu nhà máy đóng tàu của Hàn Quốc Hyundai đứng vị trí số một tiếp theo làSamsung và Daewoo.

Trang 13

Ngành công nghiệp đóng tàu của Hàn Quốc đã đạt được khối lượng đơn đặt hàng kỷlục trong nhiều năm Năm 2006, khối lượng đặt hàng của Hàn Quốc đạt 18.1 triệu CGT Vớilượng đơn hàng chưa thực hiện lên tới 41.4 triệu CGT, họ đã đảm bảo đủ khối lượng côngviệc cho 3 năm tiếp theo Vì vậy, họ có đủ khả năng theo đuổi một chiến lược có chọn lọc vàtiếp tục tập trung vào loại tàu trị giá cao.

Trong những năm gần đây, các nhà máy đóng tàu chính của Hàn Quốc đã tập trungnhiều vào các loại tàu giá trị lớn như tàu khoan, tàu chở container cực lớn và tàu LNG (chởkhí hóa lỏng) Hàn Quốc ngày nay là quốc gia đứng đầu thế giới về sản phẩm tàu LNG Lĩnhvực này đang phát triển mạnh cùng với việc LNG được sử dụng ngày càng nhiều như là mộtnguồn nhiên liệu vì nó tương đối sạch Lượng tiêu thụ LNG được dự báo tăng 25% mỗi nămtrong thập kỷ tới và đội tàu LNG của thế giới được dự báo tăng gấp đôi lên tới khoảng 250 tàutrong khoảng thời gian này Hyundai, Daewoo và Samsung đã chiếm được phần lớn các hợpđồng đóng tàu LNG trên thế giới

Năm 2007, tổng doanh số nước ngoài mà ngành đóng tàu mang về là 27,68 tỉ USD.Các công ty đóng tàu Hàn Quốc giành được 38,9% tổng số đơn đặt hàng trên toàn cầu, caohơn so với con số 37,3% của các đối thủ Trung Quốc

Theo báo cáo của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, nhu cầuđóng tàu toàn cầu trong năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007 do cuộc khủng hoảng kinh tếgây ra, song số đơn đặt hàng mà các công ty nước này giành được lại gia tăng Trong nửa đầunăm 2008, các hãng đóng tàu của Hàn Quốc đã giành được 50,6% tổng số đơn đặt đóng tàutrên toàn cầu, với tổng giá trị 12,4 tỉ đô USD và tổng trọng tải 12,40 triệu tấn, tiếp tục dẫn đầuthế giới về ngành đóng tàu Trung Quốc chỉ giành được 34,3% tổng số đơn đặt đóng tàu trêntoàn cầu Theo các chuyên gia, nhiều công ty tàu biển muốn đặt hàng với các hãng đóng tàuHàn Quốc trong thời gian qua đã phải chuyển hướng sang Trung Quốc do đơn đặt hàng củaHàn Quốc đã quá nhiều, còn lâu mới thực hiện xong Tuy vậy, ngay khi có cơ hội là họ lại tìmđến Hàn Quốc Về nửa sau năm 2008, số đơn đặt hàng của Hàn Quốc cũng giảm, chỉ còn 41,4% tổng số đơn đặt hàng thế giới Tuy nhiên, đây vẫn là một con số cao khi nền kinh tế thế giớiđang chịu khủng hoảng nặng nề.

Năm 2009 Tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin và tập đoàn công nghiệp nặng

Hyundai của Hàn Quốc đã hợp tác để sản xuất và xuất khẩu tàu chiến hạng trung, được trangbị hệ thống vũ khí tối tân Aegis Theo ông Cho Woo Tae – phát ngôn viên tập đoàn Hyundai,Lockheed rất hiếm khi cộng tác với một công ty nước ngoài để sản xuất tàu chiến được trangbị tên lửa Aegis Sự kiện này cho phép cả 2 tập đoàn sản xuất ra tàu chiến hiện đại tối tân màgiá cả lại hợp lí hơn, nhằm đem lại lợi nhuận về sản lượng và doanh thu cho cả hai bên.

Trang 14

Năm 2010, ngành đóng tàu thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức đăng kiểm Na Uy (DNV), Hàn quốc là nước đứng đầudanh sách các nước bị hủy hợp đồng đóng mới nhiều nhất với 194 tàu, tương ứng với 19.2triệu DWT và chiếm 39.4% tổng số 492 tàu bị hủy hợp đồng trên tòan thế giới Trung quốcđứng thứ hai trong danh sách này với 161 tàu bị hủy hợp đồng tương ứng với 12.9 triệu DWT.Để hỗ trợ ngành đóng tàu vượt qua khó khăn, chính phủ Hàn quốc đã có kế họach cấp 4.7ngàn tỉ Won cho ngành này Và đến ngày 30 tháng 4 vừa qua Tổng thống Hàn Quốc Lee đãđồng ý tăng gấp đôi vốn cho ngành đóng tàu thành 9.5 ngàn tỉ Won (tăng 2.8 ngàn tỉ Won từngân hàng xuất nhập khẩu Hàn quốc và 2 ngàn tỉ Won từ tổng công ty bảo hiểm xuất khẩuHàn quốc) Sự trợ giúp của chính phủ các nước trong thời điểm này được coi là quý hơn vàng,vì nếu vượt qua được khủng hỏang kinh tế ngành đóng tàu sẽ có nhiều cơ hội và phát triểntrong tương lai.

1.3 Ô tô

Là một nhà sản xuất ô tô lớn, Hàn Quốc sản xuất trên ba triệu xe hàng năm Kể từ khiHàn Quốc lần đầu tiên xuất khẩu xe năm 1976, ngành công nghiệp ô tô của nước này đã pháttriển với tốc độ kinh ngạc Ô tô Hàn Quốc ngày nay chiếm lĩnh nhiều thị trường trên trườngquốc tế kể cả thị trường tiềm năng như Trung Quốc và thị trường khó tính như Mỹ Ngànhxuất khẩu ô tô trở thành một trong những thế mạnh của ngoại thương Hàn Quốc và trở thànhngành công nghiệp không thể thiếu đối với kinh tế của đất nước này

Từ năm 2006, lãnh đạo năm tập đoàn sản xuất ô tô trong nước đã cho biết họ hy vọngtổng lượng xuất khẩu ô tô và phụ tùng ô tô sẽ đạt mức 44,5 triệu đô la Hãng Hyundai-KiaMotor và các công ty khác như GM Daewoo và Renault Samsung Motor đều đưa ra sản lượngkinh doanh cao nhất từ trước tới giờ.Năm tập đoàn sản xuất ô tô cũng đã công bố các kếhoạch của mình sẽ chi khoảng 2 ngàn tỷ won để phát triển loại ô tô hai động cơ và ô tô dùngnhiên liệu ắc qui điện vào năm 2010 và khoảng 14 ngàn tỷ won để giúp đỡ về tài chính chocác nhà thầu phụ với hoạt động nghiên cứu và phát triển đến năm 2009.

Năm 2010, theo Hiệp hội Các nhà sản xuất Xe hơi Hàn Quốc, lượng xe xuất khẩu củanước này trong 10 tháng đầu năm đã vượt doanh số của cả năm trước đó Họ đã tiêu thụ được2,25 triệu xe ở thị trường nước ngoài, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo các nhà phân tích, những yếu tố dẫn tới mức tăng trưởng đáng kể này chính là sựhồi phục kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Mỹ và các nền kinh tế mới nổi, những mẫu xe mới và lợithế cạnh tranh về giá do đồng yen Nhật Bản mạnh lên.

Trang 15

Chỉ trong tháng 11/2010, Hyundai Motor đã xuất khẩu 47.000 xe sang Mỹ, tăng 45%so với cùng kỳ năm ngoái trong khi Kia Motors đạt mức doanh số hàng năm kỷ lục kể từ khithâm nhập thị trường ôtô lớn nhất thế giới.

Bốn mẫu xe của tập đoàn Hyundai-Kia đã lọt vào danh sách những xe tốt nhất tạiAustralia năm 2010 Ngoài ra, dòng xe hạng nhỏ ix20 của Hyundai Motor và mẫu crossoverSoul và compact Venga của Kia Motors cũng được cấp chứng chỉ môi trường quốc tế củaĐức.

Trên đà uy tín của ôtô Hàn Quốc ngày càng tăng cao trên thế giới, các công ty ôtô HànQuốc hàng đầu đã bắt đầu mở rộng cơ sở sản xuất ra nước ngoài.

1.4 Máy móc chung và phụ tùng

Hàn Quốc chuyên xuất khẩu đi các nước các loại máy móc về quang học, hóa học, dệtmay, cơ khí, thiết bị đông lạnh và phụ tùng ô tô……Thị trường tiêu thụ máy móc của nướcnày tương đối rộng, đều là các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Trung Đông, Nhật Bản,và khối ASEAN Sau khi mở rộng được cơ sở sản xuất ở nước ngoài, Hàn Quốc cho xuấtkhẩu máy móc chưa lắp ráp sang các cơ sở đó để lắp ráp thành phẩm và tiêu thụ ở chính nướcđó, nhằm giảm được giá cả của các sản phẩm.

Quan chức Bộ Kinh tế và tri thức cho biết, Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh kim ngạch xuấtkhẩu máy móc của Hàn Quốc bằng cách mở rộng đầu tư vào các nước đang phát triển vànhững nước tiên tiến đang trên đà hồi phục kinh tế sau khủng hoảng 2008.

Tuy nhiên, Hàn Quốc phải tìm phương án xuất khẩu phù hợp, khi Trung Quốc có sứccạnh tranh mạnh tại các thị trường mới nổi còn các nước châu Âu và Nhật Bản vẫn chiếm ưuthế về xuất khẩu máy móc công nghệ cao.

Ngoài thiết bị điện tử, tàu thuyền, ô tô và máy móc, Hàn Quốc còn có thế mạnh trongmột số ngành khác như xuất khẩu thép, xuất khẩu sản phẩm dầu thô và đặc biệt là chất bándẫn.

2 – Các mặt hàng nhập khẩu

Hàn Quốc phụ thuộc chặt chẽ vào ngoại thương, không chỉ có về xuất khẩu mà còn cảnhập khẩu Do nguồn tài nguyên về nông nghiệp bị thiếu hụt, các mặt hàng mà Hàn Quốcnhập khẩu chủ yếu là nông sản Ngoài ra, do đặc thù kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhu cầu nhậpkhẩu lao động của Hàn Quốc cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

2.1 Nhập khẩu lao động nước ngoài

Với một nền kinh tế phát triển , Hàn Quốc luôn là một thị trường tiềm năng thu hútcác lao động nước ngoài Sự bùng nổ của nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 80s đã khiến

Trang 16

nước này thiếu hụt nhân công trầm trọng Để cung cấp đủ nhân lực cho các ngành côngnghiệp vừa và nhỏ, Hàn Quốc đã bắt đầu có chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài từnhững năm 1980s Hàng năm Hàn Quốc cần tiếp nhận khoảng 50.000 lao động nước ngoài đểcung cấp đủ nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2006 Hàn Quốc tiếp nhận khoảng105.400 lao động nước ngoài, trong đó chương trình cấp phép lao động tiếp nhận 70.000 laođộng và chương trình tu nghiệp sinh tiếp nhận khoảng 32.000 người Năm 2007, Hàn Quốctiếp nhận gần 110.000 lao động nước ngoài, tăng thêm 4.600 người so với năm 2006 Cácdoanh nghiệp nhỏ của Hàn Quốc tại những vùng xa đô thị được cho phép nâng tỉ lệ người laođộng nước ngoài lên 20% tổng số lao động 2010,số lao động nước ngoài đang tham gia hoạtđộng kinh tế ở Hàn Quốc chiếm 2,2% dân số Hàn Quốc với 551.858 người và chiếm 47%trong tổng số 1.170.000 người nước ngoài đang cư trú ở đây Tính theo từng quốc gia, laođộng người Trung Quốc gốc Hàn chiếm 55,1%; lao động người Việt Nam chiếm 9,16%;Philipin chiếm 5,23% và Thái Lan 4,68% Sau khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chínhthế giới, Hàn Quốc thắt chặt quy chế nhập lao động ngoại quốc Chính phủ đã giảm bớt mứcgiới hạn cho phép nhập lao động nước ngoài từ 72.000 lao động năm 2008 xuống còn 24.000lao động năm 2010 Hàn Quốc cũng tăng cường thắt chặt quy chế xin việc nhất là trong lĩnhvực xây dựng nhằm đảm bảo cho các lao động này làm việc trong môi trường an toàn nhất.Do những điều chỉnh trên mà từ quý 2 năm 2008 đến nay số lượng lao động nước ngoài vàoHàn Quốc giảm xuống Trước đây, bình quân mỗi năm lượng lao động nước ngoài vào HànQuốc tăng 15% nhưng tính đến thời điểm 2008 trở lại đây, nó chỉ còn 1% Dự kiến năm 2011,Hàn Quốc tiếp tục nhập khẩu lao động nước ngoài cho các khu vực sản xuất thiếu lao động,đặc biệt trong lĩnh vực xử lí rác thải và sản xuất muối và hạn chế tiếp nhận lao động trong lĩnhvực chăn nuôi do đang phải đối phó với dịch lở mồm long móng lây lan.

2.2 Nhập khẩu café, thuốc lá, chè

Thị trường Cà phê Hàn Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu và những năm gầnđây tiêu dùng cà phê có tăng trưởng Uống cà phê đã trở nên phổ biến đối với người HànQuốc Thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng chuộng các nhãn Cà phê nổi tiếng cóchất lượng cao như Starbucks, Seattle’s Best Coffee, Coffee Bean, Rosebud,vvv Năm 2007thị trường tiêu thụ cà phê Hàn Quốc ước tính khoảng 1,5 tỷ USD với cà phê uống liền chiếm95% thị phần, còn lại là cà phê rang xay Sau đây là bảng thống kê về nhập khẩu café của HànQuốc thời gian gần đây

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w