Đào tạo, thăng tiến, cất nhắc:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ (Trang 44)

II. KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP:

4.5.Đào tạo, thăng tiến, cất nhắc:

Mức độ tán thành trung bình nhận được khi hỏi về cơ hội học tập nâng cao trình độ của người lao động là K= 3.42, tức là không có ý kiến rõ ràng. Thực tế cho thấy xí nghiệp đã rất quan tâm đến công tác đào tạo, nhưng do nên công tác đào tạo của xí nghiệp vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả, dẫn đến người lao động có cảm giác là mình chưa có cơ hội được học tập và người lao động cũng không xác định được mục đích học tập của bản thân mình. Hơn nữa Xí nghiệp chưa có cơ hội đổi mới công nghệ hiện đại hơn nên nhu cầu về đào tạo lao động đáp ứng dây truyền công nghệ hiện đại chưa thực sự bức thiết. Tuy nhiên Xí nghiệp vẫn cử anh chị em công nhân đi tập huấn các lớp ngắn hạn nhằm mục đích nâng cao tay nghề cho anh chị em để có thể phục vụ tốt hơn công việc hiện tại.

Khi được hỏi yếu tố nào ảnh hưởng quan trọng nhất đến khả năng thăng tiến thì kết quả nhận được như sau: 50 % cho rằng trình độ chuyên môn là quan trọng nhất, 29 % cho rằng sự phát triển của Xí nghiệp là quan trọng nhất, 3 % cho rằng uy tín quan trọng nhất, 5 % lựa chọn thâm niên công tác, 12 % lựa chọn vị trí công tác, 1% lựa chọn các yếu tố khác. Kết quả này cho thấy trình độ chuyên môn của người lao động là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến khả năng thăng tiến của mỗi cá nhân.

Do đặc điểm của sản xuất gia công nên nhu cầu sử dụng nguồn lực con người của Xí nghiệp là rất lớn, vì vậy, vấn đề quản lý con người đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì thế, trong thời gian này Xí nghiệp rất quan tâm đến việc nâng cao nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ quản lý điều hành sản xuất.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ (Trang 44)