Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính, gồm: Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập Bản
Trang 1- - -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
Trang 2-LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thủy Sản nay là Đại học Nha Trang, tập thể sinh viên nói chung và cá nhân em nói riêng đã được nghiên cứu
và tìm hiểu cho mình những kiến thức làm nền tảng tích lũy dần về chất để dẫn đến
sự nhảy vọt về lượng Do đó, trong khóa học vừa qua em đã có điều kiện hoàn thành những chứng chỉ học phần theo quy chế của Trường và nội dung do Khoa đề
ra Nay được sự đồng ý của Trường và Khoa Kinh Tế cùng Thầy giáo Nguyễn Tuấn
em đã thực hiện đề tài “Công tác sử dụng, hạch toán tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ Tỉnh Nam Định”
Trong thời gian thực tập, một thuận lợi không thể không nói đến chính là sự giúp
đỡ tận tình của Ban giám đốc cùng các phòng ban trong công ty đã tạo điều kiện cho em có được những thông tin và tài liệu giúp em sớm hoàn thành đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô giáo Khoa Kinh Tế đặc biệt là Thầy Nguyễn Tuấn đã giúp đỡ em rất nhiều trong công tác thực hiện đề tài hoàn thành tốt nghiệp
Em xin cảm ơn quý Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập vừa qua
Một lần nữa Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên
Nguyễn Thị Huyền Ngọc
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự đổi mới của
cơ chế thị trường kéo theo nhiều biến động ở các lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung Do
đó chính phủ Việt Nam đã có những chính sách điều tiết nền kinh tế cho phù hợp để hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong thời gian gần đây thị trường ngoại hối có không ít những thay đổi đã khiến cho các nhà kinh tế cũng như những nhà đầu tư không khỏi lúng túng trước biến động đó, trong đó tỷ giá hối đoái là một trong những lĩnh vực đang có những thay đổi đáng quan tâm được thể hiện qua những tháng đầu năm nay chỉ số giá tiêu dùng đang trên đà tăng, đồng tiền Việt Nam đang có xu hướng sụt giá, cung và cầu ngoại tệ mất cân bằng Tuy nhiên, một điều có thể nhận thấy rằng chính phủ Việt Nam và ngân hàng nhà nước Việt Nam
đã có những chính sách điều tiết nhằm bình ổn tỷ giá hối đoái, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa tập trung được nguồn ngoại tệ mặc dù kim ngạch xuất khẩu luôn tăng, nguồn kiều hối đa dạng và phong phú Như vậy, để cho thị trường ngoại hối hoạt động được hiệu quả thì việc xây dựng những chính sách quản lý ngoại tệ là công việc không thể xem nhẹ và vô cùng quan trọng
Về phía các doanh nghiệp việc tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu và luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm, điều này càng được quan tâm hơn nữa khi hiện nay Việt Nam đang bước đầu hội nhập cùng nền kinh tế thế giới Việc giao dịch giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau đang ngày càng lan rộng và tự
do mậu dịch, đặc biệt là đối với các công ty xuất nhập khẩu thì việc giao dịch này
đã mang lại cho họ những kết quả mong đợi Tuy nhiên, trong bất cứ một doanh nghiệp nào cũng tồn tại những mặt còn hạn chế đối với từng lĩnh vực khác nhau Một trong những mặt hạn chế tồn tại ở những công ty xuất nhập khẩu là công tác quản lý sử dụng ngoại tệ chưa đem lại hiệu quả kinh tế theo đúng nghĩa của nó, tình trạng rửa tiền, chứng từ hóa đơn kèm theo các nghiệp vụ giao dịch chưa rõ ràng Do
đó công tác quản lý tỷ giá hối đoái có những chính sách hợp lý sẽ giúp cho công ty
Trang 4định hướng và biện pháp triệt để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản
về thị trường hối đoái nói chung và tỷ giá hối đoái nói riêng để tìm hiểu, bổ sung và củng cố những kiến thức đã học, từ đó phân tích những thực trạng đang tồn tại trong công tác quản lý và hạch toán tỷ giá hối đoái và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngoại tệ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng về tình hình quản lý tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của nó tới công tác xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Tỉnh Nam Định
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu khái quát chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam và áp dụng cụ thể về việc hạch toán tỷ giá và sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới trong phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là tìm hiểu thực tế về tình hình biến động của thị trường hối đoái và thực tế tại công ty, theo dõi cách hạch toán và quản lý tỷ giá hối đoái đồng thời vận dụng các phương pháp trong quá trình học tập như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và một số các phương pháp kế toán
5 Nội dung nghiên cứu của đề tài
Được sự đồng ý của khoa Kinh tế trường Đại Học Nha Trang cùng thầy Nguyễn Tuấn là giáo viên hướng dẫn và cơ sở thực tập em đã thực hiện đề tài: “Công tác sử dụng, hạch toán tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Cổ phần Thủ Công Mỹ Nghệ Tỉnh Nam Định”
Nội dung của đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tỷ giá hối đoái và hạch toán tỷ giá hối đoái
Trang 5Chương 2: Thực trạng công tác sử dụng, hạch toán tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng
của chính sách tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Cổ phần Thủ Công Mỹ Nghệ Tỉnh Nam Định
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác sử dụng tỷ giá hối đoái
trong xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty
6 Những đóng góp của đề tài
Vận dụng những cơ sở lý luận về chính sách tỷ giá hối đoái để phân tích tình hình này tại công ty từ đó chỉ ra những mặt tích cực cũng như những mặt còn tồn tại
và những nguyên nhân làm cho công tác quản lý tỷ giá hối đoái của công ty chưa tối
ưu, qua đó đưa ra một số các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác này
Đề tài này sớm được hoàn thành cũng chính nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Tuấn cùng quý các thầy cô trong khoa kinh tế và ban lãnh đạo công ty, văn phòng kế toán tài vụ đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài này
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ HUYỀN NGỌC
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Chương I: Cơ sở chung về tỷ giá hối đoái và hạch toán tỷ giá hối đoái 10
1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái 13
1.3.1 Tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái song song 13
1.3.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế 14
1.3.3 Tỷ giá hối đoái song phương và tỷ giá hối đoái hiệu lực 14
1.4 Các chế độ tỷ giá hối đoái 14
1.4.1 Khái niệm về chế độ tỷ giá hối đoái 14
1.4.2 Các chế độ tỷ giá hối đoái 14
1.4.2.1 Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi 14
1.4.2.2 Chế độ tỷ giá cố định 15
1.4.2.3 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết 15
1.5 Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá tới công tác kế toán 16
1.5.1 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 16
1.5.2 Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái 17
1.5.2.1 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh
giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh 17
1.5.2.2 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh
giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng 18
1.5.2.3 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài
1.5.3 Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 19
Trang 71.5.3.1 Tài khoản sử dụng 16
1.5.3.2 Phương pháp hạch toán kế toán một số các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 23
Chương II: Thực trạng công tác sử dụng, hạch toán tỷ giá và ảnh hưởng của
chính sách tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 31
2.1.4.2 Tình hình về tài sản 37
2.1.4.3 Tình hình về lao động 40
2.1.4.4 Tình hình về máy móc thiết bị 41
2.1.4.5 Tình hình về thị trường tiêu thụ 41
2.1.4.6 Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây của công ty 43
2.2.1 Đặc điểm về các mặt hàng sản xuất của công ty 55
2.3 Thực trạng công tác xuất nhập khẩu của công ty thời gian qua 59
2.4 Thực trạng công tác hạch toán tỷ giá hối đoái 64
2.4.1 Tỷ giá hối đoái công ty áp dụng 64
2.4.2 Chứng từ sử dụng 64
2.4.3 Tài khoản sử dụng 65
2.4.4.Quy trình luân chuyển chứng từ 66
Trang 82.4.5 Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 66
2.4.6 Sơ đồ tài khoản hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 69
Chương III: Một số biện pháp hoàn thiện công tác sử dụng và hạch toán tỷ giá
hối đoái tại công ty 88
3.1 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán hạch toán tỷ giá hối
đoái 89 3.2 Một số biện pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 91
3.2.1 Mở rộng thị phần 91
3.2.2 Nâng cao nhiệm vụ chuyên môn của công nhân viên 93
3.3 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác sử dụng tỷ giá
3.4 Một số biện pháp quản lý ngoại hối của Nhà Nước 96
3.1.1 Dự trữ ngoại hối phải đủ mạnh 96
3.1.3 Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt 98
3.5 Một số kiến nghị 99
Trang 93.5.2 Kiến nghị với nhà nước 100
Lời kết 101 Tài liệu tham khảo 102
Trang 10Chương I
Cơ sở lý luận chung về tỷ giá hối đoái
Và hạch toán tỷ giá hối đoái
Trang 111.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của 1 đồng tiền nước này được tính bằng một đồng tiền của nước khác
Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ, có ý nghĩa là bao nhiêu đơn vị đồng tiền nước này bằng một đơn vị đồng tiền nước kia
1.2 Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái
Có ba quy luật phổ biến mà dựa vào đó người ta xác định tỷ giá hối đoái là: Quy luật một giá, thuyết ngang giá vàng, thuyết ngang giá sức mua (PPP)
1.2.1 Quy luật một giá
Quy luật một giá là cách xác định tỷ giá đơn giản nhất, dựa trên những giả định đơn giản hóa quá trình và tính chất của giao dịch thương mại quốc tế Quy luật này phát biểu như sau:
Nếu hai nước sản xuất một hàng hóa như nhau, thì giá cả hàng hóa đó sẽ như nhau trên toàn thế giới, không tính đến vấn đề là nước nào sản xuất ra nó Với giả định là khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo, bỏ qua các hàng rào mậu dịch cũng như các chi phí như: vận chuyển, bảo hiểm…
Quy luật này được giải thích là vì khi chênh lệch giá cả trên các thị trường là đáng kể thì sẽ có các hành vi mua hàng hóa ở nơi rẻ và bán ở nơi đắt để kiếm lời Quá trình này làm cho hàng hóa ở các thị trường khác nhau trở nên đồng nhất với nhau hơn về giá cả
1.2.2 Thuyết ngang giá vàng
Trước năm 1850, rất nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi một chế độ tiền tệ song bản vị: bạc và vàng là hai loại tiền tệ chính được lưu hành trong thanh toán thương mại giữa các quốc gia, tỷ giá hối đoái do đó được hình thành dựa trên cơ sở
so sánh hàm lượng vàng và bạc Năm 1850, khi khám phá ra hai mỏ vàng mới ở Mỹ
và Úc, lượng vàng khai thác được đổ dồn về các quốc gia Châu Âu Nếu trước đó chỉ có Anh tiến hành vàng hóa thanh toán (tức mọi giấy bạc của Anh đều được đổi
ra vàng) thì năm 1851, Pháp và một số các quốc gia khác cũng đi theo bước chân của Anh Đồng bạc bị loại khỏi thanh toán và chế độ bản vị vàng bắt đầu
Trang 12Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước bất kỳ trong thời kỳ bản vị vàng được quyết định dựa trên việc so sánh hàm lượng vàng của hai nước với nhau Dưới chế độ bản vị vàng, khi tiền giấy tự do đổi ra vàng và ngược lại, thì mọi biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tự động điều chỉnh về mức cân bằng
Chế độ bản vị vàng với cơ chế ngang giá vàng đã đem lại nguồn lợi cho rất nhiều quốc gia, đặc biệt là Anh Tuy nhiên đến cuối thế kỷ 19, các mỏ vàng đứng trước nguy cơ bị khai thác hết, lượng cung vàng khan hiếm dần, tình trạng giảm phát liên tiếp xảy ra, một cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái mới xuất hiện: Cơ chế ngang giá sức mua
1.2.3 Thuyết ngang giá sức mua (PPP)
Đây là phương pháp tiếp cận dùng để dự báo xu hướng dài hạn của tỷ giá hối đoái Thuyết ngang giá sức mua phát biểu rằng tỷ giá giữa bất kỳ hai đồng tiền của hai nước nào đó sẽ điều chỉnh để phản ánh những thay đổi trong mức giá cả của hai nước Khi mức giá cả hàng hóa dịch vụ của một nước tăng, tỷ giá hối đoái sẽ tăng
và đồng tiền nước đó giảm giá trị và ngược lại
Như vậy thực chất của thuyết ngang giá sức mua là sự áp dụng quy luật một giá
vào sự thay đổi trong mức giá cả hàng hóa dịch vụ của hai nước Ngang giá sức
mua là tỷ lệ giữa hai đồng tiền, theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và nước ngoài khi chuyển đổi 1 đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại
Thuyết ngang giá sức mua được thực hiện dựa trên nội dung của quy luật một giá nên nó cũng có những hạn chế của chính quy luật một giá (bỏ qua tác động của chất lượng hàng hóa, chi phí vận tải và các hàng rào ngăn cản thương mại) Không những thế, do cách phản ánh của PPP hoàn toàn căn cứ vào những thay đổi trong mức giá, một biến số mà cách tính toán nó dựa trên giỏ hàng hóa dịch vụ, bao gồm nhiều thứ không được thương mại qua biên giới (không mua bán trao đổi trên thị trường quốc tế) như: đất đai, nhà cửa…; là những hàng hóa và dịch vụ mà sự biến động của chúng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sự biến động của tỷ giá hối đoái Vì vậy, xác định tỷ giá hối đoái bằng cách tiếp cận PPP chỉ có giá trị tuyệt đối với quy luật một giá Xét về khả năng phản ánh những biến đổi tương quan kinh tế giữa 2
Trang 13nước, nó chỉ có ý nghĩa tương đối Khảo sát trên thực tế của nhiều nhà kinh tế khẳng định PPP có mức độ phản ánh vào tỷ giá rất thấp, đặc biệt là trong ngắn hạn
1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái
1.3.1 Tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái song song
Tỷ giá chính thức là tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ Tỷ giá hối đoái chính thức có thể đượcquy định bởi thị trường trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và được gọi là tỷ giá thị trường Tỷ giá hối đoái chính thức cũng có thể được quy định bởi các cơ quan hữu trách trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định Ở nhiều nước, cả thị trường và cơ quan hữu trách cùng tham gia quy định tỷ giá hối đoái chính thức Hiện nay, ở Việt Nam
tỷ giá chính thức là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Tỷ giá hối đoái song song là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường tự do quyết định
Tỷ giá hối đoái khi đổi tại ngân hàng thương mại và quầy giao dịch ngoại hối phục vụ khách hàng lẻ thường chênh lệch so với tỷ giá công bố có thể vì một trong hai lý do sau:
Ở Việt Nam, ngay cả tỷ giá hối đoái chính thức cũng có vài loại: tỷ giá bình
quân liên ngân hàng, tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại, tỷ giá hạch toán Tỷ giá mua vào và bán ra ngoại tệ niêm yết tại
một số ngân hàng để phục vụ khách đổi tiền là tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại có tính thêm phí dịch vụ Còn tỷ giá đổi tiền tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc ngoại tệ của tư nhân hay khi đổi tiền cho nhân dân chính là tỷ giá hối đoái song song
Trang 141.3.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái không xét đến tương quan giá cả hay tương quan lạm phát giữa hai nước
Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ giá hối đoái có xét đến tương quan giá cả giữa hai nước hoặc tương quan lạm phát giữa hai nước
Quan hệ giữa hai loại tỷ giá này được thể hiện qua cách tính sau:
Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá nội địa / giá nước ngoài = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Tỷ lệ lạm phát trong nước / Tỷ lệ lạm phát nước ngoài
1.3.3 Tỷ giá hối đoái song phương và tỷ giá hối đoái hiệu lực
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được gọi là tỷ giá hối đoái song phương Còn
tỷ giá hối đoái hiệu lực là tỷ lệ trao đổi giữa một đồng tiền X với nhiều đồng tiền khác cùng lúc (thông thường là đồng tiền của các bạn hàng thương mại lớn) Tỷ giá này được tính dựa trên giá trị bình quân gia quyền của các tỷ giá song phương giữa đồng tiền X với từng đồng tiền kia Tỷ giá hối đoái hiệu lực cũng có loại danh nghĩa
và loại thực tế
1.4 Các chế độ tỷ giá hối đoái
1.4.1 Khái niệm về chế độ tỷ giá hối đoái
Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song về cơ bản là chế độ tỷ giá “thả nổi” theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá hối đoái “cố định” theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền các nước khác không đổi, hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp đó
1.4.2 Các chế độ tỷ giá hối đoái
1.4.2.1 Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối Đồng tiền
sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi
Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng trong phần lớn các trường hợp thì chế
độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy cảm với thị trường ngoại hối Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ
Trang 15kinh doanh nước ngoài Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế trong nước
1.4.2.2 Chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Tỷ giá hối đoái cố định đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu
chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm thì giá trị của đồng tiền neo cũng tăng hoặc giảm Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi
là đồng tiền cố định Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi
Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế trong nước, song trong thực tế nhiều chính phủ vẫn thích chế độ tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định Trong lịch sử, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1970 đã từng tồn tại hệ thống Bretton Woods cho phép Tây Âu và Nhật Bản có được tỷ giá cố định so với Dollar Mỹ cho đến tận năm 1970 Gần đây, Trung Quốc, Hong Kong và Malaysia đã rất thành công trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định để giữ ổn định kinh tế trong nước Đồng Euro hiện nay cũng có thể được xem là một chế độ tỷ giá hối đoái cố định giữa các quốc gia Châu Âu tham gia
Nhiều quan điểm cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng Đó là vì đồng tiền không còn thể hiện giá trị thị trường thực của chúng Sự che đậy thông tin nào tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ “tấn công” các đồng tiền cố định và nhiều nước sẽ mất sạch cả dự trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứ không chịu để nó mất giá Thailand trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là một trường hợp như vậy
1.4.2.3 Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế
độ thả nổi và cố định Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá
Trang 16bất ổn định Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn
và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường
1.5 Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái tới công tác kế toán
1.5.1 Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau
Trong trường hợp doanh nghiệp phát sinh các đơn vị tiền tệ khác với các đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán và lập báo cáo tài chính, thì khi quy đổi từ đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái
Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:
a) Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ bằng ngoại tệ trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện):
Là khoản chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau Chênh lệch tỷ giá hối đoái này thường phát sinh trong các giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ; hoặc thanh toán nợ phải trả, hay ứng trước để mua hàng; hoặc vay, hay cho vay… bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán Trong các trường hợp nêu trên, tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán sẽ được ghi theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch (tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế, tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch)
Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái
đã thực hiện) ở doanh nghiệp bao gồm:
Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định (giai đoạn trước hoạt động);
Trang 17Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh,
kể cả của hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư xây dựng
b) Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính:
Ở thời điểm kết thúc năm tài chính về nguyên tắc các khoản mục tiền tệ (Số dư của các Tài khoản tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng, nợ phải thu, nợ phải trả được phản ánh đồng thời theo đơn vị tiền tệ kế toán và theo đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền
tệ kế toán) phải được báo cáo bằng tỷ giá cuối năm tài chính Vì vậy, ở thời điểm này doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính
Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính, gồm:
Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập Bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động);
Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập Bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
c) Đối với các doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối
đoái thực tế phát sinh Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái
1.5.2 Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái
1.5.2.1 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính hoặc ngày kết thúc năm tài chính khác với năm dương lịch (đã được chấp thuận) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc
Trang 18doanh thu hoạt động tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính
- Đối với doanh nghiệp vừa có hoạt động kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư
XDCB, nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại
cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB thì cũng xử lý các chênh lệch tỷ giá hối đoái này vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính
- Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ
1.5.2.2 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động) như sau
- Trong giai đoạn đầu tư xây dựng, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện
và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phản ánh luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán (Chỉ tiêu Chênh lệch tỷ giá
hối đoái)
- Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá TSCĐ mà kết chuyển toàn bộ vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có TSCĐ và các tài sản đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5 năm (kể từ khi công trình đưa vào hoạt động)
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ cuối năm tài chính và ở thời điểm quyết toán, bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng (lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá TSCĐ hoàn thành đầu tư mà phân
bổ vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính của các kỳ kinh doanh tiếp theo với thời gian tối đa là 5 năm (kể từ khi công trình đưa vào hoạt động)
Trang 191.5.2.3 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo được tính ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài hoạt động độc lập được phản ánh luỹ kế trên Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái và chỉ được tính vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính khi doanh nghiệp thanh lý khoản đầu tư thuần đó ở cơ sở nước ngoài
1.5.3 Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (lỗ tỷ giá);
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (lãi tỷ giá) của hoạt động kinh doanh vào doanh thu hoạt động tài chính;
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào doanh thu hoạt động tài chính, hoặc phân bổ dần;
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ
sở ở nước ngoài (lãi tỷ giá) vào doanh thu hoạt động tài chính khi thanh lý khoản đầu tư thuần đó ở cơ sở nước ngoài
Bên Có:
Trang 20- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có cả hoạt động đầu tư XDCB);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (lãi tỷ giá);
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh vào chi phí tài chính;
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (khi hoàn thành đầu tư giai đoạn trước hoạt động) vào chi phí hoạt động tài chính hoặc phân bổ dần;
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ
sở ở nước ngoài (lỗ tỷ giá) vào chi phí tài chính khi thanh lý khoản đầu tư thuần đó
ở cơ sở nước ngoài
Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” có thể có số dư bên Nợ hoặc số
dư bên Có
Số dư bên Nợ:
- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động,
chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính;
- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài chưa xử lý ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính
Số dư bên Có:
- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động,
chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính;
- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài chưa xử lý ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính
Trang 21Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái, có 3 Tài khoản cấp hai:
Tài khoản 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính:
Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (doanh nghiệp kinh doanh có hoạt động đầu tư XDCB)
Tài khoản 4132 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB:
Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu
tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư)
Tài khoản 4133 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính:
Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của
cơ sở ở nước ngoài hoạt động độc lập
b) Tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Bổ sung nội dung phản ánh của Tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn:
Bên Nợ: Phản ánh số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh
lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư
Bên Có: Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư vào chi phí tài chính
Số dư bên Nợ: Phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý tại thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính
Doanh nghiệp phải mở sổ chi tiết theo dõi riêng biệt chênh lệch tỷ giá hối đoái (lỗ tỷ giá) phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của hoạt động đầu tư XDCB chưa phân bổ
c) Tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Bổ sung nội dung phản ánh của Tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện:
Trang 22Số dư Bên Có:
Phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, và đánh giá lại các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý tại thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính
Doanh nghiệp phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi riêng biệt về chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi tỷ giá) chưa phân bổ
d) Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Bên Nợ:
- Kết chuyển số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (lãi tỷ giá) (giai đoạn trước hoạt động, khi hoàn thành đầu tư) để xác định kết quả kinh doanh;
- Kết chuyển khoản xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài
chính của hoạt động ở nước ngoài để xác định kết quả kinh doanh
Bên Có:
- Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (lãi
tỷ giá) (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào doanh thu hoạt động tài chính;
- Phản ánh khoản xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài vào doanh thu hoạt động tài chính
e) Tài khoản 635 – Chi phí tài chính
Trang 23Bên Nợ:
- Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (lỗ
tỷ giá) (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào chi phí tài chính;
- Phản ánh khoản xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài (lỗ tỷ giá) vào chi phí tài chính
Bên Có:
- Phản ánh số kết chuyển khoản xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (lỗ tỷ giá) (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư để xác định kết quả kinh doanh;
- Phản ánh khoản xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài (lỗ tỷ giá) để xác định kết quả kinh doanh
1.5.3.2 Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
a) Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ
_ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh
Khi mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:
+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,241,623,627,641,642, 133,…(Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán) + Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài hàng hoá, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,241,623,627,641,642,133,…(Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Trang 24Khi nhận hàng hoá, dịch vụ của nhà cung cấp, hoặc khi vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, hoặc nhận nợ nội bộ,… bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái thực
tế ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK có liên quan (Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có các TK 331, 311, 341, 342, 336, (Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Khi thanh toán nợ phải trả (nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, nợ nội bộ,…):
+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,… (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán) + Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,… (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131,… (Tỷ giá hối đoái BQLNH)
Có các TK 511, 711 (Tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế hoặc BQLNH)
Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 136, 138 (tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái)
Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (Phải thu khách hàng, phải thu nội bộ,…):
+ Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải thu, ghi:
Trang 25Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái khi thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138… (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
_ Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động)
Khi mua ngoài hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt
do người bán hoặc bên nhận thầu bàn giao:
+ Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch bằng ngoại tệ thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do bên nhận thầu bàn giao, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 211, 213, 241,…(Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái(4131) (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122)(Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch bằng ngoại tệ thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do bên nhận thầu bàn giao, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 211, 213, 241,…(Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122)(Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lãi tỷ giá)
Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay dài hạn, ngắn hạn, nợ nội bộ (nếu có),…):
+ Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,… (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lỗ tỷ giá)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Trang 26+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,…(Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lãi tỷ giá hối đoái)
* Hàng năm, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây
dựng (giai đoạn trước hoạt động) được phản ánh luỹ kế trên TK 413 – Chênh lệch
tỷ giá hối đoái (4132) cho đến khi hoàn thành đầu tư XDCB
* Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động), kết chuyển
chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện (theo số thuần sau khi bù trừ số dư bên Nợ
và bên Có Tài khoản 4132) của hoạt động đầu tư (giai đoạn trước hoạt động) trên
TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK 4132) tính ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính, hoặc kết chuyển sang TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (nếu lỗ tỷ giá); hoặc TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (nếu lãi tỷ giá) để phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Lãi tỷ giá hối đoái)
Hoặc
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132)
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lỗ hoặc lãi) đã thực hiện trong giai đoạn đầu
tư được luỹ kế trong giai đoạn đầu tư đến thời điểm quyết toán bàn giao đưa công trình vào hoạt động sẽ kết chuyển ngay toàn bộ, hoặc phân bổ trong thời gian đối
đa là 5 năm (phản ánh trên TK 242, hoặc TK 3387) vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính
+ Phân bổ chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng vào chi phí tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu
tư, xây dựng đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Trang 27+ Phân bổ chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng vào doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
_ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm
* Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm
Ở thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán) theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính theo tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối năm tài chính, có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi hoặc lỗ) Doanh nghiệp phải chi tiết khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ này của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) (TK 4132) và của hoạt động sản xuất, kinh doanh (TK 4131):
+ Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 136, 138, 311, 315, 331, 341, 342,…
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)
+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)
Có các TK111(1112), 112(1122), 131, 136, 138, 311, 315, 331, 341,342,…
* Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm
+ Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm của các khoản mục tiền
tệ của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng (của doanh
nghiệp đang sản xuất, kinh doanh)
Kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh (theo số thuần sau khi bù trừ số dư bên Nợ và bên
Có của TK 4132) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh: Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Trang 28Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái) Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
_ Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm của các khoản mục tiền tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản:
* Ở giai đoạn đang đầu tư xây dựng, doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động thì
chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm được phản ánh luỹ kế trên TK 413– Chênh lệch tỷ giá hối đoái, số dư Nợ, hoặc Có phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán
* Khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng chuyển sang hoạt động sản xuất, kinh
doanh số dư Nợ, hoặc số dư Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối mỗi năm tài chính (không bao gồm khoản đánh giá lại các khoản mục tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng ở thời điểm bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng) sẽ được xử lý như sau:
* Kết chuyển số dư Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) về TK 242 –
Chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần số lỗ tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu tư xây dựng trong các năm tài chính tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu tư) vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132)
* Kết chuyển số dư Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) về TK 3387– Doanh thu chưa thực hiện để phân bổ dần số lãi tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu tư xây dựng trong các năm tài chính tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu tư) vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
b) Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài
Trang 29_ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt
động nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo
Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo được hạch toán tương tự như trên
_ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cở
sở ở nước ngoài hoạt động độc lập
Khi hợp nhất báo cáo tài chính của cở sở ở nước ngoài hoạt động độc lập để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo, nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có các TK có liên quan
Hoặc
Nợ các TK có liên quan
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Khi xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái luỹ kế đã bị hoãn lại do chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài hoạt động độc lập, khi hợp nhất báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo tại thời điểm thanh lý khoản đầu tư này, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4133)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Hoặc
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4133)
Trang 30Chương II
và ảnh hưởng của chính sách
tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu tại
công ty cổ phần Thủ công Mỹ nghệ
Tỉnh Nam Định
Trang 312.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định được thành lập vào tháng 4 năm 1966, tiền thân là xí nghiệp thảm len Đến năm 1993 để phù hợp với yêu cầu sản xuất và kinh doanh xí nghiệp đã làm đơn trình ủy ban nhân dân tỉnh xin và đã được chấp thuận đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Nam Định theo quyết định thành lập số 156/QĐUB ngày 22/3/1993 của UBND Tỉnh Nam Định, công ty được thành lập doanh nghiệp nhà nước Đứng trước sự đòi hỏi của sự phát triển của nền kinh tế, công ty xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ được cổ phần hóa vào năm 2000 do ông Bùi Quang Cảnh làm giam đốc và được đặt tại số 45A đường Giải Phóng- TP Nam Định
Trong những ngày đầu mới cổ phần hóa quy mô của doanh nghiệp tương đối nhỏ
so với tổng số nhân viên là 240 người Trong đó nhân viên quản lý là 32 người( 9 đại học, 12 cao đẳng, 11 trung cấp), còn lại chủ yếu là tốt nghiệp trung học và các trường dạy nghề Trong những năm qua tình hình trong nước, khu vực và quốc tế có nhiều biến đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Trước tình hình đó doanh nghiệp một mặt phát huy nội lực, mặt khác nắm bắt tình hình thực tế để có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, do đó công ty dần chuyển sang hình thức kinh doanh và thu hẹp sản xuất Công ty đã từng bước cải tổ cơ cấu
tổ chức công ty, đến nay số công nhân viên của công ty chỉ còn 94 người trong đó nhân viên quản lý tăng 37 người Số công nhân trong sản xuất giảm xuống còn 57 người
Mặt hàng kinh doanh của công ty là: hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, các sản phẩm từ mây tre, gỗ mỹ nghệ, đá xẻ, máy móc thiết bị, thảm len, thảm đay…với nhiều chủng loại và kiểu dáng đáp ứng nhu cầu cho mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội
Là một doanh nghiệp cổ phần hóa với số vốn chủ yếu là của các cổ đông sáng lập Công ty cũng như nhiều doanh nghiệp đang từng bước chuyển mình bằng mọi cách, cải tiến máy móc, tìm tòi sáng tạo ra nhiều mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ
Trang 32nghệ, do vậy khách hàng của công ty bao gồm rất nhiều nước trên giới như: Đức, Anh, Nga, Mỹ…Hiện tại công ty đã tạo được nhiều uy tín không chỉ với khách hàng trong nước mà còn đối với các bạn hàng ngoài nước về chất lượng sản phẩm Tuy chỉ là doanh nghiệp mới được cổ phần hóa nhưng ngay từ những ngày đầu công ty
xã hội, an ninh bảo hộ lao động với cán bộ công nhân viên, bảo vệ an toàn vệ sinh
an toàn môi trường của công ty, chấp hành và thực hiện đầu tư, chế độ chính sách
về hạch toán thống kê kế toán của nhà nước, các nghĩa vụ đối với nhà nước và cam kết trong hợp đồng kinh tế
2.1.3 Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty
2.1.3.1 Tổ chức quản lý
Cùng với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công ty đã hoàn thiện bộ máy quản
lý nhân sự, quản lý kinh doanh cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh và địa bàn hoạt động của công ty
Trang 33Là công ty cổ phần do giám đốc điều hành có phó giám đốc giúp việc, dưới phó giám đốc có các phòng ban chức năng và các phân xưởng, hệ thống kho chứa, cửa hàng trưng bày sản phẩm của công ty
Căn cứ vào điều lệ hoạt động của công ty Công ty đã hoàn thiện bộ máy quản lý nhằm đưa công ty hoạt động có hiệu quả
SƠ ĐỒ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỈNH NAM ĐỊNH
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
kế hoạch thị trường
Phòng
kế toán tài vụ
Phân xưởng tỉa thảm len
Phân xưởng dệt thảm len
Phòng kinh doanh
1
Phòng kinh doanh
_ Các phòng ban chức năng:
+ Phòng tổ chức hành chính: tham mưu giúp giám đốc công ty tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty, quản lý hồ sơ, lý lịch của cán bộ công nhân viên, quản lý con dấu và công văn sổ sách, xây dựng lịch làm việc, giao ban hội họp Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan an toàn…
+ Phòng kế hoạch thị trường: tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn
vị gửi về, giúp giám đốc khẳng định tính khả thi của kế hoạch, tìm kiếm khách hàng
Trang 34thị trường, phiên dịch và dịch thuật tổng hợp, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty tháng, quý, năm…
+ Phòng kế toán tài vụ: xây dựng kế hoạch tài chính huy động vốn từ các nguồn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trên cơ sở phương án kinh doanh đã được phê duyệt và hợp đồng đã ký, thu thập, xử lý, phân tích thông tin kế toán tham mưu đề xuất với lãnh đạo đáp ứng yêu cầu quản trị và thực hiện quyết toán tài chính kinh tế của công ty
+ Các phân xưởng: thực hiện sản xuất sản phẩm
2.1.3.2 Tổ chức sản xuất
Đối với các nhà máy sản xuất việc tổ chức sản xuất hợp lý khoa học quy trình chế tạo công nghệ sản phẩm là rất quan trọng Nó quyết định rất lớn đến năng suất chất lượng sản phẩm
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Tỉnh Nam Định với diện tích 12.454 m2 cho nên việc bố trí và tổ chức sản xuất tập trung Địa điểm công ty nằm ở 45A đường Giải Phóng do đó việc tổ chức sản xuất, nắm thông tin thị trường và giao dịch được thuận lợi
Do có những thuận lợi trên nên việc tổ chức sản xuất được tập trung đảm bảo cho quá trình điều hành phân phối lao động tạo điều kiện cho việc luân chuyển giữa các phân xưởng nhanh gọn, từ khâu đưa vật liệu vào đến khâu cuối cùng và tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh
Về tổ chức sản xuất hiện nay quy trình sản xuất thảm len của công ty như sau: _ Tổ chép kiểu: có nhiệm vụ sao chép lại các bản vẽ giống như mấu và đề tài đã quy định
_ Tổ xe sợi: có nhiệm vụ xe sợi 12, 17 thành sợi to như sợi 12x3x6; sợi 17x4x6…để phục vụ cho phân xương dệt
_ Tổ chập len: nguyên liệu dệt thảm len yêu cầu phải đồng màu, độ chính xác màu sắc phối màu cao vì vậy công ty phải thành lập một tổ chuyên chọn, chập len thành sợi 3 để phục vụ cho phân xưởng dệt
_ Phân xưởng dệt: từ nguyên liệu len sợi qua các công đoạn đã nói trên dệt thành tấm theo mẫu mã đề tài như bản vẽ
Trang 35_ Phân xưởng tỉa: khi nhận thảm len từ phân xưởng dệt chuyển đến phân xưởng tỉa, phân xưởng tỉa những cánh hoa làm nổi bật đường nét chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật của thảm len
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
Trang 36● Nợ phải trả của công ty năm 2005 giảm 1.015.570.540 đ tương đương giảm 11.3% so với năm 2004, đến năm 2006 thì nợ phải trả tăng 55.237.514 đ tương đương tăng 0.7% so với năm 2005 Khoản mục này biến động là do:
_ Nợ ngắn hạn của công ty năm 2005 giảm 1.015.570.540 đ tương đương giảm 11.3% so với năm 2004, sang năm 2006 nợ ngắn hạn giảm 36.311.273 đ so với năm
2005 tương đương giảm 0.3% Sự biến động giảm này là do trong những năm qua công ty đã giảm thiểu được nguồn vay và nợ ngắn hạn, đồng thời chi phí phải trả cho công nhân viên cũng giảm đáng kể
_ Khoản mục nợ dài hạn của công ty trong năm 2004, 2005 chưa xuất hiện cho đến năm 2006 thì nợ dài hạn của công ty là 93.058.087 đ cho nên đã làm cho khoản
nợ phải trả của công ty năm 2006 tăng lên so với 2005 Nguyên nhân là công ty đã vay dài hạn để phục vụ cho việc đầu tư tài sản cố định
● Nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn quỹ, trong năm
2005 vốn chủ sở hữu tăng 35% tương đương tăng 575.622.962 đ so với năm 2004, năm 2006 vốn chủ sở hữu tăng 27.4% tương đương tăng 608.289.374 đ so với năm
2005 Nguyên nhân là do các nguồn vốn quỹ có xu hướng tăng lên qua các năm, sản phẩm tiêu thụ được đẩy mạnh, doanh số hàng năm tăng cao dẫn đến năm 2006 lợi nhuận đã tăng lên đáng kể
Qua phân tích sự biến động về nguồn vốn ta thấy rằng quy mô về vốn của công
ty hàng năm có xu hướng mở rộng, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có tính hiệu quả hơn, tuy chưa cao nhưng đã dánh dấu được bước phát triển của công
ty trong những năm vừa qua
2.1.4.2 Tình hình về tài sản
Vốn là điều kiện tiên quyết để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để sử dụng nguồn
Trang 37vốn có hiệu quả nhằm đẩy mạnh sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp Do
đó, việc phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản của công ty nhằm đánh giá mức độn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tình hình biến động và kết cấu tài sản của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Trang 38Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy rằng: tổng tài sản cuối năm 2004 là 10.644.307.138 đ, đến năm 2005 thì tổng tài sản là 10.204.359.560 đ đã giảm so với năm 2004 là 439.947.578 đ tương đương giảm 4.2%, sang năm 2006 thì tổng tài sản
đã tăng 663.526.885 đ tương đương tăng 6.5% đã làm cho quy mô hoạt động của công ty tăng lên đáng kể Sự biến động đó là do các yếu tố sau tác động:
● Tài sản ngắn hạn năm 2005 giảm 1.6% so với năm 2004 tương đương giảm 150.971.074 đ là do tiền và các khoản tương đương tiền giảm 46.8% tương đương giảm 948.193.952 đ Các khoản phải thu tăng 19.3% tương đương tăng 1.115.057.853 đ do khoản phải thu khách hàng tăng lên rất nhiều là 1.503.497.491
đ Hàng tồn kho giảm 24.5% tương đương giảm 350.004.425 đ Tài sản ngắn hạn khác tăng 28% tương đương tăng 32.169.450 đ
● Tài sản dài hạn năm 2005 giảm 22.1% so với năm 2004 tương đương giảm 288.976.504 đ là do tương đương với sự giảm đi của tài sản cố định
● Tài sản ngắn hạn năm 2006 tăng 9% so với năm 2005 tương đương tăng 831.600.226 đ mà cụ thể là do: khoản tiền và tương đương tiền giảm 68% tương đương với 742.514.928 đ Các khoản phải thu tăng 5.3% tương đương tăng 362.103.084 đ trong đó khoản phải thu khách hàng tăng lên rõ rệt Hàng tồn kho tăng 52.7% tương đương với tăng 566.589.226 đ Tài sản ngắn hạn khác tăng 39% tương đương tăng 645.422.847 đ
● Tài sản dài hạn năm 2006 giảm 16.47% tương đương giảm 168.073.341 đ tương đương với sự giảm đi của TSCĐ
Nói tóm lại, tình hình tài sản của công ty qua các năm 2004, 2005, 2006 biến động liên tục và sự biến động đó đã phản ánh sự không ổn định về tài sản của công
ty
2.1.4.3 Tình hình về lao động
Lao động là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình SXKD của doanh nghiệp Là hoạt động có ý thức của con người và luôn mang tính sáng tạo, lao động quyết định đến số lượng, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra, vì vậy lao động là thế mạnh của doanh nghiệp trong một nền kinh tế cạnh tranh
Trang 39Hiện nay công ty có 94 lao động trong đó số lao động có trình độ đại học là 13, cao đẳng là 10, còn lại là trung cấp và các trường dạy nghề Là công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nên số lao động nữ chiếm đa số và là 74.5% ( 70 người) Số lao động trong công ty tuổi đời còn khá trẻ, tuổi trung bình là 29.5 tuổi được đào tạo
về trình độ quản lý và tay nghề cao Công ty luôn bố trí sắp xếp lao động hợp lý từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý, thường xuyên đưa công nhân viên của mình đến các lớp đào tạo ngắn, trung và dài hạn nhằm nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, tiếp cận những công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến và những thông tin mới áp dụng trong công nghệ sản xuất của mình
Công ty đang ngày càng thu hút những người có trình độ chuyên môn vào làm việc, hiện nay công ty đã có một lực lượng lao động trẻ, năng động, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn tin học, ngoại ngữ, tiếp thu nhanh với các thông tin mới, phản ứng nhanh nhậy với thị trường phục vụ tốt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình
2.1.4.4 Tình hình về máy móc thiết bị
Để tạo ra được sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất thì ngoài việc giải quyết tốt khâu cung cấp nguyên vật liệu và tay nghề của người lao động, ban lãnh đạo công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ cũng đã rất quan tâm đến việc đổi mới công nghệ sản xuất Những năm gần đây với số vốn huy động được công ty đã dành một phần để mua sắm các máy móc thiết bị dùng cho sản xuất
và văn phòng quản lý trong đó chủ yếu là máy móc phục vụ cho sản xuất Chính vì vậy mà trong những năm qua dù lực lượng lao động của công ty tăng lên không đáng kể song năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của công ty được cải thiện
rõ rệt và ngày càng đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường trong và ngoài nước
2.1.4.5 Tình hình về thị trường tiêu thụ
Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng tiêu dùng rất được ưa chuộng ở tất cả các nước trên thế giới Các sản phẩm được tạo ra bởi nhiều nguyên liệu, chất liệu phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng phù hợp với mọi gia đình và mọi thành phần xã hội
Trang 40Do công ty có lợi thế về thị trường xuất khẩu, đó là mối quan hệ lâu bền với bạn hàng là thị trường các nước Đức, Nga, Anh… bởi vậy công ty đã xác định kênh tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu, còn hình thức bán hàng trong nước chỉ là phụ, chiếm số nhỏ trong tổng sản phẩm mua về và sản xuất ra để tiêu thụ
Các thị trường chính của công ty ở nước ngoài là: Nga, Ukraina, Đức, Nhật, Ba lan, Hungary, Trung Quốc Trong đó thị trường Nga, Nhật và Trung Quốc là thị trường truyền thống mà công ty có thế mạnh và kinh nghiệm, hiểu biết đặc tính thị trường và có sẵn khách hàng Đặc điểm nổi bật của khách hàng nước ngoài đó là những công ty có kinh nghiệm trong thương mại quốc tế, có hiểu biết sâu sắc về nhu cầu tiêu dùng và chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trên trường quốc tế Vì vậy, yêu cầu của khách hàng thể hiện trên các đơn đặt hàng thường rất cụ thể (về số lượng, kích cỡ, mầu sắc, kiểu dáng, chất liệu, các chỉ tiêu kỹ thuật, thời gian giao nhận hàng…), giám sát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm và các quy chuẩn
Các nhà cung cấp cho công ty chủ yếu là thị trường trong nước Với sản phẩm từ cói, tre mây, công ty thu mua nguyên liệu của dân về sản xuất hoặc thuê dân làm sản phẩm Với sản phẩm thảm len, công ty mua nguyên liệu của nhà máy len Hà Đông và nhà máy này nhập sợi từ Newdilan để làm len Với sản phẩm quần áo len công ty mua len từ các nhà sản xuất len như: Nhà máy len Mùa Đông, nhà máy len Bình Lợi,…Cty nhập khẩu sợi Acrylic của Trung Quốc để dệt quần áo len Ngoài ra công ty còn nhập lọ thủy tinh và lắp lọ của Trung Quốc để đóng dưa chuột bao tử Thị trường của công ty chủ yếu là thị trường xuất khẩu, vì trong nhiều trường hợp khi cạnh tranh trong nước quá gay gắt hoặc nhu cầu nội địa quá bé nhỏ thì việc cung ứng sản phẩm ra thị trường quốc tế sẽ thu hiệu quả lớn Phát triển thị trường xuất khẩu sẽ đem lại cho doanh nghiệp những khả năng khai thác lợi thế so sánh, tận dụng cơ hội hấp dẫn trên thị trường Đặc điểm thị trường quốc tế của công ty là quy mô khá lớn, xu thế mẫu mốt luôn thay đổi, có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau Vì thế công ty luôn chú trọng đến chất lượng, quy cách sản phẩm, thời gian giao hàng, tăng sức mua, khẳng định vị thế về sản phẩm, uy tín của công
ty trên thị trường này
Khách hàng trực tiếp mua sản phẩm của công ty thương mại và nuớc ngoài kinh doanh trong lĩnh vực hàng may mặc và dệt kim, hàng thủ công mỹ nghệ: mây tre,