Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
40,41 KB
Nội dung
PHƯƠNGHƯỚNGHOÀNTHIỆNCHÍNHSÁCHTÀICHÍNHBHXHỞNƯỚCTATRONGNHỮNGNĂMTỚI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BHXH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 3.1.1. Quan điểm phát triển Bảo hiểm xã hội là một trongnhữngchínhsách xã hội lớn của Nhà nước, đóng góp một phần vô cùng quan trọngtrong hệ thống an sinh quốc gia. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, bảo hiểm xã hội nói chung và các chínhsáchtàichính bảo hiểm xã hội nói riêng cũng phải ngày càng hoàn thiện, phát triển trong tổng thể phát triển của cả hệ thống các chínhsách xã hội của Nhà nước. Hệ thống bảo hiểm xã hội cần từng bước xây dựng và thực hiện hạch toán theo hướng tự quản, xã hội hoá toàn ngành, thực hiện chức năng đảm bảo sản xuất và đời sống, bảo vệ cuộc sống của các thành viên trong xã hội khi gặp rủi ro, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội. 3.1.2. Chiến lược phát triển của BHXH Việt nam đến năm 2010 Theo Dự thảo Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt nam đến năm 2010: “Từ năm 1995 đến nay, quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung thống nhất, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ được thực hiện các biện pháp đầu tư tăng trưởng theo quy định của Chính phủ. Việc quản lý quỹ thống nhất để chi trả cho các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội là bước ngoặt trong hoạt động của bảo hiểm xã hội ở Việt nam, mang lại hiệu quả cao, phù hợp với xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Từ thực tế đó, khẳng định giai đoạn từ nay đến năm 2010 quỹ cần phải được tiếp tục quản lý theo mô hình tập trung thống nhất, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước, không thành lập các quỹ thành phần, không chia nhỏ các quỹ bảo hiểm xã hội theo loại hình lao động hoặc theo chế độ trợ cấp. Quỹ do ba bên đóng góp (Nhà nước, người lao động, người sử dụng lao động) thì do ba bên quản lý thông qua một Hội đồng gọi là Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt nam đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Thủ tướng Chính phủ. Mức đóng bảo hiểm xã hội phải được tính toán trên cơ sở thu nhập (tiền lương và tiền công) của người lao động và tỷ lệ thu phải được điều chỉnh dần từ thấp đến cao theo mức tăng của tiền lương, tiền công, vừa đảm bảo cuộc sống hiện tại của người lao động, vừa đảm bảo mục tiêu cân đối quỹ đồng thời phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nướctrong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, nướcta cũng cần thiết phải mở rộng thêm các chế độ bảo hiểm xã hội, song việc mở rộng thêm chế độ nào phải tuỳ thuộc vào nhu cầu về bảo hiểm xã hội và khả năng phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước. Phải mở rộng các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Các đối tượng là công chức, người làm việc trong các tổ chức đoàn thể, hiệp hội . thụ hưởng kinh phí từ Ngân sách Nhà nước, lực lượng an ninh quốc phòng và các đối tượng có quan hệ chủ-thợ đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngoài ra, cần phải áp dụng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho một số đối tượng lao động tự do hoặc những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng có nhu cầu tăng thêm về mức trợ cấp. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010, tăng bình quân mỗi năm khoảng 90 vạn người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng 50 vạn người/ năm, bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng 40 vạn người/năm. Đưa số người tham gia bảo hiểm xã hội đến năm 2010 là 12,4 triệu người, bằng khoảng 23% tổng số người trong độ tuổi lao động”. Trên đây là những định hướng cơ bản về hoànthiệnchínhsáchtàichính bảo hiểm xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2010. Có thể tóm tắt các nội dung chính về định hướnghoànthiệnchínhsáchtàichính bảo hiểm xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2010 như sau: -Quỹ bảo hiểm xã hội tiếp tục được quản lý theo mô hình tập trung thống nhất, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước, không thành lập các quỹ thành phần, không chia nhỏ quỹ theo loại hình lao động hoặc theo chế độ trợ cấp. -Mức đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh dần từ thấp đến cao theo mức tăng của thu nhập để đảm bảo cuộc sống của người lao động. -Quỹ bảo hiểm xã hội phải được cân đối thu-chi. Giai đoạn từ nay đến năm 2010, quỹ bảo hiểm xã hội không thể để thâm hụt, thu của quỹ phải đủ chi trả cho các chế độ bảo hiểm xã hội. Nhà nước chỉ hỗ trợ cho quỹ giai đoạn từ nay đến năm 2010 trong các trường hợp sau: +Đối với đơn vị trả lương cho người lao động từ nguồn Ngân sách Nhà nước thì hàng tháng với tư cách là người sử dụng lao động Bộ Tàichính chuyển tiền về cho các đơn vị để các đơn vị đó đóng theo quy định. +Nhà nước chỉ có trách nhiệm trả lương hưu cho các đối tượng về hưu trước ngày 1/1/1995. +Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước có thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 vì số người này cơ bản chưa đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian trước ngày 1/1/1995. Mức hỗ trợ cụ thể sẽ do Bảo hiểm xã hội Việt nam và Bộ Tàichính tính toán thống nhất trình Chính phủ. -Mở rộng dần các chế độ bảo hiểm xã hội. -Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. -Thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện. -Thực hiện các biện pháp đầu tư tăng trưởng quỹ. 3.2. PHƯƠNGHƯỚNGHOÀNTHIỆNCHÍNHSÁCHTÀICHÍNHBHXH 3.2.1. Hoànthiệnchínhsách thu Bảo hiểm xã hội 3.2.1.1. Cơ sở hoànthiện *Dự báo nhu cầu bảo hiểm xã hội Để duy trì sự tồn tại và phát triển, con người phát sinh nhiều loại nhu cầu khác nhau. Khi thu nhập thấp, mức sống chưa cao thì nhu cầu cấp thiết nhất là thoả mãn các điều kiện ăn, ở, mặc, học hành và dành dụm một phần thu nhập để đảm bảo cuộc sống khi ốm đau, thai sản, tuổi già. Khi thu nhập được nâng cao, mức sống được nâng lên, lúc đó con người phát sinh nhiều nhu cầu mới, đa dạng và phong phú hơn. Mức độ dành dụm để bảo đảm cuộc sống khi ốm đau, tai nạn, tuổi già cũng tăng càng nhiều hơn và thường xuyên hơn. Đó là nhu cầu về bảo hiểm xã hội. Nhu cầu về bảo hiểm xã hội của người lao động luôn luôn phát sinh gắn liền với quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về bảo hiểm xã hội cũng ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú hơn. Nhu cầu bảo hiểm xã hội có thể chia thành hai loại là nhu cầu chung về bảo hiểm xã hội và nhu cầu nội tại của bảo hiểm xã hội. -Nhu cầu chung về bảo hiểm xã hội gồm: +Nhu cầu về tiềm năng của bảo hiểm xã hội: Loại nhu cầu này có liên quan đến phạm trù nhân khẩu học bao gồm số lượng và cơ cấu dân số có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội. Số đó gọi là nhu cầu tiềm năng bởi vì trong một thời điểm nào đó có một số nhóm dân cư này hay một nhóm dân cư khác có thể trực tiếp tham gia bảo hiểm xã hội (nộp và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội) trở thành đối tượng của bảo hiểm xã hội. Các nước có bề dày lịch sử phát triển bảo hiểm xã hội từ đầu thế kỷ 19 thì nhu cầu tiềm năng về bảo hiểm xã hội đã trở thành nhu cầu hiện thực vì các nước này đã thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động. Đối với bảo hiểm xã hội, xác định được nhu cầu tiềm năng có một ý nghĩa rất lớn trong việc dự đoán số người tham gia bảo hiểm xã hội, cân dối được nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội để từ đó cân đối thu-chi, đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm xã hội. +Nhu cầu hiện có của bảo hiểm xã hội: đó là những nhu cầu có liên quan đến đặc điểm lao động và người lao động, bao gồm: số lượng, cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, đặc biệt là điều kiện thu nhập của người lao động có khả năng đóng bảo hiểm xã hội tạo nguồn tàichính để đảm các nhu cầu đó. Xác định nhu cầu hiện có của bảo hiểm xã hội có một ý nghĩa rất quan trọngtrong dự báo quy mô, cơ cấu nguồn thu của quỹ, xác định được phương thức hoạt động của bảo hiểm xã hội. -Nhu cầu nội tại: là các nhu cầu của người lao động đã và đang tham gia đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Xác định được các loại nhu cầu nội tại nhằm điều chỉnh, bổ sung chínhsách chế độ bảo hiểm xã hội, cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. Nhìn chung, khi có nhu cầu mới phát sinh phải tính đến ngay nguồn tàichính để chi cho nhu cầu đó. Nếu cần thiết phải điều chỉnh mức thu, đối tượng thu để có nguồn tàichính đáp ứng nhu cầu mới phát sinh. Những biểu hiện cụ thể của từng nhu cầu nói trên phải được lượng hoá thành nhu cầu chung về bảo hiểm xã hội trong một thời kỳ nhất định. Cán bộ tác nghiệp bảo hiểm xã hội phải tính toán, tập hợp trên cơ sở số đông các nhu cầu từng cá nhân để xác định nhu cầu chung về bảo hiểm xã hội toàn xã hội. Đó là các chi phí phát sinh về bảo hiểm xã hội mà đòi hỏi phải có một quỹ tàichính được hình thành đủ khả năng chi trả cho các nhu cầu đó. Do đó cần thiết phải dự báo nhu cầu bảo hiểm xã hội. Do đặc điểm nhu cầu bảo hiểm xã hội rất phong phú, đa dạng và đan xen lẫn nhau nên việc dự báo nhu cầu bảo hiểm xã hội rất khó khăn, phức tạp. Để dự báo được nhu cầu bảo hiểm xã hội phải dựa trên các cơ sở sau đây: -Căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu của bản thân người lao động và gia đình họ. Nếu người lao động không có đủ thu nhập đủ để nuôi sống bản thân và gia đình họ thì không thể nói đến nhu cầu bảo hiểm xã hội. Vì vậy các chỉ tiêu để tính toán nhu cầu bảo hiểm xã hội gồm: +Thu nhập bình quân của một hộ gia đình hàng năm hoặc thu nhập bình quân một người. +Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề, khu vực và tính ổn định của nó. +Chi tiêu bình quân một hộ gia đình hàng năm hoặc chi tiêu bình quân một người. +Cơ cấu chi tiêu của từng ngành, từng khu vực và tính ổn định của nó. +Mức độ tích luỹ. Mối quan hệ giữa thu nhập, chi tiêu, tích luỹ là căn cứ để dự báo nhu cầu xã hội. Nếu thu nhập của một hộ gia đình bằng hoặc thấp hơn chi tiêu thì đương nhiên chưa có nhu cầu về bảo hiểm xã hội vì không có tích luỹ để tham gia bảo hiểm xã hội. Đây là một vấn đề vừa mang tính lý luận lại vừa có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Một đất nước mà 80% dân số làm nghề nông. Khi người dân chưa đủ lương thực để ăn thì khó có nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định. Nếu thu nhập của một hộ gia đình lớn hơn chi tiêu thì mới có điều kiện tích luỹ và có nhu cầu về bảo hiểm xã hội. Khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu càng lớn thì nhu cầu bảo hiểm xã hội càng phong phú vì người lao động có điều kiện tham gia đóng bảo hiểm xã hội để bảo hiểm cho bản thân và gia đình họ. Đây là căn cứ có ý nghĩa quyết định nhất để dự báo nhu cầu bảo hiểm xã hội, làm cơ sở để mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong các thành phần kinh tế. -Căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm xã hội của xã hội. Để tính được khả năng này cần phải có các chỉ tiêu sau: +Thu nhập quốc dân hoặc tổng sản phẩm xã hội (GDP) hoặc chỉ tiêu mang tính bình quân đầu người. +Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. +Thu nhập dòng của các cơ sở kinh tế hàng năm. +Các chỉ tiêu liên quan khác. Các chỉ tiêu này nhằm xác định mức tích luỹ hàng năm của nền kinh tế quốc dân và các cơ sở kinh tế. Nếu có tích luỹ thì Nhà nước và các cơ sở kinh tế (chủ sử dụng lao động) mới có điều kiện đóng và trợ giúp cho quỹ bảo hiểm xã hội. Từ đó, mới thực hiện được mối quan hệ ba bên: Nhà nước, chủ sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định và phát triển cuả quỹ bảo hiểm xã hội. *Dự báo số người tham gia bảo hiểm xã hội: Số người tham gia bảo hiểm xã hội là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc đảm bảo an toàn xã hội và tăng nguồn đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm đến các giải pháp để tăng số lượng người đóng bảo hiểm xã hội. Như ở Malayxia có 8,8 triệu người lao động thì có 8 triệu người tham gia đóng bảo hiểm xã hội, chiếm 90%; Mỹ có 95% số lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Đối với nướcta là một nước có tốc độ phát triển dân số khá nhanh. Theo tính toán của các nhà nhân khẩu học, để tăng dân số từ 17 triệu người lên 34 triệu người phải mất 34 năm, nhưng để tăng dân số từ 30 triệu người lên 60 triệu người thì thời gian lại rút ngắn chỉ còn 25 năm. Đây là một áp lực lớn đối với việc phát triển kinh tế-xã hội nhưng lại là điều kiện tiềm năng lớn về nhu cầu bảo hiểm xã hội. Hiện nay nướcta có khoảng hơn 80 triệu người trong đó có khoảng 56 triệu người trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi). Nhưng số người tham gia bảo hiểm xã hội tính đến hết năm 2002 mới có khoảng 6 triệu người, bằng hơn khoảng 10% số người trong độ tuổi lao động, còn 90% số người trong độ tuổi lao động là chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Đây là tiềm năng rất lớn để tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội. Vì vậy cần có biện pháp dự báo được số người tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian tới. Trên cơ sở dự báo được số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội mới dự báo được nguồn quỹ, mới cân đối được thu-chi tàichính bảo hiểm xã hội. Để dự báo được số lượng người tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong một thời kỳ nào đó phải căn cứ vào các yếu tố chủ yếu sau: -Tốc độ phát triển dân số hàng năm, tỷ lệ chết hàng năm. -Tổng số lao động trong độ tuổi trong đó phân rõ nam, nữ theo từng độ tuổi. -Tổng số lao động của các ngành, của từng vùng, lao động trong khu vực Nhà nước, lao động trong các thành phần kinh tế khác, lao động tự do . -Tuổi thọ bình quân. -Thu nhập bình quân đầu người toàn xã hội và phân theo từng ngành. -Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm. . 3.2.1.2. Nội dung cần hoànthiệnchínhsách thu BHXH *Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội Như trên đã trình bày, hiện nay nướcta còn 90% số người trong độ tuổi lao động chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội vì vậy cần thiết phải có biện pháp tăng nhanh số lượng người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Đây là giải pháp cơ bản nhất để cân đối thu-chi quỹ bảo hiểm xã hội, ổn định tàichính bảo hiểm xã hội. Hiện nay đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm: Các đối tượng đang thực hiện theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ: -Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước. -Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. -Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp; trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt nam. -Người làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể. -Người làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang. -Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử và những người làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện. -Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Các đối tượng trên đều được tham gia và hưởng 5 chế độ BHXH hiện hành. Các đối tượng thực hiện theo Nghị định 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ: -Quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí (bản thân không phải đóng BHXH ) được hưởng 2 chế dộ BHXH là trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và chế độ tử tuất. Các đối tượng thực hiện theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ: -Bí thư Đảng uỷ xã -Phó Bí thư Đảng uỷ xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Chủ tịch UBND xã. -Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Trưởng các đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản), xã đội trưởng, trưởng công an xã. -Uỷ viên UBND xã. -4 chức danh chuyên môn: địa chính, tư pháp, tàichính kế toán, văn phòng UBND. Nên mở rộng thêm các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như sau: -Người làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có dưới 10 lao động. -Người làm việc trong các hợp tác xã phi nông nghiệp -Người làm việc thuộc các đơn vị, cơ sở ngoài quốc doanh, các hộ gia đình đăng ký kinh doanh có thuê mướn lao động. -Người nước ngoài làm việc tại Việt nam lâu dài. *Bổ sung hoànthiện mức thu bảo hiểm xã hội Hiện nay mức thu bảo hiểm xã hội của nướcta là 20% trên tiền lương, tiền công của người lao động trong đó người lao động đóng 5%, chủ sử dụng lao động đóng 15% để chi trả cho 5 chế độ bảo hiểm xã hội. Nếu kể cả 3% bảo hiểm y tế thì thu các chế độ bảo hiểm xã hội là 23%. Nếu nâng mức đóng của người lao động lên nữa sẽ ảnh hưởngtới đời sống của người lao động vì mức [...]... hiểm xã hội ởnướctatrong thời gian tới -Luận văn đã đưa ra một số đánh giá về các nội dung của chínhsáchtàichính bảo hiểm xã hội nướctanhữngnăm qua -Luận văn đã đưa ra một số phươnghướng và điều kiện hoàn thiệnchínhsách tài chính bảo hiểm xã hội ởnướctatrongnhữngnămtới Hy vọng rằng những kết quả đã đạt được của đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiệnchínhsách tài chính bảo hiểm xã... thiết Những kết quả của luận văn nghiên cứu đã đạt được đó là: -Đề tài đã làm rõ các khái niệm, bản chất bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm xã hội, tàichính bảo hiểm xã hội, sự giống và khác nhau giữa tàichính bảo hiểm xã hội với Ngân sách Nhà nước, tàichính doanh nghiệp Đây là những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đề xuất phương hướnghoànthiện chính sáchtàichính bảo hiểm xã hội ở nước. .. HIỆN VIỆC HOÀNTHIỆNCHÍNHSÁCHTÀICHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI Để thực hiện việchoàn thiện cơ chế quản lý tàichính bảo hiểm xã hội và đưa chínhsách đó vào thực tế cần phải có các điều kiện sau: 3.3.1 Bổ sung và hoànthiện hệ thống văn bản pháp luật Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo về mặt pháp lý cho hoạt động bảo hiểm xã hội nói chung và lĩnh vực quản lý tàichính bảo... làm cơ sở tính mức thu bảo hiểm xã hội tự nguyện Việc tính toán để ban hành chínhsáchtàichính đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện là một vấn đề khó và phức tạp đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng cũng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc cân đối thu-chi 3.2.2 Hoàn thiệnchínhsách chi BHXH 3.2.2.1 Nguyên tắc cơ bản để hoàn thiệnchínhsách chi BHXH Thu, chi bảo hiểm xã hội là những hoạt động chính. .. chi BHXH Thu, chi bảo hiểm xã hội là những hoạt động chính của công tác tàichính bảo hiểm xã hội, hoànthiện cơ chế quản lý tàichính bảo hiểm xã hội chủ yếu cũng là hoànthiện cơ chế thu-chi bảo hiểm xã hội Trong đó, hoànthiện cơ chế chi bảo hiểm xã hội chính là quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ tàichính để đảm bảo quyền lợi của người lao động, quyền lợi đó tương xứng... trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác chi trả 3.2.2.2 Nội dung cần hoànthiệnchínhsách chi Bảo hiểm xã hội *Về tỷ lệ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội Nhìn tổng quát thì trên mặt bằng quy định tại Công ước 102 của ILO và kinh nghiệm của các nước khác thì tỷ lệ hưởng bảo hiểm xã hội ởnướcta là cao trong khi mức đóng bảo hiểm xã hội của nướcta lại thấp hơn các nước và công tác... quản lý BHXH phải được thực hiện bằng công nghệ tin học mới có khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao KẾT LUẬN Bảo hiểm xã hội là một chínhsách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, chínhsách này đã góp phần quan trọngtrong an sinh xã hội Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế-xã hội, việc đổi mới chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, chínhsáchtàichính bảo hiểm xã hội ngày càng trở nên... với việc hoànthiệnchínhsáchtàichính bảo hiểm xã hội cũng phải hoànthiện công tác quản lý Bằng các công cụ quản lý hữu hiệu để đảm bảo chi đúng đối tượng được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội +Chi đủ số lượng Nội dung chính của nguyên tắc này là đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhiều thì được hưởng mức cao, đóng ít thì được hưởng mức thấp, tỷ lệ thương tật cao thì phải được hưởng mức trợ... sử phát sinh và phát triển bảo hiểm xã hội ởnướctatrong thời gian vừa qua cũng có thời kỳ Nhà nước quy định tỷ lệ trợ cấp hưu trí bằng 50% tiền lương Đó là thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhưngchínhsách này chưa được thực hiện thì nướcta lại bước vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp -Về trợ cấp ốm đau, thai sản Vấn đề cơ bản cần phải hoànthiện đối với chế độ này là cần phải quy... đầu mối là phù hợp với thực tế nướcta và phù hợp với xu hướng của các nước trên thế giới Đây là một thành công bước đầu trong công cuộc cải cách Bảo hiểm xã hội ởnướctaTrong thời gian tới, quỹ Bảo hiểm xã hội Việt nam nhất thiết phải được quản lý tập trung thống nhất vào một đầu mối, không chia nhỏ quỹ cho các Bộ, ngành quản lý Về vai trò của Nhà nước đối với quỹ BHXH Việt nam: Theo Bộ Luật Lao . PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BHXH Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BHXH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 3.1.1 quỹ. 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BHXH 3.2.1. Hoàn thiện chính sách thu Bảo hiểm xã hội 3.2.1.1. Cơ sở hoàn thiện *Dự báo nhu cầu bảo