1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

THỰC TẾ TRIỂN KHAI ADSL TẠI VIỆT NAM

15 567 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 476,54 KB

Nội dung

Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL - 72 - CHƯƠNG V THỰC TẾ TRIỂN KHAI ADSL TẠI VIỆT NAM 5.1 TÌNH HÌNH ADSLVIỆT NAM : Trên lý thuyết công nghệ ADSL có rất nhiều điểm ưu việt. Song trên thực tế không phải lúc nào ADSL cũng hoàn hảo. Do tốc độ của ADSL phụ thuộc vào khoảng cách từ thuê bao cho đến DSLAM nên nếu ở xa tổng đài bạn sẽ không thể có được một tốc độ tải dữ liệu như trên lý thuyết. Điều này có thể khắc phục bằng cách đặt nhiều tổng đài DSLAM hơn nữa. Mật độ DSLAM trên một diện tích nhất định càng dày thì tốc độ truyền dữ liệu càng cao. Tuy nhiên, đặt nhiều DSLAM cũng đồng nghĩa với chi phí đầu tư cho hạ tầng tăng lên, mà điều này chưa chắc các nhà cung cấp dịch vụ đã muốn. Hạn chế thứ hai của ADSL bắt nguồn từ khả năng của hạ tầng mạng Internet Việt Nam. Từ trước đến nay chúng ta vẫn biết dung lượng cổng Internet quốc tế của Việt Nam không lớn.Như vậy dù tốc độ của ADSL có lớn đến bao nhiêu thì khi đi qua “cái cổ chai” này cũng sẽ chậm đi rất nhiều. Hạn chế thứ ba của ADSL lại nằn trong hạ tầng mạng của nước ngoài. Chẳng hạn bạn muốn tải một đoạn Video trên máy chủ đặt tại Hàn Quốc. Nếu đường đi từ máy chủ này đến chổ bạn không rộng (băng thông hẹp) thì tốc độ tải Video cũng sẽ không cao. Hạn chế thứ tư của ADSL là công nghệ này đòi hỏi đường dây cáp đồng có bán kính 0,7-0,9 mm thì mới có thể phát huy tối đa tốc độ của mình. Trong khi đường dây cáp đồng của VNPT hiện nay có bán kính 0,5 mm. Có thể khắc phục điều này bằng cách trang bị một đường cáp mới nhưng lại nảy sinh vấn đề chi phí. Vì vậy khó có thể có tốc độ truyền dữ liệu tối đa. Điều cuối cùng là ngay cả các nhà cung cấp dịch vụ ADSL của Việt Nam cũng sẽ không cung cấp cho bạn một tốc độ truyền dữ liệu cao mà chỉ khống chế trong phạm vi từ 128 Kbps- 2 Mbps. Nguyên nhân là họ phải cân đối giữa năng lực công nghệ và khả năng tài chính của mình. Trong khuôn khổ dự án hợp tác kinh doanh với hãng KT (Korean Telecom) của Hàn Quốc, VNPT đã triển khai thử nghiệm dịch vụ ADSL tại Hải Phòng vào tháng 2/2002 và TPHCM vào tháng 3/2002, thu được những kết quả hết sức khả quan. Tại Hải Phòng, dịch vụ ADSL đã được cung cấp cho gần 200 người dùng thông qua 30 đường dây điện thoại trong đó có bảy đường cho Café Internet, 17 đường cho văn phòng và 6 đường cho cá nhân. Kết quả thử nghiệm cho thấy tốc độ tải các file dữ liệu nhanh gấp 227,5 lần, và tốc độ tải các file trên website nhanh gấp 12,5 lần so với tốc độ của Modem quay số thông thường. Tháng 12/2002, công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC)- công ty thành viên của VNPT- đã phối hợp với bưu điện thành phố Đà Nẵng cung cấp thử nghiệm dịch vụ Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL - 73 - ADSL với dung lượng một trăm cổng. Giữa tháng 5/2003 vừa qua, VDC đã phối hợp với bưu điện Nghệ An triển khai thử nghiệm dịch vụ ADSL cho 24 thuê bao với tốc độ tải xuống là 2Mbps và tải lên là 640Kbps. Theo dự kiến, dịch vụ ADSL sẽ được VNPT-VDC chính thức triển khai tại một số tỉnh thành lớn trên toàn quốc theo hai giai đoạn : Giai đoạn 1: Từ 1/7/2003, triển khai trước tiên tại ba thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng. Vài tuần sau đó, sẽ triển khai tiếp tục tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai. Dự kiến số lượng các thiết bị DSLAM đặt tại tổng đài ở Hà Nội sẽ là 90, ở TP.HCM là 60 và ở Hải Phòng là 25. Giai đoạn 2 : Từ quý III năm 2003, triển khai tiếp tại mười tỉnh thành gồm Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Khánh Hòa, Cần Thơ. Dự kiến đến hết năm 2004, VNPT-VDC có thể cung cấp dịch vụ ADSL cho tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc. Dịch vụ ADSL mà VDC cung cấp vào ngày 1/7 vừa qua có tên gọi là MegaVNN. Người sử dụng dịch vụ MegaVNN có thể tải dữ liệu xuống với tốc độ tối đa 2Mbps và tải lên ở tốc độ 640Kbps.Tốc độ này cao hơn hẳn so với dịch vụ ADSL của Vietel và One Connetion (xem bảng so sánh dưới đây). Tốc độ truy cập Nhà cung cấp Hiện trạng nâng cấp Upload Download Giá cước sử dữ liệu Lưu lượng sử dụng VDC Chính thức 1/7/2003 640Kbps 2Mbps 1 triệu đồng Không giới hạn 64Kbps 128Kbps 3 triệu đồngVietel Thử nghiệm 64Kbps 256Kbps 6 triệu đồng Không giới hạn 64Kbps 128Kbps 3,9 triệu đồng EIS (OCI) Thử nghiệm 64Kbps 256Kbps 6,9 triệu đồng Không giới hạn Nhờ sử dụng hạ tầng mạng viễn thông hiện có của VNPT, thuê bao dịch vụ MegaVNN của VDC sẽ không phải trả khoản phí kéo cáp. Người sử dụng chỉ phải trả tiền mua Modem ADSL khoảng 120 USD. Đặt biệt, mức cước cho dịch vụ MegaVNN giá rẻ đến bất ngờ. Theo quyết định 105/2003/QĐ-BBCVT của Bộ bưu chính viễn thông ký ngày 18/6 ban hành mức cước trần cho dịch vụ ADSL, và quyết định của Tổng Giám Đốc VNPT về cước truy cập Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL - 74 - dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao ADSL, mức giá trần dịch vụ ADSL của MegaVNN là 909,091 đồng (chưa bao gồm thuế VAT). Cũng theo tài liệu hướng dẫn thực hiện các quyết định trên, phí sử dụng dịch vụ ADSL của VDC sẽ bao gồm : tiền thuê bao tháng 181.818 đồng (chưa bao gồm VAT) + số lượng Mb dữ liệu tải xuống (dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu). Trong phạm vi 2Gb dữ liệu đầu tiên, giá cước cho mỗi Mb tải xuống là 82 đồng. Từ Gb thứ 3 đến thứ 8, giá cước cho mỗi Mb là 64 đồng. Từ Gb thứ 9 trở đi, giá cước cho mỗi Mb là 45 đồng. Tiền thuê bao tháng cộng với tiền trả cho lượng dữ liệu tải xuống phải không được vượt qua mức giá trần 909.091 đồng. 5.2 CÁC THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO ADSL : Thiết bị phía nhà cung cấp dịch vụ :  Bộ tập hợp truy nhập Aggregator.  Bộ ghép kênh truy nhập DSLAM (Digital Subcriber Line Access Multiplexer).  Kênh truyền.  POTS spliter hay CO Spliter. Thiết bị phía khách hàng :  Thiết bị đầu cuối DSL (DSL CPE - Digital Subsriber Line Customer Premises Equipment).  PC/LAN.  CPE Spliter 5.2.1 Thiết bị phía nhà cung cấp dịch vụ :  Bộ ghép kênh truy cập DSLAM DSLAM là bộ ghép kênh có chức năng trực tiếp cung cấp cổng kết nối tới khách hàng. Đây là thiết bị tập trung các đường thuê bao riêng lẻ để đẩy lên mức trên và ngược lại. Bộ ghép kênh truy cập phải đạt được một số yêu cầu sau: o Hỗ trợ MPLS, IP routing QoS cho phép triển khai nhiều loại ứng dụng qua xDSL o Hỗ trợ nhiều chuẩn DSL: ADSL, SDSL, IDSL, RADSL, VDSL.v Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL - 75 - o Khả năng tương tương thích với nhiều loại thiết bị đầu cuối khách hàng DSL CPE của nhiều hãng sản xuất mở ra cho khách hàng nhiều khả năng lựa chọn thiết bị đầu cuối. o Hỗ trợ đa dạng các loại giao tiếp up-link băng rộng DS3/E3, OC3/STM-1, vv. o Hỗ trợ kết nối đầu cuối người sử dụng E1, nx64 Kbps. o Khả năng ứng dụng các kỹ thuật phân nhánh, xếp chồng .vv cho phép triển khai linh hoạt khi thay đổi cấu trúc mạng. o Cấu hình nhiều khe cắm có thể lựa chọn. o V.v. Vì ADSL kết nối trực tiếp đến Local Loop, ngoài ra vì khoảng cách giới hạn của các Loop trong công nghệ DSL do đó các DSLAM thường được đặt tại các CO. DSLMA là thiết bị không chịu lỗi Single-Point-of-Failure cho một số khách hàng lớn trực thuộc khu vực. DSLAM cũng thường được đặt tại các khu vực CO không có người quản lý kỹ thuật do đó hầu hết các nhà sản xuất thiết bị này phải chế tạo ra các sản phẩm có khả năng chịu lỗi rất cao nhằm giảm thiểu các sự cố về mạng. Các tiêu chuẩn sau cần được hỗ trợ : o ANSI T1.413 Issue2 (ADSL over POTS). o ITU G.992.1 Annex A. o ITU G.992.2(Glite). o ITU G.994.1(G.hs).  Bộ tập hợp truy cập Aggregator: Bộ tập hợp truy cập là thiết bị có nhiệm vụ tập trung các kết nối về trung tâm theo phương thức giảm thiểu kết nối logic. Aggregator tập trung các kết nối logic (các PVC) đến từ các DSLAM rồi tổng hợp lại thành một hoặc một vài PVC để truyền tải qua mạng trục tới kết cuối thứ hai của các kết nối logic đó (ISP, headquarter, offices.v.v). Nếu không sử dụng Aggregator thì với nxPVC đến từ n thiết bị đầu cuối sẽ chiếm nxPVC trên mạng trục. Thông qua Aggregator, nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ DSL như truy cập internet tốc độ cao, kết nối mạng riêng ảo, Video on Demand, Video Broadcast, e-learning, vv. Yêu cầu đặt ra cho Aggregator: o Hỗ trợ đa dạng các loại giao tiếp LAN/WAN để thuận lợi cho việc kết nối với các Router, DSLAM: Ethernet/Fast/GigaEthernet, Serial, HSSI, ISDN, T3/E3, OC3/STM-1, OC-12/STM-4, .vv. Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL - 76 - o Khả năng xử lý cao tương xứng với vai trò là bộ tập trung, chấp nhận được hàng ngàn kết nối tới từ phía khách hàng. o Khả năng tương thích với các dòng sản phẩm của các hãng khác. Vai trò của Aggregator là tập hợp tất cả các kết nối ảo logic vào trong một điểm logic, điều này cũng đồng nghĩa với Aggregator tập hợp tất các các phiên PPP vào một điểm sau đó mới dồn lên UP-link tới mạng trục. Về căn bản mỗi thuê bao có một phiên PPP tuy nhiên số lượng kết nối PPP là không giới hạn trên mỗi kết nối DSL. Với đặc tính này cho phép khách hàng khác nhau trong cùng một văn phòng chia sẻ cùng một đường xDSL để đi ra ngoài mạng Internet. Các phiên PPP được xác thực (Authentification) sau đó được kết thúc tại Aggregator. Thiết bị Aggregator có thể là một thiết bị định tuyến đa chức năng, hoặc là một thiết bị mạng chuyên được thiết kế cho việc tập hợp các băng rộng. Aggregator có thể thực hiện việc xác thực Authentification, Cấp phép (Authorization) hay tính toán (Accounting) bởi một RADIUS server đặt trên mạng của nhà cung cấp dịch vụ. Sau khi được xác thực, Aggregator sẽ thiết lập một liên nối (route) từ nhà khách hàng đến nhà cung cấp dịch vụ Internet. Các thiết bị Aggregator có thể được đặt bên cạnh thiết bị DSLAM ngay tại các POP cung cấp dịch vụ hoặc có thể được đặt tịa khu vực trung tâm vùng và kết nối đến các DSLAM ở mức dưới thông qua giao tiếp WAN. Các thiết bị Aggregator sẽ kết hợp với hệ thống RADIUS đặt tại Trung tâm điều hành cho phép quản lý AAA cho các khách hàng DSL như phương pháp truy cập Internet bình thường.  CO-Spliter (POTS Spliter) : Hình V.1 Dải tần dùng cho thoại và dịch vụ ADSL Dịch vụ ADSL cho phép sử dụng dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao cùng với dịch vụ thoại truyền thống trên cùng đôi dây cáp thoại đồng. Để có thể làm được điều này, ADSL và dịch vụ thoại truyền thống sử dụng các giải tần số khác nhau. Để đảm bảo các giải tần số này không gây nhiễu lẫn nhau, bộ phân chia được sử dụng. Bộ này thường được gọi là POTS Splitter và đặt bên trong DSLAM hoặc bên ngoài đi kèm với DSLAM trong quá trình cung cấp dịch vụ. POTS BAND DC-8Khz ADSL BAND 30 Khz- 1.1Mhz Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL - 77 - Bộ lọc tần số thấp cho phép tiếng nối hay giải tần số của thoại truyền thống 200- 3500 Hz mà không cần phải điều chỉnh tín hiệu đầu vào. Hình V.1 chỉ ra giải tần số dùng cho ADSL và dịch vụ thoại truyền thống. Hình V.2 Sơ đồ cấu tạo POTS-Spliter Khi cung cấp dịch vụ DSLAM trên cùng đôi dây cáp thoại, thì cần phải trang bị thêm thiết POTS spliter bên cạnh DSLAM (thiết bị này có thể được tích hợp vào bên trong DSLAM hoặc rời bên ngoài tuỳ vào nhà sản xuất thiết bị). Bộ POTS spliter có thể bao gồm nhiều mạch con, tuy nhiên dự kiến ban đầu sẽ đầu tư một số bản mạch ít hơn số cổng tối đa trên DSLAM. Mỗi bản POTS spliter sẽ bao gồm ít nhất 03 nhóm cổng giao tiếp Telco 50pins : Một kết nối đến LocalLoop, Một kết nối với DSLAM và còn lại dùng để kết nối với TelePhone Switching thuộc mạng PSTN. Dung lượng cho phép trung bình trên mỗi POTS splitter trên thị trường hiện tại khoảng 300 ADSL lines. 5.2.2 Thiết bị đầu cuối khách hàng DSL CPE: Thiết bị đầu cuối khách hàng bao gồm một loạt các thiết bị, card giao tiếp thực hiện chức năng chuyển đổi dữ liệu người sử dụng thành dạng tín hiệu xDSL và ngược lại. DSL CPE tiêu biểu là PC NIC, DSL modem, DSL bridge, Router. CPE có thể là các PC hoặc Workstation, Remote ADSL Terminating Units (ATU- R) hoặc Router. Ví dụ như một khách hàng Nhà riêng có thể sử dụng một PC đơn với một ADSL modem tích hợp gắn trên PCI card, hoặc một PC với một giao tiếp Ethernet hay giao tiếp Universal Serial Bus (USB) để kết nối đến một ADSL modem (ATU-R) bên ngoài. Ngược lại đối với các khách hàng là các công ty thương mại thường kết nối nhiều PC từ các user đầu cuối vào một router với ADSL modem tích hợp hoặc một router và một ATU-R bên ngoài. Hiện tại những sản phẩm này đang được nhiều hãng giới thiệu và chào hàng với nhiều chủng loại phù hợp với từng loại khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu khác nhau. o 3com:HomeConnect 3647, 4130. o Alcatel: Speedtouch Home o Ambit:T60M104/07. Jetstream IAD-801. Cisco 677, 678 v.v. Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL - 78 - o Lucent: DSL ACAP, DSL DMT.v v. o Cisco: 802/804, 1417 ADSL Router, 1600, 1700.v.v.  CPE-Spliter Tại thiết bị đầu cuối người sử dụng và tại CO, kết nối ADSL sử dụng hai bộ splitter khác nhau nhằm đảm bảo mặt phân tách thông tin của dịch vụ thoại truyền thống và dịch vụ ADSL. Cấu tạo bên trong của hai bộ phân chia này có thể không giống hệt nhau, tuy nhiên chúng đều dựa trên cùng một sơ đồ cấu trúc bên trong như đã trình bày ở trên. Bộ thiết bị CPE Splitter này còn đựoc gọi là Remote POTS splitter phối hợp với POTS splitter đặt tại DSLAM nhằm phân tách tín hiệu tần số. CPE Splitter cần phải hỗ trợ 03 giao tiếp RJ-11 : Một dành cho kết nối LocalLoop, một cho kết nối tới DSL CPE và một dành cho kết nối tới máy điện thoại. Tóm lại, để có thể kết nối Internet sử dụng dịch vụ ADSL thì ta phải mua một Modem/Router ADSL + Splitter (để tách ghép tín hiệu dữ liệu và tín hiệu thoại trên cùng một đường dây điện thoại) Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL - 79 - CHƯƠNG VI THAM KHẢO 6.1 TỔNG QUAN VỀ MATLAB 1.Giới thiệu về Matlab : Matlab (Matrix labaratory) theo tên gọi của nó, là một công cụ phần mềm của MathWorks, ban đầu nó được phát triển nhằm phục vụ chủ yếu cho việc mô phỏng các nghiên cứu kỹ thuật bằng toán học với những phần tử cơ bản là ma trận. Trong các lĩnh vực kỹ thuật chuyên ngành như điện & điện tử, điều khiển tự động, rô bốt công nghiệp, vật lý hạt nhân, trong các ngành xử lý toán chuyên dụng như thống kê, kế toán…thường gặp những dữ liệu rời rạc ta có thể lưu giữ dưới dạng ma trận. Còn đối với hệ dữ liệu liên tục như âm thanh, hình ảnh hoặc đơn giản như các đại luợng vật lý tương tự (analog ) : điện áp, dòng điện, tần số, áp suất, lưu lượng…phải được biến đổi thành các tín hiệu số (digital) rồi mới tập hợp trong các file dữ liệu. Quá trình đó có thể được xử lý bằng các hàm toán học của Matlab. Matlab là một phần mềm có giao diện cực mạnh cùng nhiều lợi thế trong kỹ thuật lập trình để giải quyết những vấn đề đa dạng trong nghiên cứu khoa học. Matlab có thể chạy trên hầu hết các hệ máy tính từ PC cho đến các hệ Server Computer. Matlab được điều khiển bởi các tập lệnh tác động qua bàn phím trên cửa sổ điều khiển. Nó cũng cho phép mộ khả năng lập trình với cú pháp thông qua dịch lệnh, còn gọi là Script File. Các lệnh hay bộ lệnh của Matlab lên đến con số hàng trăm, và ngày càng được mở rộng bởi các phần Toolboxs (Thư viện trợ giúp) hay thông qua các hàm ứng dụng được tạo lập bởi người sử dụng. Các lệnh của Matlab rất mạnh, nó không những cho phép giải các loại hình toán khác nhau mà còn có thể xử ký dữ liệu, biểu diễn đồ họa một cách mềm dẻo, đơn giản và chính xác trong không gian hai chiều cũng như ba chiều bởi những công cụ như các thư viện chuẩn, các hàm có sẵn cho các ứng dụng đa dạng. Trong Matlab vấn đề cần giải quyết của bài toán sẽ được phân tích và xử lý theo 5 bước như sau : Bước 1 : đặt vấn đề. Bước 2 : mô hình tả các giá trị dữ liệu vào ra. Bước 3 : các tính toán bằng tay với các tập dữ liệu đầu vào đơn giản. Bước 4 : chuyển bài toán sang giải pháp bằng Matlab. Bước 5 : kiểm tra . Trong trường hợp không có kết quả hoặc kết quả sai thì điều đó có nghĩa là Matlab chưa thực hiện được bài toán, ta cần kiển tra lại cả tính toán bằng tay và thao tác bằng Matlab. 2. Cách sử dụng và chức năng của Matlab : Giao diện của Matlab sử dụng hai cửa sổ : cửa sổ thứ nhất được sử dụng để đưa các lệnh và dữ liệu vào đồng thời để in kết quả, cửa sổ thứ hai trợ giúp cho việc truy xuất đồ họa dùng để thực hiện những lệnh hay kết quả đầu ra dưới dạng đồ họa. Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL - 80 - a. Biến trong Matlab : Tên biến trong Matlab có thể dài đến 19 ký tự bao gồm các chữ cái từ A- Z, hay a- z cùng các chữ số cũng như một vài ký tự đặt biệt khác, nhưng luôn phải bắt đầu bằng chữ cái. Độ lớn hay chiều dài của biến Vector cũng như mã hóa trận có thể được thông qua giá trị của một số hàm có sẵn trong Matlab. Ví dụ : [m n]=size(A) : trả giá trị độ lớn của ma trận A vào vector xác định bởi hai biến m và n Length[x]: trả giá trị của vector x Một số biến được đinh nghĩa trước. Ví dụ : Realmin : đưa ra giá trị của số nhỏ nhất mà máy tính có thể tính toán được. b. Hàm và tạo hàm trong Matlab : Matlab làm việc với các hàm viết dưới dạng file.m và các biểu thức chuẩn, các biểu thức được đánh trực tiếp vào từ dấu nhắc ở cửa sổ lệnh Matlab command window. File.m được tạo ra trong cửa sổ Matlab Editor/Debugger mở cửa sổ này bằng cách vào Menu File/New/M_file • Cách tạo File.m : Hàm phải được bắt đầu bằng từ Function, sau đó lần lược là tham số đầu ra, dấu =, tên hàm. Nếu một hàm cho nhiều hơn một giá trị đầu ra, phải viết tất cả các giá trị trả lại của hàm thành một vector trong dòng khai báo hàm. Ví dụ : function[a,b,c]=motion(y). Một hàm có nhiều tham số đầu vào cần phải liệt kê chúng khi khai báo hàm Các biến đặc biệt nargin và narout xác định tham số đầu vào, số tham số đầu ra được sử dụng trong hàm, các tham số này chỉ là biến cục bộ. • Cách gọi File.m : Để gọi file.m và hàm ta đánh tên file.m hay tên hàm từ cửa sổ lệnh. c. Đồ họa trong Matlab : Matlab sử dụng lệnh X-Y plots để vẽ đồ thị, biểu đồ cho các thông tin một cách dễ dàng.Trong không gian hai chiều vẽ đồ thị tổng quát theo dữ liệu được lưu trong hai vector X,Y. Plot (x,y) : vẽ đồ thị theo tọa độ (x,y ). Title : đưa các title vào hình vẽ. xlabel : đưa các nhãn theo chiều x của đồ thị. Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL - 81 - Ylabel : đưa các nhãn theo chiều y của đồ thị. Grid : vẽ các đường giống grid line trên đồ thị 6.2 GIỚI THIỆU VỀ MATLAB 6.5 : 1. Khởi động Matlab và thoát khỏi Matlab : Từ màn hình Windows ta thực hiện như sau : -Chọn Start/Programs/Matlab6.5/matlab6.5 Khi đó Matlab sẽ xuất hiện với màn hình command : Đây là cửa sổ dùng để đưa lệnh, dữ liệu và đọc kết quả. [...]... hoạt động của hệ thống ADSL trong thực tế và một số cách mã hoá/giải mã, điều biến/giải điều biến của ADSL Hướng phát triển của đề tài: Mô phỏng hệ thống ADSL cho truyền dẫn dữ liệu + tín hiệu thoại Phát triển công nghệ ADSL thành công nghệ VDSL(Very high Digital Subscriber Line) - 85 - Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, Trung tâm thông... nhà xuất bản bưu điện, tháng 10-2001 2 Nguyễn Việt Cường & Nguyễn Quý Sỹ, “Tài liệu giảng dạy kỹ thuật và mạng cung cấp dịch vụ ADSL ”, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, Hà Nội 4/2003 3 http://www.nwfusion.com/dsl/index.html 4 http://www .adsl. com 5 http://www .adsl. com /adsl_ glossary.html 6 http://www .adsl. com/general_tutorial.html 7 http://www .adsl. com /adsl_ tutorial.html 8 http://www.mathworks.com... tìm hiểu được: ADSL là gì? Là công nghệ cho phép truyền dữ liệu và truy cập Internet tốc độ cao qua đường dây điện thoại ADSL hoạt động như thế nào? -Sử dụng một đường dây điện thoại để vừa cung cấp dịch vụ thoại,vừa kết nối Internet -Sử dụng 4kHz tần số thấp của băng thông cho phép để phục vụ thoại -Sử dụng tần số lớn hơn 4 kHz của băng thông cho phép để truyền số liệu Lợi ích của ADSL là gì? -Gọi... mô phỏng hệ thống ADSL y là ma trận kết quả 59x2, có cột 1 chứa kết quả sau khi qua khối Trigger và cột 2 chứa sóng sin nguyên thủy Plot(t,y(:,1)) % vẽ cột 1 Plot(t,y(:,2)) % vẽ cột 2 Để thay đổi thông số các khối, ví dụ để thay đổi biên độ và tần số sóng sin : right click vào biểu tượng sinwave, chọn block parameters và đặt lại biên độ và tần số - 84 - Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL KẾT LUẬN Qua...Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL Muốn thoát khỏi Matlab ta thực hiện như sau : -Vào Menu File/Exit hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl Q 2.Cách tạo một Model file : -Chọn menu File/new//model Lúc đó sẽ xuất hiện một cửa sổ mới Ví dụ : thiết kế hệ thống... phỏng mạch Trigger Để tạo được hệ thống như hình vẽ trên, ta click vào biểu tượng trên thanh công cụ Khi đó màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ Simulink Library Browser: - 82 - Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL Lần lược lựa chọn các khối theo các bước dưới đây : -Khối sinewave : simulink / sourses / sinewave -Khối Backlash : simulink / discontinuities / backlash -Khối Mux : simulink / signal routing / mux . thống ADSL - 72 - CHƯƠNG V THỰC TẾ TRIỂN KHAI ADSL TẠI VIỆT NAM 5.1 TÌNH HÌNH ADSL Ở VIỆT NAM : Trên lý thuyết công nghệ ADSL có rất nhiều điểm ưu việt. . hai của ADSL bắt nguồn từ khả năng của hạ tầng mạng Internet Việt Nam. Từ trước đến nay chúng ta vẫn biết dung lượng cổng Internet quốc tế của Việt Nam không

Ngày đăng: 19/10/2013, 01:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình V.1 Dải tần dùng cho thoại và dịch vụ ADSL - THỰC TẾ TRIỂN KHAI ADSL TẠI VIỆT NAM
nh V.1 Dải tần dùng cho thoại và dịch vụ ADSL (Trang 5)
Hình V.2 Sơ đồ cấu tạo POTS-Spliter - THỰC TẾ TRIỂN KHAI ADSL TẠI VIỆT NAM
nh V.2 Sơ đồ cấu tạo POTS-Spliter (Trang 6)
Từ màn hình Windows ta thực hiện như sau:        -Chọn Start/Programs/Matlab6.5/matlab6.5  - THỰC TẾ TRIỂN KHAI ADSL TẠI VIỆT NAM
m àn hình Windows ta thực hiện như sau: -Chọn Start/Programs/Matlab6.5/matlab6.5 (Trang 10)
Khi đó Matlab sẽ xuất hiện với màn hình command : - THỰC TẾ TRIỂN KHAI ADSL TẠI VIỆT NAM
hi đó Matlab sẽ xuất hiện với màn hình command : (Trang 10)
Ví dụ : thiết kế hệ thống như hình VI.1 sau và lưu file với tên vidu.mdl - THỰC TẾ TRIỂN KHAI ADSL TẠI VIỆT NAM
d ụ : thiết kế hệ thống như hình VI.1 sau và lưu file với tên vidu.mdl (Trang 11)
Hình VI.1 Sơ đồ hệ thống mô hình phỏng mạch Trigger - THỰC TẾ TRIỂN KHAI ADSL TẠI VIỆT NAM
nh VI.1 Sơ đồ hệ thống mô hình phỏng mạch Trigger (Trang 11)
S ắp xếp các khối theo đúng như hình vẽ : - THỰC TẾ TRIỂN KHAI ADSL TẠI VIỆT NAM
p xếp các khối theo đúng như hình vẽ : (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w