1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã Hùng An, Huyện Bắc Quang

94 44 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn tới là: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông ngh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LINH THỊ QUỲNH DIỄM

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HÙNG AN, HUYỆN BẮC QUANG,

TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Khoa: Kinh tế và PTNT Khóa học: 2015 - 2019

Thái nguyên, năm 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LINH THỊ QUỲNH DIỄM

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HÙNG AN, HUYỆN BẮC QUANG,

TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Lớp: K47 – PTNT - N01 Khoa: Kinh tế và PTNT Khóa học: 2015 - 2019

Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Quốc Huy Cán bộ hướng dẫn: Tống Xuân Ngự

Thái nguyên, năm 2019

Trang 3

Để hoàn thành khoá luận này trước tiên em xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Em đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm

sâu sắc của thầy giáo Th.S Nguyễn Quốc Huy đã giúp đỡ em trong suốt thời

gian thực tập để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này

Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các cán bộ tại Ủy ban nhân dân

xã Hùng An và toàn bộ người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, điều tra và nghiên cứu tại cơ sở

Trong quá trình nghiên cứu do có những lý do chủ quan và khách quan nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để giúp em hoàn thành khoá luận được tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên,ngày tháng năm 2019

Sinh viên

LINH THỊ QUỲNH DIỄM

Trang 4

Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Hùng An năm 2017 25

Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng 1 số cây trồng chính của xã Hùng An năm 2017: 28

Bảng 4.3: Kết quả chăn nuôi của xã Hùng An 3 năm qua: 30

Bảng 4.4: Dân số, lao động xã Hùng An năm 2017: 31

Bảng 4.5: Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM xã Hùng An 33

Bảng 4.6 Tổng hợp các tiêu chí đã đạt và chưa đạt của xã Hùng An 55

Bảng 4.7 Nguồn thu nhập của hộ gia đình năm 2017 57

Bảng 4.8 Số hộ dân được tiếp cận thông tin về chương trình NTM 58

Bảng 4.9 Nhận thức của người dân 3 thôn về xây dựng NTM 59

Bảng 4.10: Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới 60

Bảng 4.11 Ý kiến của cán bộ UBND xã Hùng An về xây dựng nông thôn mới 61

Bảng 4.12 Phân tích SWOT 63

Trang 5

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TNCS HCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Trang 6

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

Phần 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của để tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa học tập 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4

2.1.3 Vai trò của nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội 8

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 9

2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của 1 số nước trên thế giới 9

2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 11

2.3 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số tỉnh 16

2.3.1 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cao Bằng 16

2.3.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Điện Biên 17

2.3.3 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên 18

2.4 Bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới 19

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 21

Trang 7

3.1.2.Phạm vi nghiên cứu 21

3.2 Nội dung nghiên cứu 21

3.3 Phương pháp nghiên cứu 22

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 22

3.3.2 Phương pháp xử lí thông tin số liệu 23

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hùng An - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang 24

4.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 24

4.1.2 Nguồn tài nguyên 25

4.2 Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hùng An - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang 28

4.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội 28

4.3.Thực trạng xây dựng Nông thôn mới tại xã Hùng An 31

4.3.1.Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã 31

4.3.2 Kết quả tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 33

4.3.3 Nguyên nhân các tiêu chí chưa đạt 56

4.3.4 Người dân với vấn đề xây dựng nông thôn mới (3 thôn Tân Hùng, Hùng Thắng, Hùng Tiến) 57

4.3.5 Đánh giá của người dân về xây dựng nông thôn mới 58

4.3.6.Nhận thức của người dân về xây dựng NTM tại địa phương 59

4.3.7.Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng NTM 60

4.3.8.Ý kiến của cán bộ UBND xã Hùng An về xây dựng nông thôn mới 61

4.4.Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại xã Hùng An 63

Trang 8

tới 66

4.5.1 Quan điểm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hùng An 66

4.5.2 Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng NTM trên địa bàn xã Hùng An 67

Phấn 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

5.1.Kết luận 77

5.2.Kiến nghị 78

5.2.1 Đối với xã Hùng An 78

5.2.2 Đối với người dân trong xã Hùng An 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC

Trang 9

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của để tài

Phát triển nông thôn toàn diện đang là vấn đề cấp bách hiện nay trên phạm vi cả nước Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng

đã chỉ rõ định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn tới là:

“Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn phát triển kinh tế với xây dựng NTM (Nông thôn mới) có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức hợp lý, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh xã hội được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, gắn phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng” Xây dựng NTM là mục tiêu của quốc gia, nhằm tạo ra sự chuyển biến về mọi mặt trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị Nhưng do nhận thức chưa thống nhất việc chỉ đạo đầu tư còn phân tán nên kết quả đạt được còn hạn chế và việc xây dựng NTM còn nhiều khó khăn cần khắc phục [1]

Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện Trong hơn 6 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, đến nay xã Hùng An đã đạt được 11/19 tiêu chí, kết quả đạt được đã dần góp phần làm thay đổi một phần diện mạo nông thôn Tuy vậy, xã Hùng An còn có nhiều khó khăn như: Địa bàn rộng, đông dân cư, trình độ dân trí còn thấp chưa phát triển đồng đều, sự hiểu biết của người dân còn hạn chế, một số cán

bộ và nhân dân còn chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, công tác tuyên truyền chưa được sâu rộng Vì vậy,

Trang 10

để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong chương trình xây dựng nông thôn

mới nên em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Hùng An - huyện Bắc Quang - tỉnh

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đánh giá thực trạng việc xây dựng NTM tại xã Hùng An theo các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn

xã, tìm ra những thuận lợi, khó khăn cần khắc phục trong việc xây dựng nông thôn mới

Xác định vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện các tiêu chí trên địa bàn xã

Phân tích được những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong xây dựng NTM ở xã Hùng An huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang

Đề xuất được một số giải pháp nhằm thực hiện xây dựng NTM được hiệu quả hơn

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa học tập

Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên tổng hợp và củng cố kiến thức đã học

Trang 11

Có được tư duy một cách logic và biết cách vận dụng những kiến thức

đã học vào thực tế, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn

và cũng là cơ hội để gặp gỡ, học tập trao đổi kiến thức với những người có kinh nghiệm và người dân địa phương

Quá trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân mỗi sinh viên

Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các

cơ quan trong ngành và các sinh viên các khóa tiếp theo

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo địa phương đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng nông thôn mới một cách hợp lý, có hiệu quả để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Hùng An và các xã khác

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Bộ, Ngành có liên quan xem xét trong việc điều chỉnh, bổ sung các chính sách trong việc thực hiện xây dựng NTM

Trang 12

Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1 Các khái niệm về nông thôn

* Khái niệm nông thôn:

Cho đến nay, vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác nào được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về nông thôn,

và khi nói về nông thôn người ta thường đặt nó trong mối tương quan với đô thị

Trong từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, nông thôn được định

nghĩa “là khu vực tập trung chủ yếu dân cư làm nghề nông” Thành thị được định nghĩa “là khu vực dân cư làm các ngành nghề ngoài nông nghiệp” Hai

định nghĩa nêu trên mới chỉ nói lên một đặc điểm cơ bản khác nhau giữa nông thôn và thành thị

Thực tế sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị không phải chỉ ở đặc điểm nghề nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau về mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội

Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn, thường bao quanh các đô thị Những vùng đất đai này khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn Về kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị Trình độ phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa cũng kém hơn đô thị

Về xã hội, trình độ học vấn, điều kiện cho giáo dục, y tế, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn thấp hơn dân cư thành thị Tuy nhiên những di sản văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thường phong phú hơn thành thị

Quan điểm khác lại nêu ra chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường phát triển hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường Nhưng có ý kiến khác

Trang 13

lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính của dân cư trong vùng đều từ sản xuất nông nghiệp Những quan điểm này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng nước Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối theo thời gian, theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội

Khái niệm về nông thôn chỉ có tích chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể

hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều

nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá,

xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”[2]

Như vậy khi nói về nông thôn người ta nghĩ ngay đến các hoạt động nông nghiệp và những hoạt động, tổ chức liên quan đến nông nghiệp

* Khái niệm về phát triển nông thôn :

Phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo sự bền vững về môi trường, ngày nay vấn đề phát triển nông thôn bền vững được đặt ra nhằm tạo ra sự phát triển lâu dài, ổn định không những cho các vùng nông thôn mà còn đối với cả quốc gia Có thể hiểu phát triển nông thôn bền vững một cách ngắn gọn là sự phát triển tập trung vào người dân (tiếp cận từ dưới lên), đồng thời phải phát triển đa ngành và giải quyết thích đáng mối liên hệ đa ngành (tiếp cận tổng hợp) và phát triển đảm bảo sự cân xứng với việc quản lý môi trường (tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên)

Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động

có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hoá, xã hội, thể chất và môi trường Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương

Trang 14

trình phát triển quốc gia Sự phát triển của các vùng nông thôn sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của

cả đất nước

Có rất nhiều quan điểm về khái niệm phát triển nông thôn Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển kinh tế xã

hội của Chính phủ, thuật ngữ này có thể hiểu như sau: “Phát triển nông thôn

là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác”[3]

* Khái niệm Nông thôn mới:

Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ NTM

NTM có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội[4]

* Khái niệm xây dựng nông thôn mới:

Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao

Trang 15

Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của

cả hệ thống chính trị NTM không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp

Xây dựng NTM giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh[4]

* Đặc trưng của nông thôn mới:

Theo cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” (Nhà xuất bản

Lao động 2010)[5], đặc trưng của NTM thời kỳ CNH - HĐH (Công nghiệp

hóa - hiện đại hóa), giai đoạn 2010 - 2020, bao gồm:

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn

được nâng cao;

Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;

Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;

An ninh tốt, quản lý dân chủ;

Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao…

2.1.2 Các vấn đề về nông thôn

Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp Các hoạt động sản xuất và dịch vụ phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp, cho cộng đồng nông thôn Mật độ dân cư vùng nông thôn thấp hơn đô thị

Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, có trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị Nông thôn chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt, người dân nông thôn thường tìm cách di chuyển vào thành thị

Nông thôn là vùng có trình độ văn hóa, khoa học và kỹ thuật thấp hơn thành thị và trong chừng mực nào đó mức độ dân chủ, tự do và công bằng xã

Trang 16

hội cũng thấp hơn đô thị Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của vùng nông thôn thấp hơn thành thị

Nông thôn trải trên địa bàn khá rộng, chịu tác động nhiều bởi điều kiện tự nhiên, đa dạng về quy mô, trình độ phát triển và về các hình thức tổ chức sản xuất và quản lý Tính đa dạng đó diễn ra không chỉ giữa nông thôn các nước khác nhau mà ngay cả giữa các vùng nông thôn trong cả nước [6]

2.1.3 Vai trò của nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội

Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị

trường hội nhập Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo và khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị Xây dựng các HTX (Hợp tác xã) theo mô hình kinh doanh đa ngành Hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất

kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng địa phương Chú ý đến các ngành chăm sóc cây trồng, vật nuôi, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành pháp

luật, tôn trọng đạo lý bản sắc địa phương Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức, hiệp hội vì cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới

Về văn hóa - xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư,

các làng xã văn minh, văn hóa

Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương

mẫu Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và sẵn sàng giúp đỡ mọi người

Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong

lành, đảm bảo môi trường nước trong sạch Các khu rừng đầu nguồn được bảo

Trang 17

vệ nghiêm ngặt Chất thải sinh hoạt được xử lý trước khi vào môi trường

Phát huy tinh thần tự nguyện chấp hành pháp luật của mỗi người dân

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của 1 số nước trên thế giới

2.2.1.1 Mô hình nông thôn mới ở Hàn Quốc

Những năm đầu 60 của thế kỉ XX đất nước Hàn Quốc còn phát triển chậm, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dân số trong khu vực nông thôn chiếm đến 2/3 dân số cả nước Trước tình hình đó Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm phát triển nông thôn Qua đó xây dựng niềm tin của người nông dân, tích cực sản xuất phát triển, làm việc chăm chỉ, độc lập và có tính cộng

đồng cao Trọng tâm là phong trào xây dựng “Làng mới” (Seamoul Undong)[7]

Nguyên tắc cơ bản của làng mới là: Nhà nước hỗ trợ vật tư cùng với sự đóng góp của nhân dân Nhân dân quyết định các dự án thi công, nghiệm thu và chỉ đạo các công trình Nhà nước Hàn Quốc chú trọng tới nhân tố con người trong việc xây dựng nông thôn mới Do trình độ của người nông dân còn thấp, việc thực hiện các chính sách gặp phải khó khăn, vì thế chú trọng đào tạo các cán

bộ cấp làng, địa phương Tại các lớp tập huấn, sẽ thảo luận với chủ đề: “Làm thế nào để người dân hiểu và thực hiện chính sách nhà nước”, sau đó các lãnh đạo

làng sẽ đưa ra ý kiến và tìm giải pháp tối ưu phù hợp với hoàn cảnh địa phương

Nội dung thực hiện dự án nông thôn mới của Hàn Quốc gồm có: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn Cải thiện cơ sở

hạ tầng cho từng hộ dân và hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người dân Thực hiện các dự án làm tăng thu nhập cho nông dân, tăng năng suất cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng xen canh

Kết quả đạt được, các dự án mở rộng đường nông thôn, thay mái nhà ở, xây dựng cống và máy bơm, sân chơi cho trẻ em đã được tiến hành Sau 7 năm

Trang 18

từ khi triển khai thực hiện thu nhập bình quân của hộ dân tăng lên khoảng 3 lần

từ 1000 USD/người/năm tăng lên 3000 USD/người/năm vào năm 1978 Toàn bộ nhà ở nông thôn đã được ngói hóa và hệ thống giao thông nông thôn đã được xây dựng hoàn chỉnh

Mô hình NTM đã đem lại cho Hàn Quốc sự cải thiện rõ rệt Hạ tầng cơ sở nông thôn được cải thiện, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, trình

độ tổ chức nông dân được nâng cao Đặc biệt, xây dựng được niềm tin của người nông dân, ý chí sản xuất phát triển kinh tế, tinh thần người dân mạnh mẽ Đến đầu những năm 80, quá trình hiện đại hóa nông thôn đã hoàn thành, Hàn Quốc chuyển chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới

2.2.1.2 Mô hình nông thôn mới ở Thái Lan

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông

thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước Để thúc đẩy sự phát triển bền vững

của nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức như: Tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác

Trang 19

Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng

và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan

đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại nghành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh[8]

2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

2.2.2.1 Khái quát về tình hình xây dựng nông thôn mới ở nước ta

Theo cổng thông tin điện tử chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM[9]:

Năm 2017, cả nước có 3.289 xã (36,84%) được công nhận đạt chuẩn NTM (mục tiêu là 31%); có 50 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM Cả nước còn 121 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 136 xã (vượt mục tiêu năm

2017 giảm số xã dưới 5 tiêu chí xuống dưới 150 xã) Bình quân tiêu chí trên xã đạt 14,25 tiêu chí, vượt mục tiêu đạt 14 tiêu chí Góp phần có được kết quả này, cả nước đã huy động được khoảng 269.561 tỷ đồng để thực hiện chương trình Trong

Trang 20

đó, vốn ngân sách Trung ương: 8.000 tỷ đồng (3,0%), vốn ngân sách địa phương: 33.887 tỷ đồng (12,6%) Trong đó, 51 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương

đã bố trí được khoảng 19.528 tỷ đồng Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác là: 38.076 tỷ đồng (14,1%) Vốn tín dụng: 158.420 tỷ đồng (58,8%) Vốn doanh nghiệp đóng góp là: 12.218 tỷ đồng (4,5%) Nhân dân và cộng đồng đóng

góp: 18.959 tỷ đồng (7%)

Bộ NN & PTNT dẫn số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, từ năm 2011-2017, cả nước đã hoàn thành một khối lượng đường giao thông gấp hơn 5 lần của giai đoạn 2001-2010, có 99,4% tổng số xã trên cả nước có đường ô

tô đến trung tâm xã, đặc biệt ở những địa bàn vùng núi cao, địa hình phức tạp (Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An…) Tính chung về tiêu chí giao thông, 4.850 xã đã đạt (54,3%), 7.611 xã đạt tiêu chí thủy lợi (đạt 85,3%), 4.983

xã đạt tiêu chí trường học (đạt 55,8%), 4.681 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (đạt 52,4%), 6.330 xã đạt tiêu chí nhà ở đân cư (đạt 70,9%)…

Trong tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế các địa phương đã tập trung đầu

tư và phát triển được khoảng 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, dần hình thành được một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, trong đó đã có 744 chuỗi nông sản an toàn

Tỉnh Đồng Nai hiện có khoảng 11.000 ha xoài, hơn 3.800 ha bưởi da xanh; huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang có 16.300 ha vải thiều; Hưng Yên có khoảng 4.000 ha nhãn; huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình có khoảng 2.800 ha trồng cây có múi (trong đó diện tích trồng cam hơn 1.650 ha…); mô hình cây vụ đông có giá trị cao đạt 300-400 triệu đồng/ha (Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình…); phát triển các mô hình nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp sạch theo quy trình chuẩn, hình thành chuỗi liên kết (Hà Nam, Hà Nội, Bắc Giang, Hòa Bình, Lâm Đồng, Vĩnh Long…); mô hình nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái (Quảng Ninh, Ninh Bình, Thành phố Cần Thơ, Sơn La, Lào Cai, Bắc Kạn, Thừa Thiên -

Trang 21

Huế…); mô hình liên kết trồng cây dược liệu (Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hóa…); mô hình làng hoa, làng nghề gắn với du lịch Homestay (Hà Giang, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Tháp…)

Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, cả nước có khoảng 4.823 sản phẩm đặc sản cấp xã, huyện có lợi thế, trong đó mới có 1.086 sản phẩm (khoảng 22,52%) có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chất lượng; có 695 (14,4%)sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và tính tới hết năm 2017, cả nước có 62,3% số xã đạt tiêu chí thu nhập (tăng 2,8%), 58,5% số xã đạt tiêu chí giảm hộ nghèo (tăng 7,8%), 94,8% số xã đạt tiêu chí lao động có việc làm (tăng 5,3%) Riêng tiêu chí

tổ chức sản xuất, cả nước có 71,2% số xã đạt (giảm 5,1% do rà soát lại theo yêu cầu mới của Bộ tiêu chí quốc gia) và có 4.795 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm (đạt 53,7%, tăng 6,3%); có 76,7% số xã đạt tiêu chí văn hóa, tăng 7,4% so với cuối năm 2016

2.2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Giang

Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện Chương trình MTQG (Mục tiêu quốc gia) xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 Với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nhân dân, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã đạt được một số kết quả nhất định Trong năm có thêm 07 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM trên toàn tỉnh lên 23 xã

Có được những kết quả đó là do tỉnh đã kịp thời ban hành các cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn để tổ chức triển khai thực hiện chương trình Các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh đã tạo sự chủ động cho các huyện, xã và cộng đồng lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới; người dân chủ động lập kế hoạch thực hện, qua đó đã huy động có hiệu quả việc quản lý, sử dụng nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, nhất là huy động từ người dân

Trang 22

Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, trên địa bàn toàn tỉnh đã làm mới được trên 400 km đường bê tông nông thôn các loại; cải tạo, nâng cấp trên 200 phòng học; xây mới 60 nhà văn hóa thôn; nhân dân hiến 362.370 m2 đất, đóng góp 280.418 ngày công để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Về kinh tế và tổ chức sản xuất, nhiều xã đã xây dựng phương án liên kết giữa các hộ và doanh nghiệp để phát triển sản xuất với quy mô vừa và nhỏ như trồng dứa, trồng ngô hàng hóa, trồng cây dược liệu, sản xuất chè, cam theo tiêu chuẩn VietGap… Các mô hình này đã góp phần tích cực tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân và các hộ gia đình Công tác đào tạo nghề, chuyển giao

KH-KT được quan tâm thực hiên, các huyện đã tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn, đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ…Giúp cho người dân tham gia nâng cao nhận thức về khuyến nông, trồng trọt, chăn nuôi Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh tiếp tục được bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển nông - lâm nghiệp của địa phương

Bên cạnh việc phát triển các mô hình sản xuất, nhiệm vụ tái cơ cấu, đổi mới quy mô sản xuất được tỉnh quan tâm, chỉ đạo Đến nay đã có nhiều mô hình và cách làm hiệu quả trong tổ chức sản xuất như: Thành lập các tổ quản lý điều hành sản xuất tại thôn bản, phát triển các nhóm sở thích, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông lâm nghiệp và dịch vụ… Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân Đồng

thời bước đầu cho triển khai xây dựng Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)

nhằm khuyến khích, hỗ trợ các sản phẩm đặc sản, sản phẩm nông nghiệp nông thôn thế mạnh của các địa phương

Về Văn hóa - xã hội - môi trường, công tác giáo dục đào tạo ở khu vực nông thôn được quan tâm triển khai thực hiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục, mạng lưới trường lớp tiếp tục được duy trì, củng cố Công tác phòng chống dịch bệnh được chủ động thực hiện, toàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh lớn,

nguy hiểm, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

Trang 23

dựng đời sống văn hóa” được duy trì và nâng cao Thiết chế văn hóa cơ sở tiếp tục

được hoàn thiện và nâng cao Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao diễn

ra sôi nổi Thực hiện tốt công tác đưa văn hóa, thể thao về cơ sở góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở địa phương Công tác bảo vệ môi trường đã được cấp ủy chính quyền các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, tăng cường công tác giám sát và thông tin về chất lượng môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững Tại các xã tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải; khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao hồ và

hệ thống thoát nước; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; bảo vệ nguồn nước…

Đội ngũ cán bộ xã được nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn Hàng năm cán bộ xã được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, tham quan học tập… Do vậy, đã từng bước nâng cao năng lực tổ chức quản lý, điều hành các công việc chung của xã cũng như trong xây dựng NTM

ANTT (an ninh trật tự) trên địa bàn được giữ vững và ổn định Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội được kiểm soát, ngăn chặn và được đẩy lùi Duy trì chặt chẽ các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

từ tỉnh đến cơ sở Làm tốt công tác huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ

Với những kết quả mà toàn tỉnh đã đạt được trong năm 2017, phấn đấu trong năm 2018 có thêm 06 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn trên toàn tỉnh lên 29 xã[10]

2.2.2.3 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Quang

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện Bắc Quang, tính đến hết năm 2017, toàn huyện Bắc Quang đã có 04 xã đạt chuẩn NTM

Trang 24

Có được kết quả trên, nhân dân trong huyện đã đóng góp 13.256 ngày công lao động; hiến tặng trên 24.946 m2 đất để làm mới đường bê tông, mở rộng gần 9.000 m2 đường đất về các thôn, bản, ngõ, xóm Duy tu và cải tạo bảo dưỡng 69.500 m đường và sửa chữa, nâng cấp 21 hội trường thôn; đào tạo nghề cho 205 học viên trong độ tuổi lao động có công ăn, việc làm…Hiện nay huyện Bắc Quang đã hoàn thành 16/19 tiêu chí NTM Có 04 xã về đích NTM, 1 xã đạt từ 15

- 18 tiêu chí, 2 xã đạt 10 - 14 tiêu chí và 14 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí về xây dựng NTM Như vậy, hầu hết các xã còn thiếu nhiều chỉ tiêu so với bộ tiêu chí, nhất là

cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng cần đòi hỏi có những giải pháp đồng bộ, thiết thực để thực hiện có hiệu quả Chương trình[11]

2.3 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số tỉnh

2.3.1 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cao Bằng

Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người dân các địa phương trong tỉnh, năm 2017 toàn tỉnh có thêm 5 xã về đích xây dựng NTM, nâng số xã đạt chuẩn lên 10 xã

Đó là các xã: Nam Tuấn, Hồng Việt (huyện Hòa An), Cao Chương (Trà Lĩnh), Đào Ngạn (Hà Quảng) và Đức Long (Thạch An) Riêng xã Đức Long đạt chuẩn NTM trước thời hạn 1 năm, đó là nhờ sự nỗ lực và quyết tâm của địa phương trong việc thu hút kêu gọi nguồn lực chung sức xây dựng nông thôn mới Đồng thời, các địa phương trong tỉnh tiếp tục phấn đấu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM Trong đó đặc biệt quan tâm đến tiêu chí thu nhập, phát triển sản xuất, cải thiện môi trường nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân Đến nay, toàn tỉnh có 25 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 129 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí và 13 xã đạt dưới 5 tiêu chí

Trang 25

Ngoài việc phấn đấu đưa các xã về đích xây dựng NTM và tăng dần các tiêu chí đối với các xã chưa đạt Năm 2017, các huyện, thành phố tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đạt chuẩn năm 2016 Hoàn thành phê duyệt Đồ án quy hoạch và Đề án NTM xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh Bên cạnh đó tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách chương trình xây dựng NTM; triển khai và thực hiện

Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm nông sản” để đẩy mạnh phát

triển sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ; liên kết chuỗi giá trị và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả và bền vững Phấn đấu đưa thêm 5 xã về đích NTM trong năm 2018[12]

2.3.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Điện Biên

Điện Biên là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thuộc nhóm cao nhất toàn quốc, trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Điện Biên đã từng bước khắc phục khó khăn và đạt được một số kết quả cụ thể trong lĩnh vực xây dựng NTM

Đến năm 2017, toàn tỉnh Điện Biên có 8/116 xã đã nhận Quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM và xã cơ bản đạt chuẩn NTM, chiếm 6,88% Trong đó, 04/116 xã đạt chuẩn NTM 19/19 tiêu chí, 04/116 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới đạt từ 15 - 18 tiêu chí Có 13 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, chiếm 11,20%; 54 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, chiếm 46,55%; 41 xã đạt dưới 5 tiêu chí, chiếm 35,34%; số tiêu chí đạt bình quân/xã là 6,29 tiêu chí/xã, tăng 0,14 tiêu chí/xã so với năm 2016

Trang 26

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Điện Biên có 2 huyện dẫn đầu trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM là thành phố Điện Biên Phủ

và huyện Điện Biên

Đối với thành phố Điện Biên Phủ, có 2 xã Thanh Minh, Tả Lèng đã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, đến tháng 9/2017 kết quả thực hiện bộ tiêu chí của thành phố đạt 30 tiêu chí, bình quân đạt 15 tiêu chí/xã

Đối với huyện Điện Biên, có 25 xã trong đó có 02 xã là Thanh Chăn và

Noong Hẹt đã có Quyết định công nhận là xã đạt chuẩn NTM, đạt 19/19 tiêu chí; 03 xã cơ bản đạt chuẩn từ 15 - 18 tiêu chí

Tuy nhiên, là một tỉnh nghèo, địa bàn rộng, đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhu cầu vốn cho xây dựng NTM tại Điện Biên là rất lớn, nhất là cho

xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất Trong khi đó, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu, năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, nhất là cấp cơ sở…Đây cũng là những khó khăn, thách thức lớn đối với Điện Biên trong quá trình xây dựng nông thôn mới[13]

2.3.3 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ số xã đạt chuẩn NTM cao nhất vùng trung

du miền núi phía Bắc, là một trong những địa phương sớm ban hành Bộ tiêu

chí về xã “Nông thôn mới kiểu mẫu”, xóm “Nông thôn mới kiểu mẫu” và hộ

gia đình nông thôn mới Trong năm 2017 thành phố Thái Nguyên được công nhận hoàn thành nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM

Mặc dù Bộ tiêu chí quốc gia về xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 -

2020 yêu cầu cao hơn (49 chỉ tiêu so với 39 chỉ tiêu) nhưng đã có 12 xã đăng

Trang 27

ký đạt chuẩn NTM năm 2017 của tỉnh Thái Nguyên và hoàn thành về đích theo đúng kế hoạch

Théo đó, 12/12 xã về đích NTM đã có 17 Hợp tác xã được thành lập hoạt động theo Luật HTX năm 2012, các xã đều có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đảm bảo bền vững Như mô hình trồng cây ăn quả tại xóm Khe Đù, xã Phúc Thuận (Thị xã Phổ Yên); mô hình nuôi thỏ thịt tại xã Trung Hội (huyện Định Hóa); HTX chè Nhật Thức,

xã Phục Linh (huyện Đại Từ)…

Để tạo ra nhiều ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng miền UBND tỉnh Thái Nguyên đã

và đang tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” Góp phần tăng nhanh thu nhập cho người dân nông thôn và

bảo tồn truyền thống văn hóa của từng vùng, đáp ứng yêu cầu trong nước

và xuất khẩu

Trong năm 2017, tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho 11

dự án phát triển sản xuất với tổng số vốn hỗ trợ trên 8 tỷ đồng, hỗ trợ 18.112 tấn xi măng xây dựng kênh mương và hạ tầng khu phát triển sản xuất

Nhiều mô hình nâng cao thu nhập cho người dân đáng để các tỉnh có thể học tập, đó là đi đầu trong sản xuất chè hữu cơ tại xã Tân Cương đã góp phần nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm chè truyền thống, bảo vệ môi trường và gắn với du lịch sinh thái, đây chính là mô hình điển hình thành công cần được nhân rộng [14]

2.4 Bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới

Từ kinh nghiệm xây dựng NTM ở Hàn Quốc và Thái Lan cho thấy: Dù

là các quốc gia đi trước trong công cuộc hiện đại hóa, họ đều chú trọng vào

Trang 28

việc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy những kinh nghiệm phong phú, kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân Thay đổi kỹ thuật mới, bồi dưỡng nông dân theo mô hình mới, nâng cao trình độ tổ chức của người nông dân

Xây dựng nông thôn mới được coi là quốc sách lâu dài với mỗi quốc gia Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, đảm bảo phát triển về cả kinh tế và đời sống xã hội Để xây dựng mô

hình nông thôn mới thành công thì phải là một phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tích cực của mỗi người dân, cộng đồng dân cư, hệ thống chính trị cơ sở, sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, chính quyền cấp cao[15]

Trang 29

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các vấn đề liên quan đến thực trạng xây dựng NTM tại xã Hùng An

- Hộ nông dân tại xã Hùng An

- Các tổ chức có liên quan tại địa phương

3.1.2.Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu tại xã Hùng An

- Giới hạn nội dung: Nghiên cứu thực trạng xây dựng NTM và các vấn

đề liên quan đến xây dựng nông thôn mới tại xã Hùng An

- Giới hạn về thời gian:

+ Thời gian lấy số liệu sơ cấp từ năm 2005 - 2017

+ Thời gian lấy số liệu thứ cấp 13/8 đến 25/11 năm 2018

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương

- Điều tra thực trạng nông thôn tại xã Hùng An huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang theo các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM

- Tìm hiểu việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM mà xã đã triển khai trong những năm gần đây

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện các tiêu chí

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện xây dựng NTM được hiệu quả hơn

Trang 30

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.3.1.1 Phương pháp thu tập số liệu thứ cấp

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập thông tin số liệu sẵn có từ các báo cáo NTM, thu thập thông tin từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng, các thông tin trên internet…

- Đối với các thông tin liên quan đến địa bàn nghiên cứu: Lấy thông tin tại UBND xã Hùng An

- Đối với các thông tin về cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu ở Việt

Nam và trên thế giới được thu thập chủ yếu qua internet, ấn phẩm sách, báo… sau đó tiến hành tổng hợp, chọn lọc các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu

3.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp là phương pháp thu thập thông tin chưa được công bố ở bất cứ một tài liệu nào

- Phương pháp quan sát: Là phương pháp quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu

- Điều tra phỏng vấn tại xã Hùng An - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang bằng cách phỏng vấn nhanh người dân về quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa bàn Gặp cán bộ địa phương trao đổi về tình hình của xã Cùng cán bộ địa phương có chuyên môn, tham khảo ý kiến của một số người dân bản địa có kinh nghiệm trong sản xuất để đánh giá tình hình triển khai chương trình nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống Chọn 3/15 thôn theo danh sách thu nhập xếp theo thứ tự vần của 3 thôn Mỗi thôn chọn điều tra 20 hộ, 3 thôn này đại diện về đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng xây dựng NTM chung cho toàn xã Hùng An

Trang 31

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Phỏng vấn 16 cán bộ trong UBND xã Hùng An và 15 trưởng thôn nghiên cứu

3.3.2 Phương pháp xử lí thông tin số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất, tổng số Số lượng thực hiện được các tiêu chí về nông thôn mới tại xã

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được kết luận

về hiệu quả về công tác xây dựng nông thôn mới

- Phương pháp SWOT: Phân tích các thuận lợi, khó khăn, những cơ hội

và thách thức hiện nay cho việc xây dựng nông thôn mới mà xã Hùng An đang gặp phải, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp với những tiềm năng

và lợi thế của xã

Trang 32

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hùng An – huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang

4.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Vị trí địa lý:

Hùng An là một xã vùng I của huyện Bắc Quang, có đường quốc lộ II

đi qua với chiều dài 12 km, cách trung tâm huyện 7 km về phía nam, chiều rộng của xã là 4 km, có các vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Quang Minh, thị trấn Việt Quang;

- Phía Nam giáp với xã Vĩnh Hảo;

- Phía Đông giáp xã Vô Điếm, xã Yên Thuận – Hàm Yên – Tuyên Quang;

- Phía Tây giáp xã Việt Hồng, xã Tiên Kiều và thị trấn Việt Quang Toàn xã có 15 thôn gồm: thôn Hùng Thắng, thôn Tân Thắng, thôn Hùng Mới, thôn Tân Hùng, thôn Hùng Tiến, thôn Tân Tiến, thôn An Tiến, thôn Tân An, thôn Hùng Tâm, thôn An Dương, thôn An Bình, thôn Bó Loỏng, thôn Kim Bàn, thôn Đá Bàn và thôn Thạch Bàn

* Địa hình: Xã Hùng An có địa hình lòng chảo tương đối bằng phẳng,

xã có 40% diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung bình

từ 98m đến 150m, xã được bao bọc bởi hai dãy núi bao quanh xã

* Điều kiện khí hậu: Xã Hùng An hàng năm chịu ảnh hưởng của khí

hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi

cho việc sản xuất nông – lâm nghiệp

* Thủy văn: Do điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng, lượng mưa

lớn nên tạo cho xã Hùng An một hệ thống sông ngòi, suối có lượng nước thay

đổi theo từng mùa

Trang 33

4.1.2 Nguồn tài nguyên

4.1.2.1 Đất đai

Xã Hùng An có điều kiện đất đai phong phú và đa dạng, có đất ruộng, đất nương rẫy… Phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp Số liệu điều tra

sử dụng đất đai tại xã được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Hùng An năm 2017

(ha)

Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 3.642,55 100,00

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 4,30 1,18

Trang 34

Qua bảng tổng hợp số liệu bảng 4.1 cho ta thấy: Diện tích đất nông nghiệp của xã là 2.778,81 ha chiếm 76,29% tổng diện tích đất tự nhiên của xã

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 1.570,14 ha tạo điều kiện

thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các loại cây nông nghiệp ngắn ngày Diện tích

đất lâm nghiệp có 1.205,26 ha tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lâm

nghiệp Đất phi nông nghiệp với 363,60 ha chiếm 9,98% tổng diện tích đất tự nhiên của xã cũng được phân loại sử dụng cho từng mục đích cụ thể nhằm phát triển kinh tế xã hội Ngoài ra, diện tích đất chưa sử dụng còn 500,13 ha

chiếm 13,73% tổng diện tích đất tự nhiên có thể khai thác phù hợp với mục đích sản xuất để phát triển kinh tế và quy hoạch sử dụng đất của xã Đất đai phân bố trên dịa bàn xã chủ yếu là đất xám vàng trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đất sét và đá biến chất

4.1.2.2 Tài nguyên nước

Nước mặt: Nguồn nước quan trọng nhất cho sản xuất của xã là nước từ sông, suối, kênh, mương…được người dân dẫn về để phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp

Nước ngầm: Nguồn nước ngầm được người dân khai thác chủ yếu để dùng phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày nhờ việc đào giếng hoặc khoan giếng…

4.1.2.3 Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê năm 2017, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã là 1205,26 ha Trong đó, có 1.202,07 đất rừng sản xuất và 3,30 đất rừng phòng hộ Đảng bộ và chính quyền, nhân dân trong xã chú trọng việc chăm sóc, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ rừng và trồng mới, không chặt phá rừng,…Đến nay diện tích rừng được khoanh nuôi và rừng trồng được bảo

vệ tốt hơn và độ che phủ ngày càng tăng

Trang 35

4.1.2.4 Nguồn nhân lực

Xã Hùng An được chia thành 15 thôn: Hùng Thắng, Tân Thắng, Hùng Mới, Tân Hùng, Hùng Tiến, Tân Tiến, An Tiến, Tân An, Hùng Tâm, An Dương, An Bình, Bó Loỏng, Kim Bàn, Đá Bàn, Thạch Bàn Dân số toàn xã có: 2.182 hộ với 8.719 nhân khẩu

Gồm 12 dân tộc anh em cùng sinh sống: Dân tộc Kinh 1183 hộ, chiếm 54%; Tày 810 hộ, chiếm 36%; Dao 164 hộ, chiếm 7%; dân tộc khác chiếm 3% Mỗi dân tộc đều giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa, làm phong phú đa dạng bản sắc dân tộc với những truyền thống lịch sử, văn hóa nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng

4.1.2.5 Thực trạng môi trường

Môi trường của xã đang chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động

do các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp gây ra Việc sử dụng phân bón

hóa học và chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp hiện tại chưa có tác động lớn đến môi trường nước, tuy nhiên đó là một nguy cơ tiềm ẩn tác động đến chất lượng nước Việc thu gom, xử lý rác thải chưa được thực hiện, trong nhựng năm tới cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề môi trường của xã cần phải có được sự quan tâm của các ngành, các cấp

Trang 36

4.2 Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hùng An - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang

4.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế của địa phương

*Nông nghiệp:

-Trồng trọt:

Năm 2017, cây lúa nước có tổng diện tích cả năm gieo được 475 ha đạt 100% kế hoạch Năng suất bình quân cả năm ước đoạt 62,05 tạ/ha, sản lượng đạt 2.947,3 tấn Các cánh đồng thâm canh cao được mở rộng về diện tích, số lượng, quy mô, năng suất và giá trị kinh tế đều tăng so với năm 2016

Cây ngô tổng diện tích gieo trồng cả năm 2017 là 202,2 ha, đạt 101%

kế hoạch, năng suất bình quân cả năm đạt 40,5 tạ/ha, sản lượng đạt 810,8 tấn Việc đầu tư thâm canh tại một số thôn trọng điểm đã được chú trọng, các

giống ngô lai cao sản có năng suất cao được đưa vào sản xuất như giống NK4300, NK66…

Cây lạc có tổng diện tích năm gieo trồng cả năm 2017 thực hiện gieo trồng được 95 ha, đạt 100% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 28,6 tạ/ha, sản lượng lạc vỏ đạt 271,7 tấn Hiện nay xã đã đưa giống lạc L14 vào sản xuất đại

trà có cơ cấu chiếm tới 85% tổng diện tích toàn xã

Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng 1 số cây trồng chính của xã

Hùng An năm 2017

STT Loại cây trồng Diện tích

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Trang 37

Qua bảng trên ta thấy:

Lúa nước là cây trồng chính của toàn xã được thể hiện ở diện tích, năng suất và sản lượng đều cao nhất Diện tích trồng lúa là 475 ha, năng suất đạt 62,05 tạ/ha cho sản lượng là 2.947,3 tấn Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chương trình kiên cố hóa kênh mương, nhờ vậy mà diện tích trồng lúa nước được tưới tiêu phù hợp Ngoài ra nhờ chính sách trợ giá các loại giống và phân bón của Nhà nước đã làm cho năng suất lúa ngày càng tăng và ổn định Lạc là cây trồng có diện tích thấp nhất so với các loại cây trồng khác với diện tích là 95 ha năng suất đạt 28,6 tạ/ha và sản lượng đạt 271,7 tấn các hộ gia đình chỉ trồng để sử dụng trong gia đình, chưa mang tính chất là sản xuất thành hàng hóa

- Chăn nuôi:

Chăn nuôi và công tác thú y có mối quan hệ chặt chẽ với ngành trồng trọt Sự phát triển của ngành chăn nuôi là một động lực thúc đẩy cho ngành trồng trọt phát triển và ngược lại Với điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển của ngành chăn nuôi, chính quyền địa phương rất quan tâm chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, khuyến khích bà con nhân dân đầu tư, phát triển mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với VACR (vườn, ao, chuồng) để tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong xã, đồng thời tận dụng nguồn phân bón hữu cơ để giảm bớt chi phí cho sản xuất nông nghiệp

Nhìn chung qua 3 năm số lượng đàn gia súc trong xã như sau:

Tổng đàn trâu năm 2015 là 559 con, năm 2016 là 661 con, năm 2017 là

665 con Tổng đàn gia súc qua các năm tăng lên là do xã có diện tích bãi chăn thả rộng lớn, người dân cũng đã tự trồng cỏ để chăn nuôi trâu, giá thành của một con trâu ngày càng cao, đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến số lượng đàn gia súc trong xã tăng dần qua các năm

Trang 38

Tổng đàn gia cầm năm 2015 là 17.580 con, năm 2016 tăng lên 17.987 con, nhưng đến 2017 lại có sự giảm nhẹ là 17.895 con Việc chăn nuôi gia cầm chủ yếu mang quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, mức độ đầu tư chưa cao chủ yếu

là góp phần tăng thêm thu nhập và cải thiện bữa ăn cho gia đình

Bảng 4.3: Kết quả chăn nuôi của xã Hùng An 3 năm qua

Chỉ Tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Theo thống kê năm 2017, dân số của xã là 9.873 người, trên địa bàn có

15 thôn với 12 dân tộc cùng sinh sống là: Kinh, Tày, Dao, Nùng, Mông, Thái, Mường, Pà Thẻn, Giáy, Lô Lô, Hoa, Sán Chay… Dân cư nông thôn xã được hình thành từ lâu đời sống tập trung làng bản chủ yếu tập trung dọc theo hai bên tuyến đường quốc lộ II

Trang 39

Bảng 4.4: Dân số, lao động xã Hùng An năm 2017

STT Tên Thôn Số hộ Số khẩu

Số lao động chính

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

(Nguồn: UBND xã Hùng An, 2017)

4.3.Thực trạng xây dựng Nông thôn mới tại xã Hùng An

4.3.1.Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND (Uỷ ban nhân dân) huyện, các phòng ban, ngành của huyện, UBND xã Hùng An đã triển khai

thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM theo sự hướng dẫn của cấp trên Chương trình MTQG xây dựng NTM được Đảng ủy, HĐND, UBND ban hành nghị quyết, xây dựng kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ

Trang 40

cho các đồng chí cán bộ UBND xã phụ trách, tổ chức tuyên truyền đến các đoàn thể, nhân dân

UBND xã đã kiện toàn lại Ban quản lý, Tổ giám sát chương trình MTQG về xây dựng NTM của xã cụ thể như sau:

+ Ban hành Quyết định thứ nhất: Quyết định 75/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2010 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM, giai đoạn 2010 - 2020

+ Ban hành Quyết định thứ hai: Quyết định số 174 - QĐ/ĐU ngày 23 tháng 01 năm 2018 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây

dựng NTM, giai đoạn 2018 - 2020 Ban chỉ đạo đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục tuyên truyền đến toàn thể nhân dân về chương trình xây dựng NTM, chỉ đạo các thôn tuyên truyền đến các hộ gia đình về công việc thuộc trách nhiệm của hộ gia đình trong xây dựng NTM; công việc thuộc trách nhiệm của thôn trong xây dựng NTM

Kiện toàn lại Ban chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2018 - 2020 theo quyết định số 174 - QĐ/ĐU của UBND xã Hùng An ngày 23 tháng 01 năm 2018 có 18 người tham gia do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban chỉ đạo, đồng chí Chủ Tịch UBND xã làm Phó trưởng Ban thường trực, đồng chí Chủ tịch Uỷ ban MTTQ (Mặt trận tổ quốc) làm Phó trưởng ban, các thành viên khác gồm: đồng chí Phó chủ tịch UBND xã phụ trách khối KT; đồng chí Phó chủ tịch UBND xã phụ trách khối VH-XH; đồng chí Địa chính nông nghiệp xã; đồng chí Kế toán; đồng chí LĐTB và Xã hội; đồng chí Trưởng trạm y tế xã; đồng chí Địa chính giao thông xây dựng; đồng chí Văn hóa xã hội; đồng chí Trưởng công an xã; đồng chí Bí thư chi bộ và lãnh đạo các HND (Hội nông dân), HPN (Hội phụ nữ), HCCB (Hội Cựu Chiến Binh); Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 09/09/2020, 23:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w