Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo (Trang 26 - 28)

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ phản ánh hiệu quả chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Nếu hiệu quả hoạt động tín dụng tốt thì tỷ lệ này sẽ thấp và ngược lại tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng là không tốt. Theo đánh giá của ngành thì tỷ lệ này ở mức 5% là bình thường, trên 5% là xấu còn dưới 5% là tốt.

Bảng 15: Tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nợ quá hạn 22,96 19,45 21,87 Tổng dư nợ 165,92 306,77 745,98

Nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) 13,83 6,34 2,93

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Hình 15: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ qua 3 năm

Tỉ lệ nợ quá hạn liên tục giảm trong 3 năm. Đây là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Năm 2005, tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 13,83%. Đến năm 2006, tỉ lệ này giảm 7,49% đạt 6,34%. Liên tục đến năm 2007, tỉ lệ lại tiếp tục giảm 3,41% còn 2,93%. Có được kết quả trên là nhờ nỗ lực của toàn thể lãnh đạo chi nhánh và cán bộ công nhân viên đã nâng cao hiệu quả làm việc, công tác thẩm định, tín dụng ngày càng được hoàn thiện và thể hiện tốt nhất. Chi nhánh thường xuyên giám sát các khoản vay theo từng đối tượng, cán bộ tín dụng luôn nắm rõ tình hình tổng thể của các doanh nghiệp để có biện pháp thu hồi nợ đúng đắn và cho vay một cách hợp lý nhất.

Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn:

Nợ quá hạn và nợ khó đòi luôn tồn tại ở bất cứ một đơn vị cho vay, một tổ chức tín dụng nào. Vấn đề ở đây là làm sao nhận biết được các nguyên nhân của nó để có thể đưa ra các biện pháp và giải pháp để khác phục.

Nguyên nhân từ phía khách hàng:

- Đối với hộ kinh doanh cá thể: nguyên nhân là do làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn do mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ.

- Về phía khách hàng có một số trường hợp khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định. Ngoài ra còn một nguyên nhân do khách hàng cố tình không trả nợ.

- Ngoài ra, nợ quá hạn còn do nguyên nhân là nhân viên thẩm định trong quá trình thẩm định chưa tiến hành đúng và đầy đủ các thủ tục cần thiết và kiểm soát khách hàng chưa chặt chẽ trong quá trình sử dụng vốn vay.

- Một khoản nợ xấu, nợ khó đòi phát sinh có thể liên quan đến quá trình thực hiện qui trình tín dụng. Do tính cạnh tranh giữa các Ngân hàng nên quá chú trọng đến yếu tố tìm kiếm khách hàng mà nhân viên tín dụng nóng vội nên đã không thực hiện trình tự của qui trình cho vay.

Bên cạnh còn có nguyên nhân liên quan đến chính sách tín dụng Ngân hàng như:

- Quá chú trọng vào tài sản bảo đảm. Trong thời gian qua, một số nhân viên tín dụng đặt vai trò của bảo đảm tín dụng không đúng chỗ, coi bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay, trong khi các yếu tố khác lại không chú trọng đúng mức.

- Một nguyên nhân nữa có thể do trình độ, năng lực, đạo đức của một số cán bộ tín dụng.

Trên thực tế, nếu người vay không trả được nợ đúng thời hạn thì có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với Ngân hàng. Giả sử khi Ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ của khách hàng sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả của Ngân hàng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng Ngân hàng phải thực hiện một số biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện tình hình. Ngược lại, khi Ngân hàng đang ứ động vốn thì việc chậm trể trả nợ của khách hàng tạm thời không gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, tuy nhiên đây vẫn là mối lo của bất kỳ một Ngân hàng nào.

Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc Ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý tốt công tác thu nợ. Tất cả các công việc này cần được thực hiện chặt chẽ và xuyên suốt trong quá trình vay vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w