Giải pháp

Một phần của tài liệu Các phương pháp bảo vệ tỷ giá bằng các công cụ phái sinh, thực tiễn trên thế giới và bài học cho việt nam.doc (Trang 32 - 36)

II. Nguyên nhân và giải pháp

2 Giải pháp

Từ thực tế trên, để ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh ở Việt nam cần phải có các điều kiện sau:

-Thứ nhất, về khách quan.

Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để các để các doanh nghiệp phải quan tâm chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Các NHTM cũng muốn triển khai các sản phẩm dịch vụ mới nhưng khô hề “ cố ép” khách hàng sử dụng khi thực sự họ không có nhu cầu.

NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nớ rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chinh linh hoạt biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để NHTM cũng như doanh nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch pháo sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường

của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM. Cho phép các NHTM chủ động thực hiện quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu cầu phái sinh. Tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết của ngân hàng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra.

-NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là thành viên thị trường. Ngân hàng Nhà nước tham gia thị trường với tư cách là người mua, người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiệu chính sach tiền tệ quốc gia.

-Hai là, về phía các NHTM

Cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho khách hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh ngoại hối. Phát triển các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh là giúp cho các doanh nghiệp có them cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Khi sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn. Mặt khác, cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng,vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài ra cần trang bị them những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phần tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất. Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối.

-Ba là, về phương tiện, thiết bị.

Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, Sow Jones News hay Letastock, cần trang bị them phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lại ngoại hối nói riêng.

3 Xu hướng phát triển tương lai.

Ủy ban Chứng khoán vừa gợi mở một số chi tiết đầu tiên của kế hoạch xây dựng loại hình thị trường mới cho chứng khoán Việt Nam. Chỉ số tương lai của Vn-Index nhiều khả năng sẽ là sản phẩm phái sinh đầu tiên.

Chia sẻ tại Hội thảo về xây dựng thị trường phái sinh Việt Nam, được tổ chức ngày 14/04 tại Hà Nội, hầu hết đại diện của Ủy ban Chứng khoán (SSC) và các chuyên gia quốc tế đều khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.

“Trong 10 năm hoạt động của thị trường chứng khoán tại Việt Nam, Vn-Index từng có lúc lên tới 1.170 điểm nhưng cũng đã đã có thời điểm chỉ còn 235 điểm. Biên độ dao động rất lớn này cho thấy nhà đầu tư đang rất cần các công cụ để bảo hiểm rủi ro”, bà Tạ Thanh Bình, Phó vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (SSC) khẳng định.

Ủy ban Chứng khoán dự kiến sẽ xây dựng một thị trường phái sinh tập trung, dựa trên các chứng khoán cơ sở đang được niêm yết tại 2 Sở giao dịch Hà Nội và TP HCM hiện nay. Phương án xây dựng thị trường OTC cũng từng được tính đến nhưng không được ủng hộ do chứng khoán trên thị trường phi tập trung có độ rủi ro cao trong khi thanh khoản lại thấp, không thích hợp để tạo ra các sản phẩm phái sinh.

Theo tiết lộ của đại diện SSC, hợp đồng tương lai của chỉ số chứng khoán (cụ thể là Vn-Index) sẽ là chứng khoán phái sinh đầu tiên được dự kiến giao dịch trên thị trường vì đây là loại sản phẩm tương đối phổ biến trên thế giới và tương đối “dễ hiểu” đối với nhà đầu tư.

Tuy nhiên, một khó khăn khi xây dựng sản phẩm phái sinh từ Vn-Index là chỉ số này, mặc dù mang tính đại diện cao cho thị trường, nhưng vẫn được tính theo công thức cũ. “Do Vn-Index hiện được tính từ toàn bộ rổ cổ phiếu niêm yết tại sàn TP HCM nên có những cổ phiếu thanh khoản thấp, hoặc không có giao dịch vẫn có thể gây ảnh hưởng lớn. Do vậy Vn- Index chưa thực sự phản ánh chính xác diễn biến của thị trường”, Phó vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường cho biết.

Để giải quyết vấn đề này, giải pháp được Ủy ban Chứng khoán đưa ra là xây dựng bộ chỉ số rút gọn Vn-Index 30 hoặc Vn-Index 50, tương tự như thông lệ của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới hiện nay. Bộ chỉ số này sẽ được tính cố định từ 30 hoặc 50 mã chứng khoán có thanh khoản tốt và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên sàn chứng khoán (có thể thuộc hoặc không thuộc một nhóm ngành). Do đó, tránh được việc thường xuyên phải tính lại Vn- Index khi có thêm cổ phiếu mới lên sàn.

Sau khi thử nghiệm thành công hợp đồng tương lai của Vn-Index, Ủy ban Chứng khoán dự kiến sẽ mở rộng sản phẩm sang các loại hình chứng khoán khác (trái phiếu, cổ

phiếu, chứng chỉ quỹ…) và xa hơn là các “hàng hóa” khác như vàng, lãi suất, hối đoái, dầu mỏ, cà phê… Các giao dịch trên thị trường phái sinh sẽ được thanh toán bằng tiền, thay vì các loại hàng hóa cơ sở.

Riêng với chứng khoán niêm yết, SSC cũng đề xuất chỉ sử dụng các loại chứng khoán có thanh khoản cao, chất lượng công bố thông tin tốt và được quản lý tài chính chặt chẽ… để tạo ta sản phẩm phái sinh. “Cơ quan quản lý sẽ tiến hành một cuộc kiểm tra toàn diện về thanh khoản của các chứng khoán niêm yết trước khi cho phép tạo ra sản phẩm phái sinh”, đại diện Ủy ban Chứng khoán cho biết.

Về mô hình thị trường, SSC dự kiến không triển khai hình thức 2 Sở giao dịch độc lập, 2 bảng điện tử như áp dụng với các loại chứng khoán cơ sở hiện nay bởi về lâu dài, mô hình này sẽ gây chia tách thị trường và tốn kém khi xây dựng. Hai phương án còn lại được tính đến là xây dựng một tập đoàn Giao dịch chứng khoán - nơi các Sở giao dịch là công ty thành viên hoạt động song song hoặc tiến hành hợp nhất 2 Sở giao dịch hiện nay.

Cả 2 mô hình này đều đang được bỏ ngỏ vì còn phụ thuộc khá nhiều vào định hướng phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2015 - 2020, trong đó có việc tách - nhập các Sở giao dịch hiện nay. Hiện tại Ủy ban Chứng khoán cho biết đang hoàn thiện khung pháp lý cũng như cho thử nghiệm các công cụ hỗ trợ thị trường như giao dịch ký quỹ, bán khống, vay và cho vay chứng khoán bắt buộc… Cơ quan này dự kiến, nếu các bước chuẩn bị diễn ra suôn sẻ, thị trường phái sinh tại Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động kể từ năm 2014.

KẾT LUẬN

Hiện nay, sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), chúng ta đang có rất nhiều cơ hội để tiếp cận với những nguồn vốn lớn. Nhưng mặt khác, những thách thức từ môi trường kinh doanh quốc tế sẽ vô cùng khó khăn, đối mặt với rủi ro, mà điển hình là rủi ro tỉ giá, là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, thiết nghĩ việc tìm hiểu và xây dựng một hệ thống phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối có hiệu quả ở Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ vô cùng quan trọng. Trên đây là một số giải pháp mang tính vĩ mô,. Đó là những công việc mà nhà nước, chính phủ và các cơ quan liên quan cần có kế hoạch triển khai. Tuy nhiên, để thị tr ư ờng ngày càng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả thì cần những nỗ lực của tất cả các chủ thể kinh tế, các DN, các tổ chức tín dụng ngân hàng, những chủ thể cung cấp và sử dụng sản phẩm phái sinh. Và vấn đề cốt lõi chính là nhận thức của chính các chủ thể tham gia trực tiếp chứ không chỉ là các chủ thể quản lý. Hy vọng một trương lai không xa tới, Việt Nam sẽ có một thị trường các sản phẩm phái sinh tài chính với một hành lang pháp lý hiệu quả tạo thuận lợi cho các DN của chúng ta

Một phần của tài liệu Các phương pháp bảo vệ tỷ giá bằng các công cụ phái sinh, thực tiễn trên thế giới và bài học cho việt nam.doc (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w