1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018

14 97 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 246,58 KB

Nội dung

Giai đoạn 20152018, tình hình chi tiêu ngân sách tỉnh Sơn La có xu hướng tích cực tăng dần đều qua các năm. Việc phân bổ cơ cấu chi hợp lí kết hợp biện pháp tăng cường tiết kiệm và cải thiện hiệu suất trong chi tiêu công đã từng bước giảm dần các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập, để tăng chi cho lĩnh vực an sinh xã hội, đáp ứng yêu cầu kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý; đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tăng chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, an sinh xã hội. Điều này rất quan trọng và cấp thiết đối với một tỉnh miền núi như Sơn La còn gặp nhiều khó khăn, thách thức đặt ra. Trong thời gian tới, cần sự kết hợp của các sở, ngành, cơ quan đơn vị địa phương sẽ thực hiện tiến trình tiếp tục đổi mới và cải cách chi tiêu ngân sách một cách hiệu quả. Tiến trình đó sẽ góp phần giúp tỉnh Sơn La hoàn thành tốt Nghị quyết số: 1172015NQ HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 2020 đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho nhân dân

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN MÔN: PHÂN TÍCH CHI TIÊU CÔNG

GVHD: Ths Lương Thị Ngọc Hà

Họ và tên: Vũ Thị Thu Chang

MSV: 17050111 Lớp: QH2017 E-KTPT

Hà Nội,2020

Trang 2

MỤC LỤC

Câu 1 Chi tiêu công có những vai trò cơ bản nào Hãy phân tích các quan điểm về mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng trong chi tiêu công 3

1.1 Chi tiêu công có những vai trò cơ bản: 3 1.2 Phân tích các quan điểm về mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả 3

Câu 2 Phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc các chính phủ có xu hướng ngày càng gia tăng quy mô chi tiêu công 5

Câu 3 Phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018 5

GIỚI THIỆU 6 NỘI DUNG 7

1.Thực trạng tổng chi tiêu ngân sách nhà nước của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018 7 2.Tình hình chi cân đối ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018 8

3 So sánh tình hình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La với các tỉnh vùng núi Tây Bắc 12 4.Mục tiêu và giải pháp hợp lý trong chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La.13 KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

BÀI LÀM

Câu 1 Chi tiêu công có những vai trò cơ bản nào Hãy phân tích các quan điểm về mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng trong chi tiêu công

1.1 Chi tiêu công có những vai trò cơ bản:

a Cơ sở để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế

 Vai trò thu hút đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung hay cơ cấu ngành kinh tế nói riêng nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và nâng cao đời sống của nhân dân

 Khắc phục những khuyết tật của thị trường: Độc quyền, hàng hóa công, ngoại ứng, thông tin không hoàn hảo, bất ổn định kinh tế, …

 Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu trình kinh tế: Chi tiêu công được coi là công cụ quan trọng trong chính sách tài khóa ngăn ngừa biến động theo chu kì

 Việc tăng giảm mức độ chi tiêu công giúp nhà nước tác động quan hệ cung cầu trên thị trường từ đó cân bằng lại thị trường hàng hóa khi bị mất cân đối

 Chi tiêu cho hàng hóa công: Đường, Bệnh viện, trường học,

 Tăng trưởng khu vực cân bằng: Phân bổ nguồn lực đồng đều cho các khu vực đặc biệt là các vùng kinh tế lạc hậu, kém phát triển nhằm duy trì sự hội nhấp phát triển tiên tiến của đất nước

b Vai trò phân phối thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

 Chi tiêu công mang lại phân phối công bằng trong thu nhập giữa người giàu và người nghèo Chính phủ có thể thực hiện vai trò này bằng cách thức trực tiếp như đánh thuế trực tiếp: thuế trực thu mà cụ thể là thuế thu nhập cá nhân, thuế gián thu như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT thuế xuất khẩu và chi trợ cấp bằng tiền cho các đối tượng cần thiết giảm bớt khó khăn cho người nghèo

1.2 Phân tích các quan điểm về mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả

a.Quan điểm 1: Hiệu quả công bằng có sự đánh đổi

Trang 4

Công bằng

Hiệu quả

Hình 1.1: Đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng

- Theo quan điểm này muốn ưu tiên hiệu quả phải đánh đổi bất công và ngược lại Ví dụ việc chi ngân sách hỗ trợ người nghèo là việc phân phối thu nhập của người giàu cho người nghèo Theo quan điểm này nếu không làm công việc này sẽ không phải mất chi phí để vận hành một bộ phận nhân lực làm việc không phải tốn chi phí, ngân sách, thuế giảm đi Nhưng nếu đầu tư chi ngân sách hỗ trợ người nghèo thì có khả năng người giàu đóng thuế nhiều hơn gây sự bất mãn và khiến họ làm việc ít đi Hoặc ví dụ trường hợp tăng trợ cấp xã hội lên có thể dẫn đến nghỉ hưu sớm và thuế cao hơn gây mất hứng thú làm việc, tâm lí gây ỷ lại

b.Quan điểm 2: Hiệu quả và công bằng không nhất thiết phải có sự đánh đổi

- Có hiệu quả sẽ có công bằng và ngược lại Ví dụ chi tiêu công cho giáo dục

bộ máy hoạt động minh bạch, chi tiêu cho đúng đối tượng, chi phí sẽ giảm khả năng thất thoát ngân sách nhà nước, đối tượng sẽ hưởng chính sách tốt Trong tương lại nền giáo dục sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho xã hội

- Trong trường hợp ví dụ cụ thể: chương trình vay vốn cho sinh viên nghèo Không có sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng vì việc cho vay vốn cho sinh viên có cơ hội học tập nâng cao chất lượng nguồn lao động, giảm thất nghiệp, giảm gánh nặng ngân sách cho nhà nước góp phần tăng ngân sách, phát huy hiệu quả thu hồi vốn đã đầu tư vào đào tạo nghề trước đây

Trang 5

Câu 2 Phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc các chính phủ có xu hướng ngày càng gia tăng quy mô chi tiêu công

 Do xã hội ngày càng phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, và trong thời kì hội nhập thì hệ thống các mối quan hệ xã hội, thương mại pháp lý trong nền kinh tế ngày càng trở nên phức tạp hơn Khi đó dẫn đến sự gia tăng nhanh và mở rộng chi tiêu công và chính phủ gánh vác thêm những nhiệm vụ mới Vì vậy chính phủ phải

có xu hướng tăng quy mô chi tiêu công để có vị thế mạnh thiết lập và vận hành những mối quan hệ đó

Ví dụ: Hiện nay nước ta đang trên con đường phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do đó có những người đã nhanh chóng tiếp thu những tri thức, khoa học tiến bộ, họ thích ứng nhanh chóng với sản xuất kinh doanh và các ngành dịch vụ Vì vậy thu nhập của họ ngày càng cao Còn một số bộ phận không chạy theo được sự thay đổi của xã hội Gây nên chênh lệch giữa người giàu và nghèo Vì vậy cần sự gia tăng quy mô chi tiêu công của chính phủ để tối ưu hóa phúc lợi xã hội giảm thiểu sự bất bình đẳng

 Sự phát triển của nền kinh tế sẽ có nhu cầu mới xuất hiện mà khi khu vực tư sẽ không tham gia vì có thể không mang lại lợi ích sinh lời hoặc không đủ nguồn lực để thực hiện hoạt động sản xuất vì vậy chính phủ can thiệp và tham gia sản xuất những loại hàng đó

 Do sự xã hội hóa các rủi ro Vì đáng lý ra mỗi cá nhân trong xã hội phải cố gắng đối phó với mọi rủi ro bằng cách phòng ngừa riêng của mình nhưng do không đủ khả năng hoặc nhận thức được đầy đủ trách nhiệm nên dần đã chuyển sang nhà nước Nghĩa là chính phủ phải đứng ra bảo hiểm, phụ cấp lương và tái phân phối các gánh nặng đó cho đoàn thể xã hội để đảm bảo mức sống tối thiểu cho mỗi công dân Vì vậy chính phủ ngày càng có xu hướng gia tăng chi tiêu công

Câu 3 Phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018

Danh mục Bảng:

Bảng 1: Tình hình tổng chi ngân sách nhà nước của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018( Tỷ

đồng)………7

Bảng 2.1: Tình hình chi cân đối ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2016(Tỷ

đồng) ………8

Trang 6

Bảng 2.2: Tình hình chi đầu tư và phát triển giai đoạn 2015-2018 của tỉnh Sơn La (Tỷ

đồng) ………9

Bảng 2.3: Tình hình chi thường xuyên giai đoạn 2015-2018 của tỉnh Sơn La (Tỷ Đồng)

……….10

Bảng 2.4: Tình hình chi tiêu một số lĩnh vực trong cơ cấu chi thường xuyên của tỉnh Sơn

La giai đoạn 2015-2018( Tỷ đồng)………11

Danh mục hình:

Hình 3.1: Tình hình chi tiêu ngân sách nhà nước các tỉnh khu vực vùng núi phía Bắc (Tỷ

đồng) ………12

GIỚI THIỆU

Tỉnh Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc khó khăn có nhiều dân tộc thiểu số, điểm xuất phát kinh tế ở mức thấp so với cả nước, nguồn thu ngân sách địa phương còn hạn hẹp chủ yếu phụ thuộc nhiều vào ngân sách Trung ương thì vấn đề chi tiêu ngân sách cần phải chặt chẽ và tiết kiệm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đây thực sự là một trong những nhu cầu cấp bách và cần thiết đối với địa phương trong giai đoạn hiện nay

Việc chi tiêu ngân sách địa phương có vai trò quan trọng trong một nền kinh tế bởi một mặt, các khoản chi này nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công, phục vụ lợi ích kinh tế- xã hội cho cộng đồng Mặt khác, thông qua chi ngân sách địa phương, chính phủ cũng có thể khuyến khích hoặc kìm hãm,

nghiêm cấm phát triển hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội

Đặc biệt trong bối cảnh thực hiện nghị quyết số: 117/2015/NQ- HĐND năm 2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, bên cạnh những chuyển biến tích cực về tình hình kinh tế - xã hội thì tỉnh Sơn La cũng đối mặt với không ít khó khăn: Cơ

sở hạ tầng thiếu và yếu, quy mô và sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực kinh tế được cải thiện song còn chậm; năng suất lao động chưa cao; nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội lớn trong khi nguồn lực hạn hẹp; bên cạnh đó tình hình thời tiết

và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới và vùng tái định

Trang 7

Từ những lí do trên việc phân tích tình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018 để đánh giá thực trạng và đưa ra những kiến nghị giải pháp phù hợp thực sự rất cần thiết

Bố cục nội dung:

1 Tình hình tổng chi tiêu ngân sách nhà nước của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018

2 Tình hình chi cân đối ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018

3 So sánh chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La với các tỉnh vùng núi Tây Bắc giai đoạn 2015-2018

4 Mục tiêu và giải pháp cho chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La

NỘI DUNG

1.Thực trạng tổng chi tiêu ngân sách nhà nước của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018

Trong giai đoạn này tình hình tổng chi tiêu ngân sách cùng với đó là bội chi ngân sách của tỉnh Sơn La có xu hướng không ổn định Năm 2016 mức chi tiêu ngân sách là

20105.5 tỷ đồng giảm 0.23% so với năm 2015 Năm 2017 có sự tăng đáng kể lên đến 24046.9 tỷ đồng tăng 19.6% so với năm trước Năm 2018 có xu hướng giảm nhẹ còn 23273.2 tỷ đồng giảm 3.32% so với năm 2017 Tuy nhiên đều vượt chỉ tiêu dự toán của tỉnh qua các năm và đều nằm trong ngưỡng cho phép Trong giai đoạn này việc chi tiêu ngân sách chưa ổn định và phù hợp dẫn đến hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao so với cả nước; các lĩnh vực y tế, giáo dục vẫn còn nhiều yếu kém; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn nhiều bất cập; ô nhiễm môi trường, di dịch cư tự do, tệ nạn

ma túy, tham nhũng, lãng phí; thiên tai, dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân Thì việc chi ngân sách tập trung bố trí phục vụ tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các cân đối lớn, thực hiện triệt để tiết kiệm trong chi dùng ngân sách, mua sắm tài sản, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ an sinh xã hội, thực hiện các chế độ, chính sách, phòng chống và cứu trợ thiên tai của tỉnh là vấn đề cấp thiết

Chi ngân sách nhà nước 20151.8 20105.5 24046.9 23273.2

Trang 8

Bội chi ngân sách 389.9 151.6 402.7 2223.1

Bảng 1: Tình hình tổng chi ngân sách nhà nước của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018( Tỷ đồng)

(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)

2.Tình hình chi cân đối ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018

Trong giai đoạn 2015-2016, tình hình chi cân đối ngân sách của tỉnh Sơn La có xu hướng tăng dần và vượt so với dự toán đã đề ra Năm 2016 chi cân đối ngân sách bằng 127.94% mức dự toán, tăng 0.79% so với cùng kì năm 2015 Năm 2017 chi cân đối ngân sách bằng 137.05% mức dự toán, tăng 25.66% so với cùng kì năm trước Năm 2018 bằng 126.84 % mức dự toán và tăng 4.59% so với năm 2017

Dự toán chi cân đối ngân sách 9323 9886.2 11597.5 13106.6

Chi cân đối ngân sách 12548.7 12648.8 15894.9 16624.3

Bảng 2.1: Tình hình chi cân đối ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2016(Tỷ đồng)

( Nguồn: Số liệu Tổng cục thống kê)

Trong giai đoạn này tỉnh Sơn La đã thực hiện điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách hợp lý, phù hợp với thực tiễn của địa phương và thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước phân bổ hợp lí cân đối ngân sách cho những khía cạnh chính là: Chi đầu tư phát triển và Chi thường xuyên Điều chỉnh chi cân đối ngân sách từng bước giảm dần các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập, để tăng chi cho lĩnh vực an sinh xã hội, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; đáp ứng yêu cầu kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý; đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tăng chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, an sinh xã hội

2.1 Tình hình Chi đầu tư phát triển của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018

Giai đoạn từ năm 2015-2018, Chi đầu tư và phát triển có xu hướng tăng dần năm 2016 chi đầu tư phát triển là 1329.59 tỷ đồng bằng 117.5% so với cùng kì năm 2015 Từ năm

2017 có dấu hiệu tăng nhanh lên đến 1740.8 tỷ đồng bằng 130.92 % so với cùng kì, đặc biệt năm 2018 tăng lên đến 4635.2 tỷ đồng bằng 266.2% so với cùng kì năm trước

Trang 9

Năm 2015 2016 2017 2018 Chi đầu tư phát triển 1131.44 1329.59 1740.8 4635.2

Tỉ lệ Chi đầu tư phát triển/ Chi cân đối

ngân sách(%)

9.2 10.5 10.95 27.88

Trong đó: Chi đầu tư XDCB 1129.94 1328.08 1637.8 4633.7

Bảng 2.2: Tình hình chi đầu tư và phát triển giai đoạn 2015-2018 của tỉnh Sơn La (Tỷ đồng) Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê

Chi đầu tư phát triển mặc dù chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi cân đối ngân sách của tỉnh Sơn La nhưng ngày càng có xu hướng tăng cho thấy đầu tư của tỉnh vào hạ tầng công cộng vẫn tiếp tục được duy trì trong thời gian qua, chủ yếu do cơ sở hạ tầng của tỉnh còn thiếu và yếu đồng thời đẩy mạnh việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công

Chi đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế góp phần hoàn thiện cơ sở

hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng, do đó trong giai đoạn này tỉnh đã tiếp tục gia tăng chi ngân sách cho hạng mục này Về lâu dài ban lãnh đạo tỉnh vẫn cần những biện pháp mới mang tính bền vững và hiệu quả tích cực hơn trong chi tiêu công

Chi cho xây dựng cơ bản chiếm 94-99 % trong tổng chi đầu tư phát triển của tỉnh, tập trung đối ứng các dự án sử dụng nguồn vốn ODA; dự án điện nông thôn, miền núi; đầu tư xây dựng trụ sở xã; đầu tư các tuyến đường giao thông đến xã; thực hiện chương trình nông thôn mới; trả nợ nguồn vốn ứng trước ngân sách Trung ương và các công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV Điều này là tín hiệu tích cực trong tình hình điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức

2.2 Tình hình Chi thường xuyên của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018

Cơ cấu chi cân đối ngân sách của tỉnh có xu hướng thiên về chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn từ 55.67% - 64.29% Chi thường xuyên của tỉnh Sơn La có xu hướng tăng đều qua các năm, năm 2016 là 8132 tỷ đồng bằng 104.97 % so với cùng kì năm 2015 Năm

2017 là 8848.5 tỷ đồng bằng 108.8% so với cùng kì năm 2016 Năm 2018 có sự tăng

Trang 10

vượt trội so với các năm trước là 9896.5 tỷ đồng bằng 111.84% so với cùng kì năm

2017

Tỷ lệ chi Thường xuyên/ Chi cân đối ngân

sách(%)

61.73 64.29 55.67 59.53

Bảng 2.3: Tình hình chi thường xuyên giai đoạn 2015-2018 của tỉnh Sơn La (Tỷ Đồng)

Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê

Chi thường xuyên tăng lên và cao hơn mức tăng thu chủ yếu là do tăng chi để thực hiện các chính sách mới về an sinh xã hội, đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội theo nghị quyết số: 117/2015/NQ- HĐND năm 2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XIII, kỳ họp thứ 11 đã đạt được nhiều kết quả tích cực Tỷ trọng của chi thường xuyên cao hơn chi đầu tư phát triển cho thấy tỉnh đang chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các ưu tiên của địa phương như y tế, giáo dục, quản lí hành chính, Điều này đã tạo động lực phát triển cho các địa phương trong địa bàn của tỉnh Sơn La đồng thời giải quyết các vấn đề cơ bản về hạ tầng nông thôn, như giao thông, nước sạch, y tế, giáo dục và xóa đói giảm nghèo

Chi an ninh quốc phòng 337.8 378.9 418.1 484.2

Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo nghề 3582.3 3760.1 4144.7 4320.7

Chi sự nghiệp y tế, dân số và kế hoạch hóa gia

đình

1060.1 955.8 1045.8 1166.4

Chi sự nghiệp khoa học và môi trường 84.9 71.3 116.8 145.9

Chi văn hóa thông tin, truyền hình 195.6 192.7 173.0 203.3

Chi sự nghiệp và đảm bảo xã hội 298.9 431.0 388.4 662.3

Chi sự nghiệp kinh tế 600.1 662.4 738.3 952.0

Ngày đăng: 31/08/2020, 11:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng - Phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018
Hình 1.1 Đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng (Trang 4)
1. Tình hình tổng chi tiêu ngân sách nhà nước của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018 2. Tình hình chi cân đối ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018 - Phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018
1. Tình hình tổng chi tiêu ngân sách nhà nước của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018 2. Tình hình chi cân đối ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018 (Trang 7)
Bảng 2.2: Tình hình chi đầu tư và phát triển giai đoạn 2015-2018 của tỉnh Sơn La (Tỷ đồng) Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê - Phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018
Bảng 2.2 Tình hình chi đầu tư và phát triển giai đoạn 2015-2018 của tỉnh Sơn La (Tỷ đồng) Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê (Trang 9)
Chi văn hóa thông tin, truyền hình 195.6 192.7 173.0 203.3 - Phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018
hi văn hóa thông tin, truyền hình 195.6 192.7 173.0 203.3 (Trang 10)
Bảng 2.3: Tình hình chi thường xuyên giai đoạn 2015-2018 của tỉnh Sơn La (Tỷ Đồng) - Phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018
Bảng 2.3 Tình hình chi thường xuyên giai đoạn 2015-2018 của tỉnh Sơn La (Tỷ Đồng) (Trang 10)
Bảng 2.4: Tình hình chi tiêu một số lĩnh vực trong cơ cấu chi thường xuyên của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018( Tỷ đồng) - Phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018
Bảng 2.4 Tình hình chi tiêu một số lĩnh vực trong cơ cấu chi thường xuyên của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018( Tỷ đồng) (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w