Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
46,31 KB
Nội dung
PHÂNTÍCHTHỰCTRẠNGTRẢLƯƠNGỞCÔNGTYDỆTKIMTHĂNGLONG I. Đặc điểm của CôngtyDệtkimThăngLong 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CôngtyCôngtyDệtkimThăngLong là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội. Quá trình hình thành và phát triển của côngty có thể chia ra làm 5 thời kỳ: Thời kỳ từ năm 1959 đến năm 1975 Tháng 2 năm 1959, Xí nghiệp Dệtkim Cự Doanh được thành lập dựa trên cơ sở công tư hợp doanh giữa Nhà nước với xưởng dệt Cự Doanh ở phố Hàng Quạt – Hà Nội của nhà tư sản Trịnh Văn Căn. Từ khi thành lập cho đến năm 1975, sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là áo may ô và áo lót nam phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và trang bị cho quân đội với sản lượng từ 1 - 2 triệu chiếc / năm. Thời kỳ từ năm 1976 đến tháng 6 năm 1982 Năm 1976, xí nghiệp bắt đầu tham gia sản xuất hàng xuất khẩu trong khuôn khổ Nghị định thư với các nước XHCN như Liên Xô. Hungary, Tiệp … Sản lượng hàng năm 3 – 4 triệu chiếc, trong đó 60% là sản phẩm xuất khẩu, còn lại là tiêu dùng nội địa và cung cấp cho quốc phòng. Tuy nhiên thời gian này các doanh nghiệp không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Do đó, toàn bộ việc xuất khẩu của xí nghiệp lúc đó phải uỷ thác qua Tổng côngty Xuất nhập khẩu hàng dệt Việt Nam (TEXTIMEX). Thời kỳ từ tháng 7 năm 1982 đến tháng 11 năm 1986 Xí nghiệp ngày càng phát triển sản xuất nhưng lại hạn chế vì mặt bằng sản xuất chật hẹp. Đứng trước tình hình đó, tháng 7 năm 1982, UBND thánh phố Hà Nội đã quyết định sát nhập Xí nghiệp Dệtkim Cự Doanh với Xí nghiệp may mặc Hà Nội và đổi tên thành CôngtyDệtkimThăngLong như hiện nay. Có thể nói đây là thời kỳ hoàng kim của CôngtyDệtkimThăng Long. Sản lượng hàng năm luôn duy trì ở mức 8 – 9 triệu chiếc, trong đó xuất khẩu sang Tiệp 6 triệu. Liên Xô 1,5 triệu, còn lại là tiêu dùng nội địa. Thời kỳ từ tháng 12 năm 1986 đến cuối năm 1991. Đây là thời kỳ côngty điều chỉnh hoạt động của mình để thích ứng với cơ chế mới. Khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước côngty đã gặp phải nhiều khó khăn như: nguyên vật liệu khan hiếm phải nhâp ngoại, máy móc thiết bị đã cũ, cơ sở hạ tầng xuống cấp.Mặt khác, giữa năm 1991, Liên Xô và hệ thống các nước XHCN tan rã, côngty mất đi thị trường truyền thống. Do đó, hoạt động của côngty đòi hỏi phải có sự thay đổi, côngty phải làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thời kỳ tữ năm 1992 đến nay Côngty dần thích nghi với đòi hỏi mới của thị trường. Năm 1992, côngty được cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Sản lượng hàng năm trên dưới 2 triệu chiếc. Giờ đây, côngty đã mạnh dạn vững bước trên con đường kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với những thử thách và thắng lợi mới. 1.2 Bộ máy quản lý của Côngty Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của côngty Giám đốc PGĐ PGĐ Kỹ thuật Đời sống Sản xuất Hành chính Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kỹ thuật Kế hoạch Tài chính Tổ chức Bảo vệ KCS Vật tư Kế toán Hành chính Dịch vụ Phân xưởng Phân xưởng Phân xưởng Dệt Tẩy , Nhuộm Cắt , May Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính. Dựa vào sơ đồ trên ta thấy cơ cấu tổ chức của côngtyDệtkimThăngLong là cơ cấu trực tuyến – chức năng. Theo kiểu này, Giám đốc được sự giúp sức của hai phó Giám đốc và các phòng chức năng. Tuy nhiên quyền quyết định thuộc về Giám đốc. Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến, nhưng không có quyền ra mệnh lệnh cho các phân xưởng. Còn các phân xưởng là các đơn vị sản xuất cơ bản trong công ty, mỗi phân xưởng có từng nhiệm vụ riêng. Ban giám đốc Ban giám dốc gồm Giám đốc và hai phó giám đốc: PGĐ kỹ thuật sản xuất và PGĐ đời sống hành chính: Giám đốc có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất, kỹ thuật, kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp. Ngoài ra, Giám đốc trực tiếp chỉ đạo phòng Kế hoạch – Vật tư và phòng Tài chính – Kế toán. Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất chỉ huy sản xuất và kỹ thuật, có trách nhiệm tổ chức và chỉ huy quá trình sản xuất hàng ngày từ khâu chuẩn bị sản xuất đến bố trí, điều khiển lao động … Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất chỉ đạo phòng Kỹ thuật – KCS và trực tiếp chỉ huy các phân xưởng. Phó giám đốc đời sống hành chính có trách nhiệm thực hiện các mối quan hệ pháp lý trong và ngoài Công ty, phụ trách các hoạt động hành chính và phúc lợi của Công ty. Phó giám đốc đời sống hành chính chỉ đạo các phòng Tổ chức – Hành chính và phòng Bảo vệ – Dịch vụ. Các phòng chức năng Phòng Kỹ thuật – KCS: Phòng có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, phòng còn quản lý việc sử dụng điện, nước, thiết bị. Phòng Kế hoạch – Vật tư: Phòng thực hiện công tác kế hoạch, công tac XNK, công tác quản lý và cung ứng vật tư, nguyên phụ liệu, công tác kinh doanh thương mại. Phòng Tài chính – Kế toán: Phòng có nhiệm vụ hạch toán các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, tính giá thành sản phẩm…Theo dõi các khoản thu– chi tài chính, lập báo cáo tài chính gửi Giám đốc, theo dõi quyết toán các hợp đồng kinh tế với khách hàng. Phòng Tổ chức – Hành chính: Phòng có nhiệm vụ tổ chức lao động tiền lương: tuyển chọn lao động, xây dựng quy chế trả lương, thực hiện quan hệ lao động … Ngoài ra, phòng còn thực hiện công tác hành chính quản trị như nhận chỉ thị giấm đốc chuyển thành các văn bản quy định đến các phòng và các phân xưởng, quản lý văn thư, lưu trữ tài liệu … Phòng Bảo vệ – Dịch vụ: Phòng có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty, bảo đảm an ninh trật tự trong công ty, … , vận chuyển và bốc dỡ, phục vụ kho tàng, chăm sóc y tế … Các phân xưởng sản xuất: Phân xưởng dệt: tiếp nhận sợi để tiến hành sản xuất từ sợi ra các loại vải mộc rồi giao cho phân xưởng tẩy nhuộm. Phân xưởng tẩy nhuộm: tiến hành nấu, tẩy nhuộm và xử lý định hình vải mộc rồi giao cho phân xưởng cắt, may. Từ năm 2000, phân xưởng tẩy nhuộm không còn hoạt động do gây ô nhiễm môi trường. Phân xưởng cắt, may: có nhiệm vụ cắt và may vải đã nhuộm thành các sản phẩm, sau đó là và đóng gói theo đúng yêu cầu về chất lượng, kích cỡ, thời gian giao hàng theo hợp đồng. 1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của CôngtyCôngtyDệtkimThăngLong có chức năng chính là sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệtkim vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu ra nước ngoài. Sản phẩm của Côngty sản xuất ra chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài theo những đơn đặt hàng. Cũng có khi Côngty nhận may gia công, mẫu mã và nguyên phụ liệu Côngty nhận của khách hàng mang về chỉ việc hoàn thành khâu cuối cùng tạo ra thành phẩm giao lại cho khách hàng. Còn hàng nội địa của Côngty cũng có nhiều loại với chất lượng, mẫu mã, màu sắc, kích cỡ như hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở trong nước còn khiêm tốn. Trong những năm gần đây, Côngty đã tiến hành chuyên môn và đa dạng hoá sản phẩm. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như áo T–Shirt, Polo–Shirt …Công ty đã dần dần đưa vào sản xuất một số loại quần áo thể thao, áo jacket, các loại hàng dệtkim cao cấp … Các sản phẩm chủ yếu của Công ty: * Áo T – Shirt, Polo – Shirt, quần dài, quần áo lót là những mặt hàng xuất khẩu của Công ty. * Áo jacket không phải là mặt hàng được sản xuất thường xuyên và mặt hàng này chủ yếu là nhận gia công. * Quần áo thể thao là mặt hàng mới trong Công ty, được sản xuất theo đơn đặt hàng, nó không phải là mặt hàng chủ yếu. + Ngoài ra, Côngty còn sản xuất theo đơn đặt hàng trong nước, có khi là nhận gia công một số mặt hàng như: quần áo bơi, quần áo mưa, màn các loại 1.4 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của CôngtyDệtkimThăngLong Sợi Guồng đảo sợi Dệt vải Kho vải mộc Mạng sợi Kiểm tra vải dệt Tẩy bằng hoá chất Giặt sạch Vắt bằng li tâm Kiểm tra vải Cán nguội Sấy khô Cán nóng Kho vải trắng Cắt quần áo Kiểm tra t.phẩm May Kho bán t.phẩm Là - đóng gói Kho thành phẩm Côngty Nguồn: Phòng Kỹ thuật-KCS. Qua sơ đồ trên ta thấy, việc sản xuất của côngty được tiến hành tại các phân xưởng rất chặt chẽ và liên tục. Trước khi được chuyển vào kho thì bán thành phẩm, thành phẩm đều được kiểm tra, giám sát khắt khe nhằm bảo đảm đúng tiêu chuẩn đúng chất lượng, đúng số lượng và thời gian giao cho từng phân xưởng. Và trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm này không thể không nhắc tới hệ thống máy móc thiết bị của Côngty . Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kịp thời cùng với việc nâng cao NSLĐ, chất lượng sản phẩm thì máy móc đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất của CôngtyDệtkimThăng Long. Do đó, côngty đã chú trọng đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để phục vụ cho sản xuất. Hiện nay trong Côngty số lượng máy móc hiện có đều là những máy trung bình và khá hiện đai tương đối phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 1: Một số máy móc thiết bị chủ yếu của Côngty STT Tên máy Nước sản xuất Số lượng Năm sử dụng 1 Máy Multipique dệt kép 2 Máy Multi Singer dệt đơn Đức 30 1982 3 Máy khâu các loại Đức 40 1984 4 Máy sấy ( 6579 & 6568 ) Đức 20 1987 5 Máy tẩy – nhuộm – kiềm Đức 25 1989 6 Mờy cán Tiệp 20 1989 7 Máy khâu các loại Đức 210 1990 8 Máy dập cúc Hàn Quốc 5 1992 9 Máy cắt vòng Tiệp 20 1992 10 Máy cắt thẳng Nhật 20 1993 11 Máy xén Suraba Liên Xô 50 1995 12 Máy đính cúc Đức 16 1996 13 Máy cắt di động Đức 15 1999 14 Máy đảo sợi Tiệp 5 2000 Nguồn: Phòng Kỹ thuật – KCS 1.5 Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động Lực lượng lao động của Côngty được xem xét theo quy mô và cơ cấu, thông qua đó chất lượng lao động được phản ánh. Bảng 2: Số lượng và cơ cấu CBCNV của Côngty STT Chức danh Số lượng % 1 Công nhân sản xuất 359 84,5 2 Cán bộ quản lý : 66 15,5 + Cán bộ kỹ thuật + Cán bộ quản lý kinh tế + Cán bộ quản lý hành chính 17 29 20 4 6,8 4,7 Tổng số 425 100 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính. Theo số liệu năm 2002 thì số lượng CBCNV của Côngty là 425 người, trong đó cán bộ quản lý là 66 người (15,5%), còn công nhân trực tiếp sản xuất là 359 người (84,5%). Thực tế công nhân trực tiếp sản xuất là 341 người (359 – 18) bởi vì 18 công nhân tẩy nhuộm tạm thời làm công việc khác do phân xưởng Tẩy, nhuộm tạm ngừng hoạt động. Bảng 3 : Tuổi và giới tính của CBCNV trong Côngty . Số nam Số nữ Tổng % Dưới 25 tuổi 15 92 107 25 Từ 25 – 34 tuổi 22 104 126 30 Từ 35 – 44 tuổi 34 128 162 38 Trên 45 tuổi 11 19 30 7 Tổng 82 343 425 % 19 81 100 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Do đặc điểm về sản phẩm của Côngty là hàng may mặc, sản phẩm sản xuất nhìn chung không đòi hỏi mức độ nặng nhọc cao mà chủ yếu đòi hỏi tính cần cù và khéo léo. Do vậy lao động nữ của côngty chiếm tỷ lệ cao. Trong số 425 CBCNV của Côngty thì số lao động nữ là 343 người (81%), số lao động nam là 82 người (19%). Số lao động nữ cao nên hàng năm số ngày nghỉ thai sản, nghỉ con ốm … tương đối nhiều. Điều này làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình lao động, gây khó khăn cho việc bố trí lao động. Lực lượng lao động trong Côngty là lao động trẻ. Điều này có ưu điểm là công nhân có sức khoẻ để đảm nhận công việc, có sự nhanh nhẹn, sáng tạo trong công việc … Nhưng lao động trẻ cũng đồng nghĩa với sự hạn chế về kinh nghiệm làm việc, đòi hỏi chi phí đào tạo cao và họ cũng hay rời bỏ Côngty … Bảng 4: Trình độ của cán bộ quản lý ĐH – CĐ TC Sơ cấp Tổng % Cán bộ kỹ thuật 11 5 1 17 25,7 Cán bộ quản lý kinh tế 18 10 1 29 44 Cán bộ quản lý hành chính 2 3 15 20 30,3 Tổng 31 18 17 66 % 47 27,3 25,7 100 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Qua bẩng trên ta thấy trong bộ phận cán bộ quản lý của Côngty thì tỉ lệ số cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế và cán bộ quản lý hành chính phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Số người có trình độ ĐH – CĐ là 31 người (47%), 18 người có trình độ trung cấp (27,3%), còn lại là trình độ sơ cấp chiếm 17 người ( 25,7%) . Hơn nữa họ lại là những người có thâm niên công tác lâu năm. Vì thế họ có đủ kinh nghiệm và năng lực giúp Côngty đứng vững và không ngừng phát triển. Bảng 5: Số lượng và bậc thợ của công nhân trực tiếp sản xuất B2 B3 B4 B5 B6 Tổng Công nhân dệt - - - 3 12 15 Công nhân cát may 148 17 26 47 88 326 Tổng 148 17 26 50 100 341 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Cấp bậc công việc BQ: 4 [...]... hưởng tới việc xây dựng hệ thống thù lao hợp lý, tới quan hệ lao động trong Côngty Từ chỗ thiếu hoạt động Thiết kế và Phântíchcông việc dẫn đến các hoạt động QTNL khác của Côngty không hoàn thiện Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới TCLĐKH (Phân công – Hiệp tác lao động …), ảnh hưởng tới KTLĐ (năng suất va hiệu quả lao động …) 2 Thực trạngtrảlương ở CôngtyDệtkimThăngLong Hiện nay, côngtyDệt kim. .. viên chức trong côngty làm việc gì, chức vụ gì sẽ được hưởng lương theo công việc và chức vụ đó 2.1 Hình thứctrảlương theo thời gian CôngtyDệtkimThăngLong áp dụng hình thứctrảlương theo thời gian để trảlươngtháng cho LĐ quản lý-phục vụ, trảlương giờ ngừng việc cho công nhân hưởng lương theo sản phẩm và để trảlương ngày nghỉ trong chế độ cho toàn bộ CBCNV trong Côngty * Lương cho LĐ quản... lý và phục vụ xưởng sẽ kiểm tra đôn đóc công nhân làm việc sao cho sản phẩm có chất lượng cao và có năng suất cao 3 Đánh giấ hiệu quả sử dụng các hình thứctrảlươngởCôngty Về cơ bản các hình thứctrảlương tại côngty Dệt kimThăngLong đều đáp ứng các yêu cầu của hệ thống thù lao và các nguyên tắc trảlương Trong cả hai hình thứctrảlương theo thời gian và theo sản phẩm của côngty chưa tính đến... tyDệtkimThăngLong đang áp dụng hai hình thứctrả lương: trảlương theo thời gian và trảlương theo sản phẩm Việc trả lương của côngty tuân theo các nguyên tắc sau: * Trảlương phải căn cứ vào các quy định Nhà nước ban hành về ché độ lao động tiền lương * Trảlương gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác và giá trị cống hiến của từng người lao động, không phân phối bình quân * Công nhan,... 23,57 Ban quản đốc Tiền lươngtháng 8/2002 mà anh Nguyễn Đức Anh nhận được là: (5.330.000 / 23,57) * 2,98 = 673.882 đồng Một số nhận xét về hình thứctrảlương theo sản phẩm ởCôngtyDệtkimThăngLong Hình thứctrảlương theo sản phẩm khuyến khích người lao động cố gắng, tận dụng mọi khả năng nâng cao NSLĐ nhằm tăng tiền lương Lương của quản lý và phục vụ xưởng gắn chặt với lươngcông nhân sản xuất Vì... các mục tiêu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng QLNL có 7 hoạt động chủ yếu: Kế hoạch hoá nguồn nhân lực, Thiết kế và phântíchcông việc, Biên chế, Đánh giá và thực hiện công việc, Đào tạo và phát triển, Thù lao lao động, Quan hệ lao động và bảo vệ lao động Trong 7 hoạt động trên thì ởCôngtyDệtkimThăngLong chưa tiến hành Thiết kế và phân tíchcông việc Thiết kế công việc có... nhiên, trong hình thứctrảlương này không nhận thấy mối qun hệ giữa trảlương và kết quả công việc Cho nên, hình thứctrảlương theo thòi gian chưa thực sự khuyến khích người lao động phấn đấu về mặt chuyên môn, nhiệt tình với công việc Đối với công nhân hưởng lương theo sản phẩm thì hình thứctrảlưong theo thời gian được áp dụng để trả cho những giò ngừng việc nhằm bảo đảm cho công nhân vẫn có khoản... Tuy nhiên, trảlương ngừng việc đối với côngty lại là sự không hợp lý Bởi vì, thời gian ngừng việc là thời gian lãng phí do thiếu sót về kỹ thuật gây ra ( ngừng sản xuất vì mất điện, hỏng máy) 2.2 Hình thứctrảlương theo sản phẩm Hình thứctrảlương theo sản phẩm được áp dụng đối với công nhân sản xuất và quản lý – phục vụ xưởng * Lương sản phẩm cho công nhân sản xuất Lương sản phẩm cho công nhân... thuộc vào số sản phẩm thực tế được sản xuất ra và nghiệm thu Tại các phân xưởng sản xuất, tổ trưởng phân xưởng sản xuất theo dõi và ghi lại sản lượngthực tế cùng với đon giá của mỗi mã hàng, cuối tháng tập hợp số liệu Nhân viên kinh tế phân xưởng sẽ tính lương cho từng công nhân * Tiền lương của công nhân sản xuất được tính như sau: n i=1 Lcn = ∑ĐGi * qi Trong đó: Lcn: tiền lương mỗi công nhân sản xuất... xây dựng công việc mà 1 người hoặc 1 nhóm người thực hiện, xác định điều kiện thực hiện Còn phân tíchcông việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin liên quan đến việc thực hiện từng công việc cụ thể Thiết kế và phântíchcông việc là cơ sở để thực hiện có hiệu quả các hoạt động QTNL Chẳng hạn không có PTCV thì sẽ không biết cung lao động trong Côngty có đáp . PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY DỆT KIM THĂNG LONG I. Đặc điểm của Công ty Dệt kim Thăng Long 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công. …), ảnh hưởng tới KTLĐ (năng suất va hiệu quả lao động …). 2. Thực trạng trả lương ở Công ty Dệt kim Thăng Long Hiện nay, công ty Dệt kim Thăng Long đang