GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY VÀ CHẤT GÂY NHIỆN TRONG TRƯỜNG HỌC MỤC TIÊU TẬP HUẤN 1. Về kiến Thức: - Ma túy là gì? CGN là gì? - Nguyên nhân tác hại của việc lạm dụng ma túy và cách phòng chống. - Cơ chế cai nghiện - Các qui định của Nhà nước, của bộ GD&ĐT trong công tác phòng chống ma túy và CGN. 2. Về kỹ năng: - Phòng trách ma túy và CGN. - Tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục, tuyên truyền phòng chống ma túy trong nhà trường và cộng đồng. - Tổ chức tập huấn cho giáo viên. 3. Về thái độ: - Có ý thức và tinh thần trách nhiệm giáo dục phòng chống ma túy và CGN cho học sinh. - Tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện trong nhà trường và cộng đồng. NỘI DUNG KHOÁ TẬP HUẤN Bài 1: Ma túy là gì? Bài 2: Lạm dụng ma túy và chất gây nghiện, nghiện ma túy. Hội chứng đói thuốc (Hội chứng cai nghiện). Bài 3: Nguyên nhân và tác hại của việc lạm dụng, nghiện ma túy và chất gây nghiện. Bài 4: Một số qui định pháp chế về ma túy và giáo dục phòng chống ma túy trong trường học. Bài 5: Giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện trong trường phổ thông. Bài 1: MA TÚY NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ MA TÚY I/. MA TÚY LÀ GÌ? - Theo các chuyên gia Liên Hiệp Quốc: “Ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi 1 tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm con người bị lệ thuộc vào chúng, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng”. - Theo tổ chức Y Tế Thế Giới WTO, thì: “Ma túy là thực thể hoá học hoặc thực thể hỗn hợp. việc sử dụng những chất đó sẽ làm thay đổi chức năng sinh học của con người”. - Ma túy theo gốc Hán Việt có nghĩa là “làm mê mẩn” (ma: làm tê liệt, túy: làm mê mẩn, say sưa), có khả năng gây nghiện, gây lệ thuộc về tâm lý và thể chất. Tóm lại: Chất ma túy là các chất hoá học từ nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ khiến con người bị lệ thuộc. II/. PHÂN LOẠI MA TÚY: 1/. Căn cứ nguồn gốc của ma túy: Ma túy được chia làm 3 nhóm: ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp. - Ma túy tự nhiên: là các chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên, có được bằng cách thu hái từ các cây trồng tự nhiên hoặc nuôi trồng, từ các sản phẩm tách, chiết, tinh chế từ các sản phẩm thu hái đó. Ví dụ: thuốc phiện và các sản phẩm của thuốc phiện như morphine, cần sa,… - Ma túy bán tổng hợp: là các chất ma túy được điều chế từ các chất là sản phẩm tự nhiên bằng cách cho tác dụng với một số hoá chất để thu được chất ma túy có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Heroin và cocain. - Ma túy tổng hợp: là các chất ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học toàn phần từ các hoá chất (được gọi là tiền chất). Điền hình là các chất Amphetamine, ecstasy. Ví dụ: Dolargan (pethindin),…Các chất ma túy tổng hợp có tác dụng mạnh và nhanh hơn các chất ma túy bán tổng hợp. các chất ma túy tổng hợp và các chất ma túy bán tổng hợp thường được gọi chung là các chất ma túy tổng hợp. 2/. Căn cứ vào mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng: Ma túy được chia làm hai nhóm: ma túy có hiệu lực cao và ma túy có hiệu lực thấp (ma túy nặng, ma túy nhẹ). - Ma túy có hiệu lực cao: là các chất ma túy chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ là có thể tạo ra sự thay đổi trạng thái tâm sinh lý của con người (mức độ kích thích mạnh) một và vài lần sử dụng là có thể gây nghiện (mức độ nghiện cao). (Ví dụ: heroin, morphine…) - Ma túy có hiệu lực thấp: là các chất ma túy khi sử dụng một lượng lớn và nhiều lần thì mới thay đổi rõ nét trạng thái tâm sinh lý và gây nghiện. (Ví dụ: Amphetamin, các loại thuốc gây loạn thần, seduxen và các loại thuốc an thần khác). 2 NHỮNG LOẠI MA TÚY THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG 1. Thuốc phiện: lấy từ cây thuốc phiện. 2. Morphine: hoạt chất kích thích của thuốc phiện. 3. Heroin: (hàng trắng-bạch phiến-xì ke): được chế từ morphine. 4. Cocain: Hoạt chất trích từ lá cây coca. Từ cocain chế thành “crack”, “ice”. 5. Morphin nhân tạo: Pethidin, Demorol, Methadone. 6. Các chất gây ảo giác: cần sa (bồ đà). LSD, Mescalin. 7. Các chất gây kích thích hệ thần kinh: Amphetamin, Ecstasy (XTZ). 8. Các chất ức chế hệ thần kinh: Seconal (“Xì cọt”), Imecnotal (“ime”), Binoctal, Diazepam hay Seduxen. Hiện nay đa số giới trẻ sử dụng héroin là một loại ma túy rất nguy hiểm vì gây nghiện rất nhanh và rất khó cai bỏ. III. MA TÚY – CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN THUỐC PHIỆN Cây thuốc phiện còn gọi là cây anh túc, cây á phiện, ả phù dung, có tên khoa học là Papaver somniferum L. Trong hơn 100 loài thảp mộc thuộc họ Papaveraceal có hai loài Papaver somniferum và Papaver Setigerum có khả năng sản xuất morphin với hàm lượng cao. Thuốc phiện có ba dạng: thuốc phiện sống, thuốc phiện chín và xái thuốc phiện. - Thuốc phiện sống (raw opium): Là nhựa thuốc phiện mới thu hoạch từ quả và lá cây thuốc phiện, phơi khô và đóng gói, đặc dẻo, có màu nâu đen, đen sẫm, mùi thơm đặc biệt, ít tan trong nước. Được đóng thành bánh với hình dạng kích thước khác nhau và gói bằng lá chuối, hoặc nylon. - Thuốc phiện chín (Prepared opium): Được bào chế từ thuốc phiện sống (bằng cách dùng nước nóng hoà tan nhiều lần thuốc phiện sống, lọc qua vải nhiều lần và sấy khô dịch lọc rồi đóng thành bánh với khối lượng, kích thước, hình dạng khác nhau. Thuốc phiện chín có màu nâu đen sẫm, có mùi thơm hơn thuốc phiện sống. - Nhựa thuốc phiện: lấy từ quả cây thuốc phiện. - Sái thuốc phiện (dross opium): là phần còn lại trong tẩu sau khi thuốc phiện được hút xong. Trong sái thuốc phiện còn một số lượng nhất định morphine nên ở khu vực các nước Đông Nam Á người ta thường trộn sái thuốc phiện với thuốc phiện tươi để dùng hút lại. Người nghiện thường sử dụng thuốc phiện bằng cách: hút tẩu, chích (thuốc phiện pha với nước rồi tiêm tĩnh mạch; hoặc pha với tân dược rồi chích), uống, nuốt (nuốt, uống thuốc phiện, dân nghiện thường gọi là thầu). * Tác hại khi sử dụng: Người sử dụng thuốc phiện dễ mắc bệnh truyền nhiễm, viêm tắc tĩnh mạch, dễ dẫn đến tàn tật, tử vong. 1. CẦN SA: Cây cần sa (thường gọi là bồ đà, còn gọi là cây gai dầu, cây lanh mèo, cây gai mèo, cây đại ma…). Tên khoa học là Cannabis sativa L, thuộc họ Cannabinaceae. Sản phẩm bất hợp pháp từ cây cần sa gồm 3 loại: 3 1. Marijuana (Thảo mộc cần sa): Được nén lại từ lá, hoa, hạt cần sa. Marijuana được nghiền nát, thái nhỏ, phơi khô, cuộn thành điếu giống điếu thuốc lá. Ngoài cách hút, các con nghiện còn dùng Marijuana để pha nước uống (như pha trà) hoặc luộc ăn. 2. Hashish (Nhựa cần sa): nhựa được chiếc xuất từ thân, lá, hoa, hạt cây cần sa bằng cách phơi khô các thứ trên rồi đem chưng cất hoặc ép lấy nhựa. Nhựa cần sa có màu đen sẫm (gần giống màu nhựa thuốc phiện). 3. Hashish oil (Tinh dầu cần sa): còn gọi là cần sa lỏng, được chiếc từ thảo mộc cần sa. Nồng độ các chất gây nghiện trong tinh dầu cao hơn 3-4 lần so với trong nhựa cần sa. Người nghiện thường sử dụng: Vấn thành điếu như điếu thuốc lá nhưng bẻ cong đầu hoặc gói vào giấy từng gói. Khói có mùi khét. * Tác hại: Gây kích thích, hoảng hốt, ảo giác, xơ gan, liệt dương, vô sinh, sinh non. COCAIN Được chiếc xuất từ lá cây coca. Cây coca có tên khoa học là Erutjrpxylon caca lam thuộc họ Erythroxylaceae, được trồng nhiều ở Nam Mỹ. Từ cocain có thể chế thành “crack”, “ice”. Sử dụng: Các con nghiện sử dụng cocain tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp; hoặc tẩm cocain vào các điếu thuốc như thuốc lá để hút; hoặc pha với nước và uống. Cocain làm giảm độ nhạy cảm của các đầu dây thần kinh và chặn sự dẫn truyền các xung thần kinh, nên có tác dụng giảm đau, có tác dụng gây tê tại chỗ vì thế thường được dùng trong y học. Việc dùng cocain nguyên chất cực kỳ tai hại. Nó tác động tới não trong vòng 15 giây, làm rối loạn các tính hiệu điện của não, từ đó sinh ra trạng thái hoang tưởng, kích thích, hưng phấn mạnh. Người nghiện cocain bị di chứng rối loạn chức năng của cơ quan thần kinh, tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn. Cocain dễ gây ảo giác, chóng mặt, liệt hô hấp và có thể dẫn đến tử vong. CÂY KHÁT (CATHA) Tên khoa học là Catha edulis Forsk, họ Celastraceae (là chất kích thích thần kinh cực mạnh). Lá khát thường được sử dụng tươi bằng cách nhai sống. * Những người nghiện nhai lá khát dễ không làm chủ được bản thân, hành động quá khích, thậm chí điên khùng. MORPHINE Hoạt chất chính của thuốc phiện, gồm có dạng bột kết tinh màu trắng, dạng nước không màu, dạng nén như viên morphine sulfate. 4 - Morphine nhân tạo: có tác dụng giống như morphine được tổng hợp hoàn toàn; Pethidine, Demerol, Methadone. Morphine thực chất là một loại thuốc trị bệnh, nhưng khi lạm dụng thì trở thành ma túy. * Tác hại của morphine: Gây rối loạn tâm thần, ức chế hô hấp, dễ suy tim trụy mạch. HEROIN (Còn gọi là Bạch phiến, Hàng trắng, Xì ke) Được tổng hợp từ morphine, có dạng bột hoặc cục. Heroin đã được chế xuất tại các phòng thí nghiệm hiện đại, bí mật. Giá heroin đắt gấp hàng trăm lần so với giá thuốc phiện. Các cách người nghiện sử dụng: Hút (pha với thuốc lá), hít (Để trên tờ giấy bạc, hơ lửa, heroin bốc khói và hít, người nghiện nặng hơn không cần hơ lửa mà hít thẳng vào hốt mũi), chích (dùng heroin pha với nước hoặc tân dược rồi chích). * Tác hại Độc tính gấp 10 lần thuốc phiện, dễ gây ra ngộ độc, đột tử, rối loạn tâm thần, hủy hoại thân thể… CÁC CHẤT MA TÚY TỔNG HỢP (Hoàn toàn được chế từ hoá chất) 1. Amphetamin và các chất dẫn xuất: (Các chất gây kích thích hệ thần kinh) Amphetamin thuộc nhóm các chất kích thích, được sản xuất (trong các phòng thí nghiệm bí mật) ở gạng bột, viên nén, viên con nhộng, ống tiêm. Amphetamin là một trong các “doping” thường bị các vận động viên lạm dụng. Ectasy (XTZ) cũng là loại gây nghiện cực mạnh, đang được sử dụng phổ biến. 2. Barbiturat và các thuốc an thần: (Các chất ức chế hệ thần kinh). Barbiturat là nhóm chất an thần chống co giật. Sử dụng: Các chất này thường ở dạng viên nén, viên con nhộng. Ở thị trường dược đôi khi còn gặp ở dạng ống tiêm. Ví dụ như Secobarbital. * Tác hại: Người nghiện dễ bị mất trí nhớ, nói ngọng, ảo gáic, tổn thương hệ tuần hoàn, có khi bị ngộ độc và tử vong (khi sử dụng liều cao). Ngoài ra trên thị trường hiện nay đang sử dụng rộng rãi các loại thuốc an thần khác như: Methaqualon, Benzodiazepin, diazepam (seduxen). Những người sử dụng nhiều các thuốc này dễ bị nghiện. Các loại thuốc an thần là thúôc trị bệnh, nhưng khi lạm dụng thì trở thành ma túy. CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC Trong thiên nhiên có nhiều loại cây chứa các hoạt chất có khả năng gây ảo gáic cho thần kinh con người (Cần sa) Phổ biến nhất hiện nay trong số các chất gây ảo giác là lysergide (LSD). Người uống hoặc tiêm LSD không còn cảm giác sợ hãi, làm nhiều việc liều lĩnh. KẾT LUẬN: Nếu bạn sử dụng ma túy: - Bạn sẽ bị đuổi học, sẽ bị thất nghiệp. 5 - Bạn đã vi phạm pháp luật - Bạn đã đến với HIV – AIDS 6 . cây á phiện, ả phù dung, có tên khoa học là Papaver somniferum L. Trong hơn 100 loài thảp mộc thuộc họ Papaveraceal có hai loài Papaver somniferum và Papaver. (dùng heroin pha với nước hoặc tân dược rồi chích). * Tác hại Độc tính gấp 10 lần thuốc phiện, dễ gây ra ngộ độc, đột tử, rối loạn tâm thần, hủy hoại thân