1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công ty cổ phần và những đánh giá về CTCP ở Việt Nam

40 639 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 295 KB

Nội dung

Công ty cổ phần và những đánh giá về CTCP ở Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến câu nói “phi thương bất phú” Có lẽ với bấtkì cá nhân nào muốn làm giàu một cách nhanh nhất thì khái niệm này lại càng quenthuộc hơn Ai cũng biết “làm công ăn lương” thì khó có thể làm giàu được Chỉ có kinhdoanh là con đuờng ngắn nhất dẫn đến sự giàu có Do vậy mà nhiều nguời và hầu hết làcác bạn trẻ muốn khởi nghiệp từ lĩnh vực kinh doanh Việt Nam hiện nay đang rất sôiđộng trong công cuộc phát triển theo hướng đa dạng hóa nền kinh tế với nhiều loạihình doanh nghiệp, công ty được thành lập và ngày càng lớn mạnh.Có nhiều lọai hìnhdoanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh Thế nhưng, quyết định đầu tư vào loạihình doanh nghiệp nào là một vấn đề rất quan trọng, không chỉ bị ràng buộc về mặtpháp lý mà nó còn ảnh huởng đến tài sản thuộc sở hữu của cá nhân nhà đầu tư.

Công ty cổ phần là lọai hình doanh nghiệp phức tạp nhất trên thế giới và mớixuất hiện ở Việt Nam trong vòng một thập kỉ trở lại đây - chủ yếu kể từ khi nước ta bắtđầu tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Từ khi xuất hiện, loại hình này đã thể hiệnnhững nét ưu việt của nó so với các loại hình doanh nghiệp khác, cụ thể ở đây là loạihình công ty Trách nhiệm hữu hạn Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãycùng nhau tìm hiểu về đề tài “TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN – QUYỀN,NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG - PHÂN BIỆT GIỮA CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNGTY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN”.

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GCNĐKKD Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

IPO Phát hành cổ phần lần đầu tiên

VFM Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam

VIPCO Công ty cổ phần Vận tải xăng dầu

ASIC Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

MỤC LỤC 3

CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN 6

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỖ PHẦN (CTCP) 6

1.1 Khái niệm CTCP 6

1.2 Đặc điểm CTCP 6

1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP 6

1.3.1 Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) 6

1.3.2 Hội đồng quản trị (HĐQT): 7

1.3.3 Ban kiểm soát (BKS): 7

1.4 Thuận lợi và khó khăn của CTCP 7

Trang 4

3 CỔ PHIẾU 9

3.1 Khái niệm cổ phiếu 9

3.2 Nội dung trên cổ phiếu 10

3.3 Trường hợp cổ phiếu bị rách, bị mất 10

4 CỔ ĐÔNG 11

4.1 Khái niệm cổ đông 11

4.2 Phân loại cổ đông 11

4.2.1 Cổ đông phổ thông 12

4.2.1.1 Khái niệm cổ đông phổ thông: 12

4.2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông 12

4.2.2 Cổ đông ưu đãi 14

4.2.2.1 Cổ đông ưu đãi biểu quyết 14

4.2.2.2 Cổ đông ưu đãi cổ tức 15

4.2.2.3 Cổ đông ưu đãi hoàn lại 15

4.3 Thực trạng quyền của cổ đông tại Việt Nam 15

4.4 So sánh quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi 18

4.5 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông là người nước ngoài 19

5 CHUYỂN NHƯỢNG VỐN TRONG CTCP: 20

5.1 Khái niệm chuyển nhượng cổ phần 20

5.2 Các điều kiện chuyển nhượng 20

5.2.1 Đối với cổ phần thường 20

5.2.2Đối với cổ phần ưu đãi 21

Trang 5

5.3 Cách thức chuyển nhượng: 24

5.3.1 Chuyển nhượng trực tiếp: 24

5.3.2 Chuyển nhượng gián tiếp: 25

CHƯƠNG II: SO SÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN 26

1.Tìm hiểu về Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên 26

2 So sánh CTCP và Công ty TNHH 2 thành viên: 26

LỜI KẾT 31

Phụ lục 32

Phụ lục 1 MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN 33

Phụ lục 2 MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 6

CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỖ PHẦN (CTCP)1.1Khái niệm CTCP

Các công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, sangthế kỷ XIX CTCP phát triển mạnh CTCP ra đời là một phát minh của nhân loại trongnền sản xuất hàng hóa CTCP là một dạng đặc trưng nhất về công ty đối vốn, vốn điềulệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau, gọi là cổ phần, người sở hữu cổphần gọi là cổ đông Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm visố vốn đã bỏ ra để mua cổ phần.CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD).

1.3Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP

CTCP là loại công ty thông thường có rất nhiều thành viên và việc tổ chức quảnlý rất phức tạp, do đó phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ Việc quản lý điều hànhCTCP được đặt dưới quyền của ba cơ quan:

1.3.1 Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)

ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty gồm tất cảcác cổ đông Cổ đông có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia đại hội đồng công ty Làcơ quan tập thể, đại hội đồng không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời

Trang 7

gian họp và chỉ ra quyết định khi đã được các cổ đông thảo luận và biểu quyết tánthành.

1.3.3 Ban kiểm soát (BKS):

CTCP có trên mười một cổ đông phải có BKS từ 3 đến 5 thành viên.

Kiểm soát viên thay mặt các cổ đông kiểm soát các hoạt động của công ty, chủyếu là các vấn đề tài chính.

1.4 Thuận lợi và khó khăn của CTCPThuận lợi:

Trách nhiệm pháp lý có giới hạn: trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới

hạn ở số tiền đầu tư của họ.

 CTCP có thể tồn tại ổn định và lâu bền.

 Tính chất ổn định, lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyểnnhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tất cả cộng lại, có nghĩa là nhà đầu tư cóthể đầu tư mà không sợ gây nguy hiểm cho những tài sản cá nhân khác và có sự đảmbảo trong một chừng mực nào đo giá trị vốn đầu tư sẽ tăng lên sau mỗi năm Điều nàyđã tạo khả năng cho hầu hết các công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng.

Được chuyển nhượng quyền sở hữu: Các cổ phần hay quyền sở hữu công

ty có thể được chuyển nhượng dễ dàng, chúng được ghi vào danh mục chuyển nhượngtại Sở giao dịch chứng khoán và có thể mua hay bán trong các phiên mở cửa một cáchnhanh chóng Vì vậy, các cổ đông có thể duy trì tính thanh khoản của cổ phiếu và cóthể chuyển nhượng các cổ phiếu một cách thuận tiện khi họ cần tiền mặt.

Khó khăn:

CTCP phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ.

Trang 8

Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu

tư tiềm tàng, công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, nhữngthông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác.

 Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉlo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty.Sự quan tâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêutrước mắt chứ không phải thành đạt lâu dài Với nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thểchỉ muốn bảo toàn hay tăng lãi cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân mình.

 CTCP bị đánh thuế hai lần: Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty Sau đó,khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổđông.

 Tiềm ẩn nguy cơ mất khả năng kiểm soát của những người sáng lập côngty

2 CỔ PHẦN

2.1 Khái niệm cổ phần:

Cổ phần là phần được chia nhỏ nhất của vốn điều lệ của CTCP Công ty có thể

phát hành nhiều loại cổ phần Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữunó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau1.

2.2 Phân loại cổ phần

2.2.1 Cổ phần phổ thông: là cổ phần bắt buộc phải có của CTCP.

Cổ phần phổ thông trao cho cổ đông các quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất do Luật định.Trong 3 năm đầu, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKKD, các cổ đông sáng lập phảicùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông.

2.2.2 Cổ phần ưu đãi: là loại cổ phần trao cho cổ đông sở hữu

thêm một số quyền và nghĩa vụ khác bên cạnh những quyền và nghĩa vụ như cổ đôngphổ thông Đó là những quyền ưu tiên nhất định (ví dụ: ưu tiên về cổ tức) cho ngườisở hữu.

1 Khoản 5, Điều 78, Luật doanh nghiệp Luật Doanh Nghiệp 2005

Trang 9

Công ty có thể chọn lựa, quyết định những loại cổ phần ưu đãi phù hợp vớimục đích và khả năng của mình để phát hành.

2.2.2.1 Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là cổ phần có số phiếu biểu

quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãibiểu quyết do Điều lệ công ty quy định

Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyềnnắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết Cổ phần ưu đãi biểu quyết do cổ đông sáng lậpnắm giữ chỉ có giá trị trong 3 năm đầu kể từ khi công ty được cấp GCNĐKKD Sauthời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển thành cổ phần phổ thông2.

2.2.2.2 Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cao

hơn so với mức cổ tức3 của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm Mức cổtức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu củacổ phần ưu đãi cổ tức.

Thực tế mức cổ tức cố định hàng năm của cổ đông ưu đãi cổ tức được xác địnhbằng tỉ lệ % tổng số vốn cổ phần được góp vào công ty.

Cổ tức thưởng được xác định ở mức bảo đảm tổng số cổ tức cố định và phải caohơn mức cổ tức của cổ phần phổ thông được trả trong năm đó.

2.2.2.3 Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần được công ty hoàn lại vốn

góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tạicổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại

2.2.2.4 Cổ phần ưu đãi khác: do Điều lệ công ty quy định.

Lưu ý: Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi Tuy

nhiên, cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định củaĐHĐCĐ4.

3 CỔ PHIẾU

3.1 Khái niệm cổ phiếu

2 Khoản 3, Điều 78, Luật Doanh Nghiệp 2005

3 Cổ tức là số tiền được trích ra từ lợi nhuận, được chia hằng năm bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty

4 Khoản 6, Điều 78, Luật Doanh Nghiệp

Trang 10

Cổ phiếu là chứng chỉ do CTCP phát hành ở dạng chứng thư hoặc bút toán ghi

sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với một hoặc một số cổphần của công ty đó.

Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên.

Cổ phiếu được coi như một loại tài sản, có thể mua, bán, cầm cố, thế chấp,chuyển nhượng được như một loại tài sản.

3.2 Nội dung trên cổ phiếu

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

- Số và ngày cấp GCNĐKKD;- Số lượng cổ phần và loại cổ phần;

- Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;

- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếuhoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thườngtrú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng kí kinh doanh của cổ đông là tổchức đối với cổ phiếu có ghi tên;

- Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;

- Chữ kí mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;

- Số đăng kí tại sổ đăng kí cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;- Các nội dung khác đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.

Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty pháthành thì quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng Chủ tịch HĐQT vàgiám đốc hoặc tổng giám đốc công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại donhững sai sót đó gây ra đối với công ty.

3.3 Trường hợp cổ phiếu bị rách, bị mất

- Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thứckhác thì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó.

Trang 11

Đề nghị của cổ đông phải có cam đoan về các nội dung sau đây:

+ Cổ phiếu thực sự đã bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác;trường hợp bị mất thì cam đoan thêm rằng đã tiến hành tìm kiếm hết mức và nếutìm lại được sẽ đem trả công ty để tiêu hủy.

+ Chịu trách nhiệm về những tranh chấp phát sinh từ việc cấp lại cổ phiếu mới - Đối với cổ phiếu có giá trị danh nghĩa trên mười triệu đồng Việt Nam, trướckhi tiếp nhận đề nghị cấp cổ phiếu mới, người đại diện theo pháp luật của công tycó thể yêu cầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bịcháy hoặc bị tiêu hủy dười hình thức khác và sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăngthông báo sẽ đề nghị công ty cấp cổ phiếu mới.

4 CỔ ĐÔNG

4.1 Khái niệm cổ đông: là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp

một phần hay toàn bộ phần vốn góp (cổ phần) của một CTCP Chứng chỉ xác nhậnquyền sở hữu này gọi là cổ phiếu

Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu CTCP chứ không phải là chủ nợcủa công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động củadoanh nghiệp.

Các loại cổ đông thường được phân biệt bằng quyền cũng như nghĩa vụ gắn liềnvới loại cổ phiếu mà họ sở hữu.

4.2 Phân loại cổ đông

Trang 12

4.2.1 Cổ đông phổ thông

4.2.1.1 Khái niệm cổ đông phổ thông: cổ đông phổ thông là người nắm giữ

cổ phần phổ thông do CTCP phát hành Cổ đông phổ thông là thành phần cơ bản của CTCP.

4.2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông:a)Quyền:

-Tham dự và phát biểu trong các đại hội cổ đông, thực hiện quyền biểu quyếttrực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếubiểu quyết.

-Được nhận cổ tức theo mức quyết định của ĐHĐCĐ.

-Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thôngcủa từng cổ đông trong công ty.

-Được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông khác vàcho người không phải là cổ đông theo quy định của điều lệ này và luật pháp.

-Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông có quyềnbiểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.

-Xem xét, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ vàcác nghị quyết của ĐHĐCĐ.

Cổ đông

Cổ đông phổ thông Cổ đông ưu đãi

Cổ đông ưu đãi biểu

quyết Cổ đông ưu đãi hoàn lại Cổ đông ưu đãi cổ tức

Trang 13

-Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tươngứng với số cổ phần góp vốn vào công ty.

-Các quyền khác theo quy định của luật này và Điều lệ công ty.

-Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trongthời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệcông ty có các quyền:

+Đề cử người vào HĐQT và BKS Trong trường hợp Điều lệ công ty không cóquy định khác thì việc đề cử người vào HĐQT và BKS được thực hiện như sau:

 Các cổ đông phổ thông tự nguyện tập hợp thành nhóm thoả mãn các điềukiện quy định để đề cử người vào HĐQT và BKS phải thông báo về việchọp nhóm cho các cổ đông dự họp biết chậm nhất ngay khi khai mạcĐHĐCĐ;

 Căn cứ số lượng thành viên HĐQT và BKS, cổ đông hoặc nhóm cổ đôngquy định tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử một hoặc một số ngườitheo quyết định của ĐHĐCĐ làm ứng cử viên HĐQT và BKS Trườnghợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn sốứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của ĐHĐCĐ thì sốứng cử viên còn lại do HĐQT, BKS và các cổ đông khác đề cử.

+Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tàichính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáocủa BKS.

+Yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ trong một số trường hợp nhất định, cụ thể nhưsau:

 HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của ngườiquản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

 Nhiệm kỳ của HĐQT đã vượt quá sáu tháng mà HĐQT mới chưa đượcbầu thay thế;

 Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty

Yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên,địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhânhợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyếtđịnh thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần vàthời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông vàtỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp

Trang 14

ĐHĐCĐ Kèm theo yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hộiđồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền

+Yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hànhhoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ,tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứngthực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốctịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; sốlượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cảnhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra,mục đích kiểm tra.

-Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty.-Chấp hành quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT.

-Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dướimọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây:

4.2.2 Cổ đông ưu đãi

Cổ đông ưu đãi là người nắm giữ cổ phần ưu đãi do Công ty phát hành.

Trang 15

Có 3 loại cổ đông ưu đãi: cổ đông ưu đãi biểu quyết,cổ đông ưu đãi cổ tức,cổ đông ưu đãi hoàn lại.

4.2.2.1 Cổ đông ưu đãi biểu quyết

a) Khái niệm: cổ đông ưu đãi biểu quyết là người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu

b) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi biểu quyết:

-Cổ đông này có các quyền tương tự như cổ đông phổ thông, ngoài ra có thêm:+ Quyền biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ với số phiếucao hơn so với các cổ đông phổ thông Một cổ phần ưu đãi biểu quyết trao cho ngườisở hữu nhiều hơn một phiếu biểu quyết.

-Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng cổphần đó cho người khác.

4.2.2.2 Cổ đông ưu đãi cổ tức

a) Khái niệm: cổ đông ưu đãi cổ tức là người sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức.b) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi cổ tức:

-Quyền nhận cổ tức với mức ưu đãi; mức chi trả cổ tức cao hơn với mức của cổphần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm Phần cố định trong cổ tức của cổ phần ưuđãi cổ tức không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

-Quyền ưu tiên nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần gópvốn vào công ty khi công ty giải thể, phá sản sau khi công ty đã thanh toán hết cho chủnợ và cổ phần ưu đãi hoàn lại.

-Không có quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT, BKS.-Ngoài các quyền trên, quyền và nghĩa vụ khác như cổ đông phổ thông.

4.2.2.3 Cổ đông ưu đãi hoàn lại

a) Khái niệm: cổ đông ưu đãi hoàn lại là người sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại.b) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi hoàn lại:

-Quyền yêu cầu hoàn lại vốn góp bất kỳ lúc nào theo các điều kiện do Điều lệcông ty quy định hoặc do sự thỏa thuận của các bên.

Trang 16

-Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họpĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT, BKS.

-Ngoài các quyền trên, quyền và nghĩa vụ khác như cổ đông phổ thông 4.3 Thực trạng quyền của cổ đông tại Việt Nam

Xét về tổng thể, các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật đã đượctuân thủ trên thực tế Các quyền như tham dự họp ĐHĐCĐ, bầu và bãi miễn thành viênHĐQT, BKS, chuyển nhượng cổ phần, quyền ưu tiên mua trước, quyền nhận cổ tức đã được thực hiện tương đối đầy đủ Nhưng trên thực tế vẫn tồn tại nhiều bất cập hạnchế, nhất là với những cổ đông nhỏ lẻ

Các cổ đông nhỏ lẻ vẫn chưa được xem trọng trong ĐHĐCĐ

Trong thời điểm thị trường chứng khoán (TTCK) sụt giảm như hiện nay, giá cổphiếu sụt mạnh, danh mục đầu tư, kế hoạch tăng vốn và hàng loạt vấn đề về quản trịdoanh nghiệp đã được đưa ra xem xét kỹ hơn tại các cuộc họp ĐHĐCĐ Tuy nhiên,tiếng nói của cổ đông nhỏ gần như “có cũng như không” Qua một số kỳ ĐHĐCĐ chothấy, sự có mặt của các cổ đông nhỏ lẻ gần như chỉ để đủ cơ cấu, không thể hiện đượcquyền của mình trong mọi vấn đề hoạt động của doanh nghiệp mà mình góp vốn Điềunày thể hiện rõ nét hơn ở những doanh nghiệp đã cổ phần hóa, song số vốn nhà nướcchiếm ‘quá bán” Hầu hết, tại các ĐHĐCĐ, chủ yếu là thông qua những nội dung màHĐQT đã chuẩn bị sẵn

Tuy nhiên, việc lạm quyền của cổ đông lớn kéo dài một mặt vì nhiều cổ đôngnhỏ lẻ do chưa hiểu hoặc ít quan tâm đến quyền lợi của mình nên đã phó thác phần vốncủa mình cho HĐQT, miễn sao giá cổ phiếu tăng trưởng theo thời gian và cổ tức đượcchia tăng hàng năm Dựa vào điểm yếu này, không ít công ty khi muốn thay đổi một sốnội dung trong điều lệ hoạt động hoặc kế hoạch kinh doanh, Chủ tịch HĐQT chỉ thămdò thái độ đồng tình của các cổ đông lớn mà bỏ qua các cổ đông nhỏ.

Cụ thể, trong kỳ ĐHĐCĐ lần thứ nhất của Ngân hàng Vietcombank gần đây,nhiều cổ đông nhỏ cũng bày tỏ băn khoăn về quyền lợi của mình Dù có 15.500 nhàđầu tư gồm cả các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu qua phát hành cổ phần lần đầu ra côngchúng (IPO), trái phiếu chuyển đổi, cán bộ nhân viên mua ưu đãi nhưng tổng số cổphần các nhà đầu tư này nắm giữ cũng chỉ chiếm khoảng 9% Trong lúc đó, Nhà nướcvẫn nắm giữ hơn 90% Vì thế, nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo ngại quyền và lợi ích hợp phápcủa mình sẽ không được tôn trọng Trong tất cả mọi vấn đề được đưa ra tại Đại hội, chỉ

Trang 17

cần 3 đại diện vốn nhà nước quyết là coi như xong! Thực tế, dựa vào lý do “thời giancó hạn”, HĐQT Vietcombank cũng đã bác quyền được phát biểu của các cổ đông, gâynên những sự phản đối quyết liệt và không ít cổ đông đã bỏ về.

Để bảo vệ quyền lợi cho những ông chủ “thấp cổ bé họng này”, xem ra chưathực sự dễ dàng Mặc dù sự bắt tay liên kết giữa các cổ đông nhỏ lẻ để tự bảo vệ quyềnlợi của mình đã đạt một số kết quả khả quan Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm vướng dochưa được Pháp luật quy định Thực tế, tiến trình xây dựng hành lang pháp lý để bảovệ cổ đông thiểu số dường như đang diễn ra chậm chạp Theo ý kiến một luật sư, quyđịnh trong các văn bản pháp luật của Việt Nam vẫn chưa đặt quan hệ cổ đông lớn vànhỏ với các tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng Chính vì vậy, các cổ đông phổ thông cầnnhóm họp, tập hợp, liên kết nhau lại trên cơ sở quyền lợi giống nhau để thực hiệnquyền của cổ đông thiểu số, để có thể yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ, yêu cầu BKS nângcao tinh thần trách nhiệm của mình, yêu cầu HĐQT về mặt quản lý, cung cấp thôngtin Các cổ đông cũng nên thông qua một cơ quan có thẩm quyền, lập website chia sẻnhững bất cập của các công ty hiện nay về vấn đề điều hành quản trị làm phương hạiđến lợi ích của các cổ đông nhỏ.

Quay lại trường hợp ĐHĐCĐ của Vietcombank vừa qua, có nhiều ý kiến chorằng cần tạo ra một liên kết giữa các cổ đông, có thể thông qua việc tập hợp chữ ký.Nhưng cổ đông Nguyễn Duy Lộ - một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hànglại cho rằng: Đề xuất đó không sai, nhưng Pháp luật lại chưa có quy định nào như thế.Muốn làm điều đó phải chờ lúc nào pháp luật sửa đổi.

Một cổ đông khác của Vietcombank, ông Phan Hồng Quân – Tổng Giám đốcCông ty chứng khoán Euro Capital cho rằng: Do tỷ lệ sở hữu của các cổ đông trong đợtđấu giá IPO chỉ chiếm 10% vốn điều lệ là rất nhỏ, nên nâng tỷ lệ biểu quyết lên tới hơn90% số phiếu và cần phải sửa đổi quy định để cổ đông nhỏ có một đại diện trongHĐQT Bởi nếu tính gộp tổng tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhỏ lại thì cũng chưa thỏa mãntỷ lệ 5% yêu cầu theo luật định Chính vì vậy, một số cổ đông kiến nghị nên giảm tỷ lệnày xuống hoặc HĐQT Vietcombank nên có đặc cách một thành viên trong HĐQT donhóm cổ đông nhỏ (hiện chiếm số lượng rất lớn) bầu chọn Như thế sẽ tránh tình trạngvới tỷ lệ sở hữu hơn 90%, cổ đông Nhà nước có thể đơn phương đưa ra mọi quyếtđịnh.

Dù LDN cho phép dùng tỷ lệ phiếu cho những quyết định quan trọng thông quatại ĐHĐCĐ, nhưng như vậy không có nghĩa là ý kiến của cổ đông nhỏ không được tôntrọng Cổ đông nhỏ cũng cần được phản biện, vì ít nhiều họ cũng có đóng góp tài chínhcho công ty, và nếu đúng thì không có lý do gì không chấp nhận Tuy nhiên, theo ôngQuân, ở Việt Nam hiện nay, văn hóa công ty và bảo vệ cổ đông nhỏ đang có rất nhiều

Trang 18

vấn đề cần mổ xẻ, xem xét lại Hầu hết tại các ĐHĐCĐ, với lý do là trong khuôn khổhạn hẹp của Đại hội nên mọi ý kiến đưa ra sẽ được ghi chép lại và phản hồi với các cổđông sau Thế nhưng, rất tiếc những ý kiến đưa ra (trong đó có nhiều ý kiến mang tínhchất xây dựng) sau kỳ đại hội lại bị chìm vào quên lãng.

Các cổ đông lớn lạm dụng quyền chèn ép cổ đông nhỏ

Song song với việc ý kiến của các cổ đông nhỏ lẻ chưa được xem trọng là nhữngviệc các cổ đông lớn (nhất là cổ đông nhà nước) hay lạm dụng quyền và thực thi quyềncủa mình chưa đúng với quy định của pháp luật Những cổ đông này thường cho mìnhcái quyền “tự quyết” trong việc trực tiếp bổ nhiệm đại diện của mình làm thành viênHĐQT; trực tiếp quyết định tăng vốn điều lệ hoặc điều chuyển, sử dụng tài sản củacông ty phục vụ cho lợi ích riêng của mình hoặc cho công ty con khác; hoặc đã sửdụng vị thế là cổ đông đa số biểu quyết dành cho mình quyền mua nhiều hơn với giáưu đãi khi công ty phát hành thêm cổ phần mới

Chẳng hạn, ở CTCP Vận tải xăng dầu (VIPCO) đã cho phép cổ đông lớn muavới giá 15.000 đồng/cổ phiếu, còn các cổ đông nhỏ lại phải mua với giá 40.000đồng/cổ phiếu, cao gấp 2,67 lần so với cổ đông lớn Tương tự như vậy, tại CTCP Dịchvụ Sài Gòn - Savico (SVC) cũng đã từng gây xôn xao dư luận khi cho cán bộ lãnh đạomua cổ phiếu ưu đãi với giá 30.000 đồng/cổ phiếu trong khi đó giá thị trường là118.000 đồng/cổ phiếu (tại thời điểm ) Trong sự việc này, bên mua là Lãnh đạo SVCđã hưởng lợi nhuận lớn, đồng thời phía chịu thiệt thòi chính là những cổ đông nhỏ lẻ.Cho dù những cổ đông nhỏ phản đối, nhưng với ưu thế cổ đông nhà nước và cổ đông lànhân viên Savico chiếm đa số vốn điều lệ nên việc bán cổ phiếu ưu đãi theo kiểu “giađình trị” vẫn được “đa số” thông qua Việc phát hành này đã vi phạm Khoản 5, Điều 78LDN vì “mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩavụ và lợi ích ngang nhau”.

Rõ ràng, vẫn còn tồn tại những kẽ hở về pháp lý tạo ra sự phân chia không côngbằng giữa các cổ đông Điều này dẫn tới việc lạm quyền từ một số cá nhân nhằm chiếmmột phần tài sản doanh nghiệp về cho lãnh đạo hoặc những cổ đông lớn, đồng nghĩavới việc tước đi một phần tài sản của cổ đông nhỏ.

Tóm lại, các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật nhìn chung ở mứcđộ khác nhau đã được thực hiện trên thực tế Tuy nhiên, hiệu lực của việc thực hiện cácquyền đó, nhất là của cổ đông thiếu số, trong quá trình ra quyết định tại công ty là kháhạn chế Hiện tượng vi phạm quyền và nghĩa vụ của cổ đông là khá nhiều với các hìnhthức đa dạng, và khó nhận biết một cách trực tiếp Xu hướng chạy theo lợi ích trước

Trang 19

mắt, mà quên đi, thậm chí đánh đổi lợi ích lâu dài của công ty và của chính các cổ đônglà khá rõ nét trong không ít các CTCP.

4.4 So sánh quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi Giống nhau:

- Được nhận cổ tức theo mức quyết định của ĐHĐCĐ - Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán.

- Khi công ty giải thể, người sở hữu cổ phần được quyền nhận lại một phần tàisản còn lại tương ứng với số cổ phần.

Khác nhau:

Được quyền biểu quyết trong các cuộc họp ĐHĐCĐ; cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng có quyền đề cử người vào HĐQT và BKS.

Cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họpĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT và BKS.

Mỗi cổ đông phổ thông có một phiếu bầu

tương ứng với một cổ phần phổ thông Cổ đông ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông.Được chuyển nhượng cổ phần Cổ đông ưu đãi biểu quyết không được

chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác

Được trả cổ tức bình thường Cổ đông ưu đãi cổ tức được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông.

Không được công ty bảo đảm hoàn lại vốn

Cổ đông ưu đãi hoàn lại sẽ được công ty hoàn lại vốn bất cứ khi nào.

Trang 20

Không được ưu tiên Cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức được ưu tiên tiếp nhận lại tài sản tương ứng với sồ cổ phần khi công ty bị giải thể trước cổ đông phổ thông.

Không thể thay đổi thành cổ phầnưu đãi

Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông

4.5 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông là người nước ngoài

- Được quyền tham gia quản lý CTCP theo qui định của pháp luật và điều lệ tổchức, hoạt động của CTCP.

- Được sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong các quan hệ tín dụng ở Việt Nam.- Được đổi các khoản thu về cổ tức, tiền chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam

thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ vềthuế theo qui định của pháp luật.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài dùng cổ tức thu được để tái đầu tư tại Việt Namthì được hưởng các ưu đãi theo qui định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.- Được quyền tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam và có

nghĩa vụ tuân thủ quy định của Chính phủ Việt Nam về việc tham gia của bênnước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi CTCP đã thực hiệnniêm yết trên TTCK.

- Có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ tổchức, hoạt động của CTCP.

5 CHUYỂN NHƯỢNG VỐN TRONG CTCP:5.1 Khái niệm chuyển nhượng cổ phần:

Chuyển nhượng cổ phần: là hành vi làm thay đổi (mua bán, biếu tặng, thừakế…) số lượng cổ phần đang nắm giữ.

5.2 Các điều kiện chuyển nhượng:5.2.1 Đối với cổ phần thường:

Cổ phần thường được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp sau:

Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kíkinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông củamình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w