MỤC LỤC
Trong đó, hoàn thiện cơ chế chi bảo hiểm xã hội chính là quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ tài chính để đảm bảo quyền lợi của người lao động, quyền lợi đó tương xứng với nghĩa vụ đóng góp của họ. Đó là người lao động và chủ sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì người lao động mới được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; đồng thời Nhà nước cũng phải đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp giúp quỹ bảo hiểm xã hội. Để thực hiện được nguyên tắc này đòi hỏi công tác quản lý phải được tổ chức đồng bộ từ khâu xác định chính xác tỷ lệ thương tật, bệnh tật đến khâu xét duyệt hồ sơ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và cuối cùng là khâu tổ chức chi trả.
Nhìn tổng quát thì trên mặt bằng quy định tại Công ước 102 của ILO và kinh nghiệm của các nước khác thì tỷ lệ hưởng bảo hiểm xã hội ở nước ta là cao trong khi mức đóng bảo hiểm xã hội của nước ta lại thấp hơn các nước và công tác đầu tư tăng trưởng quỹ lại chưa phát triển còn bị hạn chế rất nhiều. Từ thực tế đó có thể càng khó bảo toàn quỹ bảo hiểm xã hội, trong tương lai không xa quỹ bảo hiểm xã hội sẽ mất cân đối thu và chi lúc đó Ngân sách Nhà nước tất yếu sẽ phải trợ giúp mới đảm bảo chi trả đủ cho các đối tượng. Như ở Thái lan mức đóng BHXH ốm đau, thai sản là 4,5% tiền lương nhưng chế độ ốm đau chỉ được hưởng 50% tiền lương và phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dự bị là 90 ngày trong thời gian trước khi ốm 15 tháng mới được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau và phải đóng BHXH không ít hơn 210 ngày trong thời kỳ 15 tháng trước khi sinh con thì mới được hưởng chế độ trợ cấp thai sản, mức hưởng là 50% tiền lương trong vòng 60 ngày cho mỗi lần sinh con và được trợ cấp cho 2 con (Điều 65, 67 Luật An sinh xã hội hiện hành của Thái lan).
Một số đơn vị, đặc biệt là các đơn vị sản xuất kinh doanh thiếu việc làm, người lao động đã lạm dụng chế độ trợ cấp ốm đau để tăng thêm thu nhập khi không có việc làm, dẫn đến tiền chi chế độ ốm đau, thai sản tăng lên rất nhanh có đơn vị tăng lên 5%, thậm chí lên 10% vượt cả mức đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với các phường, xã có điều kiện thì có thể mở rộng hình thức chi trả trực tiếp, có thể dùng lệ phí chi và lệ phí thu để ký hợp đồng lâu dài với cán bộ chuyên trách làm công tác bảo hiểm xã hội tại xã, phường. -Chi đặc thù của ngành bảo hiểm xã hội như: chi phí thu bảo hiểm xã hội, chi phí chi bảo hiểm xã hội, chi phí chuyển tiền và các chi phí đặc thù khác theo quy định của Chính phủ. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7, khoỏ VIII đó chỉ rừ: “Chỉ đạo thớ điểm việc khoỏn biờn chế và chi phớ hành chớnh ổn định một số năm để khuyến khích việc giảm biên chế và tiết kiệm chi phí hành chính”.
Như vậy, khoán biên chế và khoán kinh phí hoạt động là một trong những nội dung được quan tâm trong chương trình cải cách nền hành chính quốc gia, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. -Tăng cường tiền lương, tiền công cho cán bộ viên chức trong ngành (không quá 1 lần tiền lương theo quy định) phải căn cứ vào số kinh phí tiết kiệm được và kết quả lao động của từng đơn vị, từng cá nhân.
-Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội đối với những người thuộc khu vực Nhà nước có thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 và về hưu vì những đối tượng này cơ bản chưa đóng bảo hiểm xã hội. Các hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ là các hoạt động mang tính thị trường, gắn với thị trường và phải tuân theo các yêu cầu khách quan của thị trường, đi ngược với điều này sẽ dẫn đến không có hiệu quả trong hoạt động đầu tư. +Khi Chính phủ phân cấp cho Hội đồng quản lý hoặc cho Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt nam được quyền đầu tư cho các dự án cụ thể thì Hội đồng quản lý hoặc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt nam phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn.
Như vậy, trong 3 nội dung phân cấp đầu tư thì chỉ có nội dung thứ 3 là phải có sự chỉ định của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh còn 2 nội dung đầu Nhà nước phân cấp cho Bảo hiểm xã hội Việt nam được quyền quyết định đầu tư, Chính phủ không phải chỉ định và cũng không bảo trợ. Ngoài các hình thức đầu tư như hiện nay, đề nghị Chính phủ cho phép mở rộng các hình thức đầu tư như: Cho phép quỹ được đầu tư dưới hình thức liên doanh, góp vốn cổ phần vào các ngành sản xuất kinh doanh đang có lãi cao và thu hồi vốn nhanh như: điện tử viễn thông, các khu công nghiệp kỹ thuật cao, chế biến dầu khí, sự nghiệp xã hội (xây nhà, trường học..).
+Cho vay đối với Ngân sách Nhà nước, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, các ngân hàng thương mại của Nhà nước được Thủ tướng cho phép và bảo trợ. +Đầu tư vốn vào một số dự án và doanh nghiệp lớn của Nhà nước cú nhu cầu về vốn được Thủ tướng Chớnh phủ cho phộp và bảo trợ, phải núi rừ danh mục các dự án và doanh nghiệp lớn được phép đầu tư. Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn đã thay đổi, một số văn bản pháp squy ban hành không còn phù hợp nữa, trở nên lỗi thời hoặc gây khó khăn trở ngại cho hoạt động của bảo hiểm xã hội.
-Ban hành các văn bản pháp quy để thực hiện loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện cho mọi người lao động nói riêng và mọi người dân sống trên nước Việt nam núi chung trong đú quy định rừ mức đúng, mức hưởng, đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm này. Hiện nay Quốc hội, Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì cùng các Bộ, Ngành liên quan khác xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội để trình Quốc hội xem xét và phê chuẩn.
-Kiện toàn các chính sách, pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý thu, chi, đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội. Để tăng trưởng công tác quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, thực hiện khoán chi hoạt động bảo hiểm xã hội cần phải có một đội ngũ cán bộ công chức có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Bảo hiểm xã hội là một ngành có chuyên môn sâu nhưng hầu hết số cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội hiện nay chủ yếu có chuyên môn về kinh tế, tài chính, xã hội chưa được đào tạo chuyên môn bảo hiểm xã hội.
-Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt là các chuyên gia giỏi, trẻ để thực thi nhiệm vụ và thay thế trong tương lai. -Nâng cao tình độ mọi mặt của cán bộ, công chức trên cơ sở bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong các năm tới: đội ngũ cán bộ, công chức của ngành phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt, hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp bảo hiểm xã hội.
-Xây dựng quy hoạch cán bộ trong tương lai để có lực lượng dự trữ và thay thế khi cần thiết. Ở nước ta, trong giai đoạn tới, do khối lượng công tác quản lý thu, chi, quản lý đối tượng tăng lên gấp bội đòi hỏi cấp thiết phải được trang bị hệ thống công nghệ tin học đồng bộ, toàn bộ công tác quản lý BHXH phải được thực hiện bằng công nghệ tin học mới có khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.