Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
55,92 KB
Nội dung
THỰCTRẠNGVỀCHIẾNLƯỢCSẢNPHẨMTẠICÔNGTY I. Khái quát chung vềchiếnlược kinh doanh Chiếnlược là thuật ngữ được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Mãi đến thập niên 50 của thế kỷ 20, trong kinh doanh mới xuất hiện thuật ngữ này và sau đó nó được sử dụng khá rộng rãi. Ngày nay, trong kinh doanh chiếnlược được gắn với các mục tiêu cụ thể như chiếnlượcsản phẩm, chiếnlược giá, chiếnlược khách hàng… tất cả các chiếnlược này gộp chung thành chiếnlược kinh doanh. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, chiếnlược kinh doanh càng tỏ rõ vai trò và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp trên thị trường. Có vai trò như vậy nhưng chiếnlược kinh doanh không được định nghĩa một cách thống nhất, có rất nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này. Theo Alfred Chandler: Chiếnlược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện mục tiêu đó. Theo giáo trình Chiếnlược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp của Bộ môn quản trị kinh doanh trường ĐH KTQD: chiếnlược kinh doanh là một bảng phác thảo tương lai bao gồm các mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Như vậy hiểu đơn giản thì chiếnlược kinh doanh của doanh nghiệp chính là việc thiết lập các mục tiêu dài hạn và cách thức để thực hiện mục tiêu đó. Từ các khái niệm trên ta có thể thấy chiếnlược kinh doanh có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, chiếnlược kinh doanh luôn mang tính định hướng. Bởi vì chiếnlược kinh doanh luôn mang tính dài hạn mà môi trường kinh doanh thì luôn luôn biến động khiến cho các dự đoán, tính toán có thể trở thành lạc hậu ngay sau khi nó được xây dựng. Thứ hai, chiếnlược kinh doanh luôn tập trung về ban lãnh đạo của côngty hay người đứng đầu của côngty để quyết định những vấn đề được coi là lớn và quan trọng nhất đối với công ty. Thứ ba, chiếnlược kinh doanh luôn được xây dựng dựa trên những lợi thế so sánh đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bởi vì chiếnlược mang tính chất động, tấn công chủ động tận dụng thời cơ, điểm mạnh của mình để hạn chế rủi ro và điểm yếu. Do vậy phải xác định chính xác lợi thế của mình so với đối thủ, trả lời câu hỏi “Chúng ta đang ở đâu”, từ đó đưa ra các phương án hợp lý. 1. Khái niệm vềchiếnlượcsảnphẩm Muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì phải làm chủ được cạnh tranh. Nếu một côngty có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắng của mình để sản xuất ra thật nhiều sản phẩm, chất lượng cao là chắc chắn thu được nhiều lợi nhuận, điều này chẳng có gì là chắc chắn. Bởi vì đằng sau nó còn có hai vấn đề lớn mà nếu không giải quyết được thì mọi cố gắng của côngty đều vô nghĩa. Một là, thị trường có cần và cần hết số sảnphẩm mà côngtysản xuất ra hay không? Hai là, giá thị trường mà côngty định bán người tiêu dùng có đủ tiền mua hay không? Nếu doanh nghiệp không trả lời chính xác hai câu hỏi này thì có nghĩa là doanh nghiệp và thị truờng chưa có mối liên hệ mật thiết. Trái với hình thức kinh doanh trên, nghĩa là hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào thị trường đó là mục tiêu của hoạch định chiếnlượcsản phẩm. Chiếnlượcsảnphẩm là cách thức duy trì hoặc tạo ra một cơ cấu sảnphẩm hợp lý nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường và của khách hàng, phù hợp với các khả năng và nguồn lực của công ty, chiếm ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh trong từng thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2. Phân loại chiến lượcsảnphẩmChiếnlượcsảnphẩm có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau: • Nếu căn cứ vào bản thân sản phẩm, chiếnlượcsảnphẩm được chia thành 5 loại: - Chiếnlược duy trì chủng loại: nội dung cơ bản của chiếnlược này là tiếp tục duy trì cơ cấu mặt hàng đang sản xuất, đảm bảo giữ cho được vị trí vốn có của sảnphẩm trên thị trường bằng việc bảo vệ uy tín mà côngty đã đạt được. Chiếnlược này được áp dụng khi đối thủ cạnh tranh của côngty khá mạnh và có xu hướng chiếm lĩnh thị phần của sảnphẩm hiện có của công ty. - Chiếnlược hạn chế chủng loại: đây là chiếnlược đơn giản hoá cơ cấu chủng loại, loại trừ một số sảnphẩm không hiệu quả, tập trung phát triển một số ít sảnphẩm có triển vọng. Sau một thời gian tung sảnphẩm ra thị trường, các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, hiệu chỉnh lại các thông số của sảnphẩm theo yêu cầu của thị trường, qua đó doanh nghiệp biết được sảnphẩm nào mà thị trường ưa chuộng và sảnphẩm nào không. Từ đó doanh nghiệp tập trung vào một số loại sảnphẩm có ưu thế như: dễ sử dụng, giảm tiêu hao NVL trong quá trình chế tạo và sử dụng… Việc hạn chế chủng loại giúp doanh nghiệp chuyên môn hoá sâu vào tập hợp một nhóm nhỏ sảnphẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nhất trên thị trường. - Chiếnlược phát triển chủng loại và đổi mới chủng loại: là chiếnlược cải tiến sảnphẩm hiện tại nhằm nâng cao số lượng khách hàng. Khi tiến hành phân đoạn thị trường doanh nghiệp thấy rằng có nhiều phân đoạn, để thâm nhập vào những đoạn thị trường này doanh nghiệp cần phải phát triển thêm nhiều chủng loại sảnphẩm khác nhau nhàm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ưu điểm của nó là đáp ứng tốt hầu như tất cả các phận đoạn nhưng nhược điểm là qui mô sản xuất lớn, phức tạp nếu không kiểm soát được thì rất dễ dẫn đến kém hiệu quả. Phát triển chủng loại có thể thực hiện bằng các cách sau: + Phát triển hướng xuống dưới + Phát triển hướng lên trên + Phát triển theo cả hai hướng trên - Chiếnlược hoàn thiện sản phẩm: là chiếnlược định kỳ cải tiến các thông số chất lượng sản phẩm. Khi sảnphẩm đưa ra thị trường mà thông tin phản hồi vềsảnphẩm còn nhiều khiếm khuyết thì doanh nghiệp cần phải cải tiến lại sảnphẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. - Chiếnlược khác biệt hoá sản phẩm: là chiếnlược tách các sảnphẩm đang sản xuất của côngty với các sảnphẩm tương tự hay gần giống nhau hiện đang có trên thị trường bằng cách tạo cho sảnphẩm của mình những khác biệt mang tính tốt hơn sảnphẩm của đối thủ cạnh tranh. Khi mà trên thị trường có nhiều doanh nghiệp sản xuất giống, gần giống sảnphẩm của mình thì doanh nghiệp cần phải tiến hành khác biệt hoá sảnphẩm để tạo lợi thế cạnh tranh. • Nếu căn cứ vào cặp sản phẩm/ thị trường thì người ta chia chiếnlượcsảnphẩm thành các loại: - Chiếnlượcsảnphẩm hiện có trên thị trường hiện có: chiếnlược này thường áp dụng trong giai đoạn đầu hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp mới thành lập. Nhà kinh doanh bắt đầu với một sảnphẩm sau đó phát triển hoạt động kinh doanh của mình theo 3 phương thức: một là, khuyến khích các khách hàng đã có của mình tiêu thụ sảnphẩm thường xuyên hơn; hai là, phát triển thêm khách hàng trong cùng một thị trường để tăng thêm mức tiêu thụ sản phẩm; ba là kích động khách hàng để tăng thêm mức tiêu thụ sản phẩm. - Chiếnlượcsảnphẩm hiện có trên thị trường mới: chiếnlược này nhằm mở rộng thị trường bằng cách đưa sảnphẩm hiện có vào thị trường mới để tăng mức tiêu thụ. Nó được áp dụng khi mà thị trường mới có nhu cầu vềsảnphẩm tương tự thị trường hiện tại. - Chiếnlượcsảnphẩm cải biến trên thị trường hiện có: trong chiếnlược này sảnphẩm được thay thế một phần hay hoàn toàn trong tập hợp sảnphẩm của côngty với chất lượng tốt hơn, đẹp hơn, rẻ hơn… để bảo vệ thị trường và tấn công thị phần của đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện tại. - Chiếnlượcsảnphẩm cải biến trên thị trường mới: chiếnlược này dùng sảnphẩm cải tiến để tạo ra thị trường mới. Khi sản pphẩm của côngty chỉ đáp ứng được một bộ phận khách hàng trong thị trường hiện tại thì doanh nghiệp nên cải tiến sảnphẩm nhằm tạo ra một thị trường mới trong lòng thị trường hiện tại. - Chiếnlượcsảnphẩm mới trên thị trường hiện có: chiếnlược này áp dụng khi doanh nghiệp đưa ra một loại sảnphẩm chưa có trên thị trường nhằm mục đích mở rộng thị trường, tạo ra nhu cầu mới. - Chiếnlượcsảnphẩm mới trên thị trường mới. Khi mà doanh nghiệp thâm nhập vào một trường hoàn toàn mới thì phải xây dựng một chiến lyực sảnphẩm mới cho phù hợp với thị trường này. 3. Sự cần thiết phải hoạch định chiếnlượcsảnphẩm Hiện nay trên cả nước có hơn 30 cơ sở sản xuất bánh kẹo lớn và vừa và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ. Thị trường bánh kẹo được coi là có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hết. Hàng năm lượng bánh kẹo sản xuất trong nước khoảng 100.000 tấn, nhập khẩu khoảng 30.000 tấn, doanh thu toàn ngành trên 1.200 tỷ đồng/ năm, bánh kẹo nội đã chiếm 80% thị phần trong nước. Trên thị trường hiện nay có thể kể đến một số đối thủ cạnh tranh lớn chủ yếu của côngty bánh kẹo Hải Hà là: Hải Châu, Biên Hoà, Quảng Ngãi, Tràng An, Kinh Đô, Hải Hà- Kotobuki…, còn các cơ sở nhỏ, các làng nghề truyền thống thì: Bánh đậu xanh Rồng Vàng, Nguyên Hương ở Hải Dương, kẹo dừa Bến Tre, bánh cốm Hàng Than… Bên cạnh đó, trên thị trường còn có sự xuất hiện của bánh kẹo ngoại, bánh kẹo làm giả nhãn hiệu của côngty làm mất uy tín của công ty. Đây là một khó khăn trên con đường kinh doanh của côngty bánh kẹo Hải Hà. Trong những năm tới khi hiệp định về ưu đãi thuế quan (CEPT) có hiệu lực hoàn toàn, thuế nhập khẩu sẽ giảm từ 20% năm 2003 xuống còn 0- 5% năm 2006, thì tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo nước ta sẽ rất quyết liệt, sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các côngty trong nước mà cả với các côngtysản xuất bánh kẹo của các nước Đông Nam Á,đây là một trở ngại rất lớn. Tuy nhiên hiện nay côngty chưa có chiếnlượcsảnphẩm hoàn chỉnh, thực sự mới chỉ dừng lại ở việc hình thành những tư tưởng, giải pháp mang tính chiếnlược như: đa dạng hoá, dị biệt hoá sản phẩm, tạo ra cơ cấu chủng loại sảnphẩm phong phú đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Nhưng cơ cấu sảnphẩm của côngty chưa hợp lý, sảnphẩm chủ yếu thuộc loại bình dân, chưa có nhiều sảnphẩm cao cấp phục vụ nhu cầu của những người có thu nhập cao. Như vậy, để xây dựng một lợi thế cạnh tranh dài hạn, kịp thời thích ứng với lịch trình dỡ bỏ thuế quan (CEPT) và hội nhập quốc tế thì ban lãnh đạo của côngty phải xây dựng một chiếnlược kinh doanh dài hạn, trong đó phải tập trung xây dựng hoàn chỉnh chiếnlượcsản phẩm, một trong những chiếnlược chức năng quan trọng nhất của chiếnlược kinh doanh, để làm trung tâm cho các chiếnlược chức năng khác. Bởi vì: - Trong thời gian tới thị trường bánh kẹo sẽ có những biến động rất lớn, với kế hoạch sản xuất hiện nay nếu coi đó là phương tiện để có thể cạnh tranh trong thời gian tới thì quả là sai lầm. Do vậy, việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm… sẽ không có trọng tâm để tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn. Những chính sách giá cả, chính sách phân phối và các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ khó đạt đựoc kết quả cao. - Chiếnlượcsảnphẩm được xây dựng dựa trên cơ sở lợi thế so sánh của công ty, chiếnlượcsảnphẩm tập trung vào các vấn đề chủ yếu như: xác định lợi thế cạnh tranh dài hạn dựa vào khách hàng, đối thủ và nguồn tài nguyên của công ty. Xác định sảnphẩm có tỷ suất lợi nhuận cao, có lợi thế cạnh tranh ngắn hạn và dài hạn trong nước và quốc tế, để tập trung nguồn lực vào đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị, nghiên cứu sảnphẩm mới đảm bảo có thể sản xuất ra các sảnphẩm có chất lượng cao, giá bán thấp và phù hợp với khách hàng. Đồng thời với việc thực hiện chiếnlượcsảnphẩmcôngty có thể chủ động thích ứng tốt với những biến động của thị trường. Tóm lại, nếu côngty hoạch định được chiếnlượcsảnphẩm đúng đắn sẽ là cơ sở đảm bảo sự thống nhất giữa kế hoạch và chính sách kinh doanh, giữa chiếnlược chức năng với chiếnlược chung toàn công ty. Chiếnlượcsảnphẩm cho phép côngty kết hợp các mục tiêu chiếnlược với mục tiêu tình thế, giữa mục tiêu ngắn hạn với mục tiêu dài hạn, đây chính là điểm cốt lõi trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh. II. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Kết quả sản xuất kinh doanh Côngty bánh kẹo Hải Hà là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất bánh kẹo ở nước ta, tốc độ tăng sản lượng bình quân vài năm gần đây đạt khoảng 10%. Năm 2004, doanh thu đạt 193,319 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 23,07 tỷ đồng, nhiều sảnphẩm của côngty được tín nhiệm cao ở thị trường trong nước và một số thị trường nước ngoài. Kết quả mà côngty đạt được trong những năm gần đây thể hiện qua bảng sau: Bảng 7: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh từ 2001 đến 2004 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Tốc độ tăng trưởng (%) 02/01 03/02 04/03 Sản lượng (tấn) 11560 12780 14217 15986 10,55 11,24 12,44 Doanh thu (tỷ đồng) 158,50 163,932 172,56 193,319 3,43 8,87 12,03 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 16,7 18,2 20,45 23,07 12,5 12,36 12,81 Lợi nhuận (tỷ đồng) 4,15 4,95 5,57 6,65 19,28 12,53 17,77 Thu nhập bình quân người lao động (1000 đồng) 700 850 1000 1200 13,3 17,65 20 Nguồn số liệu: Phòng kế toán Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của côngty là tốt, có triển vọng tiến xa hơn nữa. So với năm 2003 thì năm 2004 có: + Sản lượng tiêu thụ tăng từ 14217 tấn đến 15986 tấn, tức là tăng 1769 tấn hay tăng12,44%, đây là kết quả có được nhờ những nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ bằng cách tăng thêm các đại lý ở khu vực Miền Trung và Miền Nam cũng như thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại (quảng cáo, khuyến mại…) Do đó dẫn tới: + Doanh thu tăng từ 172,56 tỷ đồng đến 193,319 tỷ đồng tức là tăng 20,759 tỷ đồng hay tăng 12,03%. + Lợi nhuận tăng từ 5,57 tỷ đồng lên 6,56 tỷ đồng tăng 0,99 tỷ đồng hay tăng 17,77%. + Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng từ 1 triệu đồng/tháng lên1,2 triệu đồng/tháng. Bảng 8: Cơ cấu kinh doanh các nhóm sảnphẩm chính của côngty (đơn vị: tấn) Năm Tên 2001 2002 2003 2004 Bánh Ngọt Kem xốp các loại, Bánh Quy kem, Xốp dừa, cẩm Chướng, Bông hồng vàng . 2300 2190 3137 2868 Mặn Bánh Violet, Dạ lan hương, Thuỷ tiên, Pho mát . 1080 2090 2270 3109 Kẹo Cứng Dứa, xoài, dâu, sôcôla, Hoa quả, kẹo Tây du ký . 3000 2980 2820 2709 Mềm Cốm, Sữa dừa, cà phê, kẹo Bắp, kẹo mơ . 3900 3520 3623 3800 Dẻo Jelly, Chip chíp, gôm, mè Xửng . 19428 2000 2367 3500 Chew 0 0 0 1840 Tổng số 11560 12780 14217 15986 Nguồn số liệu: Phòng kinh doanh Do đặc tính sảnphẩm ít phải đầu tư chiều sâu mà chủ yếu băng đa dạng hoá sản phẩm, nên côngty luon cố găngnghiên cứu , tìm kiếm các sảnphẩm mới. Việc nhập thêm một số dây chuyền sản xuấtkẹo Jelly, Caramen . đã giup Côngty có những sảnphẩm đặc trưng. Qua bảng số liệu trên ta thấy sang năm 2004 sản lượng tiêu thụ của côngty so với năm 2003: từ 14217 tấn lên 15986 tấn tăg 1769 tấn trong đó : + Bánh mặn: Sản lượng tăng từ 2270 tấn lên đến 3109 tấn tăng 839 tấn, đây là loại bánh có hương vị lạ thu hút niều người đặc biệt là người têu dùng miền Bắc (do sở thích của người miền Bắc là không thích độ ngọt nhiều). + Kẹo mềm: Sản lượng tăng từ 2367 tấn đến 3800 tấn, tăng 177 tấn do côngty đã dưa ra nhiều ản pẩm có hương vị tái cây độc đáo, hấp dẫn mà giá vừa phải. Bảng 9: Kết quả tiêu thụ một số mặt hàng qua các năm Loại sảnphẩmTỷ suất Lợi nhuận (%) Khối lượng tiêu thụ (tấn) 2001 2002 2003 2004 KM1 4,23 1500 1350 1450 1650 KM2 10,06 1230 1230 1224 1221 KC1 7,3 994 990 899 989 KC2 10,15 1121 1300 1259 1300 KC3 8,24 652 651 650 645 KC5 9,13 515 513 512 510 KM7 4,5 421 400 394 394 KM10 8,5 317 320 321 340 BQ1 7,10 650 651 649 670 BQ5 6,23 112 110 100 120 BQ7 3,5 98 94 93 100 BQ3 3,2 74 71 74 85 2. Chiếnlượcsảnphẩm của côngty đã và đang thực hiện Mặc dù là một côngty lớn trong ngành sản xuất bánh kẹo nhưng hiện nay côngty mới chỉ dừng ở việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công tác xây dựng kế hoạch do Ban kế hoạch thuộc phòng kinh doanh thực hiện. Ban kế hoạch bao gồm: trưởng ban là trưởng phòng kinh doanh, phó ban là phó phòng kinh doanh, ngoài ra còn 2 thành viên khác. Côngty lập ra một bộ phận thu thập và xử lý thông tin gồm 14 người của phòng kinh doanh. Mỗi một người phụ trách một khu vực thị trường trên cả nước và các đơn đặt hàng được gửi về phòng kinh doanh. Thông tin sau khi được xử lý sẽ gửi lên Ban kế hoạch. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở sau: - Nhu cầu của thị trường về bánh kẹo, thông tin này thu thập được thông qua điều tra thị trường và thông qua các đại lý bán hàng của công ty. - Dựa vào tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sảnphẩm của côngty cùng kỳ năm trước. - Căn cứ vào nguồn lực của côngty như: vốn, nguồn nhân lực, máy móc thiết bị các nguồn lực này được kiểm tra đành giá định kỳ. - Dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật của công ty, hệ thống định mức này được xây dựng trong phòng thí nghiệm, qua thực tế sản xuất ở phân xưởng sản xuất và được so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. - Dựa vào các hợp đồng đã ký. Trên cơ sở trên Ban kế hoạch lập dự toán nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm rồi trình lên Tổng giám đốc thông qua hoặc sửa đổi nếu cần, sau đó nó sẽ được đưa xuống các phòng ban liên quan để phân bổ lực lượng sản xuất, tính chi phí kinh doanh, giá bán, doanh thu và lợi nhuận… trong kế hoạch. [...]... vậy côngty Hải Châu cạnh tranh với côngty Hải Hà chủ yếu diễn ra ở thị trường miền Bắc với các sảnphẩm bình dân ∗ Côngty bánh kẹo Tràng An Đây là một côngtysản xuất bánh kẹo tương đối mạnh ở thị trường miền Bắc Sảnphẩm của côngtyTràng An cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của côngty bánh kẹo Hải Hà, các sảnphẩm cạnh tranh chủ yếu là: kẹo cứng, kẹo mềm và đặc biệt là kẹo hương cốm, sản phẩm. .. lựa chọn vì như vậy Côngty sẽ đánh mất nhiều chi phí cơ hội Điều đó giải thích tại sao Côngty dự tính năm 2005 sẽ đầu tư dây chuyền bánh Quy cao cấp của Đài Loan trị giá 20 tỷ VNĐ Khi thực hiện chiếnlược này Côngty sẽ dễ dàng đưa các sảnphẩm này xân nhập thị trường vì đây là mặt hàng mà Côngty có thế mạnh và có rất nhiều kinh nghiêm trong công nghệ sản xuất Đồng thời các sảnphẩm bánh Quy rất đa... thị trường bánh kẹo cao cấp ∗ Côngty liên doanh Hải Hà- Kotobuki Là côngty liên doanh với hả Hà chuyên sản xuất bánh kẹo, tách ra hạch toán độc lập theo giấy phép 489/CP ngày 24/12/1992 So với các côngty khác Hải Hà- Kotobuki có ưu thế vềcông nghệ, sảnphẩm chủ yếu của côngty gồm: snack, bánh tươi, sôcôla, kẹo cứng, bimbim và các loại bánh hộp khác Sản phẩm của côngty hết sức đa dạng, chất lượng... đề trọng điểm mà Côngty đang phải đối đầu với các nguy cơ tiềm ẩn hay các khó khăn Để khi thực hiện các phương án chiếnlược đó, Côngty có thể thảo gỡ được các khó khăn và né tránh được các nguy cơ tiềm ẩn đó Ví dụ khi Côngty xây dựng phương án chiếnlược Marketing thì trước đó Côngty đang có rất nhiều vấn đề yếu kém trong việc tìm hiểu nhu cầu thị trường và các sảnphẩmCôngty không thể tiêu... này của côngtyTràng An rất đa dạng với giá rẻ, hương vị cốm đặc trưng phù hợp với người tiêu dùng miền Bắc ∗ Côngty đường Quảng Ngãi và côngty đường Biên Hoà Côngty đường Quảng Ngãi với chức năng ban đầu là sản xuất đường và cồn Với ưu thế sẵn có côngty đã đầu tư 50 tỷ đồng nhập các dây chuyền sản xuất bánh kẹo của Đài Loan, Đan Mạch để đa dạng hoá sảnphẩmCôngty đường Biên Hoà ban đầu sản xuất... nhưng lại dư thừa do sản xuất ra không bán được Bởi vì các sảnphẩm cao cấp của Côngty chưa thực sự vượt trội và khác biệt trên thị trường là mấy 5 Các giải pháp hoàn thiện công tác kiếm soát xây dựng chiếnlược - Xây dựng chiếnlược là khâu tiếp theo của khâu lựa chọn chiếnlược Sau khi các nhà hoạch định Côngty đã cân nhắc và đánh giá các lợi ích và tính khả thi của chiếnlược được lựa chọn thì... lượng chưa được cao Do vậy Côngty phải thăm do thị trường trước, điều này sẽ khiến côngty rất tốn kém để đầu tư cho cảo cáo khuyếch chương sảnphẩm - Côngty phải vào thựctrạng nguồn lực của mình để xác định các mục tiêu cần đạt, không nên sử dụng nguồn vốn t ài trợ từ bên ngoài để thực hiện mục tiêu ở cấp độ cao, điều đó sẽ gây sức ép cho Côngty Muốn làm được vậy Côngty cần thực hiện phương châm "bóc... sở sản xuất nhỏ Có thể kể một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của côngty như: ∗ Côngty bánh kẹo Hải Châu Đây là côngtysản xuất bánh kẹo đứng thứ 2 trên cả nước chỉ sau côngty bánh kẹo Hải Hà với số vốn đầu tư hơn 60 tỷ đồng và sản lượng 6.000 tấn/ năm Trong thời gian qua Hải Châu rất chú ý đến vấn đề đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, côngty đã đầu tư hơn 15 tỷ đông nhập dây chuyền sản. .. được người tiêu dùng rất ưa chuộng Các sảnphẩm thay thế trên là mối đe doạ rất lớn đối với sảnphẩm hiện tại của công ty, nhưng nó cũng gợi mở cho côngty hướng nghiên cứu, phát triển sảnphẩm mới cho tương lai III Đánh giá chung 1 Những mặt mạnh: Côngty bánh kẹo Hải hà đến nay đã trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển Trong quá trình phát triển và tồn tạiCôngty đã gặp không ít khó khăn , thách... có ưu thế hơn đối với sản phẩm của Côngty Bánh kẹo Hải Hà Do đó, Côngty cần phải xem xét đầu tư đổi mới trang thiết bị sản xuất nhằm sản xuất ra các sảnphẩm có chất lượng tốt hơn , giá cả hợp lý - Các sản phẩm của Côngty đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt vì : giá cả các yếu tố đầu vào tăng như dầu, mỡ, nguyên liệu, bột, đường, các chất phụ gia trong khi đó giá của sảnphẩm vẫn giữ nguyên, . THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY I. Khái quát chung về chiến lược kinh doanh Chiến lược là thuật ngữ được sử dụng. kinh doanh, giữa chiến lược chức năng với chiến lược chung toàn công ty. Chiến lược sản phẩm cho phép công ty kết hợp các mục tiêu chiến lược với mục tiêu