Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
397,3 KB
Nội dung
1 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng…Đối với nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vần đề đặt ra đối với Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai. Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà nước đã sớm ra các văn bản pháp luật quy định quản lý và sử dụng đất đai như: Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai năm 2003, Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004, Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính ngày 01 tháng 11 năm 2004… Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng, các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích và chính đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng. 2 Mường Khiêng là một xã miền núi thuộc vùng II của huyện Thuận Châu với tổng diện tích tự nhiên 6.762,0 ha, Mường Khiêng cách trung tâm huyện 30km theo hướng Tây Bắc. Xã có vị trí quan trọng trong chiến được phát triển kinh tế của huyện là cầu nối giữa xã Liệp Tè và xã Bó Mười, Mường Khiêng gồm có 36 bản trong đó có 5 bản di dân tái định cư nhà máy thuỷ điện Sỏn La có 8.772 người chia thành 3 nhóm dân tộc sau: Thái có 8.635 nhân khẩu chiếm 98,42%, Kháng có 131 nhân khẩu chiếm 1,5% và Kinh có 07 nhân khẩu chiếm 0,08%. Xuất phát từ những lý do khách quan nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý đất đai Xã Mường Khiêng- Huyện Thuận Châu - Tỉnh Sơn La giai đoạn 2003 đến nay”. 1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài - Củng cố kiến thức đã học trên lớp, tiếp cận với công tác đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất cấp xã ở thực tế. - Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã. - Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã - Đề xuất các ý kiến và giải pháp thích hợp 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Các số liệu thu thập được phải có giá trị thực tiễn và pháp lý - Nắm được tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất trên địa bàn xã. - Nắm được tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã. - Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã. - Đánh giá chính xác, khách quan hiện trạng quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai của xã Mường Khiêng trong những năm vừa qua. 3 PHẦN II TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý pháp lý Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất. Hệ thống văn bản Pháp luật về đất đai bao gồm: - Luật đất đai năm 2003. - Hiến pháp 1992. - Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai năm 2003. - Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004. - Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính ngày 01 tháng 11 năm 2004. - Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 07 năm 2004 về thi hành luật đất đai năm 2003. - Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của phường qua các năm. - Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phương án quy hoạch sử dụng đất xã đến năm 2010. - Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004 quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Bao gồm: 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; 4 3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; 6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 7. Thống kê, kiểm kê đất đai; 8. Quản lý tài chính về đất đai; 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; 10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; 12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai; 2.2 Tình hình quản lý đất đai trên phạm vi cả nƣớc Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là 32.924.061 ha trong đó đất đang sử dụng là 22.896.696 ha chiếm 69% tổng diện tích tự nhiên, còn lại là đất chưa sử dụng. Đất đang sử dụng được phân bố như sau: Đất nông nghiệp là 9.345.346 ha chiếm 28,30% tổng diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp là 11.575.429 ha chiếm 35,16% tổng diện tích tự nhiên. 5 Đất chuyên dùng là 1.532.843 ha chiếm 4,70% tổng diện tích tự nhiên. Đất ở là 443.178 ha chiếm 1,40% tổng diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng là 10.027.265 ha chiếm 30,44% tổng diện tích tự nhiên. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nhằm quản lý thống nhất toàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước theo quy hoạch và pháp luật. Hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai đang ngày được hoàn thiện nhằm tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ đất đai nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Kết quả đã đạt những thành tích nhất định. • Công tác khảo sát đo đạc bản đồ Công tác đo đạc, hệ thống ảnh hàng không, ảnh vệ tinh phủ trùm cả nước đã thực hiện được trên 80% diện tích. Hệ thống bản đồ địa hình cơ bản tỷ lệ 1:50000 phủ trên cả nước và phủ trùm các vùng kinh tế trọng điểm đã hoàn thành trên 50% khối lượng theo công nghệ số, hệ quy chiếu quốc gia VN-2000, hệ thống các điểm toạ độ, độ cao Nhà nước đã được ban hành và Chính phủ ra quyết định đưa vào sử dụng từ ngày 12/09/2000. Công tác đo đạc bản đồ địa hình đáy biển đã từng bước phát triển, chuẩn bị đủ cơ sở vật chất để triển khai trên diện rộng trong thời gian tới. • Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được các ngành quan tâm và đi vào nề nếp. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ lập và triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước giai đoạn 2001-2010 trình Chính phủ và đã được phê duyệt 6 Năm 2004 cả nước đã làm xong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005. Việc lập quy hoạch sử, kế hoạch sử dụng đất hang năm được tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn, hang năm đều đạt 100% chỉ tiêu. • Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tính đến năm 2004, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau: - Đất nông nghiệp: cấp được 11693900 giấy với diện tích 9328300 ha, đạt 92,7% số hộ gia đình và tổ chức sử dụng đất và bằng 97,8% tổng diện tích đất nông nghiệp cần cấp. - Đất lâm nghiệp: cấp được 628900 giấy với diện tích 3546500 ha đạt 35,00% tổng diện tích đất cần cấp (trong đó hộ gia đình, cá nhân đạt 72,00%, tổ chức đạt 21,00%). - Đất khu dân cư nông thôn: cấp được 6690000 giấy với diện tích 183000 ha đạt 55,00% tổng số hộ và đạt 49% tổng diện tích cần cấp giấy. - Đất ở đô thị: cấp theo 02 loại giấy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường gọi là bìa đỏ do Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là giấy hồng theo Nghị định 60/NĐ-CP. Tổng 02 loại giấy này đã cấp được 1415208 giấy với diện tích 31308 ha đạt 35,10% tổng số hộ và đạt 38,00% diện tích đất cần cấp, trong đó sổ đỏ chiếm 57,40%, giấy hồng chiếm 42,60%. • Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch hướng dẫn việc thực hiện thống kê đất đai đến các địa phương và triển khai thực hiện vào ngày 01/01 hàng năm. Bên cạnh thống kê đất đai thì cứ năm năm Bộ Tài nguyên và Môi trường lại tổ chức kiểm kê đất đai trong cả nước. 7 Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 24/CP về việc kiểm kê đất đai năm 2000. Dưới sự phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương nên công tác kiểm kê đất đai năm 2000 đã hoàn thành tốt trong cả nước. Năm 2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Thông tư số 28/2004/TT- BTNMT hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các tỉnh thành phố có kế hoạch triển khai thực hiện và đã đạt kết quả tốt. • Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất đai Theo số liệu báo cáo từ 64 tỉnh thành và 22 bộ ngành, tính đến ngày 15/09/2004 (Báo cáo 1567/CP-VII của Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo năm 2004) cơ quan hành chính tiếp nhận 120004 đơn khiếu nại, 15995 đơn tố cáo, 28866 đơn kiến nghị phản ánh. Qua phân tích xử lý có 89896 đơn khiếu nại, 8571 đơn tố cáo đủ điều kiện giải quyết, số còn lại là trùng lặp không rõ nội dung, địa chỉ trong đó có 70% vụ liên quan đến đất đai nhà cửa. Trong đó 98,20% đơn thư khiếu nại về đất đai, 1,8% đơn thư khiếu nại thuộc về môi trường. Để kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trườmg đã thầnh lập 06 đoàn công tác thanh tra. Bộ chủ trì thẩm tra xác minh giải quyết 196 đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại 16 tỉnh thành. Ngoài ra, thanh tra bộ đã ban hành 427 văn bản và trình lãnh đạo bộ ký ban hành 861 văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tổ chức ngành địa chính: hiện nay có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong tổng số 1392 xã trên toàn quốc có khoảng 10000 xã có cán bộ địa chính. 2.3 Tình hình quản lý đất đai của xã Mƣờng Khiêng Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 2003 ra đời, công tác quản lý và sử dụng đất của xã đã đi vào nề nếp. Việc thực hiện nội 8 dung quản lý Nhà nước và sử dụng đất trên địa bàn đạt được những kết quả nhất định. Đại bộ phận đất nông nghiệp, chưa sử dụng đã được giao cho các chủ sử dụng đất cụ thể công tác giao đất thực hiện khá tốt; công tác thanh tra giải quyết đơn khiếu nại được chú trọng, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững sự ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều hạn chế. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm; cán bộ địa chính chưa đáp ứng nhu cầu nên công tác tham mưu giúp UBND xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập dẫn đến việc khai thác tiềm năng đất đai cũng như việc sử dụng các loại đất mang lại hiệu quả không cao. 9 PHẦN III ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu. - Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Mường Khiêng - Toàn bộ quỹ đất của xã Mường Kiêng - Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến quá trình sử dụng đất trên địa bàn xã Mường Kiêng 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Mường Khiêng, Huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La - Thời gian: Tình hình quản lý đất đai xã Mường Khiêng từ năm 2003 đến nay 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Mường Khiêng trong giai đoạn từ năm 2003đến nay 3.3.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Mường Khiêng từ năm 2003 đến nay 3.3.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Mường Khiêng từ năm 2003 đến nay 3.3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất. 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra. - Điều tra thu thập số liệu. 10 - Điều tra thu thập tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết về tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn xã Mường Khiêng . 3.4.2. Phương pháp thống kê. - Tìm hiểu các văn bản pháp luật Thông tư, Nghị quyết về quản lý và sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tìm hiểu các văn bản pháp luật về quản lý và đất của UBND tỉnh Sơn La và UBND huyện. - Điều tra thực địa, khảo sát thực tế đối chiếu số liệu. Đây là phương pháp điều tra thu thập số liệu của các xã trong địa bàn huyện, đối chiếu các tài liệu số liệu, bản đồ thu thập được với thực trạng sử dụng đất tại xã Mường Khiêng 3.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phân tích thống kê tình hình sử dụng đất, tổng hợp xử lý thống kê. Căn cứ vào các tài liệu, số liệu đã được thu thập tiến hành thống kê, liệt kê các tài liệu có nội dung tin cậy cao từ đó tìm ra mối liên hệ giữa chúng. 3.4.4. Phương pháp so sánh. - So sánh tình hình quản lý đất đai của xã Mường Khiêng với các văn bản pháp luật của nhà nước cũng như các văn bản pháp luật của địa phương; - So sánh cơ sở lý thuyết với tình hình cụ thể của địa phương để tìm ra 3.4.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. Tham khảo ý kiến cán bộ địa chính xã Mường Khiêng để đi đến giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đất đai của xã [...]... vụ tư vấn về đất đai và pháp luật đất đai để tiến tới thành lập và phát triển thị trường bất động sản 32 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Việc sử dụng tài nguyên đất đai khoa học, hiệu quả và tiết kiệm có ý nghĩa rất lớn trong quá trình quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Mường Khiêng huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La nói riêng Trong khi nhu cầu về đất đai để xây dựng... quả đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trƣờng 4.1.1 Điều kiện tự nhiên • Vị trí địa lý Xã Mường Khiêng một xã miền núi thuộc vùng II của huyện thuận Châu, cách trung tâm huyện 30 km theo hướng Tây Bắc với tổng diện tích tự nhiên 6.762,0 ha Địa giới hành chính giáp với các xã: - Phía Bắc giáp với xã Liệp Tè; - Phía Nam giáp với xã Bó Mười; - Phía Đông giáp với xã Mường Bú huyện Mường. .. CHƢA SỬ DỤNG NĂM 2012 1 Chỉ tiêu Đất chưa sử dụng Cơ cấu (ha) STT Diện tích (%) 868,43 12,84 Mã CSD (Nguồn: Báo cáo của UBND xã Mường Khiêng) 4.3.2 Tình hình quản lý đất đai xã Mường Khiêng 4.3.2.1 Đánh giá việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Là đơn vị hành chính nhỏ nhất của bộ máy nhà nước UBND xã là nơi trực tiếp triển khai thực... http://vi.wikipedia.org 2.UBND Xã Mƣờng Khiêng (2012) “Thuyết minh đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 3 UBND Xã Mƣờng Khiêng (2012) “ Báo cáo Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai 4 UBND Xã Mƣờng Khiêng “Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH - An ninh Quốc phòng năm 2012 và một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội - An ninh - Quốc... còn lại, đất nông nghiệp khác, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất phát triển hạ tầng và đất ở nông thôn • Đất rừng phòng hộ Năm 2003 xã không có đất rừng phòng hộ trong giai đoạn 2003 – 2012 tăng 2.369,57 ha do chuyển từ đất chua sử dụng 2.348,35 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 21,22 ha • Đất rừng sản xuất Trong giai đoạn 2003 – 2012 tăng 8,6 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm còn lại, đến năm 2012... biến động quỹ đất của xã Cứ 5 năm một lần xã lại thực hiện kiểm kê đất đai theo thông tư của Bộ và chỉ thị UBND tỉnh 4.3.2.7 Công tác quản lý tài chính về đất đai Công tác quản lý tài chính về đất đai được tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của nhà nước Thực hiện thu đủ, thu đúng đối với các khoản thu liên quan tới đất đai theo đúng quy định của phát luật 30 4.3.2.8 Quản lý giám sát việc... nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội - An ninh - Quốc phòng năm 2013” 5 UBND xã Mƣờng Khiêng "Báo cáo thuyết minh thống kê kiểm kê đất đai năm 2005 xã Mường Khiêng huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La" 6 Luật đất đai 2003 Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2003 7 Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai, Bộ Tài nguyên& Môi trường, 2004 36 ... không nghỉ đến hậu quả do mất cân bằng cung cầu - Diện tích đất chưa sử dụng còn ít, điều này cho thấy người dân và chính quyền xã ngày càng quan tâm đến việc sử dụng đất Nhìn chung tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã ngày càng được quan tâm, từng bước phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, công tác quản lý được thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc Đất đai được... của Đảng bộ xã, sự chỉ đạo và theo dõi sát sao của huyện ủy – UBND tỉnh Sơn La , giai đoạn từ năm 2003 cho đến nay, tôi xin rút ra kết luận khái quát như sau: - Phương án quy hoach, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quản lý chặt chẽ - Công tác thống kê, kiểm kê được tiến hành theo định kỳ tuy nhiên còn mang tính hình thức,... vậy, Uỷ Ban xã đã áp dụng và thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai Ngoài ra còn tuyên truyền phổ biến nội dung các văn bản pháp luật về đất đai đến người sử dụng biết và thực hiện Việc cập nhật các văn bản mới thường xuyên được thực hiện và áp dụng kịp thời Nên công tác quản lý về đất đai ngày càng chặt chẽ và phù hợp với thực tế hơn Trong giai đoạn 2003 đến nay, UBND xã đã triển . đề tài: Đánh giá tình hình quản lý đất đai Xã Mường Khiêng- Huyện Thuận Châu - Tỉnh Sơn La giai đoạn 2003 đến nay . 1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài - Củng cố. Mường Kiêng 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Mường Khiêng, Huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La - Thời gian: Tình hình quản lý đất đai xã Mường Khiêng từ năm 2003. tác đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất cấp xã ở thực tế. - Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã. - Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã