Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
37,76 KB
Nội dung
PHƯƠNGHƯỚNGPHÁTTRIỂNVÀGIẢIPHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢĐTPTHUYỆNTAMNÔNG 2.1. PHƯƠNGHƯỚNGPHÁTTRIỂN KT-XH HUYỆNTAMNÔNG 2.1.1. Các mục tiêu cụ thể về kinh tế 2.1.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế - Tốc độ tăng trưởng GTSX trên địa bàn bình quân thời kỳ 2008 - 2020 là 16,3%/năm. Trong đó: giai đoạn 2008 - 2010 là 16,8%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 là 18,8%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 13,1%/năm. Chia theo ngành kinh tế: - Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp và xây dựng bình quân thời kỳ 2008 - 2020 là 22,3%/năm. - Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành thương mại, dịch vụ bình quân thời kỳ 2008 - 2020 là 15,8%/năm. - Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp bình quân thời kỳ 2008 - 2020 là 3,8%/năm. - GTSX bình quân đầu người trên địa bàn năm 2010 là: 17,89 triệu đồng/người/năm. Năm 2015 là: 55,81 triệu đồng/người/năm. Năm 2020 là: 96,97 triệu đồng/người/năm. - Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2010 chiếm khoảng 4 - 4,5% và đạt khoảng 9 - 10% tổng GTSX vào năm 2020. 2.1.1.2 Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng: Tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 45,77%; Thương mại - dịch vụ 28,74%; Nông lâm nghiệp 25,49%. Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 64,82%; Thương mại - dịch vụ 25,82%; Nông lâm nghiệp 9,36%. Đến năm 2020 cơ cấu kinh tế: Công nghiệp xây dựng chiếm 68,18%; Thương mại - dịch vụ 26,18%; Nông lâm nghiệp 5,63%. 2.1.2. Các mục tiêu về xã hội 2.1.2.1 Lĩnh vực giáo dục và đào tạo + Huy động 19% số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến lớp vào năm 2010; 28% vào năm 2015; 38% vào năm 2020. + Huy động 84% trẻ độ tuổi mẫu giáo đi học vào năm 2010; 87% vào năm 2015 và 90% vào năm 2020 . 100% trẻ em 5 tuổi đến trường. + Duy trì kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Phổ cập bậc trung học từ 50% - 60% vào năm 2010; 80% - 90% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020. + Xây dựng 35% số trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010; 60% vào năm 2015 và 85% vào năm 2020. 2.1.2.2 Lĩnh vực y tế + Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 18% vào năm 2010, dưới 15% vào năm 2015 và dưới 10% vào năm 2020. + 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2010. + Đảm bảo 6,5 - 8 bác sỹ và 13 - 14 giường bệnh/1 vạn dân vào năm 2020. 2.1.2.3 Lĩnh vực dân số - lao động - việc làm và xoá đói giảm nghèo - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,81% trong giai đoạn 2010 - 2015 và 0,75% trong giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ lệ dân cư đô thị đạt 13,3% vào năm 2010, 39,9% vào năm 2015 và 49,2% vào năm 2020. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 30% vào năm 2010 và 45% đến năm 2015 và 55% đến năm 2020; phấn đấu giải quyết việc làm bình quân hàng năm khoảng 2.000 lao động đến 4.000 lao động. - Tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% vào năm 2010, còn dưới 5,0% vào năm 2020, (tuyệt đối không còn hộ đói). - Đảm bảo xây dựng tốt nếp sống văn hoá, văn minh, giữ gìn bản sắc văn hoá của địa phươngvà ngăn ngừa các tệ nạn xã hội ; xây dựng hoàn thiện thiết chế văn hoá thông tin từ huyện tới cấp xã, thị trấn, khu hành chính để khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. 2.2 PHÂN TÍCH SWOT VÀ CÁC GIẢIPHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢĐTPTHUYỆNTAMNÔNG 2.2.1 Phân tích SWOT của huyện trong hoạt động ĐTPT Bảng 2.1 Bảng phân tích SWOT Strengths - Điểm mạnh - Vị trị địa lý - Đất đai rộng lớn - Cơ sở hạ tầng Weaknesses - Điểm yếu - Xuất phát điểm thấp - Cơ sở hạ tầng kinh tế - Chất lượng nguồn nhân lực, KHKT - Qui hoạch phát triển, trình độ quản lý Opportunities - Thời cơ - Xu thế hội nhập, toàn cầu hoá - Sự pháttriển kinh tế của cả nước và qui hoạch pháttriển kinh tế Bắc Bộ Threats - Nguy cơ - Sự cạnh tranh của các địa phương khác trong thu hút vốn đầu tư - Tụt hậu về pháttriển kinh tế 2.2.1.1 Strengths - Điểm mạnh a) Vị trí địa lý Theo xu thế lan toả, áp lực pháttriển công nghiệp và độ thị hoá bao giờ cũng gắn với các trung tâmvà lan toả ra các vùng lân cận. Khi mà áp lực về giá đất đai, giá chi phí đầu vào tăng cao thì buộc các nhà đầu tư phải chuyển dịch sang các vùng lân cận. Về vị trí địa lý, TamNông tiếp giáp với trung tâm là Hà Nội, chênh lệch giá về đất đai, lao động mặc dù chỉ cách một con sông nhưng đã có một sự khác biệt rất lớn. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, tiến hành qui hoạch 2 khu đô thị tập trung là khu đô thị An Khánh và đô thị Sơn Tây. Trong thời gian tới khu công nghiệp Trung Hà với vị trí địa lý thuận lợi (chỉ cách Hà Nội 1 con sông) sẽ là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư. b) Đất đai Về cơ cấu đất đai, đất nông nghiệp của huyện chiếm 72,5% diện tích trong đó đất trồng lúa chiếm 23,6%; đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất trồng cây hàng năm khác, đất rừng sản xuất tập trung . chiếm 45%, trong đó đặc biệt có những vùng đồi thấp tập trung tới trên 2.000 ha. Hiện nay lại chủ yếu trồng các loại cây mang lại hiệuquả kinh tế rất thấp như bạch đàn, tre, nứa … Trong tương lai khu vực này sẽ là khu trồng cây nguyên liệu tập trung như sắn, dứa,cao su, chè, sơn… Việc bố trí pháttriển công nghiệp với diện tích 500ha đất trồng lúa và trên 2.000ha đất cho công nghiệp (bao gồm cả đô thị và dịch vụ) tại huyệnTamNông sẽ gặp rất nhiều thuận lợi và đây là một lợi thế lớn cần phải được phát huy. Hiện tại trên địa bàn huyện có Khu công nghiệp Trung Hà - thuộc xã Hồng Đà, Thượng Nông đã được Chính phủ phê duyệt, với tổng diện tích giai đoạn 1 là 126,62 ha. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp gồm các hạng mục điện, trục đường chính, mương tiêu nước và san lấp mặt bằng 18 ha, nhà quản lý . Đã có các dự án: Bia Sài gòn - Phú Thọ, Thép Vạn Lợi . chuẩn bị đầu tư. Với việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội và qui hoạch pháttriển 2 khu đô thi mới Láng Hoà Lạc và khu đô thị Sơn Tây nhiều nhà máy sẽ phải tiến hành di dời khỏi khu công nghiệp Láng Hoà Lạc và khu công nghiệp Sơn Tây. Với vị trí địa lý thuận lợi giáp Sơn Tây, khu công nghiệp Trung Hà sẽ là địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư. Với những ưu đãi đầu tư về thuế và tiền thuê đất, trong những năm sắp tới khu công nghiệp sẽ thu hút được các nhà đầu tư tới, giúp pháttriển nền công nghiệp của địa phương. Đó cũng chính là chủ trương của chính phủ khi chỉ đạo tỉnh tiến hành quy hoạch, xây dựng khu công nghiệp Trung Hà. c) Lợi thế về hạ tầng Đường bộ, gồm có 4 cây cầu bắc qua sông Thao, sông Đà, sông Bứa để nối liền với các trung tâm động lực kinh tế của tỉnh và Thủ đô Hà Nội, có 3 Quốc lộ chính chạy qua đó là Đường Hồ Chí Minh (Nối với Quốc lộ 2) đường Quốc lộ 32A nối với vùng Sơn La, Lai Châu, Điện Biên; đường Quốc lộ 32C nối với Yên Bái, Lao Cai. Đây là cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ nối với Thủ đô Hà Nội; rất thuận lợi trong việc pháttriển công nghiệp và đô thị đều nằm dọc theo các đường Quốc lộ. Về đường sông, TamNông có 3 con sông bao bọc là sông Đà, sông Thao và sông Hồng, qua khảo sát có thể xây dựng được các cảng sông tại 2 cây cầu Trung Hà (Khu công nghiệp Trung Hà) cảng cầu Phong Châu (Khu công nghiệp Tam Nông), 15/20 xã, thị trấn nằm dọc theo các triền sông. Việc vận tải hàng với khối lượng lớn đều rất thuận tiện và chi phí không cao. 2.2.1.2 Weaknesses - Điểm yếu a) Xuất phát điểm thấp Là một huyện trung du miền núi nghèo, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Ở nhiều xã tỷ lệ hộ đói nghèo còn rất cao, nguồn vốn tích luỹ trong khu vực dân cư rất hạn chế. Tuy trong những năm vừa quahuyện đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong pháttriển kinh tế nhưng đến nay vẫn là một trong những huyện nghèo của tỉnh. b) Cơ sở hạ tầng kinh tế Cơ sở hạ tầng tuy được quan tâm đầu tư nhưng hạ tầng kinh tế kỹ thuật trọng điểm pháttriển chậm; hạ tầng kinh tế - hạ tầng xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Hệ thống khu công nghiệp, hệ thống cấp nước mới đang bước đầu được xây dựng. Tài nguyên thiên nhiên khai thác và sử dụng chưa hiệu quả, chưa gắn khai thác với chế biến, gây nguy cơ suy thoái môi trường sống. c) Nguồn nhân lực Diện tích tự nhiên, dân số không lớn, việc quy hoạch chưa được rõ nét. Chất lượng nguồn nhân lực, lực lượng lao động kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý, trình độ người lao động trong các ngành còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động xã hội. Với dân số gần 90% là nông nghiệp, tư tưởng cầu an, bảo thủ, sợ mất đất, ngại thay đổi ảnh hưởng đến đời sống sẽ là những yếu tố cản trở nhiều trong quá trình giải phóng mặt bằng đất đai phục vụ cho pháttriển công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng kỹ thuật. d) Thiếu qui hoạch Chiến lược pháttriển kinh tế huyện chưa được xây dựng cụ thể, đặc biệt là qui hoạch pháttriển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Các dự án pháttriển kinh tế được triển khai trên qui mô dự án, giữa các dự án không mang tính liên kết, đồng bộ với nhau. Do đó khi đứng trên góc độ dự án để đánh giá thì dự án mang lại hiệuquả rất cao nhưng những kết quả này lại rất khó được duy trì và nhân rộng. CNH - HĐH đem đến những cơ hội trong pháttriển kinh tế đồng thời cũng đòi hỏi trình độ quản lý kinh tế của địa phương cần nhanh tróng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển. Bên cạnh hạn chế về trình độ, hầu hết các cán bộ quản lý không có kinh nghiệm trong việc thẩm tra, quản lý giám sát các dự án công nghiệp dịch vụ. Đào tạo pháttriển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực quản lý kinh tế chất lượng cao là thách thức lớn trong quá trình pháttriển kinh tế của địa phương. 2.2.1.3 Opportunities - Thời cơ a) Xu hướng hội nhập kinh tế Xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, phân công lao động quốc tế ngày càng cao, kỹ thuật công nghệ luôn luôn đổi mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi quốc gia trong đó có nước ta. Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức WTO, bên cạnh đó, Trung Quốc là nước láng giềng với Việt Nam, sẽ trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu của thế giới và có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta. Tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng đang được xây dựng sẽ có tác động mạnh mẽ đến các tỉnh, thành phố vùng Bắc Bộ, trong đó có Phú Thọ vàhuyệnTamNông cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó. b) Chiến lược pháttriển kinh tế Trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội vùng miền núi Bắc Bộ đến 2010 sẽ tập trung pháttriển thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, pháttriển du lịch, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu. Xác định các thành phố lớn của các tỉnh như thành phố: Việt Trì, Thái Nguyên, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên Phủ, Lào Cai là những trung tâm kinh tế - thương mại của vùng. Đây là cơ hội để huyện có nhiều cơ hội hơn trong thu hút đầu tư, pháttriển hạ tầng công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công cuộc đổi mới vàpháttriển của cả nước đang đi vào chiều sâu, nên Đảng ta đã quyết định đưa đất nước chuyển mạnh sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Dự báo đến 2010 và 2020 trên lãnh thổ Việt Nam, nhất là các tỉnh có thuận lợi về giao thông, đất đai, nguồn nước, lao động sẽ xuất hiện nhiều khu công nghiệp, dịch vụ lớn sẽ có ảnh hưởng nhiều đến lãnh thổ xung quanh về tiêu thụ nông lâm thủy sản, hàng hóa và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến v.v . TamNông liền kề Hà Nội và địa bàn trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, lại thuận tiện về giao thông nên chủ động đón thời cơ để pháttriểnvà mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thuỷ sản, thu hút đầu tư, pháttriển khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ giải trí. Nằm trong chủ trương qui hoạch pháttriển vùng kinh tế Tây Bắc Bộ, và để khai thác lợi thế vốn có của địa phương dự kiến trong năm 2008, UBND tỉnh Phú Thọ sẽ cấp giấy phép đầu tư dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Ethanol cho Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí (trực thuộc PV Oil). Nhà máy có tổng vốn đầu tư 80 triệu đô la Mỹ, được xây dựng tại huyệnTam Nông, tỉnh Phú Thọ trên diện tích 50 héc ta, với công suất thiết kế 100 ngàn m3/năm. Nhà máy sẽ sản xuất cồn ethanol tuyệt đối phục vụ cho việc sản xuất nhiên liệu xăng ethanol. Để đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định, vùng trồng sắn và mía nguyên liệu nguyên liệu chính với diện tích 35.000 ha đuợc đặt ngay tại Phú Thọ. Dự kiến khi đi vào hoạt động trong quí IV-2009, nhà máy sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho khoảng 23 ngàn lao động nông nghiệp địa phương, giúp nângcao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, tạo điều kiện pháttriển kinh tế - xã hội vùng dự án ổn định, bền vững. Hiện tại (5/2009) UBND huyệnTamNông đã tiến hành xong quá trình đến bù vàgiải phóng mặt bằng và dự án đã chuyển sang giai đoạn san nền. Dự án được triển khai thành công sẽ thực sự tạo động lực pháttriển kinh tế không chỉ cho địa phương mà cho cả vùng kinh tế Tây Bắc Bộ 2.2.1.4 Threats - Nguy cơ a) Cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn Sự cạnh tranh của các địa phương khác trong công tác thu hút nguồn vốn đầu tư pháttriển kinh tế. Trong những năm vừa qua các khu công nghiệp được xây dựng, qui hoạch một cách tràn lan. Thủ tướng Chính Phủ đã cho phép thành lập và đầu tư Khu công nghiệp Trung Hà, tỉnh Phú Thọ tại văn bản số 655/TTg-CN ngày 27/5/2005. Nằm trong qui hoạch của tỉnh và trung ương nhưng khu công nghiệp Trung Hà gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu hút vốn đầu tư trong những năm vừa qua. Sau 2 năm mới có 2 nhà máy qui mô nhỏ mới đang trong quá trình xây dựng do không cạnh tranh được với các khu công nghiệp ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên Các địa phương đó có vị trí địa lý thuận lợi hơn cùng với nhiều các ưu đãi về đầu tư bên cạnh đó lại có sơ sở hạ tầng kinh tế hoàn chỉnh. b) Tụt hậu trong quá trình pháttriển Cùng với những thời cơ do sự pháttriển kinh tế xã hội và hội nhập của nước ta là những thách thức không nhỏ trong quá trình pháttriển kinh tế xã hội. Nếu không được qui hoạch pháttriển cụ thể, quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư không những kinh tế xã hội huyện sẽ không pháttriển bền vững mà còn gây ra tổn thất lãng phí. Trong những năm sắp tới nhiều nhà máy gây ô nhiễm môi trường sẽ bắt buộc phải tiến hành di dời khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. Nếu công tác đầu tư pháttriển không được quản lý tốt thì các khu công nghiệp trên địa bàn huyện sẽ trở thành "bãi rác thải các công nghệ lạc hậu". Điều này chắc chắn sẽ phá hoại sự pháttriển bền vững của địa phương. Với xuất phát điểm là một huyện miền núi nghèo, đa phần người dân là lao động trong khu vực nông nghiệp nên nhận thức, trình độ còn rất nhiều hạn chế; tỷ lệ lao động qua đào tạo có trình độ cao rất nhỏ. Bên cạnh đó còn có các hạn chế về khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng kinh tế … Đặc biệt là công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển. Tuy những năm gần đây phòng tài chính kế hoạch luôn được bổ xung nhân sự và ưu tiên các chỉ tiêu biên chế nhưng do khối lượng công việc rất lớn nên bước đầu đã xuất hiện tình trạng quá tải trong xử lý công việc. Trong xu thế pháttriển chung những năm sắp tới địa phương sẽ đón nhận rất nhiều nguồn vốn đầu tư pháttriển từ khu vực tư nhân. Khối lượng và áp lực công việc trong công tác quản lý sẽ tăng lên rất nhiều. Nếu không kịp thời nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý thích hợp, các cơ quan quản lý nhà nước khó có thể theo kịp được tốc độ pháttriển trong những năm tới. Những hạn chế, tồn tại nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây cản trở, khó khăn tạo ra nguy cơ tụt hậu trong quá trình pháttriển kinh tế so với các địa phương khác. 2.2.2 Các giảiphápnângcaohiệuquảĐTPThuyệnTamNôngGiảipháp huy động vốn ĐTPT - Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, tiền thuê đất …. - Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư - Xây dựng các dự án khả thi,hiệu quả - Tăng cường công tác giám sát, thực thi hệ thống luật, tạo môi trường cạnh tranh tự do, công bằng. - Áp dụng phươngpháp gọi vốn thích hợp trong công tác XDCB Giải phápnângcaohiệuquả sử dụng vốn - Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, pháp luật. - Bồi dưỡng nângcao trình độ cán bộ công chức, cán bộ quản lý kinh tế. - Đào tạo pháttriển nguồn nhân lực -Tiến hành qui hoạch tổng thể KT-XH huyện, qui hoạch pháttriển các ngành CN - DV 2.2.2.1 Các giảipháp huy động vốn Căn cứ vào mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội huyệnTamNông đặt ra, nhu cầu vốn đầu tư được tính toán trên cơ sở mức giá trị gia tăng trên địa bàn và tỷ suất đầu tư - tăng trưởng để ước tổng nhu cầu vốn đầu tư trong cả thời kỳ quy hoạch và từng giai đoạn. Để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội, tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2008 - 2020 toàn huyện khoảng 20.308 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2008 - 2010 khoảng 4.614 tỷ đồng, giai đoạn 2011- 2015 khoảng 9.451 tỷ đồng vàgiai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6.243 tỷ đồng. Bảng 2.2 Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư từ 2008 - 2020 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Nhu cầu vốn đầu tư 2008 - 2020 Giai đoạn 2008 - 2010 Giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2016 - 2020 Tổng cộng 20.308 4.614 9.451 6.243 1. Công nghiệp - xây dựng 12.038 3.053 6.118 2.868 Tỷ trọng % 59,3 66,2 64,7 45,9 2. Thương mại -Dịch vụ 6.722 1.036 2.708 2.978 Tỷ trọng % 33,1 22,4 28,7 47,7 3. Nông lâm thuỷ sản 1.548 525 626 397 Tỷ trọng % 7,6 11,4 6,6 6,4 Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, đáp ứng được khoảng 20 - 25% nhu cầu vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân khoảng 60 - 65% vốn đầu tư; vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài tỉnh (kể cả đầu tư nước ngoài) dự kiến sẽ đáp ứng được 10 - 15% tổng nhu cầu vốn đầu tư. a) Đối với vốn đầu tư thuộc lĩnh vực kinh tế + Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn vốn từ địa phương khác đầu tư vào dự án pháttriển kinh tế, đặc biệt là các cụm, khu công nghiệp của huyện, của tỉnh và vào các ngành sản xuất sản phẩm có tiềm năng. Muốn thu hút được nguồn vốn này, cần tạo các điều kiện thuận lợi về giá thuê đất và chính sách sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính . cho các nhà đầu tư vào huyện. Bên cạnh đó huyện cần tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư quảng bá quy hoạch, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của huyện, đặc biệt là tiềm năng về pháttriển công nghiệp. Đối với các dự án sử dụng ngân sách địa phương, huyện cần chú trọng công tác lập dự án, đảm bảo dự án sát với các yêu cầu thực tế, có căn cứ khoa học, tính khả thi cao để tranh thủ các nguồn vốn qua các công trình của Nhà nước, tỉnh và các tổ chức quốc tế. Các dự án được triển khai và hoạt động hiệuquả mang lại hiệuquả kinh tế xã hội cao sẽ đóng góp lại cho nguồn thu ngân sách hàng năm của địa phương, tạo ra sự pháttriển bền vững vàhiệu quả. + Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và dân cư: huyện cần có chính sách thích hợp để huy động nguồn vốn này. Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng lớn mạnh, đây sẽ là nguồn vốn có ý nghĩa quyết định lâu dài và chiếm tỷ trọng ngày càng cao cho thực hiện quy hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của huyện. Việc cạnh tranh thu hút nguồn vốn tư nhân giữa các địa phương đã diễn ra một cách khá gay gắt nhiều khi mang tới những tiêu cực. Các biện pháp được các địa phương sử dụng phổ biến hiện nay là các ưu đãi về thuế, tiều thuê đất. Các giảiphápnângcao khả năng huy động nguồn vốn này là: Thực hiện nghiêm túc và phổ biến rộng rãi Luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư, đảm bảo các điều luật được thực hiện nghiêm minh, triệt để giúp tạo môi trường đầu tư minh bạch cho các nhà đầu tư. Các chính sách kinh tế, những ưu đãi về đầu tư được công khai minh bạch sẽ giúp xây dựng niềm tin của doanh nghiệp; giúp nhà đầu tư nhanh chóng nắm bắt được cơ hội kinh doanh, giảm tình trạng tiêu cực tham ô nhũng nhiễu trong bộ máy quản lý nhà nước. Bên cạnh đó cũng cần phải có các chính sách khuyến khích tư nhân xây dựng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các khu, cụm công nghiệp của huyện. Ngoài những ưu đãi về thuế và tiền thuê đất huyện cần có những biện pháp tích cực giúp đỡ nhà đầu tư giải quyết các thủ tục hành chính hay trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng. Để huy động hiệuquả nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực dân cư huyện cần sớm hình thành vàpháttriển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, cùng với hệ thống ngân hàng huy động vốn để đa dạng hoá các hình thức huy động vốn; Thực hiện xã hội hoá, khuyến khích dân tham gia các hoạt động pháttriển cơ sở hạ tầng theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Từ đó giảm dần tỷ trọng vốn ĐTPT chi cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt các công trình giáo dục, y tế; tập trung nguồn vốn ĐTPT cho các dự án pháttriển kinh tế giúp nhanh chóng thúc đẩy kinh tế địa phươngphát triển. - Trong việc xã hội hoá hoạt động ĐTPT cơ sở hạ tầng cần tuỳ theo từng tính chất của dự án đầu tư mà có những hình thức gọi vốn linh hoạt: + Đối với các chợ, hình thức huy động vốn là kêu gọi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh theo hình thức BOT hoặc BTO, BT từng phần, từng hạng mục, góp vốn hoặc huy động vốn từ nhân dân. Các hình thức BOT, BTO đã được áp dụng cho một số công trình hạ tầng trong thời gian qua đã đem lại những hiệuquả kinh tế rõ rệt, giúp cho cơ sở hạ tầng địa phương được nhanh chóng cải thiện, giảm tình trạng thất thoát lãng phí, nợ đọng vốn trong ĐTPT. Do vậy cần tích cực nghiên cứu để có thể áp dụng những mô hình này vào những công trình hạ tầng khác. + Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, vốn đầu tư chủ yếu của các cơ sở này là dưới hình thức vốn cho vay. Để các cơ sở này nângcaonăng lực kinh doanh, cần có chính sách cho vay hợp lý khuyến khích các cơ sở tự đầu tư. Những ưu đãi về lãi suất cho những cơ sở sản xuất đem lại hiệuquảcao trong việc thúc đẩy pháttriển kinh tế. Những nguồn vốn vay này thường được sử dụng một cách rất hiệu quả. b) Đối với đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông + Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đóng góp tiền theo tỷ lệ quy định để xây dựng đường làng, ngõ xóm, lát vỉa hè, cấp thoát nước, điện chiếu [...]... mắc và thách thức đối với sự nghiệp pháttriển kinh tế - xã hội của huyện Xây dựng qui hoạch pháttriển các ngành kinh tế, các lĩnh vực chủ yếu nhằm khai thác có hiệu quảcao các tiềm năng, lợi thế của huyện, đưa huyệnTamNông thành một huyện có kinh tế pháttriển mạnh của tỉnh Phú Thọ Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện, mọi mặt về Kinh tế - Xã hội của huyện Qui hoạch tổng thể pháttriển KT - XH huyện Tam. .. công lập UBND huyện tăng cường công tác tổ chức thực hiện, quản lý, đề xuất cơ chế, chính sách để pháttriển hệ thống y tế, giáo dục theo quy hoạch 2.2.2.2 Các giải phápnângcaohiệuquả ĐTPT a) Tiến hành qui hoạch pháttriển KT-XH huyện Mặc dù đã có định hướngpháttriển Kinh tế - Xã hội 5 năm qua các Nhiệm kỳ Đại hội và Hội đồng nhân dân nhưng đây cũng chỉ là những định hướng ngắn hạn và trung hạn... tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội của huyệnTamNông là cần thiết và rất quan trọng để đánh giá đúng xuất phát điểm hiện nay của huyện, nhìn nhận một cách khoa học về các tiềm năng, các cơ hội vàtriển vọng pháttriển từ đó đưa ra được hệ thống các giảipháp chủ yếu để huyện có thể đạt được tốc độ pháttriển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững, phù hợp với quy hoạch tổng thể pháttriển kinh... toàn diện cho phù hợp vàhiệuquả hơn Trên cơ sở tình hình, thực trạng pháttriển KT-XH; xu thế pháttriển bởi các lợi thế so sánh của huyện trên địa bàn chung của tỉnh Qui hoạch tổng thể pháttriển KT-XH của huyệnTamNông phải đạt được mục tiêu: Phân tích đánh giá, khách quan tình hình và thực trạng pháttriển các ngành, lĩnh vực thời gian qua; qua đó xác định rõ điểm mạnh, cơ hội và những thuận lợi;... pháttriển của ngành và các lĩnh vực khác - Ổn định chính trị, đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyệnpháttriển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, còn thụ động trong việc triển khai xây dựng kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội Huyện chưa có quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội nên việc định hướngpháttriển kinh tế xã hội còn... không gian lãnh thổ trong địa phương; cơ cấu ngành, cơ cấu sản xuất vẫn là của một huyệnnông nghiệp, điểm xuất phát thấp; việc tổ chức sản xuất vẫn thực hiện theo lối chỉ đạo truyền thống về nông nghiệp và theo hướng tự túc, tự cấp có sự hỗ trợ định hướng của nhà nước Về cơ bản sản xuất tự phátvà nhân dân tự cân đối các sản phẩm mà mình sản xuất ra nên hiệuquả không cao, cần có một sự sắp xếp, thay... định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định để đảm bảo công tác giám sát, đánh giá đầu tư đạt hiệu quảcao Xây dựng thành một hệ thống các chỉ tiêu, qui trình giúp nâng caohiệuquả và thuận lợi trong công tác quản lý, giám sát các hoạt động ĐTPT c) Nângcao chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ, công chức Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng loại cán bộ, công chức, nhất là đội... thể đề ra những chính sách, giảipháp phù hợp, cụ thể nhằm từng bước xây dựng nền công nghiệp địa phươngpháttriển Công tác tiến hành qui hoạch pháttriển ngành công nghiệp là một việc rất quan trọng và khó khăn, đòi hỏi sự nghiên cứu phân tích một cách khoa học và chuyên sâu Qui hoạch pháttriển được xây dựng hợp lý, phù hợp là điều kiện tiên quyết trong con đường pháttriển KT-XH Do vậy trong quá... gần đây, khi công nghiệp và dịch vụ chưa có sự pháttriển cụ thể, bền vững Quaquá trình nghiên cứu phân tích có thể thấy rõ được những tồn tại nổi bật trong quá trình pháttriển kinh tế của huyện trong những năm qua, đó là yếu kém trong sự việc qui hoạch pháttriển kinh tế và những tồn tại trong XDCB Thực hiện qui hoạch pháttriển KT XH, đặc biệt là qui hoạch chiến lược pháttriển công nghiệp - dịch... chế cần giải quyết nhưng khi so sánh các chỉ số với cả nước và khu vực kinh tế Tây Bắc, ĐTPT của huyệnTamNông trong giai đoạn 2001-2007 đã đạt được hiệuquả kinh tế - xã hội cao Cuối cùng em xin cảm ơn T.s Nguyễn Hồng Minh và cán bộ phòng tài chính kế hoạch, phòng thống kê huyệnTamNông đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình xây dựng và hoàn thành đề tài này . PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐTPT HUYỆN TAM NÔNG 2.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN TAM NÔNG 2.1.1. Các. trong quá trình phát triển kinh tế so với các địa phương khác. 2.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT huyện Tam Nông Giải pháp huy động vốn ĐTPT - Xây dựng