Phương hướng phát triển của công ty 1 Định hướng:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY (Trang 25 - 27)

1. Định hướng:

Mục tiêu phấn đấu của công ty trong giai đoạn 2005- 2010 là giữ vững quy mô, tốc độ phát triển để trở thành một trong những công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam. Công ty bánh kẹo Hải Hà có trang thiết bị tiên tiến, có khả năng cạnh tranh với công nghiệp sản xuất bánh kẹo của các nước trong khu vực. Sản lượng bánh kẹo của Hải Hà ước tính đến năm 2006 khoảng 18.000 tấn/ năm chiếm khoảng 15- 17% tổng sản lượng ngành, trong đó tiêu thụ

trong nước khoảng 15.000 tấn, xuất khẩu 3.000 tấn, doanh thu 216 tỷ đồng, nộp ngân sách 25 tỷ đồng.

2. Mục tiêu

+ Mục tiêu chung.

Tămg doanh thu của công ty bằng cách kích thích khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng của các đối thủ cạnh tranh nâng cao khả năng cạnh tranh . Đây chính là vấn đề sống còn của công ty trên thị trường. Công ty nhận thấy chỉ có thể phát triển được khi khả năng cạnh tranh của công ty ngày càng tăng lên. Sức cạnh tranh cao luôn giúp công ty tăng khả năng trong kinh doanh các phương thức bán hàng. Trong thời gian tới, mục tiêu cơ bản tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa - thúc đẩy mạnh mẽ tiêu thụ sản phẩm.

Nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Uy tín trong kinh doanh là vấn đề quan trong trên thị trường hiện nay. Có uy tín khả năng kinh doanh trên thương trường thuận lợi hơn cả trong hiện tại cũng như trong tương lai, khả năng ổn định và phát triển kinh doanh của công ty ngày càng cao tạo cho mục tiêu khác cũng phát triển.

Kinh doanh phải có hiêu quả, từ đó có khả năng tái đầu tư để phát triển và phát huy tốt vai trò trong nền kinh tế, đóng góp đầy đủ cho ngân sách nhà nước , tăng lợi nhuận cho công ty.

+. Mục tiêu cụ thể.

Giữ vững và ổn định sản xuất kinh doanh trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động kinh doanh , Tích cực khai thác thêm mặt hàng mới , nguông hàng mới đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của thị trường.Bảo tồn và tăng cường vốn. Dựa vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đề ra các chiến lược về tài chính, sử dụng vốn nhằm phát huy hơn nữa các hiệu quả kinh doanh, tăng cường công tác quản lý sử dụng tài sản, tiên vốn song song với việc nâng cao

kinh doanh về cả mặt chất lượng lẫn số lượng. Khai thác tốt , có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có.

Củng cố và khai thác triệt để thị trường truyền thống, thị trường hiện tại của công ty. Phát hiện xâm nhập và dần chiếm lĩnh thị trường mới. Đảm bảo giữ được thị phần, tăng doanh số bán, tăng lợi nhuận vừa củng cố uy tín của công ty trên thị trường.

Phát huy tốt nhất mọi nguồn lực của công ty, nguồn nhân lực của công ty phải được bảo đảm về chất lượng. Tức là đủ kiến thức, kinh nghiệm và được sắp xếp một cách hợp lý trong cơ cấu lao động.

Tạo dựng, thiết lập mối quan hệ rộng rãi với các bạn hàng trong nước và quốc tế.

Bảo đảm việc làm ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên , làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.

Về bộ máy lao động:

Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý đã ban hành. Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh

Công tác quản lý: Tiếp tục xây dựng cơ chế quản lý và quy chế cho phù hợp . Triệt để tiết kiệm trong chi phí, trước hết là chi phí về điện nước, hành chính, thực hiện tài chính công khai và kiểm tra nội bộ từng quý trong năm.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w