Nhận thức rõ thực trạng tai nạn lao động và tầm quan trọng của công tác An toàn – Vệ sinh lao động hiện nay ở Việt Nam, em đã tìm hiểu và lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tình hình tai nạn l
Trang 1CHÚ THÍCH MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT
ATLĐ: An toàn lao động
ATVSLĐ: An toàn – Vệ sinh lao động
TNLĐ: Tai nạn lao động
BNN:Bệnh nghề nghiệp
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
NLĐ: Người lao động
CNH-HĐH: Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá
Trang 2MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU
B NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận……… ……… 1
1.1 Một số khái niệm cơ bản……….1
1.2 Mục đích của công tác An toàn - Vệ sinh lao động ……… 2
1.3 Các dạng tai nạn lao động……… 2
1.4 Các biện pháp và phương tiện kỹ thuật an toàn cơ bản……… 3
1.5 Sự cần thiết của công tác An toàn – Vệ sinh lao động hiện nay……….5
Chương II: Thực trạng tình hình tai nạn lao động ở nước ta hiện nay……… 6
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác An toàn – Vệ sinh lao động ở nước ta hiện nay……….9
3.1 Nguyên nhân……… 9
3.2 Giải pháp………9
C KẾT LUẬN……….11
TÀI LIỆU THAM KHẢO………12
PHỤ LỤC……….13
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Lao động là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội Muốn lao động có năng suất chất lượng, hiệu quả thì phải luôn gắn với công tác An toàn – Vệ sinh lao động
Tuy nhiên hiện nay với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra mạnh
mẽ, công nghiệp - xây dựng phát triển, tình hình tai nạn lao động của nước ta đang
có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, tâm lý người lao động cũng như năng suất, chất lượng lao động
Nhận thức rõ thực trạng tai nạn lao động và tầm quan trọng của công tác An toàn – Vệ sinh lao động hiện nay ở Việt Nam, em đã tìm hiểu và lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tình hình tai nạn lao động ở nước ta trong những năm gần đây”
Với đề tài này, bài tiểu luận được kết cấu với các phần như sau:
A Mở đầu
B Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng tình hình tai nạn lao động ở nước ta hiện nay
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác An toàn – Vệ sinh lao động ở nước ta hiện nay
C Kết luận
Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của ThS Lưu Thu Hường, giảng viên bộ môn Bảo hộ lao động trường Đại học Lao động – xã hội Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng bài tiểu luận không tránh khỏi một số sai sót, mong nhận được lời đánh giá, nhận xét và bổ sung của thầy cô giáo để bài hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
Tai nạn lao động(TNLĐ)
Theo Điều 142, Mục 2, Chương IX, Bộ Luật Lao động (Số: 10/2012/QH13) của Quốc hội ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013:
“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc
An toàn - Vệ sinh lao động(ATVSLĐ)
An toàn - Vệ sinh lao động là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho con người trong lao động [1]
Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kỹ thuật - công nghệ, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, năng lực của con người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên những điều kiện cần thiết cho hoạt động lao động sản xuất của con người
Trong điều kiện lao động cụ thể thường phát sinh và tồn tại yếu tố có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm đến sực khoẻ người lao động, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động, ta gọi đó là yếu tố nguy hiểm và có hại
Yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động:
Là những yếu tố của điều kiện lao động xấu, chúng phát sinh và tồn tại trong quá trình làm việc, có khả năng đe doạ tính mạng và sức khoẻ người lao động, đây
Trang 5là nguy cơ chính gây tai nạn lao động đối với người lao động Bao gồm: nguy cơ do: các bộ phận truyền động và chuyển động, nguồn nhiệt, nguồn điện, vật rơi, đổ, sập, vật văng bắn, nguy hiểm nổ,…
Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động:
Là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, có nguy cơ làm giảm sức khoẻ và gây bệnh nghề nghiệp của người lao động Đó là: các yếu tố vật lý (Vi khí hậu xấu, tiếng ồn và rung xóc, bức xạ và phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi,…), các hoá chất độc hại, các yếu tố vi sinh vật có hại, các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không gian làm việc, cường độ lao động, tâm lý không thuận lợi đều là những yếu
tố dễ gây bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động
1.2 Mục đích của công tác An toàn - Vệ sinh lao động
Thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, pháp luật, tổ chức, hành chính, kinh tế - xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động tiện nghi, thuận lợi và môi trường lao động ngày càng được cải thiện tốt hơn nhằm mục đích:
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mực thấp nhất hoặc không
để xảy ra tai nạn, chấn thương, gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động
- Đảm bảo người lao động mạnh khoẻ, hạn chế ốm đau, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh khác do điều kiện lao động xấu gây ra
- Bồi dưỡng, phục hồi và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao động góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng lao động, tăng năng suất lao động
1.3 Các dạng tai nạn lao động
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch Hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê
và báo cáo tai nạn lao động (Số:12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT) của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành ngày 21/5/2012, có hiệu lực thi hành ngày 04/7/2012:
Trang 6“ Điều 4 Phân loại tai nạn lao động
1 Tai nạn lao động chết người là tai nạn mà người bị nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn hoặc chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra (theo kết luận tại biên bản khám nghiệm pháp y)
2 Tai nạn lao động nặng là tai nạn mà người bị nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo thông tư này
3 Tai nạn lao động nhẹ là tai nạn mà người bị nạn không thuộc quy định tại
khoản 1, khoản 2 Điều này.”
(Phụ lục 1:Danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng)
1.4 Các biện pháp và phương tiện kỹ thuật an toàn cơ bản
1.4.1 Biện pháp an toàn dự phòng có tính đến yếu tố con người:
- Thao tác lao động, nâng hạ và mang vác vật nặng đúng nguyên tắc an toàn, tránh các tư thế bất tiện có thể gây chấn thương cột sống trong thao tác
- Đảm bảo không gian thao tác, vận động trong tầm với tối ưu với thân thể con người (tư thế làm việc bền vững, thuận tiện với các cơ cấu điều khiển, ghế ngồi, )
- Đảm bảo điều kiện sử dụng thông tin thính giác, xúc giác, thị giác (khả năng nhìn
rõ quá trình làm việc, phương tiện báo hiệu, ký hiệu, biểu đồ, cơ cấu an toàn, )
- Đảm bảo tải trọng thể lực, tâm lý phù hợp, tránh quá tải hay đơn điệu
1.4.2 Thiết bị che chắn an toàn:
Là một loại thiết bị an toàn, được lắp đặt và sử dụng nhằm ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất tới người lao động
Thường được dùng trong các trường hợp: che chắn các bộ phận, cơ cấu chuyển động, dẫn động; vùng văng bắn các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công; các bộ phận dẫn điện,nhiệt,nguồn bức xạ có hại, rào chắn vùng làm việc trên cao, hào hố sâu… Yêu cầu đối với tất cả các thiết bị che chắn đều phải thoả mãn các yêu cầu và quy định của TCVN 4117-89: Thiết bị sản xuất che chắn an toàn
Trang 71.4.3 Thiết bị, cơ cấu phòng ngừa:
Là các phương tiện kỹ thuật an toàn tự động ngắt chuyển động, hoạt động của máy và thiết bị sản xuất khi một thông số kỹ thuật nào đó vượt quá giới hạn quy định cho phép Phân loại theo khả năng phục hồi trở lại sự làm việc của thiết bị:
- Các hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc khi thông số kiểm tra đã giảm đến mức quy định (như ly hợp, ma sát, lòxo, rele nhiệt, van an toàn,…)
- Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc bằng tay: rele đóng/ngắt, cầu dao điện
- Hệ thống phục hồi khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới:cầu chì,chốt cắt
1.4.4 Tín hiệu an toàn:
Là các phương tiện kỹ thuật an toàn báo trước cho những nguy hiểm có thể xảy
ra Gồm các loại:
- Tín hiệu ánh sáng: thường dùng cho các thiết bị di động như xe máy, thang máy,
- Tín hiệu màu sắc: giúp phân biệt các thao tác khi sử dụng nút nhấn điều khiển ; phân biệt các đường ống dẫn chất lỏng; các bình đựng khí nén, các lõi dây điện,…
- Tín hiệu âm thanh: thường phát ra từ còi, chuông và phải có đặc tính khác với tiếng ồn sản xuất; để báo hiệu trước khi khời động máy,khi có xe tới, khi có sự cố,
- Biển báo an toàn: là các bảng báo hiệu những nguy hiểm, độc hại có thể xảy ra
Do đó, người lao động cần chú ý quan sát và thực hiện các hướng dẫn (nếu có)
1.4.5 Khoảng cách và kích thước an toàn:
Là khoảng cách cho phép nhở nhất giữa người lao động và nguồn nguy hiểm đủ đảm bảo an toàn cho họ Thường được quy định trong các quy phạm hoặc quy trình vận hành máy, quy trình thao tác công việc cụ thể,…
1.4.6 Cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa:
Là biện pháp hiệu quả nhằm giải phóng lao động khỏi những khu vực nguy hiểm độc hại Thay con người thực hiện các thao tác trong các điều kiện làm việc xấu, đồng thời nâng cao năng suất lao động và giảm nặng nhọc.VD: rô bốt, máy tính,…
1.4.7 Kiểm định máy móc, thiết bị:
Trang 8Mục đích là đánh giá chất lượng thiết bị máy móc, xác định sự thoả mãn các yêu cầu thông số về độ bền, độ tin cậy của toàn bộ thiết bị máy móc hoặc của chi tiết bộ phận máy quy định đến an toàn của quá trình vận hành Từ đó sẽ quyết định việc cấp phép sử dụng hoặc cấp phép gia hạn sử dụng đối với từng loại thiết bị cụ thể Chế độ kiểm định: tiến hành định kỳ hoặc sau kỳ sửa chữa, bảo dưỡng,
VD: Thử nghiệm độ bền (tĩnh hoặc động) theo tải trọng và thời gian: độ bền cáp, xích, dây an toàn, ; độ tin cậy của phanh hãm, van an toàn…
1.4.8 Phương tiện bảo vệ cá nhân
Là các dụng cụ, trang bị mà người lao động phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại xấu của các yếu tố nguy hiểm và độc hại phát sinh trong quá trình lao động do điều kiện thiết bị công nghệ, tổ chức và các giải pháp kỹ thuật vệ sinh, an toàn, chưa khắc phục hết các yếu tố nguy hiểm và độc hại
Yêu cầu: phải cản hoặc giảm được đến mức cho phép tác động xấu của các yếu tố nguy hiểm và độc hại; vệ sinh (không độc, không gây khó chịu, ); thuận lợi, ít gây cản trở đến khả năng lao động, bền lâu, dễ bảo quản; có tính thẩm mỹ, kinh tế, VD: Kính bảo hộ, kính hàn, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, nút tai chống ồn, mũ vải/nhựa/sắt, găng tay, áo quần bảo hộ loại thường/chống nóng/chống cháy,
1.5 Sự cần thiết của công tác An toàn – Vệ sinh lao động hiện nay
Phòng ngừa TNLĐ, BNN, cải thiện, đảm bảo đời sống cho người lao động… là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác ATVSLĐ trong các doanh nghiệp thể hiện rõ qua một loạt các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta
về ATVSLĐ Tuy nhiên, việc thực hiện công tác này trong thực tế còn nhiều bất cập dẫn tới tình trạng TNLĐ vẫn diễn ra hết sức phức tạp Vì vậy nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho các cấp, ngành và mỗi doanh nghiệp là cần chấn chỉnh kịp thời công tác ATVSLĐ để tạo sự yên tâm làm việc cho người lao động, tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra, duy trì sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp
Trang 9CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY
Theo “Thông báo Tình hình tai nạn lao động năm 2013” (Số:3120/TB-LĐTBXH) của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội tổng hợp báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2013 trên toàn quốc đã xảy ra 6695 vụ TNLĐ làm 6887 người bị nạn trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 562 vụ
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 113 vụ
- Số người chết: 627 người
- Số người bị thương nặng: 1506 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 2308 người
Theo hình 1 ta có thể thấy
số TNLĐ tăng cao từ năm 2011-2012(tăng 881vụ), trong
đó số TNLĐ chết người tăng
48 vụ Từ năm 2012-2013, mặc
dù số người bị TNLĐ và số vụ TNLĐ giảm 1,2% so với năm 2012 nhưng số vụ tai nạn chết người lại tăng 10 vụ (tăng 1,8%) và số người chết tăng 21 người (tăng 3,5%) Đặc biệt, số vụ TNLĐ có 2 người bị thương nặng trở lên tăng tới 19% Như vậy, mặc dù số lượng các vụ TNLĐ có xu hướng giảm nhưng TNLĐ nghiêm trọng lại có xu hướng tăng và chiếm tỷ lệ lớn Đặc biệt, số nạn nhân là nữ giới tăng 466 người, lên tới 2.308 người
Thiệt hại về vật chất do TNLĐ (chi phí tiền thuốc, mai táng, bồi thường cho gia đình người chết, người bị thương…) năm 2013 là 71,85 tỷ đồng và thiệt hại về tài sản là 6,27 tỷ đồng, chưa tính tới 153.658 ngày nghỉ của người lao động
Hình1: Tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam qua các năm 2011-2013
(Nguồn: Cục An toàn Lao động,
Bộ Lao động – Thương binh và
xã hội, 2011-2013)
Trang 10Có 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhiều nhất trong cả nước (TPHCM, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Giang, Đà Nẵng, Nghệ An)
Bảng 1: Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người
(Nguồn: Cục An toàn Lao động, Bộ Lao động –Thương binh và xã hội, 2011-2013)
Tỉnh/Tp
Số vụ TNLĐ chết ngườiSố vụ TNLĐSố vụ chết ngườiSố vụ TNLĐSố vụ chết ngườiSố vụ TP.Hồ Chí Minh 1056 81 (7.7%) 1568 98 (6.2%) 822 90 (10.9%)
TP.Hà Nội 123 34 (27.6%) 152 31 (20.4%) 126 35 (27.8%)
Quảng Ninh 484 22 (4.5%) 454 33 (7.3%) 528 32 (6.1%)
Bình Dương 370 40 (10.8%) 446 29 (6.5%) 621 27 (4.3%)
Đồng Nai 1453 24 (1.6%) 1624 25 (1.5%) 1690 26 (1.5%)
Năm thành phố trong bảng 1 từ 2011-2013 đều là những tỉnh, thành phố có số
vụ TNLĐ cao nhất cả nước bởi đây là những trung tâm kinh tế, công nghiệp, xây dựng
Tuy nhiên trong số đó, nếu Đồng Nai là nơi có số vụ TNLĐ cao nhất cả nước nhưng tỉ lệ số vụ TNLĐ chết người lại rất thấp (1,5%), thì Hà Nội là nơi có số vụ TNLĐ ít nhất nhưng tỉ lệ TNLĐ chết người lại rất cao, cao hơn rất nhiều so với các địa phương khác (27.8%)
Bên cạnh đó có thể thấy nỗ lực rất lớn trong công tác ATVSLĐ của Hồ Chí Minh khi số vụ TNLĐ 2013 giảm mạnh so với 2012 (giảm 746 vụ - 47,6%)
TNLĐ (%)
Số người chết (%)
Khai thác khoáng sản 15.4 14.3 Sản xuất, kinh doanh điện 6.3 5.8
Với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, các công trình xây dựng xuất hiện ồ ạt trên cả nước đã tiềm ẩn trong mình những nguy cơ rất lớn về TNLĐ Trong những năm gần đây, xây dựng luôn là một trong những ngành chiếm tỉ lệ cao nhất , chiếm gần 1/3 số vụ TNLĐ Đi kèm với
Bảng 2: Những lĩnh vực sản xuất
kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao
động chết người (Đơn vị tính: %)
Nguồn: Cục An toàn Lao động, Bộ
Lao động – Thương binh và xã hội,
2013