1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NHNo

27 270 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 89,28 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NHNo&PTNT CHI THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ NHÁNH LÁNG HẠ 2.1. Khái quát về NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ. 2.1.1. Lịch sử hình thành: Ngày 15/11/1996 theo quyết định số 280/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Với tên gọi mới, NHNo&PTNT Việt Nam đựơc xác định thêm nhiệm vụ mới: đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng ngân hàng trong giai đoạn mới nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đất nước sau 10 năm đổi mới, đòi hỏi các TCTD phải đa năng hơn trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển bền vững đổi mới kinh tế dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII. Trong bối cảnh đó NHNo&PTNT Việt Nam đã thể hiện định hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng: củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từng bước chiếm lĩnh thị phần tại thị trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Từ thực tiễn trên, cùng với việc ra đời của một số chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tại các thành phố lớn, khu đô thị và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước trong giai đoạn 1996-1997. Ngày 1/8/1996 tại quyết định số 334/QĐ-NHNo- 02 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/3/1997. Chi nhánh có trụ sở tại 44 Láng Hạ (nay là số 24 Láng Hạ - quận Đống Đa – Hà Nội) Sự ra đời của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là bước mở đầu cho sự phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam tại các địa bàn đô thị, khu công nghiệp và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước, thể hiện hướng đi đúng trong bước phát triển tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Đồng thời góp phần không nhỏ làm cho quy mô và phạm vi hoạt động cũng như năng lực vị thế của hệ thống NHNo trên địa bàn thủ đô được mở rộng và nâng cao thêm, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong giai đoạn mới, giai đoạn khắc phục khó khăn khách quan và chủ quan, ổn định phát triển mạnh mẽ theo hướng NHTM hàng đầu ở Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên thế giới. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Láng Hạ qua 10 năm xây dựng và từng bước trưởng thành, góp phần khẳng định vị thế của hệ thống NHNo trên địa bàn Thủ đô với những thành tích đáng khích lệ. Chi nhánh đã huy động được một lượng vốn đáng kể, không những đảm bảo cho chi nhánh chủ động đầu tư tín dụng góp phần tăng hiệu quả đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn Thủ đô mà còn điều chuyển nguồn vốn về trung tâm điều hành. Ngày đầu mới thành lập CN chỉ có 13 cán bộ viên chức với 2 phòng chức năng là kế hoạch kinh doanh và kế toán ngân quỹ, tuy nhiên chi nhánh đã không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình, hiện nay đã lên tới 11 điểm giao dịch, có cơ sở vật chất khang trang lịch sự và tiện nghi thuận lợi cho hoạt động mở rộng kinh doanh của chi nhánh. 2.1.2. Mô hình tổ chức của chi nhánh: SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHI NHÁNH NHNo&PTNT LÁNG HẠ Phòng GD số 11 Phòng GD s 10ố Phòng GD s 8ố Phòng GD số Phòng GD s 6ố Phòng GD s 5ố Phòng GD s 3ố Phòng GD s 2ố CN B CH KHOAÁ Phòng KTNQ Phòng T NÍ D NGỤ Phòng H NHÀ CH NHÍ Phòng GD S 4Ố Phòng GD S 9Ố CN M ÌNHỸ Đ Phòng KTNQ Phòng T NÍ D NGỤ Phòng H NHÀ CH NHÍ Phòng KT NQ Phòng TH Phòng HCQT Phòng TCCB& TĐ Phòng T NÍ D NGỤ Phòng NG.V nố KHTH Phòng TH MẨ NHĐỊ TỔ KTKT NB Phòng KDNT& TTQT TỔ NG. VỤ THẺ PHÓ GĐ T TI PỔ Ế THỊ PHÓ GĐPHÓ GĐ GI M CÁ ĐỐ 2.1.3. Nhiệm vụ và chức năng của Chi nhánh: 2.1.3.1. Huy động vốn: Thanh toán và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT. Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNo&PTNT. Được phép vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức tài chính trong nước theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. 2.1.3.2. Tín dụng: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ với các tổ chức kinh tế. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế. Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn, cho vay, mua, bán ngoại tệ. thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN và NHNo&PTNT. Kinh doanh dịch vụ: thu chi tiền mặt, mua bán vàng bạc đá qúy, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính và tín dụng trong và ngoài nước, cùng các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam cho phép. Cân đối điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiên đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT Việt Nam cho phép. Làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo. Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đào tạo tay nghề trên địa bàn( nêú đươc tổng giám đốc NHNN cho phép). Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của NHNN. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của NHNN. Thực hiện các nhiệm vụ khác. 2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động của chi nhánh từ năm 2003- 2006. 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn: Thành lập và hoạt động trên địa bàn thủ đô, chi nhánh gặp phải nhiều khó khăn. Hà Nội có rất nhiều TCTD thuộc các loại hình khác nhau cùng hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và cạnh tranh nhau rất quyết liệt. Do đó đòi hỏi chi nhánh phải nỗ lực phấn đấu để thu hút đủ vốn cho hoạt động của mình và điều chuyển vốn với các ngân hàng khác. Tuy có nhiều khó khăn nhưng địa bàn cũng có nhiều lợi thế mà các địa phương khác không có, đó là: Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm văn hoá chính trị lớn, là đầu mối nối liền các khu kinh tế lớn của cả nước, là nơi thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, là nơi dân cư tập trung đông đúc và có thu nhập cao nên nguồn vốn nhàn rỗi nằm trong dân cư là rất lớn, đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn của các thành phần kinh tế với nhu cầu lớn về vốn cũng như lượng tiền tồn đọng trong két và trên tài khoản tiền gửi là rất lớn. Với một mạng lưới rộng chi nhánh đã phần nào khắc phục được khó khăn và tận dụng lợi thế trong công tác huy động vốn. Trong thời gian qua kết quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh rất khả quan, tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Năm 2005 tuy tổng vốn huy động giảm song thực chất là do chi nhánh chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và giảm tỷ lệ vay TCTD để hướng vào tiền gửi dân cư theo đúng tinh thần chỉ đạo của NHNN Việt Nam. Tổng nguồn vốn đến năm 2006 đạt 5905 tỷ đồng, tăng 1882 tỷ đồng so với 2005 tương đương 147%, tăng 1435 tỷ đồng so với năm 2004. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ (đơn vị: tỷ đồng). TT CHỈ TIÊU NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 A Cơ cấu theo loại tiền 4037 4470 4023 5905 1 Nguồn vốn nội tệ 3091 3197 3136 4854 2 Nguồn vốn ngoại tệ 946 1273 887 1051 B Cơ cấu theo kỳ hạn 4037 4470 4023 5905 1 Nguồn vốn không kỳ hạn 1046 918 985 1278 2 Nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng 1053 1376 820 859 3 Nguồn vốn kỳ hạn từ 12- 24 tháng 1938 2176 2218 1197 4 Nguồn vốn kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 2571 C Cơ cấu theo thành phần kinh tế 4037 4470 4023 5905 1 Nguồn vốn từ dân cư 1031 1153 1491 1771 2 Nguồn vốn từ các tổ chức 3006 3317 2532 3550 3 Nguồn vốn huy động TP AGRIBANK 0 0 0 584 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh CN Láng Hạ năm 2003- 2006) - Về cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền: Nguồn vốn nội tệ đạt 4854 tỷ đồng trong đó huy động trái phiếu AGRIBANK 2006 là 584 tỷ đồng, tăng 1718 tỷ đồng so với năm 2005, tăng 1657 tỷ đồng so với năm 2004. Nguồn vốn ngoại tệ (quy VND) đạt 1051 tỷ đồng, tăng 164 tỷ đồng so với năm 2005, chi nhánh lấy tỷ giá quy đổi là 16,091 VND/USD. Nguồn vốn bằng nội tệ luôn chiếm ưu thế, năm 2003 chiếm 76,5% tổng nguồn, năm 2004 là 72% tổng nguồn, năm 2005 là khoảng 80% tổng nguồn và năm 2006 tương đương 82,2% tổng nguồn. - Về cơ cấu theo thành phần kinh tế thì có sự dịch chuyển sang tiền gửi từ dân cư - Về hình thức huy động: chi nhánh chủ trương đa dạng hoá các hình thức huy động, phong phú về kỳ hạn cũng như lãi suất, áp dụng thật linh hoạt các hình thức rút gốc, rút lãi nhằm tạo điều kiện tối đa cho khách hàng, thu hút và tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi cũng như tăng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng . Biểu đồ 2.1: Biểu đồ phản ánh cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền qua các năm (đơn vị: tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2003- 2006) Những kết quả trên có được là do sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, luôn chú trọng đến hoạt động huy động vốn, xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh hợp lý và đúng đắn theo chỉ đạo của NH cấp trên. 2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn: Đối với NHTM thì sử dụng vốn cũng là hoạt động quan trọng, đây là nguồn thu nhập cho ngân hàng từ khoản lãi thu được khi cho vay. Trong suốt quá trình hoạt động chi nhánh luôn nỗ lực để bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả thể hiện qua các năm như sau: Bảng 2.2: Tình hình tín dụng của chi nhánh (đơn vị: tỷ đồng) TT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 A Dư nợ theo loại tiền 1515 2200 1876 2057 1 Dư nợ nội tệ 1005 1066 1101 978 2 Dư nợ ngoại tệ 510 1134 775 1079 B Dư nợ theo thành phần kinh tế 1515 2200 1876 2057 1 Dư nợ doanh nghiệp nhà nước 1236 1752 1161 1245 2 Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh 267 400 660 756 3 Cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố chứng chỉ có giá 12 48 55 56 C Dư nợ theo thời gian 1515 2200 1876 2057 1 Dư nợ ngắn hạn 642 1200 988 1269 2 Dư nợ trung và dài hạn 873 1000 888 788 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN Láng Hạ) Dư nợ của chi nhánh liên tục tăng qua các năm: năm 2004 là 2200 tỷ đồng, năm 2005 con số này là 1876 tỷ đồng, có sự sụt giảm là do chi nhánh đã chuyển dịch về cơ cấu dư nợ, năm 2006 dư nợ là 2057 tỷ đồng. Về chất lượng tín dụng: nhìn chung chất lượng tín dụng của chi nhánh là lành mạnh song tỷ lệ nợ xấu vẫn còn tăng qua các năm chủ yếu là của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các khoản vay tiêu dùng, đời sống (cả số tuyệt đối và tương đối). Năm 2004 tổng nợ xấu là 2,789 tỷ đồng thì đến năm 2006 đã là 9,785 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 4 là 3,61 tỷ và nợ nhóm 5 là 2,865 tỷ đồng. Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2004- 2006 (đơn vị: tỷ đồng) Năm 2004 2005 2006 Tổng dư nợ 2200 1876 2057 Tổng nợ xấu 2,789 6,750 9,875 Tỷ lệ nợ xấu 0,13% 0,36% 0,48% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh các năm 2004- 2006) Nhìn chung tình hình sử dụng vốn của chi nhánh là khá tốt, dư nợ tăng trưởng và cơ cấu ngày càng có sự chuyển dịch hợp lý. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu ở chi nhánh vẫn còn tăng qua các năm, mặc dù vẫn nằm trong giới hạn song chi nhánh vẫn cần có những chuyển biến để bảo toàn vốn và sử dụng vốn tương xứng với nguồn lực. 2.1.4.3. Kết quả kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh nhìn chung là khả quan, năm 2005 quỹ thu nhập có giảm nhưng đó là do năm này lãi suất tiền gửi tăng mạnh đã ảnh hưởng đến thu nhập của chi nhánh. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong việc mở rộng thì phần và nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2004 quỹ thu nhập đạt 86,300 tỷ đồng, đạt 77,5% so với năm 2003. Đến năm 2006 thì quỹ thu nhập là 77,307 tỷ đồng bằng 116% so với năm 2005. Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh(đơn vị: tỷ đồng) Năm 2004 2005 2006 Tổng thu 308,287 406,718 575,520 Tổng chi 221,987 340,135 498,213 Quỹ thu nhập 86,300 66,583 77,307 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2004- 2006) [...]... chủ tịch HĐQT quy định cho vay đối với khách hàng - Công văn số 1163 /NHNo- TD của Tổng giám đốc hướng dẫn thực hiện cho vay không phải đảm bảo bằng tài sản - Quyết định số 300/QĐ-HĐQT-TD của chủ tịch HĐQT quy định các biện pháp ĐBTV trong hệ thống NHNo& PTNT - Quy định số 1261 /NHNo- TD về tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống NHNo& PTNT 2.2.2 Thực trạng hiệu quả ĐBTV tại chi nhánh: Sau khi chi nhánh... định số 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của các TCTD - Thông tư số 06/2000/TT-NHNN của NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của các TCTD - Các thông tư liên tịch khác của các cơ quan ban ngành nhằm hướng dẫn thực hiện hoạt động ĐBTV Trên cơ sở các văn bản về hoạt động ĐBTV của các cơ quan Nhà nước, NHNo& PTNT Việt Nam đã ban hành một số... những khoản vay tại chi nhánh có áp dụng hình thức cầm cố hay thế chấp Riêng với những tài sản là công trình xây dựng thì chi nhánh chỉ cho vay với khách hàng là các TCT xây dựng của Nhà nước Hiện nay chi nhánh cũng đã mở rộng cho vay tiêu dùng và đời sống như cho vay mua nhà, ô tô…trong đó cho vay mua ô tô tuy có nhiều món vay nhưng giá trị món vay thấp 2.2.2.5 Cho vay không có tài sản đảm bảo Hình... hình thức có sự chênh lệch đáng kể Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phân theo tính chất đảm bảo (đơn vị:tỷ đồng) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Có tài sản đảm bảo 919,600 849,828 759033 Không có tài sản đảm bảo 1280,400 1026,172 1297967 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2004- 2006) Trong tổng dư nợ thì dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo là chủ yếu, đạt 58,2% năm 2004, giảm xuống còn 54,7%... giao dịch đảm bảo Tuy nhiên việc cho vay cầm cố bằng cổ phiếu vẫn còn thấp do thị trường chứng khoán nước ta chưa thật phát triển và thường thì mệnh giá không cao nên giá trị món vay nhỏ 2.2.2.3 Cho vay bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: Đây là hình thức tương đối an toàn nên chiếm tỷ trọng cao nhất trong các hình thức ĐBTV bằng tài sản, năm 2006 là 10,9% dư nợ cho vay tài sản đảm bảo Khi áp... cả các mặt, nguồn vốn tăng trưởng cao, dư nợ cho vay và tình hình thu chi đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên thì chất lượng tín dụng vẫn còn hạn chế, quy mô tín dụng còn hẹp chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh 2.2 Thực trạng hiệu quả đảm bảo tiền vay tại chi nhánh: 2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐBTV: Nhằm hướng dẫn cho các TCTD khi thực hiện các biện pháp ĐBTV thì các cơ quan chức... làm giảm chất lượng của hoạt động thẩm định Cho vay tài sản dảm bảo chiếm tỷ trọng thấp nhưng chất lượng không hoàn toàn đảm bảo, việc quản lý tài sản đảm bảo còn mang nặng tính hình thức, một số khách hàng vay thế chấp nhà đất nhưng giấy tờ chưa hoàn chỉnh hay tài sản còn đang có sự tranh chấp Đó chính là trở ngại cho hoạt động xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ do chi nhánh không có đủ cơ sở... vay được vốn khách hàng đã không ngần ngại thực hiện các hành vi lừa đảo như: sử dụng một tài sản đảm bảo để vay vốn tại nhiều nơi, cung cấp thông tin sai sự thật về tình hình tài chính, làm giả giấy tờ hồ sơ vay vốn…Chính vì lẽ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động thẩm định Không chỉ thể nhiều trường hợp khách hàng trốn tránh nghĩa vụ trả nợ nhưng khi ngân hàng phát mại tài sản đảm bảo. .. họ tìm cách trì hoãn, cản trở gây khó khăn cho hoat động xử lý tài sản đảm bảo và khả năng thu hồi vốn của các TCTD - Do tình trạng thiếu tài sản đảm bảo: khách hàng không đáp ứng được tài sản đảm bảo nhiều khi không phải do họ thiếu năng lực tài chính mà còn do đặc trưng của từng thành phần kinh tế và điều kiện của tài sản đảm bảo Đối với DNNN tuy nắm giữ một lượng tài sản khổng lồ như đất đai, nhà... không có tài sản đảm bảo nhưng khách hàng vay theo hình thức này hầu hết là các TCT Nhà nước như TCT bưu chính viễn thông, TCT lắp máy Việt Nam, TCT xây dựng hay đó là những khách hàng truyền thống và chỉ có một phần nhỏ là cán bộ nhân viên Để được vay theo hình thức này thì khách hàng phải có uy tín cao, có khả năng tài chính đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hoặc đây là những khoản cho vay theo chỉ thị . THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NHNo& amp;PTNT CHI THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NHNo& amp;PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ NHÁNH LÁNG HẠ 2.1. Khái quát về NHNo& amp;PTNT. chi nhánh. 2.2. Thực trạng hiệu quả đảm bảo tiền vay tại chi nhánh: 2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐBTV: Nhằm hướng dẫn cho các TCTD khi thực hiện các

Ngày đăng: 19/10/2013, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w