1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN sử 7 hoàn chỉnh

22 687 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 148,5 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ .2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Giải thích thuật ngữ 4 2. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau .7 III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 18 1. Kết quả .18 2. Bài học kinh nghiệm .18 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 1. SGK, SGV lịch sử 7 .20 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử THCS .20 3. Từ điển Lạc Việt 2009 20 Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng, nó cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển của xã hội loài người và lịch sử dân tộc, Trên cơ sở đó giáo dục, khơi dậy những tình cảm, tư tưởng, đạo đức làm chuẩn mực cho mọi hành vi trong cuộc sống, góp phần phát triển toàn diện học sinh. Dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung, lịch sử lớp 7 nói riêng học sinh phải nắm vững các sự kiện, các mốc thời gian, phải biết so sánh các sự kiện, … từ đó có cái nhìn khái quát quá trình lịch sử mà mình đã học. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay, việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn đang là mối quan tâm hàng đầu. Riêng với bộ môn lịch sử, người giáo viên cũng không ngừng tìm kiếm, vận dụng các biện pháp để phát huy vai trò chủ thể của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình dạy học lịch sử lớp 7 tại Trường THCS Lạc Hòa tôi đã không ngừng đi sâu vào tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của các em học sinh để có biện pháp khắc phục cũng như tìm tòi, vận dụng nhiều biện pháp khác nhau vào việc hướng dẫn học sinh khám phá những tri thức mới. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử. Trải qua ba năm liên tục giảng dạy lịch sử lớp 7 tôi đã tích lũy được cho mình rất nhiều kinh nghiệm dạy học về phương pháp và kĩ năng để phát huy tính tích cực của học sinh cũng như nâng cao chất lượng bộ môn. Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Sau đây tôi xin trình bày “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 7 tại trường THCS Lạc Hòa”. Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày ba vấn đề: 1. Giải thích thuật ngữ 2. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau 3. Khái quát nội dung thành giàn ý Trong biện pháp thứ nhất và thứ hai có thể vận dụng cho toàn bộ quá trình dạy lịch sử lớp 7. Và có thể cho cả chương trình lịch sử THCS. Biện pháp thứ ba chỉ vận dụng cho phần hai – Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Giải thích thuật ngữ Hiện nay, tại nhiều trường vùng sâu, vùng xa có một đặc điểm là nhìn chung học sinh tương đối nghèo vốn từ, dẫn đến không hiểu hoặc hiểu sai nghĩa của từ. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là xã Lạc Hòa có nhiều dân tộc, các em giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ của dân tộc mình, thì chủ yếu là do yếu tố chủ quan – tiếp xúc xã hội, đọc sách báo ít, học sinh không chịu chủ động làm giàu vốn từ vựng cho mình. Nghèo vốn từ, không hiểu nghĩa của từ là một trong những nguyên nhân làm cho việc hiểu, ghi nhớ khó từ đó tiếp thu và nghi nhận tri thức bị hạn chế (đặc biệt là trong việc học các môn xã hội). Để giải quyết vấn đề này trong quá trình dạy học môn lịch sử giáo viên cần cho học sinh hiểu các khái niệm trong quá trình hướng dẫn học sinh khám phá và tiếp nhận tri thức. Khái niệm ở đây không phải là tất cả các khái niệm mà chỉ là những khái niệm quan trọng, những khái niện liên quan đến chương trình lịch sử lớp 7 mà thôi. Để thực hiện biện pháp này ta có nhiều cách nhưng tựu trung lại có ba cách sau là hiệu quả nhất: Cách thứ nhất: đầu năm giáo viên cung cấp cho học sinh những khái niệm trong chương trình lớp 7 thông qua một bản in, từ đó học sinh có thể tự photo cho mình một bản (chỉ mất 300 VND): Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 - Phong kiến (phong là phong tước, phong vị; kiến là ban phát ruộng đất): là quá trình phong tước, phong vị và ban phát ruộng đất cho nhau. - Lãnh địa phong kiến: là vùng đất riêng của lãnh chúa phong kiến. - Giai cấp: là tập hợp người đông đảo có địa vị như nhau trong hệ thống sản xuất, có quyền lợi chung, phân biệt với tập hợp người khác. - Tầng lớp: tập hợp người thuộc một hoặc nhiều giai cấp trong xã hội có địa vị xã hội và những lợi ích như nhau. - Văn hóa: là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử. - Văn hiến: truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. - Ngụ binh ư nông: cho quân lính luân phiên nhau về quê làm ruộng ở làng xã trong thời bình. Lúc chiến tranh tất cả đều ra trận. - Niên hiệu: danh hiệu của vua được đặt khi lên ngôi để thần dân trong nước gọi, đồng thời để tính năm trị vì. - Quân chủ(quân là vua, chủ là làm chủ): là vua đứng đầu một quốc gia. - Kháng chiến: chiến đấu tự vệ của một quốc gia hoặc một dân tộc chống xâm lược vũ trang, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. - Khởi nghĩa: một trong những phương thức đấu tranh cao nhất của dân tộc hoặc giai cấp bị áp bức nhằm lật đổ bộ máy thống trị cũ, hoặc đánh đuổi giặc ngoại xâm. - Cải cách: Sự sửa đổi, cải thiện một số mặt của đời sống xã hội mà không động tới nền tảng của chế độ xã hội hiện hành. Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Cách thứ hai: giáo viên giúp học sinh hiểu khái niệm ở từng đơn vị bài học. Ví dụ 1: Dạy bài 1 – SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU, ở mục 1 – Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, sau khi đọc xong giáo viên có thể đặt câu hỏi: Theo em thế nào là phong kiến? Với câu hỏi này, nếu học sinh trả lời được thì tốt còn không giáo viên giải thích cho học sinh hiểu: Phong kiến(phong là phong tước, phong vị; kiến là ban phát ruộng đất): là quá trình phong tước, phong vị và ban phát ruộng đất cho nhau của giai cấp thống trị). Ví dụ 2: Dạy bài 7 – NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN, mục 3 – Nhà nước phong kiến, sau khi học sinh tìm ra kiểu nhà nước là quân chủ giáo viên có thể hỏi: Quân chủ là gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm: Quân chủ (quân là vua, chủ là làm chủ): là vua đứng đầu một quốc gia. Các khái niệm này có thể có hoặc không có trong SGK, nhưng dù có hay không giáo viên cần cho học sinh khắc sâu, ghi nhớ các khái niệm (nhưng cần tránh gây áp lực cho học sinh). Khái niệm cung cấp cho học sinh cần ngắn gọn, không dài dòng, dễ hiểu, tránh mơ hồ. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này rất dễ phản tác dụng: học sinh khó nhớ, tăng dung lượng kiến thức bài học, học sinh sợ môn sử, … Để học sinh nhớ tốt, trong dạy học lịch sử, cần tìm hiểu khái niêm, giáo viên nên đặt câu hỏi để học sinh tự tìm hiểu trước. Nếu học sinh trả lời đúng thì Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 cần tuyên dương và khuyến khích bằng điểm số. Làm như vậy sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn là giáo viên tự cung cấp cho học sinh. Cách thứ ba: Kết hợp cách thứ nhất và cách thứ hai. Có nghĩa là đầu năm giáo viên cung cấp cho học sinh một hệ thống các khái niệm nhưng đến mỗi đơn vị bài học giáo viên vẫn yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm liên quan đến bài học. Đây chính là cách hiệu quả nhất. Giải thích nghĩa của khái niệm tưởng chừng không có ý nghĩa đối với lịch sử 7 nhưng thực chất lại rất quan trọng. Ta thử hình dung, nếu học sinh không nắm được khái niệm “tầng lớp” và “giai cấp” thì điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn sẽ có nhiều học sinh lẫn lộn giữa hai khái niệm này và đưa ra câu trả lời sai. Bên cạnh đó, khi khắc sâu được khái niệm, học sinh sẽ nhớ được lâu và như vậy các em có thể sử dụng nó bất cứ lúc nào, ở đâu, và dù ai hơi đến cung trả lời được. Có lẽ trong cuộc đời giáo viên không gì hạnh phúc hơn khi học sinh của mình có thể vận dụng kiến thức do mình hướng dẫn vào cuộc sống. 2. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau Nhận ra sự giống nhau và khác nhau, trong thực tế được xem là cốt lõi của tất cả các nhận thức. Thực chất nhận ra sự giống nhau và khác nhau là cách gọi khác của quá trình so sánh. Chìa khóa giúp cho so sánh có hiệu quả là nhận ra những đặc tính quan trọng của sự việc hiện tượng. Những đặc tính quan trọng này được dùng như cơ sở cho việc nhận ra sự giống nhau và khác nhau. Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Vận dụng phương pháp so sánh trong dạy học lịch sử, giáo viên phải chỉ ra cho học sinh những đối tượng để so sánh và những tiêu chí làm cơ sở so sánh. Ví dụ: - Đối tượng so sánh: văn hoá, quân đội, luật pháp, … - Tiêu chí so sánh: nội dung của các bộ luật (luật pháp), các bộ phận quân (trong quân đội), … Những bài tập loại này hướng học sinh vào những kết luận mà giáo viên muốn đạt tới. Do đó loại bài tập này thuờng được dùng khi mục tiêu của giáo viên là muốn học sinh đạt đến một nhận thức chung về những sự giống nhau và khác nhau của các đối tượng được đưa ra. Ví dụ: Có thể so sánh nội dung của các bộ luật thời Lý (Hình thư), Trần(Quốc triều hình luật), Lê Sơ (Hồng Đức) về nội dung để thấy sự tiến bộ qua từng triều đại – vấn đề cần đạt tới. Để sử dụng so sánh có hiệu quả, cần kèm theo việc trao đổi và thảo luận của học sinh. Để học sinh tập trung ghi nhớ những điểm giống nhau và khác nhau nào đó, sau khi học sinh tìm hiểu xong, giáo viên cần kết luận và khái quát. Nếu mục tiêu bài học là khuyến khích những ý kiến phong phú của học sinh thì giáo viên cần để cho học sinh tự khái quát. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần sử dụng phương pháp so sánh sao cho phù hợp mới mang lại hiệu quả cao: Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Thứ nhất: Nếu đó là một đơn vị bài học cụ thể, nội dung đơn giản thì các tiêu chí so sánh cũng phải đơn giản(ít tiêu chí), đó có thể là một hoặc hai tiêu chí, so sánh giữa bài này với bài khác hoặc trong một bài, … Ví dụ 1: dạy bài 4 – TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN, mục 1 – Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Theo em xã hội phong kiến ở Trung Quốc hay ở châu Âu hình thành sớm hơn? Cụ thể? Học sinh dễ dàng trả lời: XHPK ở Trung Quốc hình thành sớm hơn, vào thế kỉ III TCN, còn ở châu Âu mãi đến thế kỉ V mới hình thành. Từ đó giáo viên kết luận. Tương tự như vậy, giáo viên có thể cho học sinh so sánh thời gian hình thành xã hội phong kiến của châu Âu, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Việt Nam ở các bài tiếp theo. Theo đà đó các em sẽ không cần cố ý ghi nhớ cũng sẽ nhớ vì thông tin được lặp lại nhiều lần. Sau mỗi câu hỏi giáo viên phải đưa ra kết luận cuối cùng cho học sinh. Thực tế nhiều học sinh khi học xong chương trình lịch sử lớp 7 không trả lời câu hỏi về thời gian hình thành xã hội phong kiến như trong chương trình. Cho nên việc cho học sinh nắm điều này là rất quan trong. Và so sánh đã góp phần giải quyết được vấn đề này. Ví dụ 2: Cũng trong bài 4 nhưng ở mục 2 – Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán, giáo viên cho học sinh so sánh thời gian tồn tại của nhà Tần và nhà Hán. Từ đó đi vào tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng đó. Thứ hai: Đơn vị bài học là những bài khái quát, ôn tập thì nội dung so sánh cần phức tạp hơn, nhiều tiêu chí hơn. Các tiêu chí đó khái quát cho một phần hay cả một chương. Giáo viên cần sắp xếp những điểm giống nhau và Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 khác nhau thành một bảng hay biểu đồ sẽ giúp học sinh hiểu tốt hơn và sử dụng kiến thức đó tốt hơn. Trong dạng đơn vị bài học này để không mất thời gian giáo viên nên sử dụng bảng phụ trên đó kẻ bảng và ghi các tiêu chí so sánh. Giáo viên chỉ đặt câu hỏi để học sinh lên bảng điền thông tin, từ đó tìm ra tri thức mới. Ví dụ 1: Dạy bài 7 – Những nét chung về xã hội phong kiến, giáo viên có thể đưa ra bảng sau: Những đặc điểm Cơ bản XHPK phương Đông XHPK châu Âu Nhận xét Thời kì hình thành Thời kì phát triển Thời kì khủng hoảng và suy vong Cơ sở kinh tế Các giai cấp cơ bản Phương thức bóc lột Thể chế nhà nước Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 10 [...]... bài tập làm văn tốt hơn Ngữ văn là môn học có tính trừu tượng cao hơn lịch sử mà vẫn vận dụng dàn ý vậy tại sao ta không áp dụng biện pháp này vào dạy học lịch sử - môn học có tính thực tế cao hơn? Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 12 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Việc sử dụng giàn ý trong dạy học lịch sử lớp 7 là điều hoàn toàn mới mẻ Và có lẽ có người cho rằng đây là việc làm không hợp lí,... Người thực hiện NGUYỄN ĐỨC DŨNG Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 19 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 SGK, SGV lịch sử 7 2 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử THCS 3 Từ điển Lạc Việt 2009 Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 20 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS LẠC HÒA …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………... vậy Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 17 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 “Khái quát bằng giàn ý” là biện pháp có thể làm cho thời gian tìm hiểu những nội dung này giảm đi rất nhiều Nhờ vậy thầy và trò có nhiều thời gian cho việc mở rộng, nâng cao nội dung bài học hay hay tìm hiểu về các nhân vật lịch sử, kênh hình, các nội dung khác của lịch sử lớp 7 III KẾT THÚC VẤN ĐỀ Trên đây là một số biện... kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Trên cơ sở này giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trình bày từng tiêu chỉ so sánh Từ đó cho học sinh rút ra nhận xét, bổ sung Giáo viên kết luận Như vậy cơ bản giải quyết được vấn đề của bài học rõ ràng, ngắn gọn Nội dung cụ thể của bảng: lột Thể chế nhà nước Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Quân chủ Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Ví dụ 2: bài 17 – Ôn tập chương II... tế a Nông nghiệp: - Ruộng đất thuộc sở hữu của ai? Do ai sử dụng? - Các chính sách về nông nghiệp? - Kết quả như thế nào? b Thủ công nghiệp: - Thủ công nghiệp nhà nước như thế nào? Có những nghề nào? - Nghề thủ công trong nhân dân ra sao? Có những nghề nào? c Thương nghiệp: Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 13 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 - Chợ búa, các trung tâm buôn bán hình thành ở đâu? -... kiến kinh nghiệm lịch sử 7 - Ban hành bộ luật nào? - Một số nội dung của bộ luật đó? - So sánh với bộ luật của triều đại trước? Nhận xét? Cách cung cấp cho học sinh những giàn ý này: đầu năm giáo viên cung cấp cho học sinh bản đã in ra trên giấy A 4, yêu cầu học sinh xem và ghi nhớ dần Hoặc đến nội dung nào thì ở tiết đầu tiên cung cấp cho học sinh dàn ý đó Từ đó học sinh sẽ sử dụng ở những tiết tiếp... dụ 1: Dạy bài 9 – Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê, mục 3 – Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo dàn ý “Trình bày một cuộc kháng chiến”(chú ý: nguyên nhân đã nói đến trong mục 2): Người thực hiện: Nguyễn Đức Dũng Trang 15 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Diễn biến: - Các mốc thời gian: Đầu năm 981 - Về phía địch: Lực lượng: (không nói) Người chỉ huy:... viên kết luận và đưa ra bảng đáp án đúng cho bài tập này “Nhận ra sự giống nhau và khác nhau” rất dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao Sử dụng nó giáo viên có thể phát huy khả năng nhận biết, đánh giá, nhận xét vấn đề của học sinh 3 Khái quát nội dung bằng giàn ý(biện pháp này chỉ vận dụng trong phần LỊCH SỬ VIỆT NAM) Trong quá trình học sinh học phần Tập làm văn ở môn Ngữ văn, giáo viên thường cho học... chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 7 ở trường THCS Lạc Hòa mà tôi đã thực hiện Trong quá trình vận dụng cũng như tổng hợp thành Sáng kiến kinh nghiệm có thể còn hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, Hội đồng khoa học trường THCS Lạc Hòa, Hội đồng khoa học phòng GD – ĐT Vĩnh Châu 1 Kết quả Năm học 2009 – 2010 (Kết quả của HK I) Tổng số HS 113 Giỏi 15.2% Khá 17. 9% Trung bình 55.8% Yếu 11.1%... vấn đề giúp học sinh nắm vững tri thức hơn Tuy nhiên trong lịch sử 7 không phải ở nội dung nào cũng có thể khái quát được thành dàn ý mà chỉ có một số nội dung sau có thể khái quát thành giàn ý: kinh tế, xã hội, văn hóa, một cuộc kháng chiến (hoặc khởi nghĩa), … bởi đây là những nội dung tương đối ổn định, không có thay đổi nhiều Khi sử dụng biện pháp này trong những tiết đầu giáo viên làm mẫu để học . Đức Dũng Trang 12 Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 Việc sử dụng giàn ý trong dạy học lịch sử lớp 7 là điều hoàn toàn mới mẻ. Và có lẽ có người cho rằng. kiến kinh nghiệm lịch sử 7 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK, SGV lịch sử 7 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử THCS 3. Từ điển Lạc

Ngày đăng: 17/10/2013, 08:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

khác nhau thành một bảng hay biểu đồ sẽ giúp học sinh hiểu tốt hơn và sử dụng kiến thức đó tốt hơn. - SKKN sử 7 hoàn chỉnh
kh ác nhau thành một bảng hay biểu đồ sẽ giúp học sinh hiểu tốt hơn và sử dụng kiến thức đó tốt hơn (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w