1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BHXH Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI

34 207 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 39,38 KB

Nội dung

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BHXH NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BHXH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 3.1.1. Quan điểm phát triển BHXH là một trong những chính sách xã hội lớn của Nhà nước, đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong hệ thống an sinh quốc gia. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, BHXH nói chung và các chính sách tài chính BHXH nói riêng cũng phải ngày càng hoàn thiện, phát triển trong tổng thể phát triển của cả hệ thống các chính sách xã hội của Nhà nước. Hệ thống BHXH cần từng bước xây dựng và thực hiện hạch toán theo hướng tự quản, xã hội hoá toàn ngành, thực hiện chức năng đảm bảo sản xuất và đời sống, bảo vệ cuộc sống của các thành viên trong xã hội khi gặp rủi ro, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội. 3.1.2. Chiến lược phát triển của BHXH Việt nam đến năm 2010 Theo Dự thảo Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt nam đến năm 2010: “Từ năm 1995 đến nay, quỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhất, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ được thực hiện các biện pháp đầu tư tăng trưởng theo quy định của Chính phủ. Việc quản lý quỹ thống nhất để chi trả cho các chế độ trợ cấp BHXH là bước ngoặt trong hoạt động của BHXH Việt nam, mang lại hiệu quả cao, phù hợp với xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Từ thực tế đó, khẳng định giai đoạn từ nay đến năm 2010 quỹ cần phải được tiếp tục quản lý theo mô hình tập trung thống nhất, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước, không thành lập các quỹ thành phần, không chia nhỏ các quỹ BHXH theo loại hình lao động hoặc theo chế độ trợ cấp. Quỹ do ba bên đóng góp (Nhà nước, người lao động, người sử dụng lao động) thì do ba bên quản lý thông qua một Hội đồng gọi là Hội đồng quản lý BHXH Việt nam đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Thủ tướng Chính phủ. Mức đóng BHXH phải được tính toán trên cơ sở thu nhập (tiền lương và tiền công) của người lao động và tỷ lệ thu phải được điều chỉnh dần từ thấp đến cao theo mức tăng của tiền lương, tiền công, vừa đảm bảo cuộc sống hiện tại của người lao động, vừa đảm bảo mục tiêu cân đối quỹ đồng thời phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, nước ta cũng cần thiết phải mở rộng thêm các chế độ BHXH, song việc mở rộng thêm chế độ nào phải tuỳ thuộc vào nhu cầu về BHXH và khả năng phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước. Phải mở rộng các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Các đối tượng là công chức, người làm việc trong các tổ chức đoàn thể, hiệp hội . thụ hưởng kinh phí từ Ngân sách Nhà nước, lực lượng an ninh quốc phòng và các đối tượng có quan hệ chủ-thợ đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Ngoài ra, cần phải áp dụng BHXH tự nguyện cho một số đối tượng lao động tự do hoặc những đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng có nhu cầu tăng thêm về mức trợ cấp. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010, tăng bình quân mỗi năm khoảng 90 vạn người tham gia BHXH, trong đó BHXH bắt buộc tăng 50 vạn người/ năm, BHXH tự nguyện tăng 40 vạn người/năm. Đưa số người tham gia BHXH đến năm 2010 là 12,4 triệu người, bằng khoảng 23% tổng số người trong độ tuổi lao động”. Trên đây là những định hướng cơ bản về hoàn thiện chính sách tài chính BHXH giai đoạn từ nay đến năm 2010. Có thể tóm tắt các nội dung chính về định hướng hoàn thiện chính sách tài chính BHXH giai đoạn từ nay đến năm 2010 như sau: -Quỹ BHXH tiếp tục được quản lý theo mô hình tập trung thống nhất, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước, không thành lập các quỹ thành phần, không chia nhỏ quỹ theo loại hình lao động hoặc theo chế độ trợ cấp. -Mức đóng BHXH được điều chỉnh dần từ thấp đến cao theo mức tăng của thu nhập để đảm bảo cuộc sống của người lao động. -Quỹ BHXH phải được cân đối thu-chi. Giai đoạn từ nay đến năm 2010, quỹ BHXH không thể để thâm hụt, thu của quỹ phải đủ chi trả cho các chế độ BHXH. Nhà nước chỉ hỗ trợ cho quỹ giai đoạn từ nay đến năm 2010 trong các trường hợp sau: +Đối với đơn vị trả lương cho người lao động từ nguồn Ngân sách Nhà nước thì hàng tháng với tư cách là người sử dụng lao động Bộ Tài chính chuyển tiền về cho các đơn vị để các đơn vị đó đóng theo quy định. +Nhà nước chỉ có trách nhiệm trả lương hưu cho các đối tượng về hưu trước ngày 1/1/1995. +Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước có thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 vì số người này cơ bản chưa đóng BHXH trong thời gian trước ngày 1/1/1995. Mức hỗ trợ cụ thể sẽ do BHXH Việt nam và Bộ Tài chính tính toán thống nhất trình Chính phủ. -Mở rộng dần các chế độ BHXH -Mở rộng đối tượng tham gia BHXH -Thực hiện BHXH tự nguyện. -Thực hiện các biện pháp đầu tư tăng trưởng quỹ. 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BHXH 3.2.1. Hoàn thiện chính sách thu BHXH 3.2.1.1. Cơ sở hoàn thiện *Dự báo nhu cầu BHXH Để duy trì sự tồn tại và phát triển, con người phát sinh nhiều loại nhu cầu khác nhau. Khi thu nhập thấp, mức sống chưa cao thì nhu cầu cấp thiết nhất là thoả mãn các điều kiện ăn, ở, mặc, học hành và dành dụm một phần thu nhập để đảm bảo cuộc sống khi ốm đau, thai sản, tuổi già. Khi thu nhập được nâng cao, mức sống được nâng lên, lúc đó con người phát sinh nhiều nhu cầu mới, đa dạng và phong phú hơn. Mức độ dành dụm để bảo đảm cuộc sống khi ốm đau, tai nạn, tuổi già cũng tăng càng nhiều hơn và thường xuyên hơn. Đó là nhu cầu về BHXH. Nhu cầu về BHXH của người lao động luôn luôn phát sinh gắn liền với quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về BHXH cũng ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú hơn. Nhu cầu BHXH có thể chia thành hai loại là nhu cầu chung về BHXH và nhu cầu nội tại của BHXH. -Nhu cầu chung về BHXH gồm: +Nhu cầu về tiềm năng của BHXH: Loại nhu cầu này có liên quan đến phạm trù nhân khẩu học bao gồm số lượng và cơ cấu dân số có nhu cầu tham gia BHXH. Số đó gọi là nhu cầu tiềm năng bởi vì trong một thời điểm nào đó có một số nhóm dân cư này hay một nhóm dân cư khác có thể trực tiếp tham gia BHXH (nộp và hưởng các chế độ BHXH) trở thành đối tượng của BHXH. Các nước có bề dày lịch sử phát triển BHXH từ đầu thế kỷ 19 thì nhu cầu tiềm năng về BHXH đã trở thành nhu cầu hiện thực vì các nước này đã thực hiện BHXH cho mọi người lao động. Đối với BHXH, xác định được nhu cầu tiềm năng có một ý nghĩa rất lớn trong việc dự đoán số người tham gia BHXH, cân dối được nguồn thu của quỹ BHXH để từ đó cân đối thu-chi, đáp ứng nhu cầu về BHXH. +Nhu cầu hiện có của BHXH: đó là những nhu cầu có liên quan đến đặc điểm lao động và người lao động, bao gồm: số lượng, cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, đặc biệt là điều kiện thu nhập của người lao động có khả năng đóng BHXH tạo nguồn tài chính để đảm các nhu cầu đó. Xác định nhu cầu hiện có của BHXH có một ý nghĩa rất quan trọng trong dự báo quy mô, cơ cấu nguồn thu của quỹ, xác định được phương thức hoạt động của BHXH. -Nhu cầu nội tại: là các nhu cầu của người lao động đã và đang tham gia đóng và hưởng các chế độ BHXH. Xác định được các loại nhu cầu nội tại nhằm điều chỉnh, bổ sung chính sách chế độ BHXH, cân đối quỹ BHXH. Nhìn chung, khi có nhu cầu mới phát sinh phải tính đến ngay nguồn tài chính để chi cho nhu cầu đó. Nếu cần thiết phải điều chỉnh mức thu, đối tượng thu để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu mới phát sinh. Những biểu hiện cụ thể của từng nhu cầu nói trên phải được lượng hoá thành nhu cầu chung về BHXH trong một thời kỳ nhất định. Cán bộ tác nghiệp BHXH phải tính toán, tập hợp trên cơ sở số đông các nhu cầu từng cá nhân để xác định nhu cầu chung về BHXH toàn xã hội. Đó là các chi phí phát sinh về BHXH mà đòi hỏi phải có một quỹ tài chính được hình thành đủ khả năng chi trả cho các nhu cầu đó. Do đó cần thiết phải dự báo nhu cầu BHXH. Do đặc điểm nhu cầu BHXH rất phong phú, đa dạng và đan xen lẫn nhau nên việc dự báo nhu cầu BHXH rất khó khăn, phức tạp. Để dự báo được nhu cầu BHXH phải dựa trên các cơ sở sau đây: -Căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu của bản thân người lao động và gia đình họ. Nếu người lao động không có đủ thu nhập đủ để nuôi sống bản thân và gia đình họ thì không thể nói đến nhu cầu BHXH. Vì vậy các chỉ tiêu để tính toán nhu cầu BHXH gồm: +Thu nhập bình quân của một hộ gia đình hàng năm hoặc thu nhập bình quân một người. +Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề, khu vực và tính ổn định của nó. +Chi tiêu bình quân một hộ gia đình hàng năm hoặc chi tiêu bình quân một người. +Cơ cấu chi tiêu của từng ngành, từng khu vực và tính ổn định của nó. +Mức độ tích luỹ. Mối quan hệ giữa thu nhập, chi tiêu, tích luỹ là căn cứ để dự báo nhu cầu xã hội. Nếu thu nhập của một hộ gia đình bằng hoặc thấp hơn chi tiêu thì đương nhiên chưa có nhu cầu về BHXH vì không có tích luỹ để tham gia BHXH. Đây là một vấn đề vừa mang tính lý luận lại vừa có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Một đất nước mà 80% dân số làm nghề nông. Khi người dân chưa đủ lương thực để ăn thì khó có nhu cầu đóng BHXH để được hưởng các chế độ BHXH quy định. Nếu thu nhập của một hộ gia đình lớn hơn chi tiêu thì mới có điều kiện tích luỹ và có nhu cầu về BHXH. Khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu càng lớn thì nhu cầu BHXH càng phong phú vì người lao động có điều kiện tham gia đóng BHXH để bảo hiểm cho bản thân và gia đình họ. Đây là căn cứ có ý nghĩa quyết định nhất để dự báo nhu cầu BHXH, làm cơ sở để mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong các thành phần kinh tế. -Căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu BHXH của xã hội. Để tính được khả năng này cần phải có các chỉ tiêu sau: +Thu nhập quốc dân hoặc tổng sản phẩm xã hội (GDP) hoặc chỉ tiêu mang tính bình quân đầu người. +Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. +Thu nhập dòng của các cơ sở kinh tế hàng năm. +Các chỉ tiêu liên quan khác. Các chỉ tiêu này nhằm xác định mức tích luỹ hàng năm của nền kinh tế quốc dân và các cơ sở kinh tế. Nếu có tích luỹ thì Nhà nước và các cơ sở kinh tế (chủ sử dụng lao động) mới có điều kiện đóng và trợ giúp cho quỹ BHXH. Từ đó, mới thực hiện được mối quan hệ ba bên: Nhà nước, chủ sử dụng lao động và người lao động tham gia BHXH nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định và phát triển cuả quỹ BHXH. *Dự báo số người tham gia BHXH: Số người tham gia BHXH là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc đảm bảo an toàn xã hội và tăng nguồn đóng góp vào quỹ BHXH. Hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm đến các giải pháp để tăng số lượng người đóng BHXH. Như Malayxia có 8,8 triệu người lao động thì có 8 triệu người tham gia đóng BHXH, chiếm 90%; Mỹ có 95% số lao động tham gia đóng BHXH. Đối với nước ta là một nước có tốc độ phát triển dân số khá nhanh. Theo tính toán của các nhà nhân khẩu học, để tăng dân số từ 17 triệu người lên 34 triệu người phải mất 34 năm, nhưng để tăng dân số từ 30 triệu người lên 60 triệu người thì thời gian lại rút ngắn chỉ còn 25 năm. Đây là một áp lực lớn đối với việc phát triển kinh tế-xã hội nhưng lại là điều kiện tiềm năng lớn về nhu cầu BHXH. Hiện nay nước ta có khoảng hơn 80 triệu người trong đó có khoảng 56 triệu người trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi). Nhưng số người tham gia BHXH tính đến hết năm 2002 mới có khoảng 6 triệu người, bằng hơn khoảng 10% số người trong độ tuổi lao động, còn 90% số người trong độ tuổi lao động là chưa tham gia đóng BHXH. Đây là tiềm năng rất lớn để tăng số người tham gia BHXH. Vì vậy cần có biện pháp dự báo được số người tham gia BHXH trong thời gian tới. Trên cơ sở dự báo được số người tham gia đóng BHXH mới dự báo được nguồn quỹ, mới cân đối được thu-chi tài chính BHXH. Để dự báo được số lượng người tham gia đóng BHXH trong một thời kỳ nào đó phải căn cứ vào các yếu tố chủ yếu sau: -Tốc độ phát triển dân số hàng năm, tỷ lệ chết hàng năm. -Tổng số lao động trong độ tuổi trong đó phân rõ nam, nữ theo từng độ tuổi. -Tổng số lao động của các ngành, của từng vùng, lao động trong khu vực Nhà nước, lao động trong các thành phần kinh tế khác, lao động tự do . -Tuổi thọ bình quân. -Thu nhập bình quân đầu người toàn xã hội và phân theo từng ngành. -Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm. . 3.2.1.2. Nội dung cần hoàn thiện chính sách thu BHXH *Mở rộng đối tượng tham gia BHXH Như trên đã trình bày, hiện nay nước ta còn 90% số người trong độ tuổi lao động chưa tham gia đóng BHXH vì vậy cần thiết phải có biện pháp tăng nhanh số lượng người lao động tham gia đóng BHXH. Đây là giải pháp cơ bản nhất để cân đối thu-chi quỹ BHXH, ổn định tài chính BHXH. Hiện nay đối tượng tham gia BHXH bao gồm: Các đối tượng đang thực hiện theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ: -Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước. -Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. -Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp; trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt nam. -Người làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể. -Người làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang. -Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử và những người làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện. -Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Các đối tượng trên đều được tham gia và hưởng 5 chế độ BHXH hiện hành. Các đối tượng thực hiện theo Nghị định 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ: -Quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí (bản thân không phải đóng BHXH ) được hưởng 2 chế dộ BHXH là trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và chế độ tử tuất. Các đối tượng thực hiện theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ: -Bí thư Đảng uỷ xã -Phó Bí thư Đảng uỷ xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Chủ tịch UBND xã. -Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Trưởng các đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản), xã đội trưởng, trưởng công an xã. -Uỷ viên UBND xã. -4 chức danh chuyên môn: địa chính, tư pháp, tài chính kế toán, văn phòng UBND. Nên mở rộng thêm các đối tượng tham gia BHXH như sau: -Người làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có dưới 10 lao động. -Người làm việc trong các hợp tác xã phi nông nghiệp -Người làm việc thuộc các đơn vị, cơ sở ngoài quốc doanh, các hộ gia đình đăng ký kinh doanh có thuê mướn lao động. -Người nước ngoài làm việc tại Việt nam lâu dài. *Bổ sung hoàn thiện mức thu BHXH Hiện nay mức thu BHXH của nước ta là 20% trên tiền lương, tiền công của người lao động trong đó người lao động đóng 5%, chủ sử dụng lao động đóng 15% để chi trả cho 5 chế độ BHXH. Nếu kể cả 3% bảo hiểm y tế thì thu các chế độ BHXH là 23%. Nếu nâng mức đóng của người lao động lên nữa sẽ ảnh hưởng tới đời sống của người lao động vì mức thu nhập bình quân hiện nay chỉ từ 400.000 [...]... học làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đề xuất phương hướng hoàn thiện chính sách tài chính BHXH nước ta trong thời gian tới -Luận văn đã đưa ra một số đánh giá về các nội dung của chính sách tài chính BHXH nước ta những năm qua -Luận văn đã đưa ra một số phương hướng và điều kiện hoàn thiện chính sách tài chính BHXH nước ta trong những năm tới Hy vọng rằng những kết quả đã đạt được của đề tài nghiên... hành chính sách tài chính đối với BHXH tự nguyện là một vấn đề khó và phức tạp đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng cũng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc cân đối thu-chi 3.2.2 Hoàn thiện chính sách chi BHXH 3.2.2.1 Nguyên tắc cơ bản để hoàn thiện chính sách chi BHXH Thu, chi BHXH những hoạt động chính của công tác tài chính BHXH, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính BHXH chủ yếu cũng là hoàn thiện. .. trọng trong an sinh xã hội Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế-xã hội, việc đổi mới chính sách, chế độ BHXH, chính sách tài chính BHXH ngày càng trở nên cấp thiết Những kết quả của luận văn nghiên cứu đã đạt được đó là: -Đề tài đã làm rõ các khái niệm, bản chất BHXH, quỹ BHXH, tài chính BHXH, sự giống và khác nhau giữa tài chính BHXH với Ngân sách Nhà nước, tài chính doanh nghiệp Đây là những. .. VIỆC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BHXH Để thực hiện việchoàn thiện cơ chế quản lý tài chính BHXH và đưa chính sách đó vào thực tế cần phải có các điều kiện sau: 3.3.1 Bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo về mặt pháp lý cho hoạt động BHXH nói chung và lĩnh vực quản lý tài chính BHXH nói riêng Cho đến nay, Nhà nước. .. trí các trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác chi trả 3.2.2.2 Nội dung cần hoàn thiện chính sách chi BHXH *Về tỷ lệ hưởng các chế độ BHXH Nhìn tổng quát thì trên mặt bằng quy định tại Công ước 102 của ILO và kinh nghiệm của các nước khác thì tỷ lệ hưởng BHXH nước ta là cao trong khi mức đóng BHXH của nước ta lại thấp hơn các nước và công tác đầu tư tăng trưởng quỹ lại chưa phát... cụ thể của nguyên tắc tài chính BHXH: có đóng mới có hưởng, đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít, không đóng không hưởng -Phải chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, đảm bảo an toàn và hiệu quả Đây là những yêu cầu của công tác chi trả cho đối tượng tham gia BHXH đồng thời cũng là những cơ sở có tính nguyên tắc trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý chi trả, là nguyên tắc tài chính BHXH +Chi đúng đối tượng... làm Vì vậy, đi đôi với việc hoàn thiện chính sách tài chính BHXH cũng phải hoàn thiện công tác quản lý Bằng các công cụ quản lý hữu hiệu để đảm bảo chi đúng đối tượng được hưởng các chế độ BHXH +Chi đủ số lượng Nội dung chính của nguyên tắc này là đối tượng tham gia đóng BHXH nhiều thì được hưởng mức cao, đóng ít thì được hưởng mức thấp, tỷ lệ thương tật cao thì phải được hưởng mức trợ cấp cao và ngược... về chính trị, tư tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt, hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp BHXH Đào tạo tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực sau đây: -Nghiệp vụ cơ bản trong tác nghiệp thu, chi, chế độ chính sách BHXH -Nghiệp vụ về thẩm định -Nghiệp vụ quản lý quỹ BHXH -Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong bảo toàn và phát triển quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi -Cơ sở khoa học của việc hoạch định chính. .. một tăng, năm sau cao hơn năm trước, việc chi trả cho đối tượng được kịp thời, đảm bảo đúng đối tượng, đủ số lượng và an toàn, hiệu quả Đánh giá chung mô hình tổ chức quản lý quỹ tập trung thống nhất vào một đầu mối là phù hợp với thực tế nước ta và phù hợp với xu hướng của các nước trên thế giới Đây là một thành công bước đầu trong công cuộc cải cách BHXH nước ta Trong thời gian tới, quỹ BHXH Việt... đóng Hiện nay, nước ta tỷ lệ đóng BHXH của tất cả người lao động và chủ sử dụng lao động là như nhau (trừ các đối tượng phường, xã tỷ lệ đóng có thấp hơn và được hưởng ít chế độ trợ cấp BHXH hơn) Về thời gian đóng BHXH, nếu thời gian đóng BHXH nhiều hơn tức là tổng mức đóng BHXH lớn hơn thì hưởng tỷ lệ trợ cấp BHXH cao hơn và ngược lại Tuy nhiên, mức hưởng cao, thấp cũng phải nằm trong giới hạn . PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BHXH Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BHXH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 3.1.1 3.2.2. Hoàn thiện chính sách chi BHXH 3.2.2.1. Nguyên tắc cơ bản để hoàn thiện chính sách chi BHXH Thu, chi BHXH là những hoạt động chính của công tác tài chính

Ngày đăng: 26/10/2013, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w