Hoàn thiện các biện pháp đầu tư tăng trưởng quỹ

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BHXH Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI (Trang 25 - 28)

*Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ

Để đảm bảo cho các hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội có hiệu quả, cần phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

-Phải đảm bảo yêu cầu của các quy luật khách quan trên thị trường vốn. Phải khẳng định các hoạt động thu-chi bảo hiểm xã hội là các hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng các hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ lại phải lấy lợi nhuận làm mục đích. Phải tuân theo yêu cầu của các quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường như: quy luật hình thành và vận động của lợi nhuận, quy luật cung cầu về vốn. Các hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ là các hoạt động mang tính thị trường, gắn với thị trường và phải tuân theo các yêu cầu khách quan của thị trường, đi ngược với điều này sẽ dẫn đến không có hiệu quả trong hoạt động đầu tư.

-Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Hiểu an toàn tuyệt đối là hiểu theo nghĩa quỹ bảo hiểm xã hội phải được bảo tồn. Tất cả các hoạt động đầu tư làm cho quỹ thâm hụt phải có các biện pháp bổ sung đủ số thâm hụt đó. Hơn nữa, hoạt động đầu tư phải được tăng trưởng, quỹ phải được lớn lên do đầu tư có lãi để đảm bảo lợi ích của người lao động. Việc phân cấp cho các chủ thể có trách nhiệm trong hoạt động đầu tư là gắn trách nhiệm rõ ràng cho các chủ thể đó nhằm bảo tồn và phát triển quỹ. Cụ thể:

+Các hoạt động đầu tư do Chính phủ chỉ định, bảo lãnh thì Chính phủ phải có trách nhiệm bảo toàn quỹ. Nếu bị thất thoát hoặc lãi suất cho vay thấp hơn tỷ lệ trượt giá thì Chính phủ phải cấp bù ngay cho quỹ, chuyển tiền từ Ngân sách Nhà nước để cấp bù cho quỹ ít nhất phải bằng số tiền thâm hụt đó. Nếu lãi suất đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội thấp hơn lãi suất cho vay trên thị trường tiền tệ thì Chính phủ cũng phải cấp bù số chênh lệch đó.

+Khi Chính phủ phân cấp cho Hội đồng quản lý hoặc cho Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt nam được quyền đầu tư cho các dự án cụ thể thì Hội đồng quản lý hoặc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt nam phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Nếu để thất thoát, thâm hụt hoặc lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường cũng đề phải chịu trách nhiệm đền bù cho

quỹ.

-Đầu tư cho quỹ phải có lãi. Lãi suất đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội phải đảm bảo:

+Lãi suất cho vaytỷ lệ trượt giá (lạm phát) +Lãi suất cho vaylãi suất vay.

*Các định hướng cần hoàn thiện trong hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Về phân cấp đầu tư

Mục 2, Điều 17 Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg ngày 26/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ có quy định rõ:

Bảo hiểm xã hội Việt nam được thực hiện các biện pháp đầu tư để bảo tồn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội như:

+Mua trái phiếu, tín phiếu của Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại của Nhà nước.

+Cho vay đối với Ngân sách Nhà nước, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, các ngân hàng thương mại của Nhà nước.

+Đầu tư vốn vào một số dự án và doanh nghiệp lớn của Nhà nước có nhu cầu về vốn được Thủ tướng Chính phủ cho phép và bảo trợ.

Như vậy, trong 3 nội dung phân cấp đầu tư thì chỉ có nội dung thứ 3 là phải có sự chỉ định của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh còn 2 nội dung đầu Nhà nước phân cấp cho Bảo hiểm xã hội Việt nam được quyền quyết định đầu tư, Chính phủ không phải chỉ định và cũng không bảo trợ. Tuy nhiên sự phân cấp đó chưa thật sự phù hợp, chưa bảo đảm cho việc bảo tồn và tăng trưởng quỹ, chưa phân cấp rõ trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt nam và của Chính phủ đối với việc tăng trưởng quỹ. Trên thực tế việc cho vay theo nội dung thứ 2 vẫn do Chính phủ chỉ định, kể cả việc chỉ định thời hạn cho vay, mức

cho vay, lãi suất cho vay... nhưng lại không được bảo trợ. Vì vậy nên bổ sung nội dung phân cấp như sau:

+Mua trái phiếu, tín phiếu của Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại của Nhà nước, mua công trái xây dựng Tổ quốc.

+Cho vay đối với Ngân sách Nhà nước, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, các ngân hàng thương mại của Nhà nước được Thủ tướng cho phép và bảo trợ.

+Đầu tư vốn vào một số dự án và doanh nghiệp lớn của Nhà nước có nhu cầu về vốn được Thủ tướng Chính phủ cho phép và bảo trợ, phải nói rõ danh mục các dự án và doanh nghiệp lớn được phép đầu tư.

Có như vậy mới làm rõ được trách nhiệm, quyền hạn của bảo hiểm xã hội đến đâu còn lại là phải có sự chỉ định của Chính phủ.

Về hình thức đầu tư:

Ngoài các hình thức đầu tư như hiện nay, đề nghị Chính phủ cho phép mở rộng các hình thức đầu tư như: Cho phép quỹ được đầu tư dưới hình thức liên doanh, góp vốn cổ phần vào các ngành sản xuất kinh doanh đang có lãi cao và thu hồi vốn nhanh như: điện tử viễn thông, các khu công nghiệp kỹ thuật cao, chế biến dầu khí, sự nghiệp xã hội (xây nhà, trường học...)

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BHXH Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w