1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công ty cổ phần xnk thủ công mỹ nghệ tỉnh nam định.doc

32 403 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 234 KB

Nội dung

Công ty cổ phần xnk thủ công mỹ nghệ tỉnh nam định

Trang 1

PHẦN I: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦ CÔNGMỸ NGHỆ TỈNH NAM ĐỊNH (ARTEXPORT NAM ĐỊNH)

I TỔNG QUAN VỀ ARTEXPORT NAM ĐỊNH

1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.

Thành lập từ những năm miền Bắc vừa được giải phóng, đất nước ta bắt đầubắt tay vào công cuộc kiến thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôiphục lại nền kinh tế.

Ra đời tháng 4 năm 1966 với tên gọi xí nghiệp Dệt Đũi Nam Định, sau đổithành xí nghiệp thảm len đay xuất khẩu tỉnh Nam Định vào năm 1973 Giai đoạn1961-1975 cũng là giai đoạn củng cố và phát triển loại hình doanh nghiệp thươngmại theo mô hình XHCN, thực hiện cơ chế quản lý tập trung cao độ.

Từ năm 1973-1993 xí nghiệp với vai trò là một doanh nghiệp quốc doanh đãthực hiện nhiệm vụ của mình là phân phối hàng hóa theo địa lý và định lượng Chếđộ hạch toán kinh doanh mang tính chất hình thức, song đã góp phần đáng kể vàoviệc hoàn thành mục tiêu của chính sách kinh tế nước ta thời kỳ này.

Đến tháng 4 năm 1993 thực hiện quyết định của UBND tỉnh Nam Định đổitên xí nghiệp thành công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định Xuấtphát từ một xí nghiệp sản xuất đay cói thuần túy, công ty đã nghiên cứu thị trườngcung cầu trong nước, quốc tế và quyết định khai thác ngành hàng thủ công mỹnghệ Một mặt do đặc điểm sản xuất kinh doanh mặt hàng này vốn đầu tư ít mà lợinhuận cao Mặt khác trong thời kỳ thập niên 70-80 xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

Bước sang thập niên 90, sau khi mất thị trường Đông Âu và Liên Xô năm1991, hàng thủ công mỹ nghệ đã trải qua bao gian truân vất vả trong cơ chế mới đểtổ chức lại sản xuất kinh doanh, chuyển đổi thị trường, tìm và xây dựng lại quan hệ

Trang 2

bạn hàng Nhờ đó liên tục hai năm 1999-2000, nhóm hàng này được liệt vào danhsách 10 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cao nhất.

Để hòa nhập vào nền kinh tế thị trường, ngày 1-1-2000 thực hiện quết địnhsố 2/95 UBND tỉnh Nam Định chuyển doanh nghiệp nhà nước công ty xuất nhậpkhẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định thành công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủcông mỹ nghệ Nam Định (Artexport Nam Định) Với số vốn điều lệ 1,1 tỷ đồng,100% vốn điều lệ là của các cán bộ Đảng viên, công nhân viên đóng góp.

2 Mục tiêu, lĩnh vực hoạt động 2.1 Mục tiêu.

Mục tiêu tổng quát của Cty trong những năm tới là “Đến năm 2010 Cty CổPhần XNK thủ công Mỹ Nghệ tỉnh Nam Định phải thực sự phát triển lớn mạnh, vớitrang thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến và có đủ khả năng cạnh tranhvới các mặt hàng cùng loại trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu ra khu vực cũng nhưtrên thế giới”.

2.2 Lĩnh vực hoạt động.

Công ty Cổ phần XNK thủ công Mỹ Nghệ tỉnh Nam Định hoạt động chủ yếu là:- Tổ chức sản xuất các mặt hàng thảm len và áo len xuất khẩu.

- Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mây- tre đan xuất khẩu

- Tổ chức sản xuất, gia công các mặt hàng nông sản như: Dưa bao tử dầmgiấm, ớt dầm giấm, cà chua đóng lọ

- Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và các phương tiệnphục vụ cho sản xuất kinh doanh theo quy định hiện hành của bộ Thương mại vànhà nước.

3 Cơ cấu tổ chức.

3.1 Sự ra đời của công ty cổ phần

Trang 3

Sản xuất càng phát triển trình độ kỹ thuật càng cao, phát minh sáng chế mớicàng nhiều thì cuộc cạnh tranh trên thương trường càng khốc liệt, sự rủi ro trongkinh doanh càng lớn và số doanh nghiệp bị phá sản càng nhiều Nếu một công ty donhiều người cùng tham gia quản lý, tập trung được trí tuệ, có nhiều nguồn thông tinsẽ hạn chế được rủi ro Vì những lý do trên, công ty cổ phần là hình thức tổ chứckinh doanh được nhiều người tín nhiệm nhất và nó đã trở thành phổ biến ở tất cảcác nước có nền kinh tế thị trường.

Từ ngày 15/04/1991, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namban hành Luật công ty, để “Thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và tàinguyên của đất nước, tạo thêm việc làm, bảo hộ lợi ích hợp pháp của người gópvốn đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tăng cường hiệu lực quản lý Nhànước, đối với các hoạt động kinh doanh của nền kinh tế cổ phần”.

3.2 Bộ máy lãnh đạo

Hội đồng quản trị: Là cơ quan thường trực của đại hội cổ đông, do đại hội cổđông bầu ra và được đại hội cổ đông uỷ quyền cho quản lý toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh doanh của công ty trong pham vi chức năng quyền hạn của mình, những vấn đề ngoài chức năng và quyền hạn phải trình đại hội cổ đông quyết định, hội đồng quản trị không điều hành bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty, nên được tổ chức gọn nhẹ, bao gồm những người có trình độ chuyên môn cao và trình độ quản lý giỏi.

Hội đồng quản trị của ARTEXPORT Nam Định gồm có năm uỷ viên Số uỷ viên này do đại hội công nhân viên chức của công ty bầu ra.

Nhiệm vụ của hội đồng quản trị:

Trang 4

- Hội đồng quản trị thay mặt đại hội cổ đông đóng vai trò người chủ trong việc quản trị công ty, với chức năng nhiệm vụ chính là: chuẩn bị dự thảo và xem xét tất cả các văn bản, nghị quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của đại hội cổ đông để trình đại hội cổ đông quyết định Ngoài ra, hội đồng quản trị còn được đại hội cổđông giao cho chấp hành một số nhiệm vụ và quyền hạn như:

+ Duyệt các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty do giám đốc điều hành xây dựng và đệ trình.

+ Phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm của công ty

Giám đốc điều hành của công ty: Ông Bùi Quang Cảnh

- Báo cáo đều đặn hàng tháng, quý, năm kết quả kinh doanh của công ty vớichủ tịch hội đồng quản trị.

- Quyết định việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh bộ máy điều hànhcủa công ty, bổ nhiệm, bãi miễn, trả lương, thưởng cho các nhân viên dưới quyền,từ phó giám đốc đến người lao động trong công ty.

Sơ đồ bộ máy quản lý của Artexport Nam Định

Hội đồng quản trị

Ban giám

LạngSơnTP HCM

Trang 5

Các phòng gồm: Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ

Phòng kế hoạch thị trường Phòng kinh doanh

Phòng tổ chức hành chính: có chức năng quản lý nhân sự, tiền lương.

Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc giám đốc, quản lý

các chứng từ, hồ sơ về tài chính.

Phòng kế hoạch thị trường: chịu trách nhiệm khai thác tìm kiếm thị trường,

lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hoàn thiện các chứng từ xuất nhập khẩu.

kếhoạch thịtrườ

h 1

h 2

Trang 6

b/ Các chi nhánh: chi nhánh Lạng Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

Các chi nhánh này có nhiệm vụ bán và giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệnhư thảm len, hàng mây tre đan, sơn mài và nông sản.

c/ Các phân xưởng: Phân xưởng sản xuất thảm len, quần áo len.

II CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC MẶT CỦA DOANH NGHIỆP1 Về mặt nhân sự.

Tổng số công nhân viên của công ty

Các phòng kinh doanh áp dụng chế độ tuyển người theo năng lực chuyênmôn, bằng cấp không được đặt lên hàng đầu Chế độ đãi ngộ và lương bổng họđược hưởng theo năng lực

Các phân xưởng sản xuất tuyển dụng lao động trong tỉnh, hầu hết họ đều lànhững người có tay nghề kỹ thuật cao và có tâm huyết với nghề Người lao độngđược tạo dựng một môi trường làm việc thuận lợi, tinh thần tập thể được đặt lênhàng đầu.

2 Về trang thiết bị:

Là công ty đi tiên phong trong việc cổ phần hoá vì thế công ty được nhànước ưu tiên về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các chính sách đãi ngộ được ưu

Trang 7

tiên Máy móc sản xuất được nhà nước bán với giá rẻ mà chất lượng tương đối,máy móc thiết bị sản xuất được đầu tư đổi mới qua từng năm Trong một vài nămvừa cổ phần lợi nhuận thu được sau mỗi năm các cổ đông đã đồng ý để lại đầu tưcơ sở vật chất và trang thiết bị Chính vì thế lợi nhuận hàng năm tăng đều đều.

Năm 2004 Công ty vừa nhập khẩu một số máy dệt len của Châu Âu để phụcvụ cho việc sản xuất thảm Mặt hàng thảm len là mặt hàng xuất khẩu chủ lực củacông ty Ngoài ra một số máy se sợi, quay len cũng được đầu tư đổi mới liên tục.

Việc sản xuất của công ty không làm ảnh nhiều đến môi trường xung quanhdo máy móc dệt len không gây ra ô nhiễm nhiều mà có chăng chỉ là tiếng ồn nhỏ,nhưng việc đó cũng đã được công ty khắc phục triệt để.

Sản xuất ra nhiều nhưng công tác phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm củacông ty chưa được như ý muốn, hàng tồn kho hàng năm tương đối lớn đó cũngchính là vấn đề còn tồn tại trong công ty hiện nay

Trang 8

3 Quản lý giá thành và tài chính

Công ty táp dụng chính sách giá cạnh tranh cho hàng bán buôn theo phươngthức đơn đặt hàng của nước ngoài nhằm tăng thị phần thị trường Chính sách giáthấp để khuyến khích khách hàng dùng thử sản phẩm, chính sách giá cao nhằm lợidụng quan hệ giá cả - chất lượng để gây ảnh hưởng đến cảm nhận khách hàng vềchất lượng hàng hoá.

Mặt hàng nông sản khi phân phối vào thị trường nội địa có hai mứcgiá:Bán buôn, bán lẻ.

STTTên sản phẩmQuy cáchvị tínhĐơnGiá bán đạilý (đ)Giá bánlẻ (đ)

Định mức về thời gian hoàn thành một sản phẩm: Dựa vào định mức này cáccán bộ quản lý có thể dự báo khoảng thời gian hoàn thành khối lượng công việc cụthể và từ đó có kế hoạch điều chỉnh nhân sự cần thiết.

5 Quản lý vốn.

Số vốn ban đầu của công ty khi mới cổ phần là 1,1 tỷ đồng, đa số số vốn nàyđều là vốn góp của các cán bộ công nhân viên trong công ty Để mở rộng sản xuất,

Trang 9

đổi mới công nghệ, thiết bị, đặt thêm máy móc công ty tăng nguồn vốn bằng cáchhuy động cổ đông đóng góp thông qua việc phát hành cổ phiếu mới và vay vốnngân hàng, các tổ chức, cá nhân ngoài công ty.

Công ty còn phát hành trái phiếu để vay vốn Mỗi tờ trái phiếu là một bảncam kết của công ty, cam đoan sẽ trả lại số tiền ghi trên trái phiếu vào một thời hạnnhất định và cam kết trả lãi suất hàng năm kể từ ngay phát hành trái phiếu đến ngàytrái phiếu được trả hết Vì thế với số vốn điều lệ chỉ là 1,1 tỷ đồng nhưng doanh thuhàng năm của công ty để đạt trên 20 tỷ đồng.

III Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của ARTEXPORT Nam Định1 Về sản phẩm

Artexport Nam Định vừa là một doanh nghiệp sản xuất vừa là doanh nghiệpkinh doanh các mặt hàng tổng hợp

a Đặc điểm về các mặt hàng sản xuất của Cty.

Cty sản xuất áo len, thảm len – cói - đay, hàng nông sản, hàng thủ công mỹnghệ.

Do phương thức bán hàng và chào hàng, đơn đặt hàng nên toàn bộ mẫu mã,tiêu chuẩn về chất lượng đều làm theo tờ rơi gửi cùng đơn đặt hàng của khách hàngnước ngoài Các khâu thu mua nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển phíadoanh nghiệp đều tự lo (không tham gia vào thị trường quốc tế theo phương thức giacông quốc tế mà xuất khẩu trực tiếp) nhưng phải đảm bảo các yêu cầu chặt chẽ củađơn hàng.

Trang 10

Nông sản công ty nhập lọ thủy tinh, nắp lọ của Trung Quốc để đóng hộp cácmặt hàng rau quả chế biến, sản phẩm nông sản hầu hết được sản xuất tại chi nhánhLạng Sơn vì gần vùng nguyên liệu và nơi tiêu thụ chính (Trung Quốc).

b Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh của công ty.

Hàng thủ công mỹ nghệ gồm có gỗ mỹ nghệ, hàng thêu ren, mây tre cói,thảm đay Là mặt hàng thuộc làng nghề truyền thống được làm bằng bàn tay khéoléo của các nghệ nhân độc đáo và tinh xảo, mang đậm dấu ấn cá nhân và bản sắcdân tộc, đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường thế giới nói chung và trongnước nói riêng.

Hiện nay nước ta có khoảng trên 20 cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu mặthàng này: Barotex, Artexport, Công ty mây tre nứa lá TP HCM Bên cạnh đó làcác làng nghề thủ công truyền thống như: Hà Tây (tranh thêu), Bắc Ninh (gỗ mỹnghệ), Ninh Bình (cói) Sự tồn tại của nhiều nhà sản xuất, kinh doanh nhỏ đã gâyra cạnh tranh giữa các công ty trong nước với nhau làm giảm khả năng xuất khẩucủa mặt hàng này Còn cơ hội cho thị trường trong nước là rất nhỏ bé, có sự cạnhtranh khốc liệt Vì vậy, Artexport Nam Định đã tập trung khai thác thị trường quốctế và chủ yếu là các nước Đông Âu.

Nhận thấy tình hình cung trong nước về các mặt hàng mà công ty sản xuấtkinh doanh là rất phức tạp Cạnh tranh trong nước trở nên quá gay gắt do nhu cầunội địa quá nhỏ bé và khách hàng nội địa khó tính, khó chinh phục Khi đó việcvươn ra thị trường quốc tế có thể đem lại hiệu quả cao hơn Phát triển thị trườngxuất khẩu sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng khai thác lợi thế so sánh, tận dụngcác cơ hội hấp dẫn trên thị trường.

Thực hiện theo đúng đường lối, quan điểm phát triển thị trường xuất khẩucông ty đã có được thị trường chính tại Nga, Ukraine, Nhật, Đức, Ba Lan, TrungQuốc Trong đó, Nga, Nhật là 2 khách hàng truyền thống mà công ty có thế mạnhvề kinh nghiệm hiểu biết đặc tính thị trường và sẵn có khách hàng.

Hiện tại công ty dự kiến sẽ xuất khẩu sản phẩm quần áo len, thảm len củamình sang thị trường Mỹ, đây là thị trường lớn với sức tiêu thụ mạnh Công ty sẽxâm nhập thị trường này với chiến lược giá cả tương đối và chất lượng đạt yêu cầukhắt khe của thị trường rất khó tính.

Trang 11

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2002 và năm 2003

2003 SO VỚI 2002Số tuyệt đốiTỷ lệ (%)

(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)

Đầu tiên, khi mới tham gia vào thương mại quốc tế công ty đã gia nhập thịtrường nước ngoài theo phương pháp thụ động Nghĩa là xuất khẩu chỉ hạn chếtrong việc thỏa mãn các đơn đặt hàng từ phía nước ngoài hoặc gián tiếp lựa chọnthị trường thông qua việc thay đổi các đại lý xuất khẩu Khi đã có kinh nghiệmcông ty đã đổi sang phương thức chủ động thông qua việc đem sản phẩm đi dự các

Trang 12

hội chợ, triển lãm quốc tế tại những thị trường mà công ty đã nghiên cứu và xétthấy có cơ hội cho mình.

Về phương thức: Xuất khẩu trực tiếp bằng cách sử dụng đại diện thương mạiquốc tế Công ty không thực hiện gia công quốc tế vì phương thức này thường bịnước ngoài ép giá gia công rất thấp mặc dù có ưu điểm là được phía nước ngoàibao tiêu sản phẩm Việc sản xuất và bán sản phẩm cuối cùng cho khách hàng nướcngoài theo đơn đặt hàng đã khai thác tối đa khả năng của công ty trong việc chủđộng nguồn nguyên liệu và điều phối các nguồn lực đầu vào.

Khi nhập khẩu các mặt hàng phục vụ xuất khẩu như nhập khẩu len, nhập khẩulọ, nắp lọ, để đóng dưa chuột xuất khẩu từ Trung Quốc, công ty được treo thuế nghĩalà thuế nhập khẩu công ty chỉ phải nộp, nếu sau 275 ngày hàng xuất khẩu dùngnguyên liệu này vẫn chưa xuất khẩu được Nếu nhập khẩu để kinh doanh thì công typhải chịu thuế nhập khẩu, sau một thời gian (1 tháng) mới phải nộp.

2 Công tác Marketing của doanh nghiệp.

Cty đang tiến hành các chương trình quảng cáo định kỳ trong thời gianngắn nhằm mục đích làm cho các công ty thương mại quốc tế biết đến nhiều hơn.Phương tiện truyền thông là tạp chí báo ngành kinh tế, báo ngành thủ công mỹnghệ và trên một số tờ báo chuyên ngành của nước ngoài.

Dưới sự hỗ trợ của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, công ty sẽxây dựng trang web của riêng minh để tuyên truyền quảng bá hình ảnh của công ty,giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ giao dịch với khách hàng quốc tế.

Hiện nay trong nước, quốc tế, công ty đều đưa các sản phẩm của mình thamdự hội chợ thương mại quốc tế (EXPO), sử dụng các của hàng, quầy hàng giới

Trang 13

thiệu sản phẩm Công ty còn gửi cataloge tới các đối tác nước ngoài, khách hàngtiềm năng qua bưu điện.

Thời gian tới công ty đặt văn phòng đại diện tại Đức, lập trang web cho giaodịch, tham gia hội chợ chuyên ngành thủ công mỹ nghệ ở Mỹ vào tháng 1/2006.

Nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ khách hàng, tổ chức thực hiện tốtcác dịch vụ trước, trong và sau khi bán: chuyển đến khách hàng thông tin mới nhấtvề giá bán, chỉ tiêu chất lượng Thực hiện dự trữ, bảo quản, vận chuyển nhanhchóng kịp thời, an toàn

Trang 14

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ARTEXPORT NAM ĐỊNH

Biểu tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động kinh doanh của công ty 2002-2004

STTCác chỉ tiêu chủyếu

Đơn vịtính

Số tuyệtđối

% sonămtrước

% sonămtrước

Giá trị tổng sảnlượng (giá trị sxcông nghiệp)

Theo giáhiện hành

13085345 Lợi nhuận sau

% 0,00240,005208 0,0027 0,54

10 Lợi nhuận/vốn

kinh doanh % 0,00680,0072 106 0,005 69,411 Vòng quay vốn

Mối quan hệgiữa tốc độ tăngWvàV

Chỉ số 13,3929,09 217 38,05 131

Trang 15

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy một số điểm sau

Giá trị tổng sản lượng, tổng số công nhân viên, tổng vốn kinh doanh đều tăngđáng kể điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng.Máy móc thiết bị được đầu tư đổi mới hơn, số lượng sản phẩm sản xuất ra ngàycàng nhiều.

Tổng doanh thu có sự chênh lệch khá lớn giữa các năm, điều đó là do phụthuộc nhiều vào các đơn đặt hàng.

Năm 2006 là năm thứ 6 công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệcông ty cổ phần Ban đầu tổng vốn kinh doanh còn nhỏ, đã tăng dần qua các nămnhưng vốn cố định lại giảm dần Sở dĩ như vậy là trong khoảng thời gian gần đâycông ty thâm nhập vào kinh doanh nhiều mặt hàng mới với số vốn lớn và khả năngquản lý vốn cố định tăng lên đáng kể.

Thu nhập bình quân và năng suất lao động đều tăng Năm 2002 thu nhập là0,7 tr.đ năm 2004 là 0,8 tr.đ, các chỉ số đó cho thấy khâu tổ chức đã tốt hơn tínhquan liêu phần nào đã được loại bỏ Máy móc hiện đại hơn và tay nghề của côngnhân được nâng cao hơn.

Chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu tiêu thụ cho biết trong một đồng doanh thu cóbao nhiêu đồng lợi nhuận Năm 2002 mặc dù doanh thu lớn nhưng chỉ số này lạinhỏ hơn các năm 2003 và 2004

Trang 16

Chỉ tiêu lợi nhuận/vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ rathu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Năm 2002 chỉ số này là 0,007, năm 2003 là0,0072 và năm 2004 là 0,005 Các chỉ số này khá thấp điều đó cho thấy việcsử dụng vốn kinh doanh là chưa có hiệu quả, nó còn thể hiện ở chỉ số vòng quayvốn lưu động Trong các năm 2003, 2004 chỉ số này là lần lượt là 1,58 và 1,92

IV Tình hình thị trường hiện nay của công ty

1 Môi trường kinh doanh của công ty.

Khách hàng của công ty phần lớn là các công ty thương mại bán buôn, bán lẻở nước ngoài Công ty sản xuất để xuất khẩu là chính, một phần nhỏ sản phẩm sảnxuất để phục vụ nhu cầu trong nước và các tỉnh lân cận ở khu vực phía Bắc.

Các thị trường chính ở nước ngoài của công ty là: Thị trường Nga, Ukraine,Đức, Nhật, BaLan, Hungari Trong đó thị trường Nga, Nhật là thị trường truyềnthống mà công ty có thế mạnh và kinh nghiệm, hiểu biết đặc tính thị trường và cósẵn khách hàng

Các đối thủ cạnh tranh của công ty là các doanh nghiệp trong nước cùng kinhdoanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cao và các doanh nghiệp ở Trung Quốc Đặcbiệt trong điều kiện Trung Quốc gia nhập WTO thì đây vừa là bạn hàng, nhà cungcấp cho công ty, vừa là đối thủ lớn của công ty trên trường quốc tế.

Các nhà cung cấp cho công ty chủ yếu là thị trường trong nước Với sảnphẩm từ cói, tre mây, công ty thu mua nguyên liệu của dân về sản xuất hoặc thuêdân làm sản phẩm Với sản phẩm thảm len, công ty mua nguyên liệu của nhà máylen Mùa Đông, nhà máy len Bình Lợi, Công ty nhập khẩu sợi Acrylic của TrungQuốc để dệt quần áo len Ngoài ra công ty còn nhập lọ thủy tinh và nắp lọ củaTrung Quốc để đóng dưa chuột bao tử.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ bộ máy quản lý của Artexport Nam Định - Công ty cổ phần xnk thủ công mỹ nghệ tỉnh nam định.doc
Sơ đồ b ộ máy quản lý của Artexport Nam Định (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w