1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002 2009

32 661 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 86,41 KB

Nội dung

trúc thân quặng, phát hiện các kiểu quặng tự nhiên và công nghiệp, quan hệ giữacác lớp đá kẹp, đá nghèo quặng trong thân quặng, phân chia sơ bộ, giải thích chấtlượng, đặc tính công nghệ

Trang 1

THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN

2002 2009

I TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN

1 Điều kiện tự nhiên

Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung Bộ nước Việ Nam, có diện tích đất tự nhiên là16.487,2 km2, bao gồm một thành phố, 02 thị xã và 17 huyện trực thuộc, trong đó

có 10 huyện miền núi và 7 huyện đồng bằng Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, Namgiáp tỉnh Hà Tĩnh, Tây giáp nước Bạn Lào, Đông giáp với biển Đông

Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và

bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuốngĐông – Nam Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh Hệ thốngsông ngòi dày đặc; tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828km.Trong đósông lớn nhất là sông Lam có chiều dài 361km với diện tích lưu vực là 17.730km2

Bờ biển dài 82km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát trển cảng biển:cảng biển Cửa Lò

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu tác động trực tiếp của gió mùaTây - Nam khô và nóng và gió mùa Đông Bắc lạng, ẩm ướt

Tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú, có đủ loại từ khoáng sản quýhiếm như vàng, đá quý đến các laọi như thiếc, bôxít…và các loại khoáng sản vậtliệu xây dựng như đá vôi, đá xây dựng…trong đó có một số loại khoáng sản nhưthiếc, đá vôi…đã và đang được khai thác sử dụng ở quy mô công nghiệp với sảnlượng khá cao

2 Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh

Trang 2

và 30,47% năm 2009 Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 29,3% năm 2005lên 30,35% năm 2006 va 32,07% năm 2009.

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2005 đạt khoảng 120 triệu USD Tổnggiá trị xuất khẩu hàng công nghiệp năm 2005 đạt mức 55,11 triệu USD, chiếm78,72% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh Đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu trên địabàn đạt 236,5 triệu USD Tốc độ tăng bình quân 16,24%

Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 – 2009 nền kinh tế của tỉnh đã từng bướcphát triển ổn định với tốc độ tăng khá cao so với mức bình quân của cả nước Cơcấu kinh tế đã có bước chuyển hoá theo hướng công nghiệp hoá Phần lớn các chỉtiêu đều đạt và vượt mức so với chỉ tiêu đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho bước pháttriển trong giai đoạn tới

2.2 Về xã hội

Dân số của Nghệ An năm 2009 đạt trên 3,15 triệu người, trong đó số ngườitrong độ tuổi lao động chiếm khoảng 47,9 % dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giaiđoạn 2001 – 2009 là 0,93 %/năm

II THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI

THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN

2002 – 2009

1.Tiềm năng đá vôi trắng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2003

1.1 Số lượng, chất lượng, trữ lượng thăm dò đá vôi trắng của Nghệ An từ

2000 - 2003

Đá vôi trắng tỉnh Nghệ An được phân bố ở huyện Quỳ Hợp là chính Phân bốchủ yếu trong địa phận 8 xã bao gồm: Xã Châu Hồng, Liên Hợp, Châu Cường,Châu Quang, Châu Lộc, Đồng Hợp, Thọ Hợp và Châu Đình, và đã thăm dò được 3

mỏ là:

1.1.1 Mỏ đá vôi trắng Châu Hồng

Mỏ đá vôi trắng Châu Hồng được Viện Khoa học công nghệ thăm dò năm

2002, có diện tích thăm dò là 0.52 km2 Mỏ có trữ lượng cấp B:4.597 ngàn tấn, C1:15.710 ngàn tấn, C2: 15.196 ngàn tấn Tổng B + C1 + C2:55.503 ngàn tấn

Trong đó cấp B - trữ lượng khoáng sản được thăm dò và nghiên cứu chi tiếtđảm bảo việc giải thích những đặc điểm cơ bản về yếu tố thế nằm, hình dạng, cấu

Trang 3

trúc thân quặng, phát hiện các kiểu quặng tự nhiên và công nghiệp, quan hệ giữacác lớp đá kẹp, đá nghèo quặng trong thân quặng, phân chia sơ bộ, giải thích chấtlượng, đặc tính công nghệ cơ bản của khoáng sản.

Cấp C1 - trữ lượng khoáng sản được thăm dò và nghiên cứu với mức độ chi tiếtđảm bảo để giải thích những nét chung về điều kiện thế nằm, hình dạng, cấu trúcthân quặng, các kiểu quặng tự nhiên và công nghiệp, chất lượng và tính khả tuyểncủa khoáng sản, các yếu tố tự nhiên xác định điều kiện tiến hành công tác khaithác

Cấp C2 - trữ lượng khoáng sản được đánh giá sơ bộ về điều kiện thế nằm, hìnhdạng Sự phân bố thân khoáng được xác định trên cơ sở các tài liệu địa chất và địavật lí hoặc bằng sự phát hiện khoáng sản ở các điểm riêng lẻ tương tự với các khunghiên cứu Chất lượng khoáng sản được nghiên cứu theo mẫu đơn lẻ hoặc theo sốliệu các khu mỏ thăm dò kế cận

Đá vôi nằm trong tập 1, hệ tầng Bắc Sơn bị calcit hoá, có màu trắng sữa Dungtrọng (TB): 2.63 g/cm3 cường độ chịu kéo (TB): 42.25 kg/cm2 ; cường độ chịunén (TB): 549.7 kg/cm3 Thành phần hoá (% TB của 1525 mẫu) : CaO: 55.38;SiO2: 0.07; Al2O3 : 0.13 ; MgO : 0.30 ; Fe2O3 : 0.027 ; Độ trắng: 80-90 và trên 90

%, đạt chỉ tiêu chất lượng đá vôi trắng Đá vôi hiện đang được khai thác, chế biếnthành đá bloc và đá nghiền mịn

1.1.2 Mỏ đá vôi Châu cường

Mỏ đá vôi Châu Cường được Công ty Khảo sát thăm dò năm 2000, có diện tíchthăm dò là 2 km2 Mỏ có trữ lượng cấp C1: 10.460 ngàn tấn, C2: 8.243 ngàn tấn,C1 +C2: 18.703 ngàn tấn Đá vôi nằm trong tập 1, hệ tầng La Khê đã bị hoa hoátoàn bộ, có màu trắng, trắng sữa, hạt mịn - thô Dung trọng (TB): 2.63g/cm3; cường

độ chịu kéo (TB): 41.5 kg/cm2 ; cường độ chịu nén (TB): 537.5 kg/cm3 Thànhphần hoá (% TB của 78 mẫu): CaO: 55.67; SiO2: 0.03; Al2O3: 0.04; S: 0.003; P:0.003; MgO: 0.26; tổng Fe:0.024; độ trắng : 92.53 % đạt chỉ tiêu chất lượng đá vôitrắng xuất khẩu Đá vôi trắng hiện đang được khai thác, chế biến làm đá bloc và đánghiền mịn

1.1.3 Mỏ đá vôi Châu Quang

Mỏ đá vôi Châu Quang được công ty hợp tác kinh tế quân khu 4 thăm dò năm

2003, có diên tích thăm dò là 30 ha Mỏ có trữ lượng cấp B: 1.593 ngàn tấn; C1:12.235 ngàn tấn; C2: 5.111 ngàn tấn B+ C1 + C2: 18.939 ngàn tấn Đá vôi nằm

Trang 4

trong tập 1, hệ tầng Bắc Sơn bị calcit hoá, có màu trắng, trắng đục, phớt xanh Tỷtrọng (TB) : 46,05kg/cm; cường độ chịu nén (TB): 517kg/cm3 Thành phần hoá100%: Cao: 54,78 – 55,76; SiO2: 0,01 – 0,38; Al2O3: 0,01 – 0,1; MgO: 0,02 –0,71; Fe2O3: 0,001 – 0,057; độ trắng: 92,42% - 96,25%, đạt chỉ tiêu chất lượng đávôi trắng Đá vôi trắng hiện đang được khai thác, chế biến làm đá bloc và đá siêumịn.

Nguồn đá trắng phong phú ở Quỳ Hợp là nguồn nguyên liệu tốt phục vụ chocông nghiệp hoá chất ( sơn, cao su ) cũng như là nguồn nguyên liệu mỹ nghệ (tạctượng) tốt

1.2 Đặc điểm khoáng sản đá vôi trắng

1.2.1 Một số thuật ngữ liên quan đến đá vôi trắng của liên đoàn địa chất Bắc trung Bộ

- Thân khoáng sản đá vôi trắng là một thể địa chất có màu trắng, độ trắng tựnhiên > 85%, chiều dày thân khoáng > 5m, chiều dài từ hàng chục đến hàng trămmét, có thành phần hoá học đạt tiêu chuẩn chất lượng làm bột siêu mịn chất độncông nghiệp; để làm đá mỹ nghệ, đá ốp lát còn đòi hỏi độ nguyên khối, độ trang trí,không lẫn các khoáng vật dễ gây ố, dễ bị ôxy hoá như pyrit, các sunfu khác

- Thân khoáng đá vôi trắng là đá vôi màu trắng, hàm lượng CaO > 54%, MgO <0,5%

- Thân khoáng đá vôi dolomit trắng là đá vôi dolomit màu trắng, hàm lượngCaO > 32,03 < 54 %, MgO > 0,5

- Thân khoáng đá dolomit trắng là đá dolomit màu trắng, có hàm lượng CaO >32,03 < 54%

Các thân khoáng đá vôi trắng, đá vôi dolomit và đá dolomit trắng thường có cấutạo là những lớp đơn nghiêng hoặc nếp lõm, dạng vỉa, thấu kính, ổ, có khi nằm xenkẹp với cáclớp mỏng đá vôi màu xám Chiều dày các thân khoáng thay đổi từ 5 –25m, có nơi từ 50 đến hơn 100m; góc cắm thoải từ 15 – 25 độ; vùng phía bắc QuỳHợp cắm về phía Tây Nam hoặc Đông Nam, vùng phía Nam Quỳ Hợp cắm vềĐông Bắc hoặc Tây Bắc

Trang 5

1.2.2 Đặc điểm chung của các thân khoáng

1.2.2.1 Thân khoáng đá vôi trắng

Thân khoáng đá vôi trắng có thành phần khoáng vật gồm calcit 100%, dolomit

ít đến rất ít, thạch anh rất ít gặp.Thành phần hoá học: CaO 54,0/55,7%, MgO0,05/0,5 %, SiO2 0,00/0,4 %, Al2O3 0,00/0,05 %, Fe2O3 0,00/ 0,05 %, độ trắng tựnhiên 85 – 96 % Tính chất cơ lý: thể trọng 2,69/ 2,71T/m3, cường độ nén 396/530KG/cm2, cường độ kéo 41,5/ 54 KG/cm2, độ hút nước 0,23 %

1.2.2.2 Thân khoáng đá vôi dolomit trắng

Thân khoán đá vôi dolomit trắng phân bố thành từng vỉa, thấu kính có chiềudày từ 5 – 25m Đặc điểm khoáng vật: dolomit 1 /20%, calcit 99/80 %; thành phầnhoá học: MgO 0,57/17%, CaO 32,03/54%, SiO2 0,05/0,62%, Fe2O3 0,00/0,05%,

độ trắng tự nhiên 85/96% Tính chất cơ lý: thể trọng 2,89T/m3, cường độ nén627KG/cm2, độ rỗng 0,25%, độ hút nước 0,20 %

1.2.2.3 Thân khoáng dolomit trắng

Thân khoáng dolomit trắng Đặc điểm khoáng vật: dolomit 20/70%, calcit30/40%; thành phần hoá học: MgO 17/20,5%, CaO 32,03/50%, SiO2 0,05/0,62%,Fe2O3 0,00/0,05%, Al2O3 0,00/0,05% Tính chất cơ lý: thể trọng 2,89 T/m3, cường

độ nén 627 KG/cm2, độ rỗng 0,25%, độ hút nước 0,20%

1.3 Phân loại đá vôi trắng

1.3.1 Phân loại đá vôi trắng của liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ

Để phân tích đá hoa calcít màu trắng làm khoáng chất công nghiệp liên đoànđịa chất Bắc Trung Bộ đã phân chia thành 3 cấp như sau:

Cấp AI: Diện tích có quy mô lớn phân bố tập trung, đã có phân tích hoá và độ

trắng rõ, có mỏ đã và đang thăm dò, có điều kiện giao thông thuận lợi

Cấp AII: Diện tích có quy mô phân bố lớn, có nhiều mỏ khai thác thủ công tận

thu, có kết quả phân tích hoá và độ trắng đủ để đánh giá khái quát chất lượng đáhoa; điều kiện giao thông tương đối thuận lợi

Cấp B: Diện tích có quy mô phân bố vừa, có kết quả phân tích hoá và độ trắng

hạn chế có một vài mỏ khai thác thủ công tận thu; điều kiện giao thông khó khăn

1.3.2 Dự báo tài nguyên đá vôi trắng phân theo cấp đá năm 2006

Với cách phân loại như trên có thể tổng hợp dự báo tài nguyên đá vôi trắngphân theo cấp đá năm 2006:

Trang 6

Cấp AI: Có tổng diện tích 7km2, trong đó ở vùng I xã Châu Hồng là 4km2 có

khối AI1 và ở vùng III xã Châu Cường là 3km2 có khối AI2 Tổng tài nguyên dựbáo P1 + P2 là 182,26 triệu tấn, trữ lượng thăm dò cấp C1 + C2 là 58,7 triệu tấn, tạiđây đã thăm dò khai thác

Trong đó tài nguyên dự báo cấp P1 là tài nguyên khoáng sản rắn được suy đoánchủ yếu trên cơ sở tài liệu điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản tỷ lệ1/50.000 – 1/25.000 có tiền đề và dấu hiệu địa chất thuận lợi cho tạo quặng Hoặc

có thể suy đoán từ kết quả so sánh với các mỏ đã và đang khảo sát, thăm dò có bốicảnh địa chất tương tự

Tài nguyên dự báo cấp P2 là tài nguyên khoáng sản rắn được phỏng đoán chủyếu trong quá trình điều tra địa chất khu vực tỷ lệ 1/200.000 – 1/50.000 Hoặcphỏng đoán từ so sánh với những nơi đã được điều tra địa chất có mỏ, đới quặng,trường quặng thành tạo trong bối cảnh địa chất tương tự

Cấp AII: Phân bố rộng khắp cả 4 vùng dự báo có tổng diện tích 12,5km2 Tổng

tài nguyên dự báo P1 + P2 là 374 triệu tấn (290 triệu tấn đá cancít và 84 triệu tấn đádolomít) trong đó cấp C1 + C2 = 77,6 triệu tấn, các diện tích AII quan trọng nhấtphân bố ở xã Châu Hồng và xã Liên Hợp ( vùng I ) bao gồm các khối AII1, AII2,AII3, AII4

Xã Châu Cường và xã Châu Quang ( vùng III ) gồm các khối AII5, AII6

Xã Châu Quang, Thọ hợp, và Châu Đình gồm có khối AII7, AII8 đá hoa cancít

và khối AII9, AII10 đá hoa dolomit

Cấp B: Gồm các khối B1 phía bắc xã Châu Cường, B2 và B3 phía Nam xã liên

Hợp Tổng diện tích 3 khối này là 8km2 với tổng tài nguyên dự báo P1+ P2 là 222,3triệu tấn cancít và khối B4 có 30 triệu tấn dolomít

Từ đó chúng ta có thể tổng hợp dự báo tài nguyên đá vôi trắng phân theo cấp đánăm 2006 như sau:

Trang 7

Bảng 2: Tổng hợp dự báo tài nguyên đá vôi trắng phân theo cấp đá năm 2006

a Đá hoa calcít màu trắng

Chiều cao m

Hệ số

Thể trọng T/m3

Tài nguyên dự báo cấp

Nguồn: Liên đoàn điạ chất Bắc Trung Bộ

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tiềm năng đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An rấtphong phú về chủng loại, tuy nhiên chất lượng đá vôi trắng không cao do hàmlượng MgO cao Và điều kiện khai thác còn hết sức khó khăn do đặc điểm địa hình

và cơ sở vật chất của tỉnh Nghệ An còn kém

2 Thực trạng về công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An.

2.1 Về công tác thăm dò các mỏ đá vôi trắng

2.1.1 Điều tra điạ chất và khoáng sản

Trang 8

Về công tác điều tra địa chất và khoáng sản, tỉnh Nghệ An cùng với toàn miềnBắc đã được hoàn thành điều tra địa chất tỷ lệ 1: 500.000 vào năm 1965 Sau năm

1965, công tác lập bản đồ tỷ lệ 1: 20.000 được tiến hành và đến năm 1995 đã hoànthành

Công tác lập bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 cũng đã được tiếnhành trên một số diện tích, như bản đồ 1: 50.000 vùng Bắc Quỳ Hợp ( do ĐinhMinh Mộng chủ biên, 1971 ); bản đồ 1: 50.000 tờ Bản Chiềng, diện tích 350 km2( do Nguyễn Văn Đễ chủ biên , 1975 ); cụm tờ 1:50.000 Quì Hợp, diện tích 950km2 ( do Trần Hữu Chung chủ biên, 1979 ); cụm tờ bản đồ 1:50.000 vùng BắcNghĩa Đàn, diện tích 1.425 km2 ( do Nguyễn Minh Tiêu chủ biên, 1983 ); cụm tờBắc Vinh, diện tích 1.700 km2; tờ Phu Loi, diện tích 360 km2; cụm tờ TươngDương, gần 200 km2

Công tác điều tra lập bản đồ địa chất và tìm kiếm thăm dò cùng với các nghiêncứu đã phát hiện nhiều khoáng sản có giá trị ở Nghệ An, trong đó có đá vôi trắng

2.1.2 Quá trình điều tra nghiên cứu đá vôi trắng ở Nghệ An từ năm 1994 đến nay

- Năm 1994, thực hiện chương trình viện trợ phát triển của Liên Hợp Quốc, công tykhoáng sản do Lê Thạc Chiến làm chủ nhiệm đề án VIE / 89 /207 “ thăm dò điạ chất đáhoa tỉnh Nghệ An “ với mục tiêu đánh giá trữ lượng đá hoa có chất lượng với chỉ tiêuchủ yếu là màu sắc đẹp có độ nguyên khối tốt để cưa cắt đá ốp lát, tác giả đã nghiên cứu

ở Châu Cường, Thung Khẳng ( Thọ Hợp ) tổng cộng 8 km2, sơ bộ nghiên cứu ở lèn chu( Châu Đình ) đưa ra con số trữ lượng hơn 2,1 triệu m3, chưa nghiên cứu đá vôi trắngnhư là một khoáng chất công nghiệp

- Năm 1998, công ty khoáng sản Nghệ An đã tiến hành thăm dò đá vôi trắng ở ChâuCường với mục tiêu: đánh giá chất lượng, trữ lượng đá vôi trắng làm nguyên liệu ngànhgiấy., nhựa, sơn và xuất khẩu Diện tích thăm dò 2 km2, khoan 8 lỗ, phân tích mẫu hoá

độ trắng tự nhiên Tính trữ lượng cấp C1+ C2 là 58,7 triệu tấn trong đó cấp C1 là 10 triệutấn

- Năm 2001 – 2002 công ty TNHH Kinh doanh khai thác chế biến đá vôi trắngNghệ An – DMC thăm dò ở Châu Hồngdiện tích hơn 1 km2 đánh giá tổng trữ lượng55.5 triệu tấn, trong đó loại I: 54 639 ngàn tấn + cấp B: 4 579 ngàn tấn + cấp C1: 15710ngàn tấn + C2: 34 332 ngàn tấn, loại II: 864 ngàn tấn

- Năm 2003 công ty hợp tác kinh tế Quân Khu 4 đã tiến hành thăm dò đá trắng tạikhu vực xã Châu Quang với diện tích 30 ha đã được hội đồng trữ lượng quốc gia phê

Trang 9

duyệt tại quyết định số 513 / QD - HD ĐGTLKS ngày 27/03/2003: tổng trữ lượng 18

939 ngàn tấn, trong đó:

Cấp B: 1597 ngàn tấn, cấp C1: 12 235 ngàn tấn, cấp C2: 5 112 ngàn tấn

- Năm 2005, liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ đã tiến hành khảo sát đánh giá toàn bộ

đá trắng vùng Quỳ Hợp nhằm đánh giá chất lượng, trữ lượng đá vôi trắng Để đánh giáchất lượng đá vôi trắng thực tế hơn trong điều kiện phân tích mẫu hạn chế liên đoàn Điạchất Bắc Trung Bộ đã chia diện tích nghiên cứu thành 5 vùng:

Vùng I: Thuộc xã Châu Hồng và xã Liên Hợp

Vùng II: Thuộc xã Châu Lộc và xã Đồng Hợp

Vùng III: Thuộc xã Châu Cường và Châu Quang

Vùng IV: Thuộc một phần xã Châu Quang, Châu Lộc, Châu Đình

Vùng V: Thuộc khu vực Tân Kỳ

- Năm 2006, liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ đã tiến hành điều tra, đánh giá chấtlượng đá vôi trắng vùng Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ và Con Cuông và đã khoanh địnhđược 11 diện tích triển vọng tập trung các thân khoáng đá vôi trắng công nghiệp với diệntích 26 km2 gồm xã Châu Hồng 1 km2, xã Châu Tiến 1,5 km2, khu Đông Bắc ChâuCường 2,5 km2, khu Tây Bắc Châu Lộc 2,5 km2, khu Tây Bắc Thọ Hợp 7 km2, khuĐông Nam Châu Lộc 1,5 km2, khu Trung Độ 3 km2 và khu Nghĩa Thành 1 km2 và đãlựa chọn 3 diện tích có điều kiện thuận lợi nhất để đánh giá chi tiết 1: 10.000 là khu vựcChâu Hồng, khu Châu Tiến và khu đông bắc Châu Cường

Thứ nhất, Khu Châu Hồng: thuộc xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp Diện tích đánhgiá là 1 km2 Tại đây đã phát hiện được 4 thân khoáng thể núi như sau:

Thân khoáng số 2: Thân khoáng chủ yếu nằm lộ thiên, dưới là lớp đá vôi dày Thànhphần chủ yếu là đá vôi trắng, trắng trong, trắng tinh khiết, hạt trung bình đến lớn, có 2lớp kẹp đá vôi xám dày từ 5 – 25 cm Độ nguyên khối tốt Thành phần khoáng vật: calcitgần 100 %, dolomit rất ít, thạch anh rất hiếm gặp Thể trọng 2,96 – 2,71 T/m3, cường độnén 396 – 530 KG/cm2, cường độ kéo 41,5 – 54 KG/cm2, độ hút nước (Wh ) 0,17 –0,23 %, độ ẩm tự nhiên (W ) 0,106 % Thành phần CaO 55,42 %, MgO 0,21 %, SiO20,13 %, Al2O3 0,03 %, Fe2O3 0,02 %, độ trắng (Wb ) 94,7 % Chất lượng vôi trắng kháđồng đều Trữ lượng và TNDB ( tài nguyên dự báo ) của thân khoáng C1 = 16.660,7ngàn tấn, C2 = 15.741,5 ngàn tấn, P1 = 33.111,6 ngàn tấn

Thân khoáng số 2a: Thân khoáng năm uốn theo thân khoáng số 2 Thân khoáng lộthiên hoàn toàn Nắm dưới thân khoáng là lớp đá vôi xám Hàm lượng trung bình CaO

Trang 10

55,53 %, MgO 0,20 %, SiO2 0,14 %, Al2O3 0,04 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 94,49 %.TNDB của thân khoáng P1 = 6.864,5 ngàn tấn.

Thân khoáng số 2b: Thân khoáng dài 200m, rộng trung bình 80m, dày trung bình17m Thân khoáng lộ thiên hoàn toàn Năm dưới thân khoáng là lớp đá vôi xám Hàmlượng trung bình CaO 55,54 %, MgO 0,20 %, SiO2 0,15 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02

%, Wb 94,28 % TNDB của thân khoáng P1 = 874,8 ngàn tấn

Thân khoáng số 3: Thân khoáng dày 750m, rộng 400 – 600m, dày từ 130 – 160m,phần lớn thân khoáng lộ thiên Trong thân khoáng gặp 2 lớp kẹp đá vôi xám dày từ 15 –22m, nằm dưới thân là tập đá vôi xám dày Thành phần chủ yếu là đá vôi trắngm hạttrung bình đến lớn, đôi nơi có ít sọc dài nhỏ màu xám Độ nguyên khối tốt Thành phầnkhoáng vật: calcit 100 %, thạch anh và dolomit rất ít gặp hoặc chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ.Thành phần hoá học: CaO 54,41 %, MgO 0,25%, SiO2 0,15 %, Al2O3 0,04 %, Fe2O30,02 %, Wb 94, 25 % Chất lượng đá vôi trắng khá đồng đều Trữ lượng và TNDB C2 =9.811,2 ngàn tấn, p1 = 14.538,3 ngàn tấn

Khu Châu Hồng có trữ lượng và TNDB lớn, chất lượng tốt, nằm trong khu vực thăm

dò, khai thác của tỉnh, nằm ngoài khu rừng phòng hộ, xa khu dân cư, có điều kiện cơ sơ

Thân khoáng số 5a: Thân khoáng dài 200m, rộng 138m, dày 29m, nằm lộ thiên trên

bề mặt địa hình ở độ cao tuyệt đối 340 – 345m Nằm dưới cũng là đá vôi trắng nhưngchất lượng kém do MgO cao Thành phần chủ yếu là đá vôi trắng, trắng trong, hạt trungbình đến lớn, đôi nơi có ít sọc dài nhỏ màu xám Thành phần khoáng: calcit gần 99 –100%, tổng dolomit và thạch anh chiếm < 1 % Thành phần hoá CaO 55,26 %, MgO

Trang 11

0,40 %, SiO2 0,24 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 92,80 % Chất lượng đá vôitrắng khá đồng đều Trữ lượng và TNDB của thân khoáng C2 = 960,6 ngàn tấn, P1 =2.536,7 ngàn tấn.

Thân khoáng số 5b: : Thân khoáng dài 200m, rộng 140m, dày 17m, nằm lộ thiêntrên bề mặt địa hình ở độ cao tuyệt đối 480 - 484m Trụ và vách của thân khoáng là đávôi trắng nhưng chất lượng kém do MgO cao Thành phần khoáng chủ yếu là đá vôitrắng Thành phần hoá CaO 54,34%, MgO 0,24 %, SiO2 0,09 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O30,01 %, Wb 95,10 %.TNDB của thân khoáng P1 = 1.458,0 ngàn tấn

Thân khoáng 5c: Thân khoáng dài 200m, rộng 146m, dày 15m ,lộ ở độ cao tuyệt đối

545 – 555m Nằm trên và dưới là đá vôi trắng chất lượng kém hơn do hàm lượng MgOcao Thành phần quặng chủ yếu là đá vôi trắng, hàm lượng CaO 54,34 %, MgO 0,45 %,SiO2 0,12 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 94,07 % TNDB của thân khoáng P1 =1.069,2

Khu Châu Tiến có diện tích đá trắng khá lớn, chất lượng cao có ít ( CaO > 54 %,MgO < 0,4 %, SiO2 < 0,1 %, Al2O3 < 0,1 %, Fe2O3 < 0,1 % ), loại xấu ( loại đá vôitrắng có hàm lượng MgO > 0,4 - > 1 %) chiếm phần lớn trong diện tích đánh giá TNDBcấp P1 là 37.908,0 ngàn tấn, có độ nguyên khối tốt ( làm nguyên liệu đá mỹ nghệ và đá

ốp lát ) Khu Châu Tiến có điều kiện hạ tầng thuận lợi, có thể tiếp tục tiến hành đánh giáthăm dò trong giai đoạn trước mắt

Thứ ba, Khu đông bắc Châu Cường: Thuộc xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, tỉnhNghệ An Diện tích đánh giá tỷ lệ 1: 10.000 là 2,5 km2 Tại đây 7 thân khoáng được lựachọn đánh giá là thân khoáng số 35, 36, 37, 43, 44, 45 và 48

Thân khoáng số 35: Thân khoáng dạng lưỡi liềm, dài 200m, rộng trung bình 100m,dày trung bình 16m, lộ ở độ cao tuyệt đối 330 – 335m Nằm trên và dưới là các lớp đávôi xám Thành phần khoáng vật: calcit gần 99 – 100 %, dolomit và thạch anh gặp rất ít,tổng cả hai loại chiếm tỷ lệ < 1 % Thành phần hoá học: CaO 55,16 %, MgO 0,40 %,SiO2 0,35 %, Al2O3 0,03 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 93,83 % TNDB của thân khoáng P1 =777,6 ngàn tấn

Thân khoáng số 36: Thân khoáng dạng lưỡi liềm, dài 200m, rộng trung bình130m,dày trung bình 10m; Thân khoáng lộ ở độ cao tuyệt đối 372 – 378m Thân khoáng nằm

lộ thiên, thành phần chủ yếu là đá vôi trắng, phía trụ la lớp đá vôi xám dày 25m Thànhphần hóa học: CaO 55,48 %, MgO 0,23 %, SiO2 0,26 %, Ai2O3 0,03 %, Fe2O3 0,03 %,

Wb 91,90 % TNDB của thân khoáng P1 = 631,8 ngàn tấn

Trang 12

Thân khoáng số 37: Thân khoáng dài 1100m, rộng 89m, dày 72m, nằm nổi lên trên

bề mặt địa hình thành 3 khối núi Phủ trực tiếp lên chúng là rải rác các tập đá vôi calcitmàu xám dày từ 5 – 80m, một số nơi đá vôi trắng lộ thiên Trong thân khoáng thỉnhthoảng chứa các lớp kẹp mỏng đá vôi kém chất lượng Nằm dưới thân khoáng là đá vôixám Thành phần thân khoáng chủ yếu gồm đá vôi trắng, hạt tung bình đến lớn, đôi nơi

có ít sọc dài nhỏ màu xám Độ nguyên khối tốt Thành phần hóa học: CaO 55,47 %,MgO 0,29 %, SiO2 0,20 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 93,92 % Trữ lượng vàTNDB của thân khoáng C2 = 11.385,7 ngàn tấn, P1 = 7.056,7 ngàn tấn

Thân khoáng số 43: Thân khoáng có dạng chữ V, dài 400m, rộng trung bình 94m,dày trung bình 17m, nằm lộ thiên ở độ cao tuyệt đối 366m – 393m Lớp trụ phía dưới là

đá vôi xám Thành phần hoá học: CaO 55,34 %, MgO 0,27 %, SiO2 0,10 %, Al2O30,01%, Fe2O3 0,01 %, Wb 94,60 % TNDB của thân khoáng P1 = 1.555.200 ngàn tấn.Thân khoáng số 44: Thân khoáng dài 400m, rộng trung bình 210m, dày trung bình38m, lộ ở độ cao tuyệt đối 461 – 490m Nằm trên và dưới thân khoáng là các lớp đá vôixám dày từ 20 – 50m Thành phần hoá học: CaO 55,59 %, MgO 0,32 %, SiO2 0,12 %,Ai2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 93,26 % TNDB của thân khoáng P1 = 7.776 ngàntấn

Thân khoáng số 45: Thân khoáng có dạng chữ V, dài 800m, rộng trung bình 78m,dày trung bình 56m, lộ ở độ cao tuyệt đối 225 – 257m Trên và dưới là các lớp đá vôixám Thành phần hoá học: CaO 55,25 %, MgO 0,32 %, SiO2 0,22 %, Al2O3 0,03 %,Fe2O3 0,02 %, Wb 94,22 %.TNDB của thân khoáng P1 = 8.164,8 ngàn tấn

Thân khoáng số 48: Thân khoáng dài 400m, rộng 78m, dày 16m, lộ ở độ cao tuyệtđối 415m ( chân khối ), 420m (đỉnh khối ), tạo thành sườn tương đối thoải Nằm trên vàdưới thân khoáng là các lớp đá vôi xám Thành phần hoá học: CaO 55,41 %, MgO 0,25

%, SiO2 0,27 %, Al2O3 0,04 %, Fe2O3 0,03 %, Wb 94,03 %.TNDB của thân khoángP1= 2.916,0 ngàn tấn

Khu đông bắc Châu Cường có 7 thân khoáng phân bố tương đối tập trung, có quy

mô ở mức trung bình đến lớn, chất lượng quặng đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu công nghiệp.Tuy nhiên cấu trúc địa chất và điều kiện giao thông ít thuận lợi hơn so với Châu Hồng vàChâu Tiến Phần lớn các thân quặng nằm sát với rừng phòng hộ Do đó khu đông bắcChâu Cường chỉ nên đầu tư đánh giá ở mức hạn chế và chưa nên thăm dò trong tương laigần

Quá trình thăm dò các mỏ đá vôi trắng có thể được tóm tắt như sau:

Trang 13

Trước năm 1994: Hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và khoáng sản, nghiêncứu và phát hiện đá vôi trắng.

Năm 1994: Tiến hành thăm dò và đánh giá trữ lượng hơn 2,1 triệu m3 tương đuơngvới 5,523 triệu tấn

Năm 1998: Đánh giá trữ lượng cấp C1 + C2 là 58,7 triệu tấn, trong đó cấp C1 là 10triệu tấn, cấp C2 là: 48,7 triệu tấn

Năm 2001 – 2002: Đánh giá tổng trữ lượng 55,503 triệu tấn, trong đó cấp B là:5,443 triệu tấn, cấp C1 là: 15,710 triệu tấn, cấp C2 là: 34,320 triệu tấn

Năm 2003: Đánh giá tổng trữ lượng 18,939 triệu tấn, trong đó cấp B là: 1,597 triệutấn, cấp C1 là: 12,235 triệu tấn, cấp C2 là: 5,107 triệu tấn

Năm 2006: Đánh giá tổng trữ lượng là: 59,8376 triệu tấn, trong đó cấp C1 : 16,6607triệu tấn C2 : 43,1769 triệu tấn Và tài nguyên dự báo P1 là: 109,8064 triệu tấn

2.2 Về khai thác và sơ chế đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua

2.2.1 Thực trạng về cấp giấy phép cho các doanh nghiệp thăm dò và khai thác đá vôi trắng

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An, đến tháng 9/2007trên địa bàn đã cấp 53 giấy phép thăm dò và khai thác đá xây dựng, trong đó có 29giấy phép thăm dò và khai thác đá trắng Trong các đơn vị khai thác chỉ có công tyliên doanh Việt Nhật (hiện nay là công ty đá vôi YABASHI) được cấp mỏ dài hạnvới diện tích 51 ha, công ty khoáng sản Nghệ An do bộ công nghiệp (nay là bộ côngthương) cấp, công ty hợp tác Quân khu 4 thăm dò 30 ha đã được Bộ Tài nguyên vàMôi trường cấp phép, các đơn vị còn lại khác do tỉnh cấp tận thu với thời hạnkhoảng 3 – 5 năm

Ngoài ra, đến tháng 6 năm 2008 có thêm 6 cỏ sở sản xuất kinh doanh được BộTài nguyên Môi trường cấp phép thăm dò đá trắng với thời gian thực hiện từ 6 đến

24 tháng ở các địa điểm Thung Xén, Thung Nậm, Thung Hẹo, Thung Dên củahuyện Quỳ Hợp và khu vực Lèn Bút huyện Tân Kỳ

Chúng ta có thể tổng hợp tình hình cấp phép thăm dò và khai thác đá vôi trắngcho các doanh nghiệp qua bảng sau:

Bảng 3: Cấp phép thăm dò và khai thác đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An năm 2008

cấp (ha)

Thời gian cấp Nơi cấp

Trang 14

1 Cty Bê tông đá hoa 4,5 25/1/2005 Tỉnh Nghệ An

31 Cty TNHH Chính Nghĩa 29,0 28/3/2008 Bộ TN & MT

35 Cty TNHH Hoài Danh 17,6 26/10/2008 Bộ TN & MT

Nguồn: Liên đoàn điạ chất Bắc Trung Bộ

Như vậy, tính đến năm 2008 trên địa bàn đã cấp phép thăm dò và khai thác đávôi trắng cho 35 đơn vị, với diện tích được cấp là 369,8 ha Nhưng chỉ có 30 đơn vị

Trang 15

đi vào hoạt động, còn 5 đơn vị vẫn đang đầu tư đó là: Cty TNHH Chính Nghĩa, Cty

CP Sơn Nam, Cty TNHH Phú Thương, Cty CP Hoàng Gia, Cty TNHH Hoài Danh

2.2.2 Thực trạng về khai thác và sơ chế đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua

Gần đây việc khai thác đá vôi trắng diễn ra khá rộng rãi trên địa bàn tỉnh Nghệ

An Trên địa bàn hiện đã phát hiện được 90 thân khoáng đá vôi trắng, phân bố chủyếu ở huyện Quỳ Hợp có 75 thân khoáng, ở Tân Kỳ 14 thân và Quỳ Châu 1 thânvới tổng trữ lượng địa chất được dự báo vào khoảng 700 triệu tấn ( trữ lượng thăm

dò 133 triệu tấn ) Các thân quặng đá vôi trắng thường ở thể núi, chủ yếu khai tháckhấu suốt lộ thiên, chọn lọc thủ công Vì vậy thường để lại nhiều cộn chân núi vàkhai thác dàn trải, gây tổn hại đến môi trường và cảnh quan môi trường

Trong những năm qua thì các doanh nghiệp đã tiến hành khai thác và đạt đượckết quả như sau:

Biểu đồ 1 : Sản lượng khai thác đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ

Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Nghệ An

Qua biểu đồ trên ta thấy sản lượng khai thác đá vôi trắng của các doanh nghiệp

đã tăng lên đáng kể qua các năm Nếu như năm 2002 sản lượng đá vôi trắng khaithác được mới chỉ là 68.380 tấn thì đến năm 2003 tăng lên là 131.500 tấn Như vậy

Trang 16

là chỉ sau một năm nhưng sản lượng khai thác đá vôi trắng đã tăng lên gấp đôi Đếnnăm 2009 thì sản lượng này đạt 552.300 tấn Và tổng cộng sản lượng đá vôi trắngkhai thác được từ năm 2002 – 2009 đạt 2,157180 tiệu tấn

Tuy nhiên con số này còn khá khiêm tốn so với tiềm năng đá vôi trắng ở tỉnhNghệ An Theo đánh giá của liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ thì tổng trữ lượng đávôi trắg thăm dò năm 2006 là 59,8376 triệu tấn Như vậy sản lượng khai thác đávôi trắng trong thời gian qua ở Nghệ An mới chỉ đạt được khoảng 3,5 % so với trữlượng thăm dò

Không chỉ khai thác mà trong thời gian qua thì các doanh nghiệp cũng đã bắtđầu tiến hành sơ chế đá vôi trắng Tính đến năm 2008 toàn tỉnh có 30 đơn vị hoạtđộng khai thác và tiến hành sơ chế đá vôi trắng Tình hình khai thác và sơ chế đávôi trắng của các doanh nghiệp năm 2008 được tổng hợp qua bảng số liệu sau:

Ngày đăng: 18/10/2013, 20:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Chúng ta có thể tổng hợp tình hình cấp phép thăm dò và khai thác đá vôi trắng cho các doanh nghiệp qua bảng sau: - THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002  2009
h úng ta có thể tổng hợp tình hình cấp phép thăm dò và khai thác đá vôi trắng cho các doanh nghiệp qua bảng sau: (Trang 13)
Bảng 4: Tổng hợp tình hình khai thác và sơ chế đá vôi trắng của các đơn vị năm 2008 - THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002  2009
Bảng 4 Tổng hợp tình hình khai thác và sơ chế đá vôi trắng của các đơn vị năm 2008 (Trang 16)
Bảng 5: Sản lượng chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002 – 2009 - THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002  2009
Bảng 5 Sản lượng chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002 – 2009 (Trang 18)
Bảng 6: Trình độ công nghệ các doanh nghiệp khai thác đá năm 2008 - THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002  2009
Bảng 6 Trình độ công nghệ các doanh nghiệp khai thác đá năm 2008 (Trang 20)
Bảng 7: Trình độ công nghệ thiết bị DN chế biến đá trắng siêu mịn năm 2008 - THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002  2009
Bảng 7 Trình độ công nghệ thiết bị DN chế biến đá trắng siêu mịn năm 2008 (Trang 22)
Bảng 8: Biểu đánh giá ATLĐ các đơn vị khai thác - chế biến năm 2008 - THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002  2009
Bảng 8 Biểu đánh giá ATLĐ các đơn vị khai thác - chế biến năm 2008 (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w