1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ

47 371 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 107,05 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ. A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ: Quá trình hình thành và phát triển nghiệp Giày Phú Hà: Trong chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ ngành Giày được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai, có kim ngạch xuất khẩu cao và mang lại nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động phổ thông, do vậy được nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích phát triển. Với kinh nghiệm và uy tín trong hơn một thập kỷ hoạt động, công ty Giày Phú Lâm (thuộc tổng công ty Da Giày Việt Nam) là doanh nghiệp lớn của bộ Công nghiệp, kinh doanh có hiệu quả cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng da giày, giành được tín nhiệm cao với khách hàng nước ngoài. Thực hiện chủ trương lãnh đạo của Bộ Công nghiệp muốn nhân rộng sản xuất và kinh doanh giày dép xuất khẩu có hiệu quả, công ty Giày Phú Lâm đã đầu tư ra khu vực phía Bắc cùng với công ty Thiết Bị (thuộc tổng công ty thiết bị Máy và Phụ tùng) cũng là doanh nghiệp lớn của bộ Thương mại thành lập trên cơ sở hợp tác nghiệp Giày Phú Hà. nghiệp Giày Phú là một doanh nghiệp nhà nước thành lập theo Quyết định số 2135 QD/TCCB ngày 01/08/1996 của bộ Công nghiệp. nghiệp được UBND tỉnh Tây cho phép đặt trụ sở tạiPhú Lãm huyện Thanh Oai tỉnh Tây (theo Quyết định số 474 QDUB ngày 22/07/1996). Tháng 10/1996 nghiệp hợp tác với công ty Vũ Chính của Đài Loan đầu tư một dây truyền sản xuất giày thể thao xuất khẩu, thu hút khoảng 450 lao động. Công ty Vũ Chính trước đây có một cổ đông lớn, tiềm lực tài chính khá mạnh nhưng sau này do nhiều lý do về phía đối tác, cổ đông này đã rút khỏi công ty. Do vậy, Vũ Chính trở thành công ty gia đình nhỏ, khả năng tài chính và thị trường bị hạn chế, nên không có khả năng đầu tư tiếp dây truyền thứ hai và thứ ba. Hơn nữa, trong quá trình hợp tác, một số chuyên gia của công ty Vũ Chính thường xuyên vi phạm pháp luật và quy chế sản xuất gia công hàng xuất khẩu của nhà nước Việt Nam, không có thái độ thiện chí trong hợp tác, đặc biệt là vấn đề thanh toán công phí gia công, thường xuyên có thái độ không tôn trọng bộ máy quản lý điều hành và công nhân nghiệp. Việc tiếp tục hợp tác với công ty Vũ Chính sẽ không có điều kiện phát triển và không có hiệu quả. Do vậy, nghiệp đã báo cáo và được Hội đồng Quản trị chấp nhận chấm dứt hợp đồng với công ty Vũ Chính (tháng 06/1998). Chấm dứt hợp đồng với công ty Vũ Chính là một Quyết định dũng cảm trong điều kiện nền kinh tế trong khu vực bị khủng hoảng nặng nề, kinh tế Việt Nam bị các nước khác cạnh tranh gay gắt. Nhiều đơn vị trong ngành bị cắt giảm đơn đặt hàng, thậm trí phải đóng cửa. Tuy nhiên, với lợi thế về điều kiện sản xuất thuận lợi, lực lượng lao động trẻ có trình độ tay nghề thành thạo, kỷ luật cao, sẵn sàng sản xuất với cường độ cao. Công ty Giày Phú Lâm là một công ty lớn, có uy tín và tiềm lực kinh tế mạnh, vì vậy, nghiệp hoàn toàn có thể đứng vững và phát triển. Được sự giới thiệu, chỉ đạo và lãnh đạo của công ty Giày Phú Lâm và Hội đồng Quản trị, nghiệp đã trực tiếp đàm phán và ký kết hợp đồng với công ty TMC, là một công ty thương mại lớn của Đài Loan với hai dây truyền sản xuất giày nữ xuất khẩu. Ngày 08/07/1998, hợp đồng gia công giày nữ xuất khẩu với quy mô ban đầu là 02 dây chuyền công suất 60.000 đôi/tháng/chuyền đã được lãnh đạo hai công ty ký kết. Trong vòng 15 ngày, nghiệp đã hoàn tất việc cải tạo nhà xưởng và các công trình phụ trợ, điều chỉnh và bố trí lại máy móc, thiết bị hiện có và lắp đặt bổ xung thiết bị, đáp ứng công nghệ sản xuất giày nữ. Đến ngày 08/09/1998 tập trung công nghiệp sản xuất trên dây truyền hiện có. Đến ngày 20/09/1998 mở rộng sản xuất trên dây truyền thứ hai. Sau khi cải tạo lại nhà xưởng cho phù hợp với việc bố trí, lắp đặt dây truyền mới, nghiệp chính thức bước vào hoạt động, vừa đào tạo mới, vừa đào tạo lại tay nghề cho công nhân, vừa sản xuất đi dần vào ổn định và từng bước phát triển mở rộng. Đến năm 2000 nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất trên 04 dây truyền sản xuất giày nữ xuất khẩu và từ đó đến nay nghiệp trú trọng phát triển theo chiều sâu, khai thác tối đa công suất máy móc, thiết bị, đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động. Chức năng- nhiệm vụ, đặc điểm sản phẩm của nghiệp:  Chức năng- nhiệm vụ của nghiệp: - Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. - Sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn. - Thu hút lao động, đặc biệt là lao động nông nhàn trong khu vực nông nghiệp. - Hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. - Thực hiện tốt các trách nhiệm đối với người lao động. - Tham gia các phong trào chung cũng như những phong trào tại địa phương.  Đặc điểm của nghiệp: Loại hình sản xuất của nghiệp là sản xuất gia công, mang tính mùa vụ, nên việc làm phụ thuộc vào khách hàng. Trước kia hàng năm giữa hai vụ giày người lao động nghỉ việc 1-2 tháng, nhưng thời gian gần đây do nghiệp ký được nhiều hợp đồng gia công với khách hàng, nên giữa hai vụ giày người lao động nghỉ khoảng 20 ngày, khi vào mùa vụ người lao động làm thêm giờ. nghiệp đã đảm bảo mức lương, thu nhập ổn định và ngày càng tăng cho người lao động. Ngoài tiền lương sản phẩm người lao động còn được nhận thêm tiền ăn ca (không tính vào trong thu nhập), 1000đ/1giờ làm thêm, sản phẩm vượt khoán được tính 150% đơn giá. nghiệp cũng không ngừng quan tâm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Ngoài việc cấp phát trang bị bảo hộ lao động, trong những tháng hè oi bức nghiệp đã quan tâm hơn đến đời sống sức khoẻ của cán bộ công nhân viên, cấp phát đường sữa, thuốc bổ C và B1 cho cán bộ công nhân viên. Với lao động nữ, ngoài việc thực hiện theo pháp luật lao động hiện hành thì nghiệp cũng đã quan tâm như khi họ có thai nếu có nhu cầu thì được nghiệp bố trí không phải làm thêm giờ, làm đêm (nếu có). Do xu hướng tự do hoá thương mại trên thế giới và việc Việt Nam tham gia khối thị trường chung ASEAN (AFTA), việc Việt Nam và Mỹ ký kết hiệp định thương mại và việc Trung Quốc ra nhập WTO có những tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nghiệp, đó là nghiệp có thêm khách hàng, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn đòi hỏi nghiệp phải nâng cao hơn nữa năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và ổn định hơn, mà với điều kiện thiết bị hiện có của nghiệp thì việc tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm là một đòi hỏi nghiệp phải có nỗ lực rất lớn. Loại hình sản xuất của nghiệp là sản xuất gia công, sản xuất mang tính mùa vụ nên quản lý Nhà nước tác động lớn đến hoạt động của nghiệp, đó là việc quy định thời gian làm việc ngày, tuần, năm đã ảnh hưởng đến sản xuất theo mùa vụ. Do đó, cần có sự hỗ trợ của nhà nước trong lĩnh vực này là để cho nghiệp chủ động trong việc bố trí thời gian làm việc hàng ngày, còn Nhà nước chỉ quy định quỹ thời gian làm việc trong năm.  Sản phẩm của nghiệp: Về sản phẩm của nghiệp, giai đoạn từ khi thành lập (năm 1996) đến năm 1998, là thời gian mà nghiệp hợp tác với công ty Vũ Chính của Đài Loan, sản phẩm của nghiệpGiày thể thao xuất khẩu. Nhưng từ khi chấm dứt hợp tác với công ty Vũ Chính, hợp tác với công ty TMC của Đài Loan đến nay thì nghiệp chuyển sang sản xuất sản phẩm giày nữ xuất khẩu, do vậy sản phẩm chủ yếu của nghiệpgiày nữ xuất khẩu, với nhiều mẫu mã, chủng loại đa dạng, mùa đông thì sản xuất giày mùa hè, mùa hè thì sản xuất giày mùa đông. Cơ cấu tổ chức- chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban: GIÁM ĐỐC PHÒNGTỔ CHỨCHÀNH CHÍNH PHÒNGKẾ TOÁNTÀI VỤPHÒNGKỸ THUẬTCƠ ĐIỆN PHÒNGXUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ TỔVỆ SINH-CN ĐỘI BẢO VỆ HỌCNGHỀ PHÂN XƯỞNG MAY PHÂN XƯỞNG ĐẾ PHÂN XƯỞNGCHẶTPHÂN XƯỞNG HOÀN CHỈNH TỔKHO NL TỔBỒI VẢI TỔDÃY DA TỔKCS nghiệp hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, giám đốc là người điều hành trực tiếp các bộ phận, phòng ban trong nghiệp. Cơ cấu tổ chức của nghiệp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa cơ cấu theo chức năng và cơ cấu theo trực tuyến. Mỗi một bộ phận, phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng Cơ cấu tổ chức của nghiệp: Trong đó: : Quan hệ trực tuyến. : Quan hệ chức năng. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của nghiệp Giày Phú Chức năng- nhiệm vụ của từng phòng ban trong nghiệp: a- Phòng tổ chức - hành chính: - Chức năng: Là bộ phận chuyên môn, thực hiện các chức năng thuộc về hành chính và quản trị như: Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động tiền lương. - Nhiệm vụ: + Tổ chức kiện toàn bộ máy + Lập kế hoạch công tác, báo cáo thường kỳ, báo cáo tổng hợp. + Tiếp khách, phục vụ hội nghị, cuộc họp. + Quản lý con dấu, hồ sơ, công văn, mua sắmthiết bị văn phòng + Quản lý công tác bảo vệ, vệ sinh công nghiệp, tạp vụ nấu ăn. + Tuyển dụng, đào tạo. + Quản lý, theo dõi thực hiện lao động tiền lương, thưởng. + Tham mưu khen thưởng, thi đua, xử lý kỷ luật. b- Phòng xuất khẩu : - Chức năng: Làm thủ tục xuất nhập khẩu. - Nhiệm vụ: + Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, hàng hoá, nguyên vật liệu, kiểm hàng, giao nhận, xuất nhập. + Lập các hợp đồng gia công(nếu có). + theo dõi, thực hiện và làm thủ tục thanh lý, thanh khoản. c- Phòng kế toán - tài vụ: - Chức năng: Làm công tác tài chính, hạch toán kinh tế giá thành. - Nhiệm vụ: + Ghi chép, phản ánh thông tin, phân tích hoạt động kinh doanh, đề suất biện pháp. + Bảo quản, lưu trữ sổ sách, tài liệu kế toán, báo cáo thường kỳ và định kỳ. + Phổ biến và thi hành các thể lệ kế toán, tài chính kiểm tra việc chấp hành trong nghiệp, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh về mặt tài chính, định mức, tiền mặt, tín dụng và các hợp đồng kinh tế. + Kiểm kê, đánh giá lại tài sản, giải quyết thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, các khoản nợ và thiết bị, dự toán vốn và quản lý vốn. + Thu chi tiền mặt và quản lý vốn. d- Phòng kỹ thuật-cơ điện và xây dựng cơ bản : - Chức năng: Là bộ phận chuyên môn phụ trách về các mặt quy trình công nghệ, quy phạm, định mức kỹ thuật. Quản lý hệ thống máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hệ thống diện nước và xây dựng cơ bản. - Nhiệm vụ: + Kiểm tra, sửa chữa trang thiết bị, máy móc. + Thiết kế ban hành các quy trình, quy phạm, giám sát thực hiện, đổi mới, cải tiến quy trình, quy phạm. + Xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu hao nguyên vật liệu, định bậc kỹ thuật, xử lý tranh chấp, khiếu lại về kỹ thuật và xác định trách nhiệm. Quản lý, lắp đặt và tổ chức trang thiết bị. + Phối hợp đào tạo nâng bậc, kiểm tra tay nghề, tổ chức thông tin kỹ thuật, nghiên cứu triển khai mẫu mã và quản lý chất lượng sản phẩm. + Xây dụng cơ bản. e- Trạm y tế : - Chức năng: Là bộ phận chuyên môn giúp việc cho lãnh đạo nghiệp trong lĩnh vực: Quản lý vệ sinh lao động, quản lý dược, sinh đẻ có kế hoạch, khám và chữa bệnh cho công nhân viên. - Nhiệm vụ: + Công tác chống dịch. + Quản lý vệ sinh lao động, dược, sức khoẻ. + Công tác kế hoạch hoá gia đình. + Quản lý dược. + Quản lý sức khoẻ. + Phối hợp với ban bảo hộ lao độngcủng cố mạng lưới chữ thập đỏ. Đặc điểm lực lượng lao động của nghiệp: Do đặc điểm của ngành sản xuất giày là dây truyền dài, lao động phải có sự cần mẫn, bền bỉ, dẻo dai mà đặc tính này chỉ có được ở lao động nữ. Còn lao động nam chỉ bố trí vào các bộ phậnnhư cơ khí, sửa chữa, bảo vệ, đóng thùng là những công việc cần sức khoẻ và sự năng động hơn. Vì vậy, khi tuyển dụng lao động nghiệp đã đặt ra những tiêu chuẩn: - Ứng viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ (ưu tiên những người có tay nghề sản xuất giày) - Ứng viên phải có sức khỏe, nhanh nhẹn, cần cù. - Ứng cử viên là người có trình độ văn hoá nhất định Tuy nhiên do nghiệp là doanh nghiệp sản xuất giày đầu tiên trong khu vực, lao động quanh địa bàn chủ yếu là con em nông dân các xã trọng điểm vùng pháo trước đây, cho nên người lao động đến với nghiệp chỉ là lao động phổ thông đơn thuần, trình độ văn hoá không đồng đều, có người chỉ học hết PTCS. Cũng vì vậy đã có những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lí lao động nữ so với lao động nam như sau: - Lao động nữ còn phải đảm nhận chức năng làm vợ, làm mẹ nên sự biến động hàng ngày trong lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn. - Lao động nam giới nghiệp tuyển ít do đó yêu cầu về trình độ văn hoá cao hơn nên việc tiếp thu tay nghề của nữ chậm hơn nam. Cơ cấu lao động của nghiệp: Tính đến thời điểm 10/01/2003 tổng số lao động của toàn nghiệp là 2033 lao động và được chia làm ba bộ phận chính:  Bộ phận quản lý- phục vụ: 61 lao động Bộ phận này gồm: - Văn phòng nghiệp : 22 lao động. - Bảo vệ : 16 lao động. - Cơ điện :15 lao động. - Bảo vệ môi trường và vệ sinh công nghiệp :8 lao động.  Bộ phận phân xưởng: 1912 lao động. - Phân xưởng pha cắt(chặt) :43 lao động. - Tổ lạng da :80 lao động. - Phân xưởng may(12 tổ) : 1113 lao động. + Từ May 1 đến May 8 :110 LĐ/1tổ. + Từ May 9 đến May 12 :55 LĐ/1tổ + Quản lý và giày mẫu :13 lao động, trong đó: 1 quản đốc 1 phó quản đốc, 3 NV kinh tế và 8 lao động mẫu. - Phân xưởng hoàn chỉnh : 380 lao động. Trong đó: + 04 dây truyền, mỗi chuyền gồm 03 tổ(Gò, chỉnh lý, đóng gói):119LĐ/1chuyền. + Quản lý: 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 2 NV kinh tế, 4 chuyền trưởng. + Kho bán thành phẩm :7 lao động. + Kho thành phẩm :2 lao động. + Công nhân đóng thùng :8 lao động. - Phân xưởng đế : 283 lao động. + 06 chuyền : 45LĐ/1 chuyền. + Quản lý : 1quản đốc, 1phó quản đốc, 2 NV kinh tế. + Tổ bồi vải :9 lao động. - Kho nguyên liệu :13 lao động.  Bộ phận KCS :60 lao động. Như vậy, cơ cấu lao động của nghiệp là tương đối hợp lý, bộ phận quản lý gọn nhẹ(chỉ chiếm khoảng 2% tổng số lao động của toàn nghiệp) nhưng hoạt động có hiệu quả cao. Chất lượng lao động: Bảng 1: Bảng chất lượng lao động chung toàn nghiệp Năm Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động Trong đó: Nữ 1800 1712 100 95,11 1850 1781 100 96,2 7 2010 1947 100 96,8 7 I. Lao động quản lý. Trong đó: 1- Đại học 2- Cao đẳng 3- Trung cấp 35 18 4 13 1,94 51,43 11,43 37,14 35 20 2 13 1,89 57,1 4 5,72 37,1 4 37 23 2 12 1,84 62,1 6 5,41 32,4 3 II. Công nhân sản SX Trong đó: 1- Trung cấp 1765 3 98,06 0,17 1815 4 98,1 1 1973 7 98,1 6 [...]... càng hiệu quả hơn B THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ: I THỰC HIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI NGHIỆP: 1 Tạo động lực cho người lao động thông qua tiền lương: 1.1 Lựa chọn hình thức và điều kiện trả lương: Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của nghiệp, nghiệp đã lựa chọn áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm: nghiệp tiến hành khoán sản phẩm... đã được nghiệp đặt ra ngay từ khi thành lập và cho đến nay nghiệp đang thực hiện kết hợp hai hình thức đào tạo, đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc Quá trình đào tạo được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Đào tạo tập trung tại trung tâm đào tạo (đào tạo ngoài công việc) Trung tâm đào tạo được thành lập dưới sự giúp đỡ của viện nghiên cứu Da giày khi tuyển lao động, nghiệp. .. lao động có thể hoàn thành xuất sắc công việc được giao Bên cạnh đó, nghiệp còn chú ý đến việc bố trí sắp xếp, sử dụng người lao động vào các bộ phận sao cho hợp lý thông qua phân công lao động trong nghiệp Hiện nay nghiệp kết hợp phân công lao động trên cả ba mặt: Phân công theo chức năng, theo công nghệ và theo mức độ phức tạp công việc Phân công lao động theo chức năng tạo nên cơ cấu lao động. .. động thông qua phúc lợi: Giám đốc nghiệp phối hợp với ban chấp hành công đoàn nghiệp thực hiện các hoạt động phúc lợi cho người lao động đó là: Đầu tư xây dựng, sửa chữa, trang bị tài sản cố định cho các công trình phúc lợi công cộng của nghiệp như: trạm y tế, nhà văn hoá, nhà trẻ , tổ chức các hoạt động thể thao văn hoá phúc lợi, tham quan nghỉ mát của tập thể công nhân viên trong đơn vị, trợ... vị trí công tác mới Vị trí công tác mới này thường quan trọng hơn vị trí công tác cũ để tránh sự nhàm chán trong công việc và thoả mãn nhu cầu quyền lực của người cán bộ Chính sách đề bạt cán bộ của nghiệp đã thúc đẩy người cán bộ vừa nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện vừa có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc để tạo lòng tin trong tập thể 4 Tạo động lực cho người lao động thông qua phúc... đạt được, nghiệp đã được nhận bằng khen của Tổng công ty Da Giày Việt Nam về thành tích xuất sắc trong thực hiện và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2001 Năm 2002: Được sự chỉ đạo quan tâm đúng đắn, giúp đỡ kịp thời của Lãnh đạo công ty Giày Phú Lâm, của Hội đồng quản trị, nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể CBCNV trong nghiệp và sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả của công ty TMC nên hoạt động sản xuất... lý lao động phải được tiến hành một cách chặt chẽ và nghiêm túc, vì vậy đã thực sự thúc đẩy công tác cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý sản xuất, quản lý lao động ngày càng tiến bộ Để quản lý lao động về mặt số lượng, nghiệp đã sử dụng sổ danh sách lao động Danh sách lao động do phòng tổ chức lập, nhằm nắm chắc tình hình biến động, phân bổ, sử dụng lao động hiện có của nghiệp. .. 0,11 0,15 Nguồn: Báo cáo chất lượng lao động Phòng tổ chức hành chính Nhìn chung lao động của nghiệp đều có tay nghề nhưng số công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ ít, số công nhân bậc 1 chiếm tỷ lệ lớn, điều này cũng phản ánh đúng đặc điểm sản xuất, đặc điểm lao động của nghiệp sản xuất 100% hàng gia công nên lao động chủ yếu là lao động phổ thông Đối với lao động quản lý (bảng 2), xét về mức độ phù... đào tạo để học nghề, học viên được chia thành từng lớp Nội dung đào tạo đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp, mục tiêu hoạt động, sản phẩm do nghiệp sản xuất, các chính sách, quy định về lề lối, giờ giấc làm việc và những quyền lợi mà người lao động được hưởng Đặc biệt quan trọng là cơ sở lý thuyết và phương pháp thực hành các thao tác có liên quan đến công việc mà người lao động. .. bị của nghiệp giày Phú Đặc điểm về điều kiện lao động: Toàn bộ công nhân viên trong toàn nghiệp làm việc trong điều kiện đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường về: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, cường độ tiếng ồn, nồng độ bụi, hơi khí độc, vệ sinh công nghiệp Nhìn chung lãnh đạo công ty đã có nhiều cố gắng và quan tâm trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, . của xí nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ: I. THỰC HIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ. A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP GIÀY

Ngày đăng: 18/10/2013, 06:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp Giày Phú Hà - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp Giày Phú Hà (Trang 5)
Bảng 1: Bảng chất lượng lao động chung toàn xí nghiệp                                     Năm - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 1 Bảng chất lượng lao động chung toàn xí nghiệp Năm (Trang 10)
Bảng 1: Bảng chất lượng lao động chung toàn xí nghiệp                                     Năm - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 1 Bảng chất lượng lao động chung toàn xí nghiệp Năm (Trang 10)
Bảng 2: Bảng chất lượng lao động của bộ phận quản lý năm2000 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 2 Bảng chất lượng lao động của bộ phận quản lý năm2000 (Trang 11)
Đối với lao động quản lý (bảng 2), xét về mức độ phù hợp của từng chức danh thì  100% cán bộ quản lý đảm nhận công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo của mình, nhiều cán bộ quản lý đã được đào tạo nhiều chuyên ngành nên có thể đảm nhận nhiều chức năng. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
i với lao động quản lý (bảng 2), xét về mức độ phù hợp của từng chức danh thì 100% cán bộ quản lý đảm nhận công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo của mình, nhiều cán bộ quản lý đã được đào tạo nhiều chuyên ngành nên có thể đảm nhận nhiều chức năng (Trang 11)
Bảng 2: Bảng chất lượng lao động của bộ phận quản lý năm 2000 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 2 Bảng chất lượng lao động của bộ phận quản lý năm 2000 (Trang 11)
Bảng 3: Các loại máy móc thiết bị chủ yếu sử dụng trong sản xuất - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 3 Các loại máy móc thiết bị chủ yếu sử dụng trong sản xuất (Trang 13)
Bảng 3: Các loại máy móc thiết bị chủ yếu sử dụng trong sản xuất - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 3 Các loại máy móc thiết bị chủ yếu sử dụng trong sản xuất (Trang 13)
28 Máy định hình đế, pho hậu Đài Loan 199 88 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
28 Máy định hình đế, pho hậu Đài Loan 199 88 (Trang 14)
Bảng 4: Báo cáo tình hình sản xuấtkinh doanh - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 4 Báo cáo tình hình sản xuấtkinh doanh (Trang 16)
Bảng 4 : Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 4 Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh (Trang 16)
Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất- kinh doanh của Xí nghiệp giày Phú Hà năm 2001, năm 2002, năm 2003 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
gu ồn: Báo cáo tình hình sản xuất- kinh doanh của Xí nghiệp giày Phú Hà năm 2001, năm 2002, năm 2003 (Trang 17)
Nguồn: Trích bảng lương tháng 03/2003 của bộ phận trực tiếp sản xuất của Xí nghiệp giày Phú Hà. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
gu ồn: Trích bảng lương tháng 03/2003 của bộ phận trực tiếp sản xuất của Xí nghiệp giày Phú Hà (Trang 26)
Bảng 9: Chi tiêu và thu nhập bình quân đầu người/tháng Chỉ tiêu - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 9 Chi tiêu và thu nhập bình quân đầu người/tháng Chỉ tiêu (Trang 28)
Bảng 9: Chi tiêu và thu nhập bình quân đầu người/tháng - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 9 Chi tiêu và thu nhập bình quân đầu người/tháng (Trang 28)
Ví dụ: Bảng 10: Bảng tiền thưởng công nhân ngồi máy chuyên cần phân xưởng may tháng 01 năm 2003 – Tổ may 8. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
d ụ: Bảng 10: Bảng tiền thưởng công nhân ngồi máy chuyên cần phân xưởng may tháng 01 năm 2003 – Tổ may 8 (Trang 31)
Ví dụ: Bảng 10: Bảng tiền thưởng công nhân ngồi máy chuyên cần phân xưởng may tháng 01 năm 2003 – Tổ may 8. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
d ụ: Bảng 10: Bảng tiền thưởng công nhân ngồi máy chuyên cần phân xưởng may tháng 01 năm 2003 – Tổ may 8 (Trang 31)
Hình thức thưởng này thể hiện sự quan tâm của xí nghiệp đối với phân xưởng may tuy không lớn lao nhưng nó rất có ý nghĩa đối với công nhân phân xưởng may, nó vừa có tác dụng động viên về mặt vật chất vừa động viên về mặt tinh thần bởi người lao động luôn  - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Hình th ức thưởng này thể hiện sự quan tâm của xí nghiệp đối với phân xưởng may tuy không lớn lao nhưng nó rất có ý nghĩa đối với công nhân phân xưởng may, nó vừa có tác dụng động viên về mặt vật chất vừa động viên về mặt tinh thần bởi người lao động luôn (Trang 31)
Bảng 11: Yếu tố thuộc về công việc - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 11 Yếu tố thuộc về công việc (Trang 39)
Bảng 11: Yếu tố thuộc về công việc - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 11 Yếu tố thuộc về công việc (Trang 39)
Bảng 13: Bầu không khí tâm lý xã hội trong Xí nghiệp. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 13 Bầu không khí tâm lý xã hội trong Xí nghiệp (Trang 42)
Bảng 14: Phong cách lãnh đạo - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 14 Phong cách lãnh đạo (Trang 45)
Bảng 14: Phong cách lãnh đạo - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
Bảng 14 Phong cách lãnh đạo (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w