1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo

28 108 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 174,2 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH 8 – TP HCM 3.1 Tổng quan về NHNo & PTNT Chi nhánh 8 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh 8 tiền thân là phòng giao dịch trực thuộc NHNo & PTNT Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Đến tháng 12/1997, phòng giao dịch được nâng cấp thành chi nhánh cấp 2 với 21 cán bộ, công nhân viên so với 11 cán bộ, công nhân viên lúc ban đầu. Đến tháng 11/2004, NHNo & PTNT chi nhánh 8 được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo & PTNT với tổng số 35 cán bộ, công nhân viên. Chi nhánh NHNo & PTNT Quận 8 được thành lập theo quyết định số 284/QĐ – HĐQT – TCCB ngày 12/07/2001 của chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT VN. Theo quyết định này chi nhánh NHNo & PTNT Quận 8 trực thuộc NHNo & PTNT – TP. HCM, 50 Bến Chương Dương. Tháng 11/2004 Chi nhánh NHNo & PTNT Quận 8 được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 (trên cơ sở nâng cấp Chi nhánh cấp 2 – NHNo & PTNT Quận 8) căn cứ theo các văn bản pháp lý: - Luật các tổ chức tín dụng. - Điều lệ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. - Quyết định số 90/2001/QĐ – NHNN. Tên giao dịch: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 8 – TP HCM. Tên viết tắt: NHNo & PTNT CN 8 – TP HCM. Tên tiếng Anh: VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT – 8 BRANCH – HOCHIMINH CITY. Trụ sở giao dịch: 368 – 370 Tùng Thiện Vương, P.13, Q.8, TP HCM. 3.1.2. Hình thức vốn sở hữu Giám đốc Phó giám đốc Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán – Ngân quỹ Phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ NHNo & PTNT hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, 100% vốn ban đầu do nhà nước cấp hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý của NHNN Việt Nam. NHNo & PTNT là một ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. NHNo & PTNT là một ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với tổng vốn huy động lớn nhất 132.000 tỷ đồng (tính đến 31/12/2003) chiếm 37% tổng vốn huy động của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. (Nguồn: www.vnexpress.com) 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT – Chi nhánh 8 Hình 3 : Sơ đồ tổ chức NHNo & PTNT Chi nhánh 8 – TP HCM Ban giám đốc: Lãnh đạo chung về mọi mặt hoạt động của chi nhánh.  Phòng Tổ chức – Hành chánh - Tham mưu cho Ban giám đốc về xây dựng nội quy, điều hành, sắp xếp bố trí lao động, quy hoạch cán bộ và thực hiện công tác quy hoạch đào tạo. - Thực hiện Bộ luật lao động, đề xuất cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ, nghiệp vụ. - Quản lý các tài sản trong cơ quan. - Điều hành các phương tiện phục vụ Ban giám đốc và các phòng nghiệp vụ khi đi công tác. - Tổ chức sắp xếp các buổi hội nghị. - Quản lý các công văn và ấn chỉ.  Phòng Kinh Doanh - Chuyên sâu về kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế. - Nghiệp vụ tín dụng (chuyên sâu về kỹ thuật nghiệp vụ, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn phương án tín dụng tối ưu). - Khởi xướng các dự án tín dụng. - Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng, phân loại doanh nghiệp và báo cáo chuyên đề. Trực tiếp xử lý rủi ro theo chế độ tín dụng quy định. - Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro về tín dụng. - Làm tham mưu chính về chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng. - Kinh doanh dịch vụ tổng hợp: mua bán ngoại tệ, chiết khấu chứng từ có giá. - Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế theo đúng quy trình nghiệp vụ đối ngoại và quản lý hối đoái. - Tổng hợp đôn đốc thực hiện chương trình công tác, họp giao ban, sơ kết, tổng kết, báo cáo thực hiện chương trình tháng, quý, năm để trình Ban giám đốc theo quy định. - Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê theo quy định.  Phòng Kế toán Ngân quỹ * Về Kế toán thanh toán: - Chuyên sâu về nghiệp vụ hạch toán kế toán, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, ngân phiếu, các chứng từ có giá theo đúng chế độ quy định. - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo quy định của NHNo & PTNT VN. - Quyết toán thu chi tài chính theo chế độ quy định. - Quản lý quỹ khen thưởng, quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ phúc lợi và các quỹ khác theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp Ngân sách nhà nước theo quy định. - Thực hiện thanh toán liên ngân hàng, tham gia thanh toán bù trừ. * Về Ngân quỹ: - Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu chi tiền mặt. - Xây dựng mức tồn quỹ tiền mặt. - Làm dịch vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài sản, các chứng thư giấy tờ có giá trị. - Thực hiện các nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ, séc…. - Chấp hành chế độ báo cáo chuyên đề theo quy định.  Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ Kiểm tra kiểm toán các nghiệp vụ phát sinh trong nội bộ theo quy chế kiểm soát của NHNo & PTNT VN. 3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh 8 TP HCM qua 3 năm (2005-2007) Trong thời gian qua tình hình kinh tế có những chuyển biến phức tạp, giá cả các mặt hàng đều leo thang đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng là mối quan tâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh 8 Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì ổn định. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm: 2005, 2006, 2007 có được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tiền % Sốtiền % Tổng thu nhập 22.104 39.269 76.782 17.165 77,65 37.513 95,5 Tổng chi phí 17.267 28.821 58.989 11.554 66,91 30.168 104,6 Thu nhập thuần 4.837 10.448 17.793 5.611 116,0 7.345 70,3 Thu nhập ròng 3.289 7.104 12.099 3.815 115,9 4.995 70,3 (Nguồn: Phòng kế toán) Hình 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm 3.2.1. Về thu nhập Tình hình thu nhập qua 3 năm không ngừng tăng lên. Tổng thu nhập năm 2005 đạt 22.104 triệu đồng, trong đó thu về hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất (Nguồn: Phòng Kế toán). Do đó nhìn chung, nguồn thu nhập của chi nhánh vẫn còn phụ thuộc vào thu vào hoạt động tín dụng. Năm 2006, thu nhập tích lũy từ đầu năm đạt 39.269 triệu đồng, tăng 77,65%. Trong năm chi nhánh đã cố gắng sử dụng nhiều biện pháp tích cực như thu hút nhiều khách hàng mới, tăng dư nợ tín dụng, tăng doanh số kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thanh toán Ngân hàng…nhằm khởi tăng nguồn thu, tạo thu nhập tăng tích lũy ngày càng nhiều. Sang năm 2007, tổng thu nhập của NHNo & PTNT Chi nhánh 8 TP HCM là 76.782 triệu đồng, tăng 37.513 triệu đồng, tương đương 95,5% so với năm 2006. Nguyên nhân là do dư nợ trong năm tăng và lãi suất cho vay được điều chỉnh so với năm trước, kết quả thu dịch vụ ngân hàng cũng tăng là do sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Ban Giám đốc Chi nhánh, tập trung toàn lực vào công tác thu hồi nợ những tháng cuối năm. 3.2.2. Về chi phí: Đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của Chi nhánh cũng tăng lên. Năm 2005, tổng chi phí là 17.267 triệu đồng, chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi. Ngoài ra, Chi nhánh phải chi các khoản ngoài giờ, chi thưởng, chi lương do tăng cường người thực hiện chương trình mới và bổ sung nhân sự cho các phòng giao dịch. Năm 2006, tổng chi phí hoạt động kinh doanh là 28.821 triệu đồng, tăng 11.554 triệu đồng so với năm 2005 với tỷ lệ tăng tương ứng là 66,91 %. Trong đó chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất (Nguồn: Phòng kế toán). Nguyên nhân là do việc sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng Hội sở ngày càng tăng nhằm đáp ứng đầy đủ vốn trong các hoạt động nghiệp vụ, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn chỉ đáp ứng khoảng trên 40% (Nguồn: Phòng kinh doanh), lãi suất điều chuyển vốn từ Hội sở cho chi nhánh liên tục tăng trong những tháng cuối năm làm cho chi phí ngày càng tăng cao, các chi phí khác cũng tăng lên. Sang năm 2007, tổng chi phí của Chi nhánh là 58.989 triệu đồng, tăng 30.168 triệu đồng, tương đương 104,6 % so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007, nguồn vốn huy động trên địa bàn và vốn điều chuyển tăng cao nên chi phí trả lãi nhiều hơn các năm trước. Các nguồn chi khác như chi kinh doanh ngoại tệ, chi phí quản lý, chi phí dự phòng rủi ro cũng đều tăng khiến tổng chi phí tăng cao. Chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí cho hoạt động kinh doanh, nhằm từng bước nâng cao lợi nhuận chung cho toàn chi nhánh. 3.2.3. Về lợi nhuận Do Chi nhánh thực hiện chương trình hiện đại hóa và mở rộng nên phát sinh một số chi phí làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Mặt khác, do áp dụng phương thức dự thu dự chi cũng làm giảm lợi nhuận cuả chi nhánh. Tuy nhiên, lợi nhuận thuần năm 2005 của chi nhánh là 4.837 triệu đồng với lợi nhuận ròng là 3.289 triệu đồng là một nỗ lực rất lớn và đáng ghi nhận. Năm 2006, lợi nhuận thuần là 10.448 triệu đồng, tăng 17,4 % so với năm 2005 với số tuyệt đối là 5.611 triệu đồng. Nguyên nhân là do hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT Chi nhánh 8 nói riêng đã từng bước hiện đại hóa, thực hiện việc giao dịch một cửa nhanh chóng thuận tiện đã thu hút khách hàng, cũng như số lượng giao dịch ngày càng tăng. Năm 2007, lợi nhuận thuần thu được của Chi nhánh là 17.793 triệu đồng, tăng 7.345 triệu đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng tương ứng là 70,3%. Thu nhập ròng của Chi nhánh năm này cũng tăng 70,3% so với năm trước, đạt 12.099 triệu đồng. Đây là kết quả hoạt động rất đáng khen ngợi của Chi nhánh, trong đó phải kể đến sự nỗ lực và quyết tâm của toàn thể Ban lãnh đạo và tập thể nhân viên Chi nhánh 8. 3.3. Phân tích hoạt động tín dụng NHNo & PTNT Chi nhánh 8 – TP HCM. Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn và chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng đã được trình bày ở chương trước, tôi sẽ tiếp tục phân tích chi tiết và cụ thể hơn về hoạt động này của ngân hàng trong chương này. Đây là những chỉ tiêu đã có luận cứ khoa học xác thực, phù hợp và được áp dụng rộng khắp ở các hệ thống ngân hàng trong nước và quốc tế. Trong giới hạn của bài luận văn này, em chỉ xin sử dụng một số chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt đông tín dụng của NHNo & PTNT Chi nhánh 8 – TP HCM. Các chỉ tiêu được phân tích được tổng hợp trong Bảng 3 như sau : Bảng 3: Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng Mục tiêu Chỉ tiêu I. Phân tích tổng quát nguồn vốn Tỷ lệ % từng khoản nguồn vốn - Vốn CSH - Vốn huy động - Vốn vay - Vốn khác II. Phân tích tình hình huy động vốn Tỷ lệ % từng loại tiền gửi Vốn huy động / Vốn tự có III. Phân tích hoạt động sử dụng vốn Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn / Tổng dư nợ IV. Phân tích hoạt động tín dụng Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn V. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng Hệ số thu nợ Nợ quá hạn / Dư nợ Vòng quay vốn tín dụng 3.3.1. Phân tích tổng quát nguồn vốn Yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của Ngân hàng là vốn. Với chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên Ngân hàng cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng như tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Với nhận thức vốn là yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển của nền kinh tế, là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Trong hoạt động ngân hàng, vốn được xem là yếu tố đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành và phát triển. Từ những vấn đề trên, Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh 8 đã đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức đa dạng như: Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm bậc thang, tiền gởi tiết kiệm bậc thang có tặng khuyến mãi, tiền gởi tiết kiệm dự thưởng để thu hút vốn nhàn rỗi trên địa bàn, ở đây chủ yếu là tiền nhàn rỗi trong dân cư. Riêng công tác huy động vốn bằng ngoại tệ, đây là nghiệp vụ mới được áp dụng thực hiện ở Chi nhánh 8 trong năm 2002, nhưng kết quả ban đầu tương đối khả quan và được Ban lãnh đạo ngân hàng đánh giá là có tiềm năng. NHNo & PTNT Chi nhánh 8 từ khi thành lập đến nay luôn cố gắng tự chủ về vốn nhằm chủ động trong việc cho vay. Vì vậy, ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau, tạo ra nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Tình hình nguồn vốn qua ba năm của ngân hàng như sau: Bảng 4: Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua ba năm Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn CSH 14.300 6,14 87.236 17,3 165.535 14,9 Vốn huy động 218.258 93,81 417.247 82,7 941.607 85 Vốn vay 80 0,05 0 0 566 0,01 Tổng nguồn vốn 232.638 100,00 504.483 100,00 1.107.708 100,00 (Nguồn: Phòng Kế toán) Hình 5: Tình hình nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm Ta thấy, qua ba năm từ 2005 đến 2007, nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng. Trong đó vốn CSH luôn tăng đều đặn theo các năm (năm 2005 là 14.300 triệu đồng, năm 2006 là 87.236 triệu đồng và năm 2007 là 165.535 triệu đồng). Vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng rất cao (> 80%), cho thấy hoạt động huy động vốn và thu hút khách hàng đã được ngân hàng làm rất tốt, ý thức tiết kiệm của người dân ngày càng được phát huy hơn. Bên cạnh đó từ cuối năm 2007 đến nay tình hình lạm phát luôn tăng. Để thực hiện theo chỉ thị của chính phủ phải thắt chặt tiền tệ nên các ngân hàng đều tăng lãi suất, thu hút tiền trong dân cư. Vì vậy NHNo & PTNT chi nhánh 8 cũng đã tăng mức lãi suất rất hấp dẫn, thu hút dân cư gửi tiền tiết kiệm, khiến nguồn vốn huy động tăng rất khả quan. Nếu so sánh với năm 2006, thì năm 2007, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng hơn 100%. Vốn vay các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (<0,05%), điều này cho thấy ngân hàng luôn tự chủ về nguồn vốn và là một chi nhánh có năng lực tài chính mạnh. Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh 8 – TP HCM cũng rất quan tâm chú trọng đến công tác tăng thu dịch vụ nhằm huy động thêm vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh TP HCM, trong năm 2007, tỷ lệ thu dịch vụ của ngân hàng đạt 4% trên tổng thu, và cải thiện cơ cấu nguồn thu trong tổng thu, kích thích tăng trưởng tỷ lệ thu hàng năm 25% đến 30%. (Nguồn: Phòng Kinh doanh). Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có những chuyển biến để phù hợp với tình hình nội bộ cũng như thực tế xã hội. Mặt khác, nguồn vốn có tính ổn định không cao, việc tăng giảm còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư của một vài doanh nghiệp có vốn tiền gửi lớn. Chi nhánh nên có sự quan tâm, chú trọng mở rộng đối tượng khách hàng bằng việc tăng cường tiếp thị các tổ chức, cá nhân gửi tiền với chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa các thành phần kinh tế tham gia gửi tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng tính tự chủ của ngân hàng, nhằm đảm bảo được nguồn vốn để giảm chi phí tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh. 3.3.2. Phân tích tình hình huy động vốn Bảng 5: Tình hình huy động vốn qua ba năm Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch qua các năm (%) 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 TG không kỳ hạn 75.837 105.470 75.475 39 (28,43) TG có kỳ hạn 15.192 198.158 661.092 1.204 233,61 Trong đó: 14.492 26.312 40.792 81,56 55 [...]... dụng linh hoạt nhiều mức lãi suất hấp dẫn Bên cạnh đó, đạt được kết quả tích cực trên còn do tập thể cán bộ - công nhân viên đều có ý thức tạo lập nguồn vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và mở rộng thêm nhiều phòng giao dịch để nâng cao năng lực huy động và tăng trưởng tín dụng 3.3.3 Phân tích hoạt động sử dụng vốn Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn thì quy mô tín dụng và chất lượng tín dụng. .. mô tín dụng, mức độ tập trung vốn vay của một loại tín dụng nhất định mà chưa thể hiện được kết quả sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không cả về phía Ngân hàng và doanh nghiệp Vì vậy chúng ta cần phân tích doanh số thu nợ để thấy được hiệu quả sử dụng vốn Công tác thu nợ đóng vai trò quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, nó phản ánh chất lượng tín dụng hay khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, ... thông tin tín dụng từ CIC của Ngân hàng Nhà nước rất chậm - Việc xử lý tài sản khi khách hàng không trả được nợ đã được chi nhánh giải quyết thỏa đáng Do đó, ngân hàng đã giảm nợ quá hạn, tránh tồn đọng vốn 3.3.5 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng Hiệu quả tín dụng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đã được tổng hợp ở bảng 3, trong đó gồm có các chỉ tiêu: hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, nợ... địa bàn Cụ thể, nhiều tổ chức tín dụng thu hút khách hàng vay vốn bằng cạnh tranh chưa lành mạnh như: hạ thấp điều kiện tín dụng, cho vay thời gian dài hơn, số tiền lớn hơn cho cùng một dự án 3.3.4.4 Tình hình nợ quá hạn Nhìn chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua luôn tăng trưởng, góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng Song cùng với việc mở rộng tín dụng ít nhiều sẽ tiềm ẩn những... Tóm lại, doanh số cho vay phản ánh số lượng và qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng, doanh số cho vay càng lớn thì họat động tín dụng càng lớn Nhìn chung tình hình cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh 8 TP HCM rất khả quan, trong đó cho vay ngoài quốc doanh luôn chiếm tỉ trọng lớn và đều tăng qua các năm Điều này lí giải vì sao nguồn vốn huy động tại chỗ không đáp ứng được yêu cầu nền kinh tế 3.3.4.2... ánh thực trạng hoạt động của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung-dài hạn phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ Phân theo thành phần kinh tế thì dư nợ được phân theo hai... vốn tín dụng qua 3 năm Vòng quay vốn tín dụng có sự ổn định và luôn đạt tiêu chuẩn đặt ra của chi nhánh là trên 1 vòng Tuy nhiên có sự tăng giảm qua 3 năm Cụ thể năm 2005 là 1,14 lần; Năm 2006 là 1,30 lần, tăng 0,16 lần so với năm 2005 Sang năm 2007 là 1,21 lần giảm 0,09 lần so với năm 2006 Tuy sự sụt giảm của vòng quay vốn tín dụng là không đáng kể nhưng ít, nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. .. tục tồn tại và phát triển 3.3.5.2 Vòng quay vốn tín dụng Là tỷ số giữa doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng thể hiện hiệu quả sử dụng đồng vốn cho vay, chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Bảng 14: Vòng quay vốn tín dụng Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm... hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng Mặt khác, các doanh nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm do việc cổ phần hóa doanh nghiệp theo chủ trương của Nhà nước Nhìn chung, ba năm qua Chi nhánh đã có nhiều đổi mới cơ cấu quản lý, chú trọng công tác tăng trưởng tín dụng, tăng cường công tác tiếp thị, thường xuyên áp dụng chính sách ưu đãi, linh động và tăng cường mối quan hệ uy tín với khách hàng Nhưng... nhuận của ngân hàng 3.3.5.3 Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ phản ánh hiệu quả chất lượng tín dụng tại chi nhánh Nếu hiệu quả hoạt động tín dụng tốt thì tỷ lệ này sẽ thấp và ngược lại tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng là không tốt Theo đánh giá của ngành thì tỷ lệ này ở mức 5% là bình thường, trên 5% là xấu còn dưới 5% là tốt Bảng 15: Tình hình nợ quá hạn trên tổng . / Tổng dư nợ IV. Phân tích hoạt động tín dụng Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn V. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng Hệ số thu nợ. II. Phân tích tình hình huy động vốn Tỷ lệ % từng loại tiền gửi Vốn huy động / Vốn tự có III. Phân tích hoạt động sử dụng vốn Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động

Ngày đăng: 19/10/2013, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

NHNo &amp; PTNT hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, 100% vốn ban đầu do nhà nước cấp hoạt động theo luật các tổ chức tín  dụng và chịu sự quản lý của NHNN Việt Nam. - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
o &amp; PTNT hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, 100% vốn ban đầu do nhà nước cấp hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý của NHNN Việt Nam (Trang 2)
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
Bảng 2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm (Trang 5)
Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn và chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng đã được trình bày ở chương trước, tôi sẽ tiếp  tục phân tích chi tiết và cụ thể hơn về hoạt động này của ngân hàng trong chương này - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
a trên các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn và chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng đã được trình bày ở chương trước, tôi sẽ tiếp tục phân tích chi tiết và cụ thể hơn về hoạt động này của ngân hàng trong chương này (Trang 7)
tốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Tình hình nguồn vốn qua ba năm của ngân hàng như sau: - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
t ốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Tình hình nguồn vốn qua ba năm của ngân hàng như sau: (Trang 9)
Qua ba năm, ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng nhanh với tốc độ vượt bậc - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
ua ba năm, ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng nhanh với tốc độ vượt bậc (Trang 11)
Bảng 6: Tình hình sử dụng vốn qua 3 năm - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
Bảng 6 Tình hình sử dụng vốn qua 3 năm (Trang 13)
Bảng 7: Tình hình chovay theo thời hạn - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
Bảng 7 Tình hình chovay theo thời hạn (Trang 14)
Theo tình hình chovay ở hình 8 cho thấy doanh số chovay ngoài quốc doanh trong năm qua có sự gia tăng đáng kể - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
heo tình hình chovay ở hình 8 cho thấy doanh số chovay ngoài quốc doanh trong năm qua có sự gia tăng đáng kể (Trang 16)
3.3.4.2. Tình hình thu nợ a) Thu nợ theo thời hạn  - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
3.3.4.2. Tình hình thu nợ a) Thu nợ theo thời hạn (Trang 17)
Bảng 10: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
Bảng 10 Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế (Trang 18)
Hình 10: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
Hình 10 Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế (Trang 19)
3.3.4.3. Tình hình dư nợ - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
3.3.4.3. Tình hình dư nợ (Trang 20)
Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
Bảng 12 Tình hình nợ quá hạn (Trang 22)
Bảng 13: Hệ số thu nợ - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
Bảng 13 Hệ số thu nợ (Trang 25)
Bảng 14: Vòng quay vốn tín dụng - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
Bảng 14 Vòng quay vốn tín dụng (Trang 26)
Hình 15: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ qua 3 năm - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo
Hình 15 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ qua 3 năm (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w