Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
61,27 KB
Nội dung
CƠ SỞLÝLUẬNVỀCÔNGTÁC TIỀN LƯƠNG 1. Khái niệm tiềnlương và côngtáctiềnlương 1.1. Khái niệm, bản chất tiềnlương Hiện nay có nhiều cách hiểu vềtiền lương. Ở mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi đất nước khác nhau thì khái niệm vềtiềnlương là khác nhau. Ở nước ta trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, tiềnlương được hiểu là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối một cách có kế hoạch theo sốlượng và chất lượng mà người lao động đã cống hiến và hao phí. Trong nền kinh tế thị trường, tiềnlương là sốtiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Theo điều 55 của Bộ Luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềnlương là sốtiền do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), tiềnlương là sự trả công hoặc thu nhập với tên gọi hay cách tính thế nào mà có thể biểu hiện bằng tiền, được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hợp đồng lao động được viết ra hoặc bằng miệng cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện. Với các khái niệm trên, tiềncông chỉ là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương. Về bản chất tiềnlương và tiềncông đều là giá cả sức lao động, là quan hệ lợi ích trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. 1.2. Khái niệm côngtáctiềnlươngCôngtáctiềnlương là hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Côngtáctiềnlương là toàn bộ những hoạt động liên quan đến việc hình thành, quản lý và phân phối tiền lương. Các hoạt động đó được thực hiện trên cơsở các quyết định của nhà nước, của ngành có liên quan. Vì vậy các doanh nghiệp tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mình để thực hiện côngtáctiềnlương hiệu quả nhất. 2.Vai trò của côngtáctiềnlương 2.1. Chức năng của tiềnlương 2.1.1. Thước đo giá trị sức lao động Khi người lao động hoàn thành một công việc nào đó họ sẽ nhận được tiền lương. Tiềnlương lúc này đã trở thành thước đo giá trị sức lao động của người lao động. Khi giá trị sức lao động thay đổi thì tiềnlương cũng phải thay đổi theo để đo lường giá trị sức lao động, muốn đo được thì bản thân nó phải phản ánh đúng giá trị sức lao động. 2.1.2. Tái sản xuất SLĐ Trong quá trình lao động SLĐ bị tiêu hao để bù đắp lại thì con người phải ăn uống, nghỉ ngơi, tiêu dùng…Khi đó người lao động sử dụng tiềnlương của mình để duy trì cuộc sống và tiếp tục quá trình sản xuất. Muốn thực hiện được chức năng này thì tiềnlương phải đủ lớn. Nếu không thực hiện được thì sức khỏe người lao động sẽ không được đảm bảo và không thực hiện được công việc. 2.1.3. Kích thích sản xuất phát triển Con người không chỉ muốn thỏa mãn về nhu cầu vật chất mà còn muốn thỏa mãn về nhu cầu tinh thần. Khi người lao động có nhu cầu và nhu cầu đó có thể được thực hiện thông qua tiềnlương thì họ sẽ thấy được ý nghĩa của tiền lương. Nhu cầu đó càng cao càng thúc đẩy người lao động tích cực làm việc. Để thực hiện tốt chức năng này thì tiềnlương phải đủ lớn và phải tổ chức tốt việc trả lương, phân biệt được những người làm tốt và những người không làm tốt công việc được giao. 2.1.4. Chức năng tích luỹ Đối với người lao động khi nhận được tiềnlương một phần họ sẽ tiêu dùng phần còn lại họ sẽ tích luỹ. Sốtiền tích lũy đó họ có thể cất giữ hoặc gửi tiết kiệm. Đây là một trong những nguồn hình thành vốn rất hiệu quả đối với xã hội. Hơn nữa những người có thu nhập cao sẽ phải đóng một phần thuế thu nhập và do đó góp phần làm tăng nguồn thu của chính phủ. 2.2. Vai trò của côngtáctiềnlương Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì việc thực hiện CTTL đều rất được coi trọng. Nếu tổ chức thực hiện tốt CTTL sẽ tạo nên sự phấn khởi cho người lao động và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng đồng lòng vì sự phát triển của doanh nghiệp. Với bầu không khí làm việc thoải mái, các chế độ chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý sẽ khuyến khích người lao động làm việc, từ đó làm tăng NSLĐ cá nhân và làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây là điều kiện để giảm giá thành, hạ giá cả, tăng cường tích luỹ và giành thắng lợi trong cạnh tranh. Ngược lại khi côngtáctiềnlương không thực hiện tốt, thiếu công bằng thì nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đó là sự đấu tranh quyền lợi, sự tranh cãi, ganh tị giữa những người lao động trong doanh nghiệp. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của nhiều doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải đặc biệt coi trọng CTTL, côngtác này càng thực hiện tốt thì doanh nghiệp càng phát triển. 3. Nội dung của côngtáctiềnlương 3.1. Xây dựng quỹ lương 3.1.1. Cơsở để xây dựng quỹ lương Xác định tiềnlương tối thiểu của doanh nghiệp Tiềnlương tối thiểu là sốtiền được qui định để trả công cho lao động giản đơn nhất trong điều kiện trung bình của xã hội. Tiềnlương tối thiểu được xác định trên cơ sở: - Tiềnlương tối thiểu do nhà nước qui định - Hệ số điều chỉnh tăng thêm : k đc Tl minDN = (1 + k đc )Tl min k đc = k 1 + k 2 k 1 : Hệ số tăng thêm ngành k 2 : Hệ số tăng thêm vùng Tl minDN không được thấp hơn Tl min chung Xác định lao động định biên Mức lao động tổng hợp tính theo công thức sau: L đb = L ch + L pv + L bs +L ql Trong đó: L đb : Lao động định biên của công ty L ch : Lao động chính định biên L pv : Lao động phụ trợ, phục vụ định biên L bs : Lao động bổ sung định biên để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ. L ql : Lao động quản lý định biên Xây dựng đơn giá tiềnlương Đơn giá tiềnlương là lượngtiền trên một đơn vị lao động. Đơn vị lao động có thể là: một giờ lao động, một ngày lao động, một sản phẩm của người lao động tạo ra. Xây dựng đơn giá tiềnlương được tiến hành qua các bước: Bước 1: Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương. Có thể lựa chọn nhiệm vụ năm kế hoạch bằng các chỉ tiêu sau: - Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm qui đổi) bằng hiện vật - Tổng doanh thu hoặc tổng doanh số - Tổng thu trừ tổng chi - Lợi nhuận Bước 2: Xác định quỹ tiềnlương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương. Quỹ tiềnlương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiềnlương được xác định theo công thức: ∑ Vkh = { L đb x Tl minDN x (H cb + H pc ) + V vc } x 12 tháng Trong đó: L đb : Lao động định biên Tl minDN : Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp H cb : Hệ sốlương cấp bậc công việc bình quân H pc : Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiềnlương V vc : Quỹ tiềnlương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp Bước 3: Xác định đơn giá tiền lương. * Tính trên đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi) Công thức tính đơn giá: V đg = V giờ x T sản phẩm Trong đó: V đg : Đơn giá tiềnlương V giờ : Tiềnlương giờ T sản phẩm : Mức lao động của đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi * Tính trên doanh thu Công thức xác định đơn giá: V đg = ∑ ∑ Tkh Vkh Trong đó: V đg : Đơn giá tiềntiềnlương ∑ Vkh : Tổng quỹ tiềnlương năm kế hoạch ∑ Tkh : Tổng doanh thu kế hoạch * Tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí Công thức xác định đơn giá: V đg = ∑ ∑ ∑ − CkhTkh Vkh Trong đó: V đg : Đơn giá tiềnlương ∑ Vkh : Tổng quỹ tiềnlương năm kế hoạch ∑ Tkh : Tổng doanh thu năm kế hoạch ∑ Ckh : Tổng chi phí kế hoạch * Tính trên lợi nhuận Công thức xác định đơn giá tiền lương: V đg = ∑ ∑ Pkh Vkh Trong đó: V đg : Đơn giá tiềnlương ∑ Vkh : Tổng quỹ tiềnlương năm kế hoạch ∑ Pkh : Lợi nhuận kế hoạch 3.1.2. Xây dựng quỹ tiềnlương Quỹ tiềnlương là tổng sốtiền trả cho người lao động. Tổng quỹ tiềnlương chung năm kế hoạch không phải để xây dựng đơn giá tiềnlương mà để lập kế hoạch tổng chi vềtiềnlương của doanh nghiệp được xác định theo công thức: ∑ Vc = ∑ Vkh + V pc +V bs + V tg Trong đó: ∑ Vc : Tổng quỹ tiềnlương chung năm kế hoạch ∑ Vkh : Tổng quỹ tiềnlương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiềnlương V pc : Quỹ kế hoạch các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác không được tính trong đơn giá tiềnlương theo quy định V bs : Quỹ tiềnlương bổ sung theo kế hoạch V tg : Quỹ tiềnlương làm thêm giờ được theo kế hoạch, không vượt quá số giờ làm thêm qui định của bộ luật lao động 3.2. Phân phối tiềnlương 3.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian Hình thức trả lương theo thời gian là tiềnlương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Theo hình thức này tiềnlương của công nhân phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là thời gian thực tế làm việc và mức lương. Tiềnlương người lao động nhận được: TL tg = S x T Trong đó: TL tg : Tiềnlương theo thời gian S : Suất lương của người lao động T : Thời gian người lao động làm việc Ưu, nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian. * Ưu điểm: - Người lao động quan tâm đến chất lượng sản phẩm - Không mất thời gian nghiệm thu sản phẩm, định mức lao động. * Nhược điểm: Không khuyến khích người lao động sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc. Điều kiện để áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có hiệu quả đó là: - Phải quản lý chặt chẽ thời gian người lao động làm việc. - Phải thực hiện chấm công cho người lao động chính xác - Phải bố trí đúng người đúng việc - Phải làm tốt côngtác giáo dục chính trị tư tưởng để tránh làm việc chiếu lệ. Hình thức tiềnlương trả theo thời gian gồm hai chế độ: * Trả lương theo thời gian giản đơn. + Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn là chế độ là chế độ trả lương mà tiềnlương nhận được của người lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc thực tế và cấp bậc công nhân. + Đối tượng áp dụng: Là những công việc khó xác định định mức lao động và khó đánh giá công việc chính xác. * Trả lương theo thời gian có thưởng + Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng là sự kết hợp của tiền thưởng và chế độ trả lương theo thời gian giản đơn khi đạt những chỉ tiêu vềsốlượng và chất lượng đã quy định. + Đối tượng áp dụng: Chủ yếu áp dụng đối với những công việc phục vụ. 3.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra. Theo hình thức này tiềnlương của người lao động nhận được phụ thuộc vào đơn giá và sốlượng sản phẩm chế tạo đảm bảo chất lượng. Tiềnlương người lao động nhận được: TL sp = ĐG x SP Trong đó: TL sp : Tiềnlương theo sản phẩm ĐG : Đơn giá tiềnlương đối với một đơn vị sản phẩm SP : Sốlượng sản phẩm Ưu, nhược điểm. * Ưu điểm: - Khuyến khích tăng NSLĐ - Nâng cao tính chủ động trong công việc - Khuyến khích người lao động tự nâng cao trình độ. * Nhược điểm: - Xếp bậc công việc, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm đòi hỏi công phu và cần nhiều thời gian. - Người lao động ít quan tâm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Điều kiện để áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm có hiệu quả: - Xếp bậc công việc phải chính xác - Bố trí công nhân hợp lý phù hợp với cấp bậc công việc - Định mức lao động chính xác Các chế độ trả lương theo sản phẩm: * Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân + Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là chế độ mà tiềnlương được trả trực tiếp cho người lao động khi họ hoàn thành sản phẩm đảm bảo chất lượng. + Đối tượng áp dụng là những nơi tính chất lao động tương đối độc lập. * Trả lương theo sản phẩm gián tiếp cá nhân + Trả lương theo sản phẩm gián tiếp cá nhân là chế độ mà tiềnlương của người lao động phụ thuộc vào mức tiềnlương của công nhân phụ và mức độ hoàn thành tiêu chuẩn sản phẩm của nhóm công nhân chính do người công nhân phụ có trách nhiệm phục vụ. + Đối tượng áp dụng là những công nhân phụ mà công việc của họ ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng tiềnlương theo sản phẩm. * Trả lương theo sản phẩm tập thể. + Trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ mà tiềnlương của người lao động nhận được phụ thuộc vào đơn giá tập thể, sốlượng sản phẩm mà tập thể làm ra đảm bảo chất lượng và phương pháp chia lương. + Đối tượng áp dụng là những công việc có sự phối hợp của nhiều người và NSLĐ chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp của các thành viên trong nhóm. * Trả lương khoán + Trả lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượngcông việc phải hoàn thành trong một thời gian nhất định. + Đối tượng áp dụng là những công việc được giao khoán cho công nhân, chủ yếu là trong ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản,… * Trả theo sản phẩm có thưởng và trả theo sản phẩm luỹ tiến + Trả theo sản phẩm có thưởng và trả theo sản phẩm luỹ tiến là hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với hình thức tiền thưởng khi người lao động cósốlượng sản phẩm thực hiện trên định mức quy định. + Đối tượng áp dụng là những công việc mà công việc đó là những khâu chủ yếu trong dây chuyền sản xuất, để giải quyết sự đồng bộ trong sản xuất, thúc đẩy tăng NSLĐ ở các khâu khác có liên quan trong dây chuyền sản xuất. 4. Sự cần thiết phải hoàn thiện côngtáctiềnlươngTiềnlươngcó ý nghĩa và vai trò rất quan trọng không chỉ đối với người lao động mà còn đối với cả doanh nghiệp . Đối với người lao động tiềnlương nuôi sống bản thân, bố mẹ, con cái và gia đình họ. Tiềnlương được nhận thỏa đáng sẽ động viên khích lệ họ cống hiến cho doanh nghiệp, làm tăng NSLĐ. Mặt khác khi NSLĐ tăng thì lợi nhuận tăng, quỹ tiềnlương lớn và nguồn phúc lợi doanh nghiệp trả cho người lao động sẽ lớn. Khi đó người lao động sẽ gắn bó và có trách nhiệm đối với doanh nghiệp. Hơn nữa, tiềnlương còn phản ánh sự đóng góp của người lao động đối với doanh nghiệp. Nếu người lao động được nhận mức lương cao có nghĩa là sự [...]... được chặt chẽ nên hiệu quả làm việc chưa cao Xuất phát từ vai trò của tiềnlương và những hạn chế còn tồn tại của côngtác tiền lương thì việc hoàn thiện côngtáctiềnlương là rất cần thiết bởi tiềnlương là phần thu nhập chủ yếu của người lao động nên động lực để người lao động làm việc trước hết là vì tiềnlươngCôngtáctiềnlương thực hiện tốt sẽ kích thích người lao động làm việc, do đó đem lại... nào cũng thực hiện tốt côngtáctiềnlương Còn nhiều doanh nghiệp trả lương chưa thỏa đáng với sự đóng góp của người lao động Điều đó xuất phát từ sự việc xếp bậc công việc, định mức lao động thiếu chính xác, hiện tượng bù bậc vẫn còn nhiều Do đó ảnh hưởng đến đơn giá tiềnlương và việc trả lương theo sản phẩm Ngoài ra sự quản lývề thời gian làm việc đối với người lao động hưởng lương theo thời gian... đó tiềnlương cao sẽ thúc đẩy người lao động tự nâng cao năng lực, hoàn thiện bản thân, Ngoài ra có thể sử dụng tiềnlương như một công cụ để đào thải người lao động mà doanh nghiệp không muốn thuê bằng cách trả lương thấp hơn mức lương của thị trường thì tự họ sẽ phải rời bỏ doanh nghiệp Như vậy có thể khẳng định lại một lần nữa rằng tiềnlươngcó vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ tổ chức, công. .. trong doanh nghiệp và tác động đến mặt tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp Bên cạnh đó tiềnlương còn giúp họ có vị thế trong gia đình Nếu doanh nghiệp trả lương không hợp lý thì các nhu cầu của người lao động sẽ không được đảm bảo, buộc họ phải đi làm thêm ở ngoài hoặc bỏ việc Như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp, tiềnlương là một yếu tố của... muốn tiết kiệm tiềnlương để tiết kiệm chi phí vừa phải trả lương tương xứng với sự đóng góp của người lao động nên đây là vấn đề mà doanh nghiệp rất quan tâm Doanh nghiệp phải tìm cách hiện đại hóa các trang thiết bị, cải tiến các qui trình kỹ thuật để sản xuất mang lại hiệu quả, từ đó giảm giá thành sản phẩm Có như vậy doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường Do đó tiềnlương cao không . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG 1. Khái niệm tiền lương và công tác tiền lương 1.1. Khái niệm, bản chất tiền lương Hiện nay có nhiều cách hiểu về. vai trò của tiền lương và những hạn chế còn tồn tại của công tác tiền lương thì việc hoàn thiện công tác tiền lương là rất cần thiết bởi tiền lương là phần