RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC CÔNG CỤ GIẢI QUYẾT

19 1.7K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC CÔNG CỤ GIẢI QUYẾT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC CÔNG CỤ GIẢI QUYẾT

Trang 1

RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC CÔNG CỤ GIẢI QUYẾT

Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Thọ Phú

2 Nguyễn Hữu Minh Phúc K094020339

4 Dương Nguyễn Thùy Trang K0940203705 Phạm Thị Thùy Trang K094020371

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2011

Trang 2

Bảng phân công công việc

1 Võ Khánh Ngọc K094020326 Rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính và Thuyết trình

2 Nguyễn Hữu Minh Phúc K094020339 Rủi ro đạo đức trong hợp đồng chủ sở hữu

3 Lê Thị Thảo Trang K094020368 Rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính và làm powerpoint4 Dương Nguyễn Thùy Trang K094020370 Rủi ro đạo đức trong hợp đồng

chủ sở hữu và làm word

5 Phạm Thị Thùy Trang K094020371 Rủi ro đạo đức trong hợp đồng chủ sở hữu và Thuyết trình6 Nguyễn Hoàng Tuấn K094020379 Rủi ro đạo đức trong thị trường

tài chính và làm word

Trang 3

1.2 Các dạng của rủi ro đạo đức: 6

1.3 Nguyên nhân nảy sinh : 7

2 Rủi ro đạo đức trong hợp đồng chủ sở hữu – “ vấn đề người chủ và người quản lý”: 7

2.1 Nêu vấn đề: 7

2.2 Ví dụ: 7

2.3 Các công cụ giải quyết vấn đề ngươi chủ - người quản lý: 10

2.3.1 Sản xuất thông tin – theo dõi: 10

2.3.2 Sự điều hành của nhà nước: 10

2.3.3 Trung gian tài chính: 11

2.3.4 Các hợp đồng vay nợ: 11

3 Rủi ro đ ạo đ ức tron g lĩnh vực tài chính: 12

3.1 Rủi ro xuất phát từ phía người cho vay: 12

3.1.1 Đặt vấn đề: 12

3.1.2 Giải pháp: 12

3.2 Rủi ro đạo đức xuất phát từ phía người vay vốn (trong thị trường nợ): 13

Trang 4

3.2.1 Đặt vấn đề: 13

3.2.2 Công cụ điều chỉnh: 14

3.2.2.1 Vốn chủ sở hữu: 14

3.2.2.2 Theo dõi và các điều khoản bắt buộc 14

3.2.2.3 Trung gian tài chính: 16

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 5

Lời mở đầu

Như chúng ta đã biết, ngày nay tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính đã và đang trở thành một trong những thành phần kinh tế quan trọng của thị trường kinh tế nước ta Là sinh viên khối ngành kinh tế, việc tìm hiểu và nắm bắt những nguyên lý cơ bản trong tài chính tiền tệ, tìm hiểu các mối quan hệ, các yếu tố tác động đến thị trường tài chính là một trong những bước cần thiết bổ trợ sinh viên trong việc tư duy phân tích tài chính Trong các yếu tố tác động đến thị trường tài chính đó, có một yếu tố hết sức quan trọng đó chính là “Rủi ro đạo đức” Vậy câu hỏi đặt ra là rủi ro đạo đức xuất phát từ đâu? Những biểu hiện của rủi ro đạo đức trên các lĩnh vực tài chính và cách khắc phục nó ra sao?

Để trả lời các câu hỏi đó, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài “Rủi ro đạo đức và các công cụ giải quyết” Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quan về khía cạnh rủi ro đạo đức, và ngoài ra còn nhằm khẳng định tầm quan trọng của bộ môn lý thuyết tài chính tiền tệ.

Trang 6

Theo Dembe và Boden (2000) thì thuật ngữ moral hazard đươc các nhà cung cấp

dịch vụ bảo hiểm Anh quốc đặt ra từ thế kỉ XVII Vào thập niên 60 của thế kỉ XX, các nhà kinh tế học người Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng thường xuyên thuật ngữ này để chỉ tình trạng kém hiệu suất nảy sinh từ loại rủi ro như trên Sau này, thuật ngữ moral hazard được sử dụng trong bối cảnh nhấn mạnh các yếu tố tâm lý hơn Ở nhiều quốc gia, người ta chấp nhận gọi thuật ngữ này bằng tên gốc tiếng Anh của nó hoặc phiên âm từ moral hazard sang tiếng nước đó ( như người Nhật phiên âm

thành "moraru hazādo") Ở Việt Nam, moral hazard được dịch thành nhiều tên gọi

khác nhau như “ rủi ro đạo đức”, “ nguy cơ đạo đức”, “Hiểm nguy đạo đức”, “suy thoái đạo đức”… hoặc cũng có thể giữ nguyên là “moral hazard”.

Rủi ro đạo đức là rủi ro nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém thông tin.

Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin được bên kém ưu thế thông tin hơn cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình

1.2 Các dạng của rủi ro đạo đức:

Rủi ro đạo đức có thường xuyên được nhắc đến với 2 dạng sau:

o Rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính: là rủi ro người vay có những hành động mà người cho vay không mong muốn vì chúng làm cho khoản vay ít có khả năng được hoàn lại.

o Rủi ro đạo đức trong hợp đồng chủ sở hữu – “Vấn đề người chủ và người quản lý” ( principal – agent prolem): bên ủy thác ( người chủ) là bên kém ưu thế thông tin, còn bên được ủy thác ( nhà quản lý) là bên có ưu thế thông tin

Trang 7

Bên ủy thác không giám sát được đầy đủ hành vi của bên nhận ủy thác và bên nhận ủy thác hiểu được điều này Tình trạng này khiến cho bên được ủy thác tự nhiên nảy sinh động cơ hành động theo hướng mà bên ủy thác cho là không phù hợp.

1.3 Nguyên nhân nảy sinh :

Như đã nói ở trên, nguyên nhân chính dẫn đến xảy ra rủi ro đạo đức vẫn là do vấn đề thông tin không đầy đủ, không cân xứng Thiếu những thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như uy tín, tính trung thực của bên đối tác.

Bên cạnh đó còn do pháp luật vẫn còn nhiều khe hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng, tiến hành lừa đảo Nguyên nhân sâu xa vẫn do lòng tham của con người.

2 Rủi ro đạo đức trong hợp đồng chủ sở hữu – “ vấn đề người chủ và người quản lý”:

2.1 Nêu vấn đề:

Các hợp đồng chủ sở hữu, hay các cổ phần chủ sở hữu của các công ty ( cổ phiếu), là quyền được chia lợi nhuận và tài sản của doanh nghiệp Đây là đối tượng đạc trưng cho dạng rủi ro đạo đức được gọi là vấn đề của người chủ và người quản lý khi nhà quản lý chỉ sở hữu một phần nhỏ tài sản của công ty mà anh ta đang phục vụ và các cổ đông là chủ sở hữu phần lớn cổ phần của công ty.

Sự phân biệt và tách rời quyền chủ sở hữu và sự quản lý doanh nghiệp làm cho các nhà quản lý có thể hành động theo lợi ích riêng của mình chứ không theo lợi ích của các cổ đông chủ sở hữu bởi vì các nhà quản lý doanh nhigiehieeph ít có động lực tối đa hóa lợi nhuận hơn các chủ sở hữu.

2.2 Ví dụ:

Giả sử một nhà hàng cần có số vốn ban đầu là 100 triệu Anh A chỉ có 10 triệu nên anh ta đề nghị bạn đồng chủ sở hữu, do vậy bạn mua số cổ phần còn lại của nhà hàng với 90 triệu.

90% nhà hàng do bạn sở hữu

Trang 8

10% nhà hàng do anh A sở hữu

Từ đó, có 3 trường hợp có thể xảy ra:

Qua các trường hợp trên ta đều thấy rõ rằng anh A là người có ưu thế thông tin hơn, vì vậy lợi ích của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào đạo đức của anh A, rủi ro đạo đức dễ xảy ra.

Một ví dụ xa hơn về vấn đề người chủ sở hữu và người quản lý có thể kể là các nhà quản lý hay giám đốc xây dựng nhưng văn phòng xa hoa cho bản thân hay đi những xe hơi sang trọng đắt tiền Ngoài việc tìm kiếm lợi ích cho cá nhân, những người quản lý có thể thực hiện theo đuổi các chiến lược hoạt động của công ty (mua bán, sát nhập các công ty khác) hay các hoạt động đầu tư, ủng hộ các chính trị gia… mang lại cho họ quyền lực và ảnh hưởng cá nhân nhưng không mang lại lợi nhuận cho công ty ( hay cho lợi ích của cổ đông).

Một ví dụ thực tế cho vấn đề người chủ sở hữu và người quản lý là vụ việc Vinashin:

Năm 2007, khi Vinashin được thí điểm mô hình tập đoàn, theo đó, chức vị cao nhất là chủ tịch hội đồng quản trị, và tiếp sau đó là tổng giám đốc Trải qua quá trình

A thật sự cố gắng làm việc, quản lý tốt làm cho nhà hàng đông khách.

Sau khi chi trả mọi chi phí ( kể cả lương cho A), nhà hàng sẽ có lợi nhuận 500 triệu mỗi năm, trong đó A sẽ được 10% (50 triệu) và bạn sẽ được hưởng 90% (450 triệu)

A lười biếng không phục vụ khách hàng, dùng 500 triệu thu nhập mua đồ đạc sang trọng trang bị cho văn phòng riêng của anh ta hay bỏ đi chơi trong khi đang làm việc  Nhà hàng sẽ không còn có thu nhập nữa.

Nếu A cảm thấy 50 triệu chưa xứng đáng với những nỗ lực của mình  mất động lực làm việc  ta có một giám đốc lười biếng và một nhà hàng ế ẩm.

Vì vậy, hoạt động của A có thể làm bạn mất 450 triệu ( khoản lợi nhuận đáng có nếu bạn có một quản lý giỏi).

A hoàn toàn không thật thà Vì nhà hàng của bạn có lãi nên A có động lực bỏ túi riêng 500 triệu và báo cho bạn nhà hàng hoàn toàn không có lợi nhuận A hiện có lợi nhuận 500 triệu ( ngoài lương) trong khi bạn không có gì cả.

Trang 9

phân bổ chức vị thì Vinashin có 6 tổng giám đốc, nhưng thực chất người có quyền lực nhất trong đó là ông Phạm Thanh Bình, còn các vị kìa chỉ là phó tổng

Chính do sự tập quyền, mà khi ông Bình ký kết nhiều quyết định đầu tư mà nhiều thành viên hội đồng quan trị, tổng giám độc … không hề hay biết Điển hình nhất là việc mua tàu Hoa Sen với trị giá hơn 1000 tỷ đồng, được ông Bình ký mà không hề thông qua hội đồng định giá, thậm chí đến khi mua về rồi thì các cán bộ mới biết Theo nguồn tin từ các nhân viên Vinashin, không chỉ vụ việc tàu Hoa Sen, ông bình còn bổ nhiệm con, em vào các vị trí chủ chốt đại diện phần vốn nhà nước trái quy định của pháp luật Mà cụ thể là con trai ông Bình là Phạm Bình Minh (sinh năm 1980) khi chưa tới 27 tuổi và chưa đủ chuyên môn đã được bổ nhiệm làm viện phó Viện Khoa học công nghệ tàu thủy Việc bổ nhiệm này, ông Bình không hề xin ý kiến ban thường vụ Đảng ủy tập đoàn và không có nghị quyết của HĐQT.

Từ năm 2007, ông Phạm Bình Minh liên tiếp được bổ nhiệm, có năm như 2009 được bổ nhiệm tới ba lần: ngày 27-3-2009 bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tư vấn thiết kế công nghiệp Ngày 16-7 được bổ nhiệm kiêm chức giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc Viện Khoa học công nghệ tàu thủy Ngày 22-12 được bổ nhiệm kiêm phó tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất - một doanh nghiệp được đầu tư lớn để trở thành nhà máy đóng tàu lớn nhất Đông Nam Á.

Em trai ông Bình là Phạm Thanh Phong cũng được bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc Công ty đầu tư xây dựng Vinashin rồi đại diện phần vốn công ty này, giữ chức chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty cổ phần Vinashin – tư vấn đầu tư Em vợ ông Bình cũng được giữ một chức vụ đầy quyền lực khác là trưởng ban kinh doanh đối ngoại của tập đoàn.

Chính vì những hành động vụ lợi cá nhân này mà bây giờ khi vụ việc Vinashin vỡ nợ ra thì người gánh khoản nợ đó không ai khác chính là Chính phủ Việt Nam với nguồn thu chính là từ các khoản thu thuế từ người dân Như vậy nói cách khác thì chính người dân Việt Nam sẽ gánh chịu khoản nợ này vì sự ham muốn lợi ích cá nhân của nhà quản trị Vinashin.

Vấn đề người chủ sở hữu và quản lý có thể không nảy sinh nếu những người chủ sở hữu của công ty được đầy đủ thông tin về hoạt động của các nhà quản trị gia và những định hướng của họ để có thể ngăn ngừa được những chi phí tốn kém không cần thiết hay các vụ lừa đảo gian dối Vấn đề người chủ và người quản lý là một ví dụ đặc trưng của rủi ro đạo đức có thể nảy sinh do những người quản trị như anh A nói trên có được nhiều thông tin hơn những cổ đông của công ty có được – đây là vấn đề chênh lệch thông tin Vấn đề người chủ sở hữu và quản lý có thể không nảy sinh nếu chỉ mình anh A là chủ sở hữu của nhà hàng và không có sự phân chia giữa chủ sở hữu và quản lý Như vậy với việc làm chăm chỉ và tránh những khoản đầu tư không hiệu quả sẽ mang lại cho anh A một khoản lợi 500 triệu – một phần thưởng xứng đáng nếu anh A là một nhà quản lý giỏi.

Trang 10

2.3 Các công cụ giải quyết vấn đề ngươi chủ - người quản lý:2.3.1 Sản xuất thông tin – theo dõi

Sự chênh lệch thông tin gây ra rủi ro, một phương pháp để hạn chế rủi ro là sản xuất thông tin, theo dõi sát hoạt động của công ty, thường xuyên kiểm toán, kiểm tra hoạt động quản lý Một trong các phương pháp được đề ra là các công ty độc lập thu thập và sản xuất thông tin, sau đó cung cấp cho người cần ( miễn phí hoặc có phí) Ví dụ như ở Mỹ, các công ty như S&P, Moody’s và Value Line thu thập thông tin từ các bảng cân đối kế toán hoạt động đầu và đầu tư của các công ty, xuất bản các thông tin này hay bán cho người cần.

Khuyết điểm của công cụ này là tốn kém tiền bạc và thời gian Chi phí tốn kém làm cho các hợp đồng chủ sở hữu không được hấp dẫn

Công cụ sản xuất thông tin – theo dõi không chỉ bị khuyết điểm trên mà nó còn bị vấn đề “ người đi trốn vé” ( free-rider problem) chi phối Vấn đề “ người đi trốn vé” là vấn để nảy sinh khi có những người không hề chi trả tiền cho thông tin lại có được các ưu thế của thông tin do người khác đã chi trả, nó làm hạn chế sự theo dõi, giảm lượng thông tin từ đó dẫn đến sự gia tăng rủi ro đạo đức Nếu bạn biết rằng các cổ đông khác đang chi trả cho việc theo dõi hoạt động của công ty mà bạn cũng có cổ phiếu, bạn có thể đi trốn vé từ những hoạt động của người khác  Bạn dùng tiền tiết kiệm từ việc thuê người theo dõi để làm việc khác  Bạn làm được thì người khác cũng có thể làm như thế  Cuối cùng không ai chi ra đồng nào để theo dõi hoạt động công ty.

2.3.2 Sự điều hành của nhà nước:

Chính phủ đưa ra các điều luật bắt buộc các công ty tuân thủ theo quy định và nguyên tắc kế toán làm cho việc xác định lợi nhuận được dễ dàng hơn Tại Mỹ, Ủy ban chứng khoán SEC là cơ quan điều hành của chính phủ có quyền hạn yêu cầu các công ty bán ra chứng khoán trên thị trường phải tuân thủ các tiêu chuẩn nguyên tắc kế toán và công khai các thông tin về doanh thu, tài sản và thu nhập.

Chính phủ đặt ra các điều luật trừng phạt những người lừa đảo hay có hành động giấu diếm và trộm cắp lợi nhuận.

Khuyến điểm: chỉ có tác động một phần, bởi vì khi vi phạm, các nhà quản lý không trung thực luôn tìm cách để che dấu hành vi của mình, làm cho việc phát hiện và chứng minh sự gian dối càng khó.

Trang 11

2.3.3 Trung gian tài chính:

Các trung gian tài chính có khả năng hạn chế vấn đề “ người trốn vé” nên làm giảm được rủi ro đạo đức.

Các trung gian tài chính này sẽ thu thập vốn từ các khách hàng và đối tác của họ và cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực mới có lợi nhuận cao, đặc biệt là các doanh nghiệp ứng dụng khoa học kĩ thuật và phát minh mới Đổi lại các trung gian tài chính sẽ phần sở hữu trong doanh nghiệp mới này Bởi đây là lĩnh vực có lợi nhuận cao nên đồng nghĩa mức rủi ro cũng sẽ cao, nên các trung gian tài chính thường yêu cầu nhân viên của họ có mặt trong ban quản trị của công ty để giảm thiểu rủi ro đạo đức Khi doanh nghiệp này ăn nên làm ra và có nhu cầu mở rộng thì cổ phần của họ sẽ chỉ bán cho các trung gian tài chính Các nhà đầu tư khác không có cổ phần thì không thể trốn chi phí kiểm soát kiểm tra mà trung gian tài chính đã bỏ ra để giảm thiểu rủi ro, do đó sẽ không có chuyện ai cũng nghĩ rằng đã có người bỏ ra khoản chi phí đó mà cuối cùng không ai chịu chi ra phí cho hoạt động kiểm tra kiểm soát dẫn đến nguy cơ rủi ro đạo đức cao Trung gian tài chính nhận được trọn vẹn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của mình, có động lực tiếp tục tham gia và giảm thiểu vấn đề rủi ro đạo đức.

2.3.4 Các hợp đồng vay nợ:

Các hợp đồng chủ sở hữu gắng liền quyền lợi của những người chủ sở hữu vào hoạt động của các công ty Nếu công ty ăn nên làm ra thì họ có lãi, còn ngược lại nếu công ty phá sản thì họ bị thua lỗ Vì thế hợp đồng chủ sở hữu thường kém hấp dẫn, tạo ra nhu cầu của các nhà đầu tư muốn có một hợp đồng được thiết kế sao cho rủi ro đạo đức chỉ xảy ra trong một vài điều kiện đặc trưng để có thể giảm nhu cầu theo dõi hoạt động quản lý của công ty.

Hợp đồng nợ đươc thực hiện đúng các quan điểm trên vì nó là thỏa thuận của người vay đồng ý chi trả cho người cho vay khoản tiền cố định trong khoảng thời gian cụ thể Khi công ty có lợi nhuận, người cho vay nhận được khoảng chi trả theo hợp đồng và anh ta không cần biết chính xác về khoản lợi nhuận đó Nếu các nhà quản trị cố tình giấu bớt lợi nhuận, họ cũng không quan tâm, họ chỉ quan tâm đến các khoản chi trả đủ và đúng hạn Chỉ khi nào công ty phá sản và không còn khả năng chi trả thì người cho vay mới cần những biện pháp can thiệp kiểm tra tình hình hoạt động và lợi nhuận của công ty để có khoản chi phần công bằng.

Việc không cần phải thường xuyên theo dõi hoạt động của doanh nghiệp làm tiết kiệm thời gian và tiền bạc đã giải thích vì sao các hợp đồng nợ được sử sụng nhiều hơn các hợp đồng chủ sở hữu đề huy động vốn.

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:26