Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
36,3 KB
Nội dung
NHỮNG CƠ SỞLÝLUẬNVÀ NỘI DUNGCHỦYẾUVỀDOANHNGHIỆPVÀHOẠTĐỘNGCỦAHIỆPHỘIDOANHNGHIỆP 1.1 Một số nhận thức chung vềdoanhnghiệp 1.1.1 Doanhnghiệp Trong các cuốn Từ điển tiếng Việt, khái niệm "doanh nghiệp" được định nghĩa chưa rõ ràng và chưa bao quát hết các loại hình tổ chức kinh doanh. Khái niệm "doanh nghiệp" hiểu theo Luật Doanhnghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua tháng 12/2005 là "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài khoản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạtđộng kinh doanh". Tuy nhiên, vì luật này chỉ điều chỉnh các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng nên khái niệm doanhnghiệp qui định trong Luật như trên là theo nghĩa hẹp. Trong thực tế tại Việt Nam, số lượng các doanhnghiệp như trên là khoảng 100.000, trong khi các tổ chức kinh tế qui mô nhỏ như tổ, nhóm, hộ kinh doanh cá thể là hơn 2,5 triệu đơn vị. Các cơsở kinh tế này tuy nhỏ về qui mô, nhưng cũng thực hiện đầy đủ các công đoạn củahoạtđộng kinh doanh, có Giấy đăng ký kinh doanh do chính quyền cấp và cũng nộp thuế kinh doanh theo qui định của Nhà nước. Trong "Báo cáo định hướng chiến lược và chính sách phát triển doanhnghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2010" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì các cơsở kinh tế nói trên được định nghĩa thuộc khu vực doanhnghiệp vừa và nhỏ, tức cũng là các doanh nghiệp. Khái niệm doanhnghiệp được định nghĩa theo Giáo trình Kinh tế vi mô – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản năm 2007 là: “Doanh nghiệp là các đơn vị kinh tế cơsởcó chức năng sản xuất - kinh doanh hàng hoá, dịch vụ một cách hợp pháp theo nhu cầu của thị trường nhằm mục tiêu lợi nhuận hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội tối đa”. Theo định nghĩa này, về mặt lý thuyết, doanhnghiệp bao hàm tất cả các cơsở sản xuất - kinh doanh từ các tập đoàn kinh tế lớn đến các hộ gia đình kinh doanh cá thể. Nhưng trong thực tế quản lý ở nước ta hiện nay, pháp luật mới chỉ coi là doanhnghiệp các tổ chức kinh tế đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanhnghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật đầu tư nước ngoài.Hộ gia đình và kinh doanh cá thể chưa được coi là doanh nghiệp. Khái niệm "doanh nghiệp" sử dụng trong chuyên đề được hiểu theo nghĩa như sau: "doanh nghiệp" là các cơsở kinh tế có đăng ký kinh doanhvà thực hiện các hoạtđộng kinh doanh theo qui định của pháp luật. 1.1.2 Kinh doanhNói chung, chúng ta có thể hiểu một cách nôm na kinh doanh là buôn bán. Tuy nhiên không thể đồng nhất kinh doanhvà buôn bán là một.Có rất nhiều định nghĩa về nghề buôn bán có thể được tìm thấy trong ngôn từ mô tả các quá trình kinh doanh. Định nghĩa đầu tiên về nghề buôn bán, ra đời từ thế kỷ 18, coi đó là một thuật ngữ kinh tế mô tả quá trình chấp nhận những rủi ro của việc mua hàng ở một mức giá nào đó cố định để rồi bán lại với một mức giá khác không cố định. Về sau, các nhà bình luận đã mở rộng định nghĩa này và bao gồm trong đó cả việc tập trung các yếu tố sản xuất. Định nghĩa này đưa mọi người đến một câu hỏi khác là liệu việc buôn bán có một chức năng duy nhất hay không hay nó đơn thuần chỉ là một hình thức của việc quản lý. Đầu thế kỷ này, khái niệm đổi mới được đưa thêm vào định nghĩa về việc buôn bán. Đổi mới ở đây có thể là đổi mới quá trình, đổi mới thị trường, đổi mới sản phẩm, đổi mới yếu tố và thậm chí đổi mới về một cơ cấu. Các định nghĩa sau này mô tả công việc kinh doanhcó bao gồm cả việc thành lập các doanhnghiệp mới mà người thành lập nên chúng là những người buôn bán. Như vậy, trong quá trình kinh doanhcóhoạtđộng mua bán và kinh doanh chính là hoạtđộng đầu tư để thu lợi nhuận. Theo định nghĩa về kinh doanh trong Luật Doanhnghiệp năm 2005 thì “Kinh doanh là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” 1.1.3 Nhà doanhnghiệp Trong cuốn Từ điển tiếng Việt khái niệm nhà doanhnghiệp vẫn chưa được định nghĩa. Trong Giáo trình Quản lý kinh tế có đưa ra khái niệm "cán bộ quản lý sản xuất - kinh doanh": đó là những người trực tiếp điều hành hoạtđộngcủadoanhnghiệp với chế độ tự chủ hạch toán kinh doanh nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Trong thực tế, nhà doanhnghiệp thường được hiểu là những người giữ vị trí lãnh đạo đang trực tiếp quản lý, điều hành hoạtđộngcủadoanhnghiệp được thành lập vàhoạtđộng theo qui định của pháp luật. 1.2 Một số nhận thức chung vềHộidoanhnghiệp 1.2.1 Sự ra đời củaHộidoanhnghiệp Từ xa xưa, ông bà ta đã thấy lợi ích của sự liên kết và hợp tác, qua câu nói “buôn có bạn bán có phường”. Sự cạnh tranh theo kiểu ‘anh thắng có nghĩa là tôi thua’ đã không còn đúng hẳn, mà giờ đây xu hướng ‘cạnh tranh trong hợp tác’, tức cả hai cùng thắng, đã dần trở thành cung cách mới trong kinh doanh. Nhất là khi tài nguyên xã hội (vốn, kỹ thuật, quản lý, ý tưởng .) đã ngày càng dồi dào, không ai có thể giữ được lâu lợi thế cho riêng mình. Một tính chất khác có ảnh hưởng quan trọng đến xu hướng liên kết: sự phân khúc ngày càng nhỏ của thị trường. Một ví dụ: ngày nay, trong một đô thị lớn, không thể tìm đâu ra một nhà hàng có thể bán đủ món cho mọi đối tượng khách hàng, vì sở thích của người ta đã ngày càng phân nhánh đến hết mức, tới nỗicónhững nhà hàng chỉ chuyên bán món bún, hoặc món cuốn, hoặc bánh mỳ .; thế nhưng chính những nhà hàng ấy lại thành công hơn cả. Khi sự chuyên môn hoá lên đến cao độ, tất yếu dẫn đến nhu cầu liên kết cao độ. Nhà hàng sẽ cần đến nhà cung cấp rau chuyên nghiệp, rồi là quản lý, phục vụ, phụ bếp chuyên nghiệp, . ngoài ra còn phải liên kết với những đơn vị du lịch, công ty truyền thông, báo chí, . Sự cạnh tranh và quy luật đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanhnghiệp vừa và nhỏ phải có sự đoàn kết, chung lưng góp sức trước hết là vì sự tồn tại, vì lợi ích và tương lai của chính mình. Hơn lúc nào hết, sự ra đời của một tổ chức tập hợp, liên kết, hỗ trợ và đại diện giờ đây đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp, tạo môi trường cho các doanhnghiệp trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển, cung cấp đầy đủ các hoạtđộng hỗ trợ, xúc tiến, tư vấn phát triển cho các thành viên. Và các Hiệphộidoanhnghiệp ra đời để đáp ứng các nhu cầu đó. Như vậy, Hộidoanhnghiệp là tổ chức tự nguyện bao gồm những người có nhu cầu, mục đích, hoạtđộng không vì mục đích lợi nhuận, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng góp phần phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Ví dụ: Hộidoanhnghiệp trẻ Việt Nam, Hộidoanhnghiệp vừa và nhỏ…. 1.2.2 Sự cần thiết phải phát huy vai trò của Hội, Hiệphội trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, các Doanhnghiệp không còn được trợ cấp mang tính trực tiếp, cơ quan quản lý Nhà nước không còn là người “vừa đá bóng, vừa thổi còi” mà chỉ còn là trọng tài nên doanhnghiệp bước vào môi trường kinh doanh mới rất minh bạch với sự cạnh tranh hết sức quyết liệt. Mặt khác, tính liên kết giữa các doanhnghiệp Việt Nam chưa thực sự cao. Do đó, các doanhnghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường và nâng cao uy tín trên trường quốc tế nếu doanhnghiệpđứng đơn lẻ cho nên việc lắng nghe, nắm bắt tình hình hoạtđộngcủa các doanhnghiệpcủaHiệphội là cần thiết để tháo gỡ các khó khăn. Việc tập trung tư vấn, hướng dẫn cung cấp thông tin cho doanhnghiệpnhững vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, những cam kết của Việt Nam với WTO là vấn đề mà nhiều doanhnghiệp quan tâm. Cùng với các cơhội cho doanhnghiệp phát huy hết năng lực của mình, tuy nhiên với các quy định của WTO, các cam kết song phương, đa biên và các tập quán, thông lệ, luật pháp quốc tế…đã vượt khả năng hiểu biết của các doanhnghiệp kinh doanh trong nước theo tập quán thông thường. Vì thế, vai trò của các Hội, Hiệphội càng cần thiết với các doanhnghiệp trong việc hướng dẫn, hỗ trợ các doanhnghiệp trong kinh doanh. Bên cạnh đó, Hiệphội là tổ chức thích hợp nhất và không thể thay thế trong việc đánh giá chất lượng, điều phối hoạtđộngvà giải quyết mối quan hệ giữa các doanhnghiệp trong nội bộ lĩnh vực đó. Bám sát doanhnghiệpvà hơn nữa lại chính là đại diện cho tiếng nóicủa nhóm doanhnghiệp trong lĩnh vực, hiệphội sẽ nắm bắt một cách cụ thể và rõ ràng những vận hộivà thách thức của ngành, từ đó đưa ra những biện pháp mang tính chính sách để điều tiết một cách hài hoà giữa lợi ích của ngành trong mối tương quan với các lĩnh vực khác, cũng như trong quan hệ và cạnh tranh giữa các doanhnghiệp trong nội bộ ngành. 1.2.3 Các yếu tổ ảnh hưởng tới việc thành lập Hội, Hiệphộidoanhnghiệp ở Việt Nam Trên lý thuyết, thủ tục thành lập Hội, Hiệphội quy định rõ trong Luật vềHội được thông qua ở kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 11 qua đó cho thấy rõ hơn các bước thành lập Hội. Trước tiên, muốn thành lập một Hội cần phải có Ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập Hộicó ít nhất 3 sáng lập viên. Sáng lập viên là công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có hiểu biết chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực Hội dự kiến hoạt động, trừ người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án tước một số quyền công dân có liên quan; trường hợp sáng lập viên là tổ chức thì tổ chức đó phải được thành lập hợp pháp. Từ đó, ban vận độngcủaHội sẽ điều hành, cử người đứng đầu ban vận động, lập hồ sơ đăng ký thành lập Hội gửi Bộ Nội vụ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau khi được phê duyệt hồ sơ, Ban vận động phải tiến hành tổ chức Đại hội thành lập hội. Tuy nhiên, trên thực tế việc thành lập Hội , Hiệphội thường trải qua thời gian dài, qua nhiều quá trình, và chịu chi phối bởi nhiều yếu tố: Yếu tố thứ nhất ảnh hưởng đến quá trình thành lập Hội, Hiệphội chính là xu thế khách quan và sự đòi hỏi thành lập Hộicủa các thành viên. Yếu tố này là rất cần thiết để cho ra đời một Hội, Hiệphội tuy nhiên không phải là yếu tố chủ chốt. Việc liên kết các doanhnghiệp cùng ngành nghề với nhau vào một tổ chức Hội theo xu thế và đòi hỏi khách quan của thực tiễn nền kinh tế cần phải tiến hành thông qua một Ban vận động. Do đó, nếu chỉ cónhữngdoanhnghiệpcó nguyện vọng thành lập Hội mà chưa có một Ban vận động, một cơ cấu tổ chức thực sự củaHội thì Hội cũng chưa thể hình thành. Như Hiệphội Thủy sản Việt Nam ra đời trên cơsở sự liên kết của các doanhnghiệp Thủy sản trong quá trình kinh doanh phát triển sản phẩm và được điều hành bởi Ủy ban Trung ương Hội. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới việc thành lập và duy trì một Hội là yếu tố tổ chức. Trước hết đó là ban lãnh đạo, bộ máy. Bất kỳ một Hội, Hiệphội nào đều cần một tổ chức có tư cách pháp nhân có con dấu vàcó người lãnh đạo có đủ tầm nhìn và bao quát được hoạt động. Bộ máy nhân sự là hết sức quan trọng, bởi nếu muốn hoạtđộngcủaHội được tốt thì bộ máy nhân sự phải tốt đứng đầu tổ chức bộ máy là Ban lãnh đạo do Ban vận động bầu ra. Việc duy trì hoạtđộngcủaHội là do Bộ máy Hộihoạtđộngcó tốt hay không. Trên thực tiễn đến hơn 90% Hộihoạtđộng tốt do có bộ máy nhân sự và cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn vàcó quan hệ tốt với cơ quan hữu quan. Yếu tố cuối cùng làm ảnh hưởng tới quá trình thành lập Hội đó chính là kinh phí. Kinh phí giúp cho Ban vận độngcủaHộicó thể làm các thủ tục cần thiết trong việc thành lập Hội. Kinh phí còn giúp duy trì hoạtđộngcủa Hội. Nguồn kinh phí để tiến hành thành lập Hộicó thể lấy từ nguồn tài trợ, từ lệ phí ban đầu do các thành viên sáng lập tự nguyện đóng góp, hoặc do cơ quan sáng lập tài trợ…Do vậy, nguồn kinh phí có thể huy động từ nhiều nguồn cung cấp cho Ban vận động để có thể tiến hành thành lập Hội. 1.2.4 Chức năng hoạtđộngcủaHộidoanhnghiệp Các Hiệphộidoanhnghiệp thường có nhiều chức năng khác nhau tùy vào lĩnh vực và ngành mà hiệphội đó hoạt động.Tuy nhiên, chúng ta có thể chia ra các chức năng chính của các Hiệphôidoanhnghiệp như sau: Thứ nhất là chức năng đại diện quyền lợi.Đây là chức năng chính của đa số các Hiệphộidoanh nghiệp, nhất là nhữnghiệphội lớn, là đại diện và tăng cường quyền lợi hội viên trong các quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp củahội viên.Chức năng này bao gồm việc duy trì đối thoại với Chình phủ về luật và chính sách chi phối hoạtđộngcủadoanhnghiệpvà quan hệ với các cơ quan tổ chúc trong nước và nước ngoài. Thứ hai là dịch vụ hỗ trợ cho các nhà doanhnghiệp phát triển nghề nghiệp, trong hợp tác đầu tư, phát triển kinh doanh, trong học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và trình độ quản lý, điều hành doanh nghiệp. Thứ ba là diễn đàn cung cấp, trao đổi thông tin, ý kiến giữa các nhà doanhnghiệp trẻ với các cơ quan Đảng và nhà nước, các tổ chức xã hộivàdoanhnghiệp khác. 1.2.5 Nhiệm vụ của các Hiệphộidoanhnghiệp Căn cứ vào chức năng của các Hiệphộidoanhnghiệp mà chúng ta có thể phân chia ra các nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, các nhiệm vụ chính của các Hiệphộidoanhnghiệp được tập trung vào các nộidung sau: - Đoàn kết, tập hợp các nhà doanhnghiệp trong và ngoài nước, hỗ trợ hội viên mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau và với các doanhnghiệp khác. - Tổ chức các hoạtđộng hỗ trợ hội viên nâng cao trình độ quản lý, điều hành doanh nghiệp, phát triển hoạtđộng kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. - Phản ánh nhu cầu, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của các nhà doanhnghiệp với Đảng, Nhà nước và các tổ chức hữu quan vềnhữngchủ trương, chính sách và các vấn đề liên quan đến giới doanhnghiệp Việt Nam. - Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp củahội viên, chăm lo phát triển lực lượng doanhnghiệp cho đất nước. - Tổ chức hướng dẫn cho hội viên tham gia các hoạtđộng xã hội. - Tổ chức hoạtđộng giao lưu, hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài theo quy định của pháp luật, góp phần tích cực vào quá trình chủđộnghội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.6 Cơ cấu tổ chức chung của các HiệphộiCơ cấu tổ chức củahội gồm có: 1. Đại hội; 2. Ban lãnh đạo, bộ máy điều hành; 3. Ban kiểm tra; 4. Các tổ chức khác do điều lệ hội quy định. Cơ quan lãnh đạo cao nhất củahội là Đại hội. Nhiệm kỳ đại hội do điều lệ hội quy định, nhưng không quá 5 năm kể từ ngày kết thúc đại hội nhiệm kỳ trước. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất trên một phần hai tổng sốhội viên chính thức hoặc hai phần ba tổng số thành viên ban lãnh đạo hội đề nghị. Đại hội được tổ chức theo hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu do điều lệ hội quy định Nhữngnộidung quyết định tại đại hội gồm có: - Thông qua điều lệ hội; - Bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội; - Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hội, đổi tên hội; - Các vấn đề khác theo quy định của điều lệ hội. Ban lãnh đạo, ban kiểm tra 1. Ban lãnh đạo là cơ quan lãnh đạo củahội giữa hai nhiệm kỳ đại hội. 2. Ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra, giám sát việc chấp hành điều lệ hội. 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra do điều lệ hội quy định. Đứng đầu Bộ máy điều hành và thường trực của các Hiệphội được tổ chức gồm Ban thư ký và Văn phòng thường trực của Hội. - Ban thư ký: do Hội nghị Ban chấp hành bầu ra, là cơ quan điều hành hoạtđộngcủaHội giữa 2 kỳ họp của Ban chấp hành. Cơ cấu tổ chức đầy đủ của Ban thư ký gồm: + Tổng thư ký + Các Phó tổng thư ký + Các uỷ viên. Với một Hội lớn, có nhiều hoạtđộng thì Tổng thư ký cần là một chức danh chuyên trách mới đáp ứng được yêu cầu điều hành công việc. - Văn phòng thường trực: Là cơ quan giúp việc cho Ban thư ký và Ban chấp hành trong xử lý công việc hàng ngày của Hội. Văn phòng thường trực cùng với Tổng thư ký hợp thành một bộ máy chuyên trách điều hành, xử lý công việc hàng ngày của Hội. Bộ máy chuyên trách này có vai trò rất lớn trong hoạtđộngcủa Hội. Như vậy bộ máy chuyên trách là không thể thiếu đối với tổ chức Hiệphội kinh phí duy trì bộ máy này lấy từ kinh phí củaHiệp hội. Về mặt nhân sự, những chức danh chuyên trách này do Hiệphộivàcơ quan chủ quản cùng thống nhất chọn lựa, cũng có thể tổ chức thi tuyển những người phù hợp từ bên ngoài, Hội ký hợp đồng tuyển dụng rồi bồi dưỡng, đào tạo thêm vềnghiệp vụ công tác Hội. Để thực hiện vai trò nòng cốt trong Hộidoanhnghiệp Việt Nam cần chọn lựa cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ phù hợp cử sang giữ vị trí chuyên trách trong Ban thư ký để giúp Hội trong công tác điều hành. 1.3 Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanhnghiệpvàHiệphộidoanh nghiệp. 1.3.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanhnghiệpHội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X họp tháng 12-2005 về việc "tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phấn đấu hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2020", đã đưa ra nhữngchủ trương chính sách lớn đối với các doanhnghiệp như sau: 1- Khuyến khích phát triển các Hiệp hội, CLB các nhà kinh doanh, hàng năm có hình thức lựa chọn, biểu dương, khen thưởng các nhà kinh doanh giỏi, nhằm động viên, cổ vũ các nhà doanhnghiệpcóđóng góp lớn cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. 2- Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, gắn với nguồn nguyên liệu nông sản, thuỷ sản, sản xuất hàng xuất khẩu và các mặt hàng tiêu dùng . nhất là điện tử, kể cả dịch vụ phần mềm tin học. Chú ý phát triển các ngành công nghiệp tốn ít vốn, thu hút nhiều lao động . Coi trọng phát triển ngành cơ khí (kể cả chế tạo, lắp ráp và sửa chữa) theo hướng đầu tư chiều sâu để cải tạo các cơsở hiện cóvà phát triển một sốcơsở mới có điều kiện. 3- Nhà nước đảm nhận việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bên ngoài doanh nghiệp, phát triển thị trường vốn, đào tạo nguồn nhân lực, giúp đỡ về nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, tiếp thị, thông tin, thị trường, giành ưu tiên về đất, vốn, thuế, lao động được đào tạo cho việc đầu tư, sản xuất hàng xuất khẩu và đổi mới thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp. 4- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý Trung ương và địa phương đối với các doanhnghiệp trong việc phát triển thị trường xuất khẩu, đàm phán và ký kết các thoả thuận song phương và đa phương. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Ban hành quy chế cho các doanhnghiệpvàHộidoanhnghiệp lập cơ quan đại diện, chi nhánh ở nước ngoài. Nghiên cứu sử dụng các tổ chức dịch vụ và tổ chức môi giới quốc tế, khuyến khích các doanh nhân và tổ chức có khả năng và điều kiện ở trong nước, cũng như người Việt Nam ở nước ngoài tham gia tích cực vào việc tìm hiểu, tiếp cận và thâm nhập thị trường thế giới. 5- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn . Tổ chức các cơsở công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản theo hướng gắn kết với các đơn vị cung cấp nguyên liệu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ. 6- Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau được phát triển chủyếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở nhữngnơicó nhiều ruộng đất.Khuyến khích việc khai phá đất hoang vào mục đích phát triển cây dài ngày. 7- Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanhnghiệp sản xuất và sử dụng sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nhất là các doanhnghiệp vừa và nhỏ có sức cạnh tranh với nước ngoài. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực bao gồm cả bồi dưỡng kỹ năng lao động, đào tạo kỹ thuật viên và hình thành đội ngũ các nhà kinh doanh giỏi ở nông thôn. 8- Thực hiện cơ chế lưu thông thật sự thông thoáng trên thị trường trong nước, phát triển các loại hình kinh doanh kết hợp công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu theo phương thức ký kết hợp đồng dài hạn với nông dân. Những quan điểm,chủ trương, chính sách lớn trên đây chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta luôn luôn khuyến khích tạo điều kiện cho các doanhnghiệp phát triển. Đồng thời còn chỉ rõ đối tượng, địa bàn, loại hình doanhnghiệp cần đầu tư phát triển và hàng năm còn có hình thức lựa chọn, suy tôn, thông qua các Hiệphội để khen thưởng các nhà doanhnghiệp kinh doanh giỏi. [...]... có tổ chức Hộidoanhnghiệp tuy qui mô vàhoạtđộng rất khác nhau Nghiên cứu tình hoạtđộngcủa một sốHộidoanhnghiệpcủa thế giới, đặc biệt qua nghiên cứu sâu tổ chức vàhoạtđộngcủaHộidoanhnghiệp trẻ Hoa Kỳ, Hộidoanhnghiệp trẻ Nhật Bản, Hộidoanhnghiệp trẻ Anh, Hộidoanhnghiệp trẻ quốc tế và Tổ chức các Chủ tịch doanhnghiệp trẻ quốc tế, có thể rút ra những nét khái quát sau: Về tổ chức:... trọng và đảm bảo quyền lập Hộidoanhnghiệpcủa - doanh nghiệpvà tạo điều kiện cho Hộihoạtđộngvà phát triển Thứ hai, doanh nghiệpvà các thành phần kinh tế có quyền lập Hội, gia nhập hội, - ra khỏi hội theo quy định của luật vềHộivà các quy định khác của pháp luật có liên quan Thứ ba, Hiệphội các doanhnghiệpcó nhiệm vụ cung cấp các thông tin, các - chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp, và cung... các doanhnghiệp tìm kiếm đối tác, thị trường, khách hàng 1.4 Bài học kinh nghiệm về nâng cao khả năng hoạtđộngcủa các Hộidoanhnghiệpcủa các nước trên thế giới 1.4.1 Kinh nghiệm xây dựngvà phát triển của một sốHộidoanhnghiệp trên thế giới Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tổ chức HộidoanhnghiệpNhững tổ chức này rất khác nhau về ngôn ngữ, tên gọi, tiêu chí hội viên, tiêu chí hoạt động, ...Từ nhữngchủ trương trên đã mở ra những hướng mới tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà doanhnghiệp phát triển tài năng, đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước 1.3.2 Quan điểm của Đảng về phát triển các Hiệphộidoanhnghiệp Hiện nay, chưa có văn bản trực tiếp nào của Đảng về phát triển Hiệphộidoanhnghiệp Tuy nhiên trong dự thảo Quy định về phát triển Hiệp hội. .. mạnh Vềnộidunghoạt động: Mỗi tổ chức DNT đều cónhững nét hoạtđộng rất riêng Hội DNT Quốc tế (JCI) phát triển vàhoạtđộng theo 5 lĩnh vực lớn: Kinh doanh: cung cấp cho hội viên cơhộivà các mối quan hệ cần thiết để phát triển kinh doanh thông qua hàng loạt diễn đàn doanhnghiệp toàn cầu Quản trị: tổ chức các khoá huấn luyện quản lýdoanh nghiệp, kinh nghiệm quản lý hành chính bằng việc giúp các hội. .. khăn Về tổ chức thực hiện Cần áp dụng chế độ Đại hội toàn thể hội viên Trong Đại hội toàn thể Hội viên, các Hội viên củaHiệphộicó quyền nêu ra các yêu cầu trong mọi lĩnh vực công tác củaHiệphộiđồng thời được biểu quyết đối với kế hoạch củaHiệphội Cần thực hiện chế độ tự chủvề kinh phí nhất là nguồn kinh phí thu từ hội viên Các đơn vị tham gia và các hoạtđộngcủaHiệphộinhưng không phải là hội. .. phát triển Hiệphộidoanhnghiệp Đảng và nhà nước ta đã cónhững quan tâm đáng kể để hiệphội các doanhnghiệp phát triển, tạo điều kiện cho các doanhnghiệp tham gia sinh hoạt, trao đổi thông tin bắt kịp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Trong buổi thảo luận Dự thảo Luật về Hội, cũng cho thấy, Đảng và nhà nước ta luôn khuyến khích các doanhnghiệp tham gia vào các tổ chức Hội Cụ thể: Thứ nhất,... sốHộidoanhnghiêp thể giới cho thấy, hoạtđộngcủa Hội, câu lạc bộ doanhnghiệp chỉ mạnh và ổn định khi được tổ chức tốt, đặc biệt là có bộ máy lãnh đạo và bộ máy điều hành đủ năng lực Vềcơ cấu tổ chức phải gọn và tinh - Việc lựa chọn cán bộ phải có chuyên môn, những người lãnh đạo củaHiệphội phải do quá trình Hiệp thương bầu ra Các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực đều do Chủ. .. đónghội phí cao hơn các hội viên chính thức Các hội viên chính thức có quyền xem xét và dự toán kinh phí củaHiệphộiVề phát huy vai trò củaHiệphội - Các DN có nhu cầu và thích giao lưu, gặp gỡ, Hội DN cần tổ chức buổi sinh hoạtcó hình thức mềm mại, tạo điều kiện về thời gian và không gian cho việc gặp gỡ, giao lưu củahội viên - Trong 1 năm Hội DN cần tổ chức 2 - 3 hoạtđộng lớn cónộidung thiết... khác Hộiđồng khu Dohoku Hộiđồng khu Tohoku Hộiđồng khu Doo Hộiđồng khu khác Hộiđồng khu Chiba Hộiđồng các khu khác Uỷ ban về công ước quốc gia Uỷ ban tổ chức các nhóm ngành công nghiệp Uỷ ban quản lý cung cấp ấn phẩm và kết nạp thành viên Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Hộidoanhnghiệp trẻ Nhật Bản (Nguồn: JJC Organization Chart, 1995, Japan) Vềhội viên: Hội viên của các tổ chức này phần lớn là các chủ . NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP 1.1 Một số nhận thức chung về doanh nghiệp 1.1.1 Doanh nghiệp. Đảng và nhà nước, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp khác. 1.2.5 Nhiệm vụ của các Hiệp hội doanh nghiệp Căn cứ vào chức năng của các Hiệp hội doanh nghiệp