1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các phương pháp bảo vệ tỷ giá bằng các công cụ phái sinh, thực tiễn trên thế giới và bài học cho việt nam.doc

36 1,9K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 370,5 KB

Nội dung

Các phương pháp bảo vệ tỷ giá bằng các công cụ phái sinh, thực tiễn trên thế giới và bài học cho việt nam

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

PHẦN 1: THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ TỶ GIÁ, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG 4

2 Sử dụng giao dịch quyền chọn để quản lý rủi ro ngoại hối 8

III Hợp đồng tương lai 10

1 Hợp đồng tương lai trên thị trường ngoại hối 10

2 Bảo hiểm rủi ro bằng hợp đồng tương lai 11

IV Hợp đồng hoán đổi 12

1 Khái niệm 12

2 Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi 12

PHẦN 2: THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI 16

I Tác động của tỷ giá đến các doanh nghiệp 16

II Phòng ngừa rủi ro tỷ giá và đầu cơ từ những hợp đồng phái sinh 19

PHẦN 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Ở VIỆT NAM 24

I Tổng quan về thực trạng thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam 24

1 Thực Trạng 24

2 Khung pháp lý chế độ kế toán Việt Nam liên quan đến công cụ tài chính phái sinh 28

II Nguyên nhân và giải pháp 29

Trang 2

1 Nguyên nhân 29

2 Giải pháp 32

3 Xu hướng phát triển tương lai 34

KẾT LUẬN 36

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) trở nênphong phú và đa dạng hơn bao giờ hết Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyềnthống thì các ngân hàng không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới hiện đại, màtrong đó phải kể đến các giao dịch kinh doanh ngoại tệ Đây là một hoạt động kinh doanh cóthể đem lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng, nhưng ngược lại chúng cũng tiềm tàng rấtnhiều rủi ro mà điển hình là rủi ro tỉ giá Để có thể hạn chế được rủi ro này, ngân hàng sẽphải tiến hành các biện pháp phòng ngừa Một trong những công cụ để phòng ngừa rủi ro tỉgiá chính là hợp đồng phái sinh tiền tệ (Currency Derivaties) Các hợp đồng phái sinh tiền tệbao gồm: hợp đồng ngoại hối kì hạn (Forward), hợp đồng ngoại hối tương lai (Future), hợpđồng ngoại hối quyền chọn (Option) và hợp đồng ngoại hối hoán đổi (Swap).

Thị trường phái sinh tiền tệ trên thế giới đã được thực hiện từ những năm 1970 củathế kỉ trước Và theo các chuyên gia, các công cụ phái sinh không những cho phép các nhàđầu tư phòng ngừa rủi ro, mà nó còn là một trong các nghiệp vụ có khả năng sinh lời caonhất Vậy tại sao những công cụ này lại chưa được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam? Và nếu sửdụng thì làm thế nào chúng ta có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất? Đó sẽ là nhữngvấn đề chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra câu trả lời thích hợp nhất trong bài tiểu luận của mình Vìvậy chúng em chọn đề tài “Các phương pháp bảo vệ tỷ giá bằng các công cụ phái sinh,thực tiễn trên thế giới và bài học cho việt nam”.

Tiểu luận của chúng em gồm 4 phần chính:

Phần 1: Thị trường phái sinh và các phương pháp bảo vệ tỷ giá, nguyên tắc hoạtđộng

Phần 2: Thực tiễn trên thế giớiPhần 3: Bài học cho Việt NamPhần 4: Kết luận

Do thời gian có hạn nên bài tiểu luận của chúng em sẽ không thể tránh được thiếusót Rất mong được cô góp ý để nhóm tiểu luận chúng em sẽ có thể hoàn thiện bài tiểu luậncủa mình một cách tốt nhất.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô !

Trang 4

PHẦN 1: THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ TỶGIÁ, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

I Hợp đồng kỳ hạn.

1 Khái niệm

a) Các khái niệm chung

Giao dịch ngoại hối kỳ hạn(Forward Transaction): những giao dịch ngoại hối có

ngày kỳ hạn xa hơn ngày giá trị giao ngay.

Tỷ giá kỳ hạn(Forward Rate): Là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay làm cơ sở cho giao

dịch tiền tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá trị giao ngay.

Theo quy luật ngang giá lãi suất IRP tỷ giá kỳ hạn được xác định theo công thức:

Tỷ giá kỳ hạn mua vào: =SbSb(.(1RtbRcaRca*t))t

Tỷ giá kỳ hạn bán ra: =SaSa(.(1RtaRcbRcb*t)).t

Điểm kỳ hạn(Forward Point): Là độ lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay

P=F-S → F=S+P



Trang 5

P= S

F=S+S

Trong đó P- điểm kỳ hạn, S- Tỷ giá giao ngay, F- Tỷ giá kỳ hạn

P>0 (Rt>Rc): điểm kỳ hạn gia tăng - Forward premiumP<0 (Rt<Rc): điểm kỳ hạn khấu trừ - Forward discount

Hợp đồng kỳ hạn: Là công cụ tài chính để mua hoặc bán một lượng tiền nhất định, tại

một tỷ giá nhất định, tại một thời điểm xác định trong tương lai.

b) Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn.

- Giao dịch kỳ hạn không diễn ra tại sở giao dịch, mà giống như giao dịch giao ngayđây là thị trường phi tập trung của các ngân hàng và các nhà môi giới được liên kết với nhaubằng điện thoại, telex, vi tính và hệ thống SWIFT.

- Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở haythanh toán tiền Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợpđồng Vào lúc đó, hai bên thoả thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán theomức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa.

- Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tựthoả thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính các nhân.

- Ngày giá trị kỳ hạn – forward value date

FVD = (J + 2) + x

x - thời hạn của HĐ kỳ hạn

2 Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn.

a) Bảo hiểm khoản thanh toán nhập khẩu.

Muốn biết nhà Nhập khẩu bảo hiểm rủi ro tỷ giá như thế nào trước hết phải xem xéthọ chịu rủi ro gì.

Trang 6

Ví dụ nếu nhà nhập khẩu của Mỹ mua ôtô từ Nhật và việc thanh toán được tiến hànhbằng đồng JPY sau 3 tháng nữa Nhà nhập khẩu phải đối mặt với rủi ro giá của USD giảmso với JPY, do đó mà chi phí bằng USD để mua Euro sẽ tăng lên Lúc này nhà nhập khẩu sẽbảo hiểm rủi ro bằng cách mua kỳ hạn lượng euro cần thanh toán Lúc này đường chi phí sẽlà một đường nằm ngang.

Chi phí mua Euro

Đường chi phí chưa bảo hiểm

Đường chi phí đã bảo hiểm

Đường chi phí là một đường nằm ngang, điều này nói lên rằng khi đã sử dụng hợpđồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, thì nhà nhập khẩu biết được chi phí bằng USD đểmua JPY sau 3 tháng là một số cố định cho dù tỷ giá giao ngay tại thời điểm sau 3 thángnhư thế nào đi chăng nữa Hay nói cách khác hợp đồng kỳ hạn cho phép nhà NK loại bỏđược rủi ro do biến động của tỷ giá qua đó ổn định được bảng cân đối kế toán và các số liệutài chính, tạo sự ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nếu tỷ giá giao ngay tương lai sau 3 tháng thấp hơn tỷ giá kỳ hạn F3 thì chiến lượccó bảo hiểm có chi phí thấp hơn chiến lược không có bảo hiểm.

Nếu tỷ giá giao ngay tương lai sau 3 tháng cao hơn tỷ giá kỳ hạn F3 thì chiến lược cóbảo hiểm có chi phí cao hơn chiến lược không có bảo hiểm.

b) Bảo hiểm khoản thanh toán xuất khẩu.

Tương tự như nhà nhập khẩu, nhà XK cũng chịu rủi ro tỷ giá, họ chịu rủi ro khi đồngtiền thanh toán bị mất giá Hợp đồng kỳ hạn giúp họ cố định được khoản thu xuất khẩu quađó cho phép nhà XK loại bỏ được rủi ro tỷ giá.

Khoản thu

Khoản thu chưa bh

Khoản thu đã bh

Tỷ giá

Trang 7

c) Bảo hiểm khoản vay và đầu tư bằng ngoại tệ.

Tương tự như với nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, nhà đầu tư bảo hiểm rủi ro tỷ giáđồng tiền mình đầu tư xuống giá và người đi vay bảo hiểm rủi ro đồng tiền mình đi vay lêngiá

Ví dụ về bảo hiểm khoản đầu tư bằng ngoại tệ: VCB dùng vốn huy động 100 tỷ VNDđể đầu tư vào USD thời hạn 9 tháng bằng cách: Bán VND lấy USD trên thị trường theo tỷgiá giao ngay → đầu tư USD trên thị trường tiền tệ theo mức lãi suất thị trường → đến hạnchuyển gốc và lãi bằng USD sang VND Nhà đầu tư sẽ ký một hợp đồng kỳ hạn 9 tháng bánUSD, nhờ vậy thu nhập bằng VND không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá giao ngay sau 9 thángnữa Trường hợp tương tự với người vay ngoaị tệ.

II Hợp đồng quyền chọn

1 Khái niệm

Quyền chọn là một dạng đặc quyền, trong đó cho phép người mua đặc quyền này cóquyền, nhưng không có nghĩa vụ phải mua/bán một tài sản nhất định với mức giá xác địnhtrong một khoảng thời gian xác định hoặc vào một thời điểm xác định trong tương lai.

Phân loại hợp đồng quyền chọn:

- Theo loại quyền

• Hợp đồng quyền chọn mua (call option): là hợp đồng mà người mua có quyền,

nhưng không có nghĩa vụ bắt buộc, mua một tài sản nhất định với giá xác định vào một thờiđiểm xác định hoặc trong một khoảng thời gian xác định;

Trang 8

• Hợp đồng quyền chọn bán (put option): là hợp đồng mà người mua có quyền,

nhưng không có nghĩa vụ bắt buộc, bán một tài sản nhất định với giá xác định vào một thờiđiểm xác định hoặc trong một khoảng thời gian xác định.

- Theo kiểu hợp đồng

• Quyền chọn kiểu Mỹ: là dạng quyền chọn mà người nắm quyền có thể thực hiện

mua/bán tại mức giá thực hiện vào bất kỳ ngày nào kể từ ngày bắt đầu nắm giữa quy ền chođến hết ngày đáo hạn;

• Quyền chọn kiểu châu Âu: là dạng quyền chọn mà người nắm quyền chỉ có thể thực

hiện mua/bán tại mức giá thực hiện vào ngày thực hiện hay ngày đáo hạn.

2 Sử dụng giao dịch quyền chọn để quản lý rủi ro ngoại hối

Hợp đồng quyền chọn, ngoài việc được sử dụng như một công cụ đầu cơ, còn đượcsử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho cả hai trường hợp: phòng ngừarủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả và giá đối với khoản phải thu bằng ngoại tệ.

a) Phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả

Để phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả doanh nghiệp có thể thươnglượng với ngân hàng mua quyền chọn mua Khi ấy ngân hàng, bên bán quyền, sẽ xem xétchào cho doanh nghiệp, bên mua quyền, một quyền chọn mua có nội dung bao gồm :

-Trị giá quyền chọn (K), bằng hoặc tương đương trị giá khoản phải trả-Tỷ giá thực hiện (E)

-Phí mua quyền bằng K.P trong đó P là phí mua quyền chọn tính trên mỗi đồng ngoạitệ

-Kiểu quyền chọn (kiểu Âu hoặc Mỹ)

-Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T), bằng hoặc tương đương thời hạn của khoảnphải trả.

Tất cả những nội dung này của quyền chọn đã được hai bên thỏa thuận trước Ở thờiđiểm thỏa thuận, tỷ giá giao ngay trên thị trường đã biết nhưng ở thời điểm đến hạn tỷ giágiao ngay trên thị trường chưa biết Nếu không sử dụng quyền chọn để ngừa rủi ro thì trị giáquy ra nội tệ của khoản phải trả bằng V(Sb) = KSb = f(Sb) phụ thuộc vào tỷ giá giao ngaylúc khoản phải trả đến hạn, trong đó K là trị giá khoản phải trả và Sb là tỷ giá bán giao ngayở thời điểm khoản phải trả đến hạn Nếu sử dụng quyền chọn mua để phòng ngừa rủi rongoại hối thì trị giá khoản phải trả khi đến hạn là bao nhiêu còn tùy thuộc vào quan hệ giữa

Trang 9

tỷ giá giao ngay và tỷ giá thực hiện khi khoản phải trả đến hạn Mặc dù thời điểm đến hạnchưa xảy ra nhưng ở thời điểm thỏa thuận, doanh nghiệp biết trước khi đến hạn có một tronghai khả năng xảy ra :

• Nếu Sb > E thì doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền chọn mua Khi ấy giá trị của khoảnphải trả quy ra nội tệ là V = K.E = hằng số, bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường là baonhiêu Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng K.P để muaquyền chọn nên tổng chi phí quy ra nội tệ của khoản phải trả được cố định ở mức K(E + P).Nhờ vậy, rủi ro ngoại hối được kiểm soát.

• Nếu Sb < E thì doanh nghiệp không thực hiện quyền chọn mua, mà mua ngoại tệtrên thị trường giao ngay để thanh toán khoản phải trả Khi ấy giá trị khoản phải trả quy ranội tệ là V(Sb) = K.Sb Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phíbằng K.P để mua quyền chọn nên tổng chi phí quy ra nội tệ của khoản phải trả bằng K(Sb +P) Chi phí này chưa được cố định nhưng bị chận trên tối đa ở mức K(E+P), nghĩa là K(Sb +P) < K(E + P), do Sb < E Do đó, rủi ro ngoại hối cũng được kiểm soát Tương tự, doanhnghiệp cũng có thể sử dụng quyền chọn bán để phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoảnphải thu.

b) Phòng ngừa rui ro ngoại hối đối với khoản phải thu

Để phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phải thu, doanh nghiệp có thể thươnglượng với ngân hàng mua quyền chọn bán Khi ấy ngân hàng, bên bán quyền, sẽ xem xétchào cho doanh nghiệp, bên mua quyền, một quyền chọn bán có nội dung bao gồm :

- Trị giá quyền chọn (K), bằng hoặc tương đương trị giá khoản phải thu- Tỷ giá thực hiện (E)

- Phí mua quyền bằng K.P trong đó P là phí mua quyền chọn tính trên mỗi đồngngoại tệ

- Kiểu quyền chọn (kiểu Âu hoặc Mỹ)

- Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T), bằng hoặc tương đương thời hạn của khoảnphải thu.

Tất cả những nội dung này của quyền chọn đã được hai bên thỏa thuận trước Ở thờiđiểm thỏa thuận, tỷ giá giao ngay trên thị trường đã biết nhưng ở thời điểm khoản phải đếnhạn tỷ giá giao ngay trên thị trường chưa biết Nếu không sử dụng quyền chọn để ngừa rủiro thì trị giá quy ra nội tệ của khoản phải thu bằng V(Sm) = KSm = f(Sm) phụ thuộc vào tỷgiá giao ngay lúc khoản phải thu đến hạn, trong đó K là trị giá khoản phải thu và Sm là tỷ

Trang 10

giá mua giao ngay ở thời điểm khoản phải thu đến hạn Nếu sử dụng quyền chọn mua đểphòng ngừa rủi ro ngoại hối thì trị giá khoản phải thu khi đến hạn là bao nhiêu còn tùy thuộcvào quan hệ giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá thực hiện khi khoản phải thu đến hạn Mặc dùthời điểm đến hạn chưa xảy ra nhưng ở thời điểm thỏa thuận, doanh nghiệp biết trước khiđến hạn có một trong hai khả năng xảy ra :

• Nếu Sm < E thì doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền chọn bán Khi ấy giá trị của khoảnphải thu quy ra nội tệ là V = K.E = hằng số, bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường là baonhiêu Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng K.P để muaquyền chọn nên giá trị quy ra nội tệ của khoản phải thu chỉ còn và được cố định ở mức K(E– P) Nhờ vậy, rủi ro ngoại hối được kiểm

• Nếu Sm > E thì doanh nghiệp không thực hiện quyền chọn bán, mà bán ngoại tệtrên thị trường giao ngay Khi ấy giá trị khoản phải thu quy ra nội tệ là V(Sm) = K.Sm Cầnlưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng K.P để mua quyền chọnnên giá trị khoản phải thu quy ra nội tệ chỉ còn bằng K(Sm -

P) Giá trị này chưa được cố định nhưng bị chận dưới tối thiểu ở mức K(E - P), nghĩalà K(Sm - P) > K(E - P), do Sm > E Do đó, rủi ro ngoại hối cũng được kiểm soát.

Tóm lại, thông qua hợp đồng quyền chọn, doanh nghiệp có thể kiểm soát được rủi rongoại hối bằng cách giới hạn tối đa chi phí nội tệ đối với khoản phải trả ở mức bằng trị giákhoản phải trả nhân với tỷ giá thực hiện và công thêm chi phí mua quyền chọn mua và giớihạn tối thiểu giá trị nội tệ của khoản phải thu ở mức bằng trị giá khoản phải thu nhân với tỷgiá thực hiện và trừ đi chi phí mua quyền chọn bán.

III Hợp đồng tương lai.

1 Hợp đồng tương lai trên thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại tệ tương lai (currency future markets) là thị trường giao dịch các

hợp đồng mua bán ngoại tệ tương lai, sau đây gọi tắt là hợp đồng tương lai.

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ

giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiệnvào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch (IMM)

Giao dịch tương lai, về thực chất, chính là giao dịch kỳ hạn nhưng được chuẩn hoá

Trang 11

(standardized) về loại ngoại tệ giao dịch, doanh số giao dịch, và ngày giao dịch.

2 Bảo hiểm rủi ro bằng hợp đồng tương lai.

Có một thực tế chúng ta đều biết rằng hợp đồng tương lai là một công cụ thực hiệnđầu cơ bởi vì hợp đồng tương lai chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ và một vàingày thanh toán trong năm nên khả năng phòng ngừa rủi ro của nó hơi hạn chế Tuy nhiên,hợp đồng tương lai vẫn có thể sử dụng như là một công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối.Nguyên lý chung là khi có một khoản phải trả bằng ngoại tệ và lo sợ rằng ngoại tệ đó sẽ lêngiá khi khoản phải trả đến hạn thì nên mua một hợp đồng tương lai ngoại tệ đó Bằng cáchnày có thể tạo ra hai trạng thái ngoại tệ trái ngược nhau: trạng thái âm khi nợ một khoảnphải trả và trạng thái dương khi mua hợp đồng tương lai với cùng loại ngoại tệ đó Hai trạngthái ngoại tệ trái chiều nhau ấy sẽ tự hóa giải rủi ro Trường hợp có một khoản phải thu,thay vì khoản phải trả, thì làm ngược lại

Quản lý rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả:

Hợp đồng giao sau tuy không dễ thoả thuận giao dịch như hợp đồng kỳ hạn nhưngcũng có thể sử dụng để quản lý rủi ro ngoại hối đối với một số ngoại tệ có giao dịch trên thịtrường giao sau Để có thể phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với một khoản phải trả bằngngoại tệ, doanh nghiệp có thể thực hiện mua ngoại tệ theo hợp đồng giao sau có trị giá vàthời hạn tương đương với khoản phải trả Khi đáo hạn, có hai khả năng xảy ra:

- Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ có lợi do biến động tỷ giá từhợp đồng giao sau, nhưng bị thiệt từ sự gia tăng chi phí của khoản phải trả Khi ấy, doanhnghiệp lấy lợi từ hợp đồng giao sau bù đắp cho thiệt của khoản phải trả Nhờ vậy tổn thất dorủi ro ngoại hối được giảm thiểu hay có thể kiểm soát

- Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt do mua hợp đồnggiao sau, nhưng có lợi từ khoản phải trả do biến động tỷ giá làm giảm chi phí của khoảnphải trả Khi ấy doanh nghiệp lấy lợi từ khoản phải trả bù đắp cho thiệt của hợp đồng giaosau Nhờ vậy tổn thất do rủi ro ngoại hối được giảm thiểu hay có thể kiểm soát

Tương tự, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng hợp đồng giao sau như là công cụphòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phu thu

Quản lý rủi ro ngoại hối đối với khoản phải thu:

Để có thể bảo hiểm rủi ro ngoại hối đối với một khoản phải thu bằng ngoại tệ, doanhnghiệp có thể thực hiện bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau có trị giá và thời hạn tươngđương với khoản phải thu Khi đáo hạn, có hai khả năng xảy ra:

Trang 12

- Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ có lợi do biến động tỷ giá từkhoản phải thu nhưng bị thiệt do bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau Lấy lợi từ hợp đồngnày bù đắp cho thiệt của hợp đồng kia.

- Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ có lợi do bán ngoại tệ theohợp đồng giao sau nhưng bị thiệt do biến động tỷ giá của khoản phải thu bằng ngoại tệ Lấylợi từ hợp đồng này bù đắp cho thiệt của hợp đồng kia

Tuy nhiên, do hợp đồng giao sau giao dịch trên thị trường theo trị giá đã được chuẩnhóa nên thường trị giá khoản phải thu và trị giá hợp đồng giao sau không khớp với nhau theomột tỷ lệ nhất định nên hợp đồng giao sau chỉ có thể giúp cắt giảm hay kiểm soát rủi ro chứchưa hẳn hoàn toàn loại trừ rủi ro Chẳng hạn trên thị trường giao sau trị giá hợp đồng giaodịch đối với GBP là 62.500 nếu doanh nghiệp có khoản phải thu trị giá 650.000GBP thì cóthể phòng ngừa rủi ro bằng cách mua 10 hợp đồng giao sau hết 625.000 còn lại 25.000GBPkhông được phòng ngừa.

IV Hợp đồng hoán đổi.

1 Khái niệm.

Giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giaodịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳhạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thờiđiểm ký hợp đồng.

Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi ngoại tệ:

- mua vào và bán ra đồng thời một đồng tiền tại ngày hôm nay- cùng một số lượng mua vào và bán ra

- tỷ giá khác nhau: tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểmký hợp đồng.

- ngày giá trị mua vào # ngày giá trị bán ra

- giao dịch thực hiện trên thị trường OTC và không có qui định chuẩn

2 Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi.

Tình huống 1: Công ty Saigonimex vừa thu ngoại tệ 90.000USD từ một hợp đồng

xuất khẩu Hiện tại công ty cần VND để chi trả tiền mua nguyên liệu và lương cho công

Trang 13

nhân Ngoài ra, công ty biết rằng ba tháng nữa sẽ có một hợp đồng nhập khẩu đến hạn thanhtoán Khi ấy công ty cần một khoản ngoại tệ 80.000USD để thanh toán hợp đồng nhậpkhẩu Để thoả mãn nhu cầu VND ở hiện tại và USD trong tương lai, ở thời điểm hiện tại

Saigonimex có thể thoả thuận với ngân hàng hai loại giao dịch:

- Bán 90.000USD giao ngay để lấy VND chi tiêu ở thời điểm hiện tại

- Mua 80.000USD kỳ hạn để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn sauba tháng nữa.

Tình huống 2: Công ty Cholonimex đang cần ngoại tệ 90.000USD để chi trả cho

một hợp đồng nhập khẩu đến hạn Ngoài ra, công ty biết rằng ba tháng nữa sẽ có một hợpđồng xuất khẩu đến hạn thanh toán Khi ấy công ty sẽ có một khoản ngoại tệ thu về80.000USD cần bán để lấy VND Để thoả mãn nhu cầu USD ở hiện tại và VND trong tươnglai, ở thời điểm hiện tại Cholonimex có thể thoả thuận với ngân hàng hai loại giao dịch:

- Mua 90.000USD giao ngay để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu đến hạn - Bán 80.000USD kỳ hạn để có VND chi tiêu sau ba tháng nữa.

Khách hàng có thể thực hiện từng loại giao dịch riêng lẻ nhằm thoả mãn nhu cầungoại tệ và VND Tuy nhiên, nếu thực hiện riêng lẻ từng loại giao dịch giao ngay và giaodịch kỳ hạn thì ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận đến hai loại hợp đồng, theo đókhách hàng bán giao ngay và mua kỳ hạn hoặc mua giao ngay và bán kỳ hạn với cùng mộtloại ngoại tệ Giao dịch riêng lẻ này khiến cho khách hàng phải chịu thiệt hai lần do chênhlệch giữa giá bán và giá mua và những phiến toái trong thoả thuận hợp đồng giao dịch.

Thay vì thực hiện giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn riêng biệt, ngân hàng kếthợp hai loại giao dịch này lại trong một hợp đồng, gọi là hợp đồng hoán đổi tiền tệ Tronghợp đồng giao dịch hoán đổi, hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau một sốnội dung chính như sau:

Thời hạn giao dịch – Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng Nếu

ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thoả thuận chọn một ngàyđáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế.

Điều kiện thực hiện – Giao dịch hoán đổi áp dụng đối với khách hàng có đủ các điều

kiện sau: (1) có giấy phép kinh doanh, (2) xuất trình các chứng từ chứng minh nhu cầu sửdụng ngoại tệ, (3) mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND ở ngân hàng, (4) trả phí giaodịch theo qui định, (5) duy trì một tỷ lệ đặt cọc tối đa không quá 5% trị giá hợp đồng để bảo

Trang 14

đảm việc thực hiện hợp đồng, và (6) ký hợp đồng giao dịch hoán đổi với ngân hàng

Ngày thanh toán – Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hai loại ngày

khác nhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giaodịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch có kỳ hạn

Xách định tỷ giá hoán đổi – Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá: tỷ

giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thờiđiểm giao dịch do hai bên thoả thuận Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giaongay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng

Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi – Tại ngân hàng thương mại quy trình thực

hiện giao dịch hoán đổi tiến hành qua các bước sau đây:

- Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi đến liên hệ với phòng kinhdoanh tiền tệ của ngân hàng

- Căn cứ vào cung và cầu ngoại tệ, phòng kinh doanh tiền tệ sẽ chào giá và kỳ hạn cụthể cho khách hàng

- Nếu khách hàng đồng ý giá cả thì hai bên sẽ ký hợp đồng hoán đổi

Có hai trường hợp xảy ra hợp đồng hoán đổi như vừa trình bày trong hai tình huốngtrên đây Ở tình huống 1 ngân hàng mua giao ngay và bán có kỳ hạn Ở tình huống 2 ngânhàng bán giao ngay và mua có kỳ hạn Để thực hiện giao dịch hoán đổi với khách hàng, ởngày hiệu lực ngân hàng phải thu thập thông tin tỷ giá và lãi suất để xác định tỷ giá và chàocho khách hàng Giả sử vào ngày hiệu lực có tỷ giá và lãi suất như sau:

USD/VND: 15805 – 15810 USD: 4,6 – 5,2

VND: 7,8 – 10,6

Nếu Saigonimex và Cholonimex đồng ý thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàngvới trị giá hợp đồng hoán đổi là 80.000USD, các giao dịch diễn ra như sau:

Vào ngày hiệu lực:

- Ngân hàng bán giao ngay 80.000USD cho Cholonimex theo tỷ giá giao ngay USD/VND=15810 và nhận được: 80.000 x 15810 = 1.264.800.000VND trong khi Cholonimexnhận 80.000USD.

- Ngân hàng mua giao ngay 80.000USD của Saigonimex theo tỷ giá mua

Trang 15

USD/VND =15805 và nhận 80.000USD trong khi Saigonimex nhậnđược: 80.000 x 15805 = 1.264.400.000VND.

- Ngân hàng xác định và chào tỷ giá mua kỳ hạn (Fb) cho Cholonimex và tỷ giá bánkỳ hạn (Fa) cho Saigonimex:

= 15906

= 16044Vào ngày đáo hạn( 3 tháng sau):

- Ngân hàng nhận lại 80.000USD và chi cho Cholonimex một số VND bằng 80.000 x 15906= 1.272.480.000 VND

- Ngân hàng giao lại 80.000USD cho Saigonimex và nhận lại số VND bằng80.000 x 16044= 1.283.520.000 VND



Trang 16

PHẦN 2: THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI

I Tác động của tỷ giá đến các doanh nghiệp

Tỷ giá là một trong nguồn gốc rủi ro chính khiến nhiều doanh nghiệp trên thế giới rơivào lao đao, và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của rất nhiều công cụ phòng chốngrủi ro ngoại hối Trong quá khứ, tác động của việc tỷ giá biến động nhiều hơn kể từ sau sựsụp đổ của chế độ tỷ giá Bretton Woods vào đầu thập niên 1970 đã kéo nhiều công ty lớntrên thế giới, đặc biệt là nhiều công ty tên tuổi của Mỹ và Nhật vào những “rắc rối” về tỷ giátrong các thập niên 1980 và 1990 Thời kỳ đó, những tên tuổi như Laker Airlines,Caterpillar, Toyota, Honda, v.v đều than phiền trên mặt báo rằng những biến động bất lợicủa tỷ giá đã tạo ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của họ, và khiến cho doanhthu lẫn lợi nhuận giảm thấp.

Xu thế tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ về chiều rộng lẫnchiều sâu, bao gồm cả nuớc đang phát triển cũng đã và đang tích cực tham gia tến trình hộinhập, la tiền đề để các nuớc tiến hành noiứ lỏng quy chế quản lý ngoại hoío nhằm tạo điềukiện cho chuy chuyển chuyển hàng hóa, dịch vụ và vốn quốc tế đuợc hiểu quả Điều này tạonên một thị truờng ngoại hối quốc tế ngày càng rộng lớn với doanh số giao dịch ngày mộtcao.

Tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã góp phầnlàm giảm chi phí giao dịch, tăng tốc độ thanh toán, góp phần tích cực thúc đẩy thị trườngngoại hối phát triển như ngày nay.

Bên cạnh tăng nhanh doanh số giao dịch, thị truờng ngoại hối quốc tế còn phát triểnmạnh về chiều sâu, đó là tạo ra nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới, phức tạp hơn, tinh vi hơnvà cũng trở nên rủi ro hơn.

Trong những năm đầu 1990, ngân hàng và những nhà kinh doanh đầu tư chulyênnghiệp vẫn tiếp tục là những người đóng vai trò chủ đạo trên thị truờng ngoại hối Các côngty thuờng xuyên tích cực tham gia thị truờng nhằm quản lý rủi ro ngoại hối và thường sửdụng các chuơng trình bảo hiểm rủi ro ngoại hối có chọn lọc và trực tiếp tham gia kinhdaonh ngoại hối Các quyết định kinh doanh ngoại hối của các công ty có thể ảnh huởngđáng kể lên thị trường ngoại hối trong ngắn hạn và dài hạn; nhưng trên thực tế thì nó lạichưa đựoc xem như một yếu tốt thựuc thụ có ảnh huởng lên thị truờng Ngoài ra, các cánhân cũng có thể thành các nhân tốt tác động lên thị truờng khi họ tiếp cận và sử dụng ngoại

Trang 17

hối thông qua các cơ chế khác nhau, kể cả thị trường tưong lai và việc mua bán các tráiphiếu và cổ phiếu nước ngoài.

Một điều hiển nhiên phải thừa nhận rằng: các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, cáccông ty, các nhà quản lý quỹ, các ngân hàng và các cá nhân hoạt động trên thị trường ngoạihói kiếm tiền dựa trên sự biến động của tỷ giá Đối với những đối tượng này, thì thị trườngngoại hối kiếm tiền dựa trên sự biến động của tỷ giá Khi tỷ giá biến động sẽ tạo ra cơ hội đểnhà đầu cơ kiếm được tiền.

Ngược lại đối với những nhà xuất nhập khẩu, một thực tế là tỷ giá biến động có thểtăng hoặc giảm làm cho nhà xuất nhập khẩu có thể phát sinhlãi hay lỗ; nhưng những nhàkinh doanh xuất nhập khẩu không phải là các chuyên gia tiền tệ, họ không thể kiếmlãi từ sựbiến động tỷ giá, họ là những người ngại rủi ro tỷ giá Họ thường mong muốn tỷ giá được ổnđịnh hoặc cố định từ truớc để tập trung vào việc thực hiện hợp động thương mại.

Về lý thuyết, biến động tỷ giá có thể tác động đến doanh nghiệp theo nhiều cách vàđược đo lường bằng độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá.

Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá có thể xảy ra cho bất kỳ doanh nghiệp nào – thậm chíxảy ra với cả những doanh nghiệp mà tất cả các hoạt động kinh doanh của họ không liênquan gì đến bất cứ một loại ngoại tệ nào Vậy nguồn gốc của rủi ro tỷ giá xuất phát từ đâu?

Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá bắt nguồn từ các giao dịch thương mại Đây là loại

nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá phổ biến nhất mà các doanh nghiệp gặp phải do hoặc phải trảtiền cho người cung cấp hoặc bán hàng và thu về một đồng tiền khác với đồng tiền nướcmình, thông qua các giao dịch như:

- Mua nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh trả tiền bằng ngoại tệ, hoặc- Bán sản phẩm thu tiền bằng ngoại tệ.

Nguy cơ rủi ro kiểu này là rất quan trọng bởi vì những biến động ngoại hối có thể ảnhhưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp Nguy cơ rủi ro này có thể định lượng được vàdo vậy doanh nghiệp thường hiểu rất rõ về nó.

Để minh họa tác động tiềm ẩn của độ nhạy cảm giao dịch đối với các rủi ro tỷ giá,hãy xem các nhà xuất khẩu Mỹ đã bán sản phẩm của họ cho các nước châu Á trong suốtcuộc khủng hoảng 1997 – 1998, khi một vài đồng tiền các nước châu Á giảm giá khoảng80% Nếu các nhà xuất khẩu thu tiền bằng tiền của các nước châu Á, thì dòng tiền của họ cóthể ít hơn 80% so với dự định Nếu các nhà xuất khẩu thu tiền bằng USD họ sẽ không phảigánh chịu nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá Trong trường hợp này, các công ty nhập

Trang 18

khẩu ở các nước châu Á lại chịu rủi ro này Tác động của sự thay đổi lớn trong giá trị tiền tệcó thể tàn phá các công ty kinh doanh chủ yếu dựa vào giao dịch quốc tế.

Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá từ các chi nhánh tại nước ngoài Nếu một công ty có

một công ty con (chi nhánh) tại nước ngoài, thì công ty đó phải đối mặt với một nguy cơ rủiro đối với đồng tiền tại nước mà chi nhánh của nó đang hoạt động Nguy cơ loại này đượcthể hiện thông qua hai dạng đặc trưng sau:

Chuyển lợi nhuận – giá trị tiền tệ của công ty mẹ về một dòng lưu chuyển lợi nhuậnkhông đổi từ công ty con sẽ thay đổi cùng với bất kỳ sự thay đổi nào về tỷ giá giữa hai nước.Do vậy nó sẽ tác động đến báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của công ty đó.

Nguy cơ từ bảng cân đối kế toán – giá trị bảng cân đối kế toán của công ty con tínhtheo đồng tiền của công ty mẹ sẽ biến động theo tỷ giá Biến động đó không ảnh hưởng tớibáo cáo kết quả kinh doanh của công ty nhưng nó có thể làm thay đổi các tỷ số tài chínhquan trọng như các tỷ số đòn bẩy tài chính (sử dụng nợ) Tương tự, nguy cơ rủi ro có thểcảm nhận được rất rõ ràng nếu công ty mẹ quyết định bán công ty con đi bởi vì giá trị củakhoản tiền thu được đối với công ty mẹ sẽ thay đổi theo tỷ giá hối đoái.

Loại nguy cơ rủi ro này là loại mà chính công ty con không gặp phải nhưng lại ảnhhưởng tới các tài khoản của công ty mẹ Có thể có những dự đoán tương đối hợp lý về quymô của những nguy cơ rủi ro kiểu này.

Minh họa trong thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tác động đến độ nhạycảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá Thu nhập hợp nhất của công ty Black & Decker, côngty Coca-Cola cũng như những công ty khác của Mỹ rất nhạy cảm đối với tỷ giá hối đoái bởivì hơn 1/3 tài sản và doanh số của các công ty này là ở nước ngoài Khi các đồng ngoại tệgiảm giá so với đô la thì thu nhập của các công ty mẹ cũng giảm theo Trong giai đoạn từ1985 – 1988 khi đồng đô la yếu thì thu nhập của các công ty mẹ tại Mỹ gặp thuận lợi do tácđộng đồng đô la yếu bởi vì các khoản thu nhập từ nước ngoài chuyển về Mỹ được tính theotỷ giá cao hơn.

Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, đồng tiền của các quốc gia này giảmgiá hơn 50% so với đồng đô la làm cho ngoại tệ của các công ty con đặt tại châu Á chuyểnsang đô la ít hơn phân nửa so với dự kiến trước đây Tác động của khủng hoảng này cũngảnh hưởng dây chuyền đến đồng yên Nhật làm cho đồng yên yếu đi Kết quả là thu nhập củacác công ty con Mỹ đang hoạt động tại Nhật khi chuyển sang đô la cũng giảm đáng kể.

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w