bài tiểu luận công tác phòng chống tê nạn ma túy trên địa bàn thực trang giải pháp

28 394 3
bài tiểu luận công tác  phòng chống tê nạn ma túy trên địa bàn thực trang giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

với nước ta. Tệ nạn nghiện ma túy trong nước mặc dù đã được tích cực kiềm chế nhưng vẫn tiếp tục tăng và lan rộng ra tất cả các tỉnh, thành phố, các khu vực dân cư, đến mọi thành phần, lứa tuổi, đặc biệt là trong thanh, thiếu niên. Đáng chú ý là số người nghiện ma túy có xu hướng đang dần dần trẻ hóa; tệ nạn nghiện ma túy liên quan đến vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự rất cao. Tình hình đó đã tác động rất xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội, đồng thời thực sự là hiểm họa đối với đất nước, dân tộc và giống nòi, đến sự phát triển bền vững của đất nước. nếu chúng ta không kịp thời triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Vì vậy làm thế nào để triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng ngừa tích cực, ngăn chặn hữu hiệu tệ nạn ma tuý nhằm ra khỏi đời sống xã hội đang là câu hỏi cấp bách đặt ra không chỉ đối với các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội mà còn là câu hỏi của toàn xã hội. Thanh Lương là một phường ven đô, đất rộng người đông, cơ sở hạ tầng đang trong quá trình đô thị hóa, hệ thống giao thông trên địa bàn phường chủ yếu là đường ngõ, ngách nhỏ hẹp. Trình độ dân trí thấp, phần lớn là dân lao động phổ thông. Tình hình TNXH, đặc biệt tệ nạn ma tuý còn nhiều diễn biến phức tạp. Từ nhiều năm qua, cấp uỷ Đảng và chính quyền phường đã luôn quan tâm tới công tác phòng chống tệ nạn xã hội đặc biệt phòng chống tệ nạn ma tuý. Do vậy tình hình tội phạm có chiều hướng giảm tuy nhiên địa bàn của phường được xác định còn nhiều tiềm ẩn phức tạp và vẫn là địa bàn trọng điểm về ma túy. Một trong những nguyên nhân chính đó là còn thiếu hệ thống giải pháp đồng bộ trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội nói chung đặc biệt đối với tệ nạn ma tuý nói riêng. Với những lý do trên, em chọn đề tài: Công tác phòng chống tệ nạn ma tuý trên địa bàn phường Thanh Lương. Thực trạng và giải pháp làm tiểu luận tốt nghiệp, nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần giải quyết những yêu cầu nêu trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích: nhằm đánh giá đúng thực trạng, từ đó thấy được kết quả hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị về công tác phòng chống ma tuý ở phường Thanh Lương những năm tới. Nhiệm vụ: Phân tích cơ sở lý luận về xây dựng chính quyền cơ sở. Làm rõ thực trạng công tác phòng chống ma tuý ở phường Thanh Lương, qua đó rút ra những hạn chế cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân của hạn chế đó. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong công tác phòng chống ma tuý ở phường Thanh Lương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Văn hoá xã hội Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu công tác phòng chống ma tuý ở phường Thanh Lương từ năm 2008 đến nay và phương hướng đến năm 2015. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa MácLênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật; quan điểm của Đảng về xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân. Phương pháp nghiên cứu: Bên cạnh việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội, thống kê... 5. Kết cấu tiểu luận; Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh “Của dân, do dân, vì dân” Chương 2: Công tác phòng chống tệ nạn ma tuý ở phường Thanh Lương. Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm. Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh công tác phòng chống tệ nạn ma tuý ở phường Thanh Lương. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH “CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN” I MỘT SỐ KHÁI NIỆM, GIẢI THÍCH TỪ NGỮ: 1. Chính quyền cơ sở: Chính quyền cấp xã (CQCX) có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay. CQCX là nơi trực tiếp tổ chức và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Thực tiễn cho thấy có hệ thống đường lối, chính sách pháp luật đúng đắn, khoa học nhưng ở đó CQCX hoạt động yếu kém thì đường lối, chính sách, pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa phát huy được sức mạnh của mình; ở đâu CQCX hoạt động có hiệu quả thì ở đó đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực thi nghiêm minh, chính trị ổn định, kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. CQCX là nơi thể nghiệm chính xác đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. CQCX là cấp quản lý các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ sở. Hiệu quả hoạt động của CQCX là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong cả bộ máy Nhà nước. CQCX là cấp chính quyền trực tiếp với dân, gần dân, sát dân nhất, là cấp chính quyền giải quyết và chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân. CQCX là cấp hướng dẫn, giám sát các hoạt động tự quản của nhân dân nhằm tạo điều kiện cho nhân dân phát huy mọi khả năng phát triển kinh tế xã hội. Đây là nét đặc thù của CQCX, so với các cấp chính quyền khác. CQCX là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. CQCX là cấp trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân hiểu và thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật đó và CQCX là cấp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân để phản ánh với cấp liên quan. CQCX là bộ máy mang tính quyền lực Nhà nước điều hành, quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ sở. CQCX chỉ bao gồm HĐND và UBND. Trong đó HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên; UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên. Qua phân tích ở trên có thể khái niệm: CQCX là cấp thấp nhất, cấp gần gũi dân nhất, bao gồm HĐND và UBND thực hiện quyền lực Nhà nước và đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, quyết định và thực hiện những chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn theo quy định của hiến pháp, pháp luật là tổ chức phát huy tính tự quản của nhân dân. 2. Tệ nạn xã hội: Khái niệm TNXH: Là một hiện tượng xã hội tiêu cực có tính phổ biến biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống thực dụng, coi thường chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật. Làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách phẩm giá con người. Làm ảnh hưởng đến kinh tế, sức khoẻ, năng suất lao động, làm băng hoại giống loài dân tộc…. Là con đường dẫn đến tội phạm. Mục đích công tác phòng chống TNXH: Ngăn ngừa, chặn đứng không để cho TNXH phát sinh, phát triển lan rộng. Từng bước xoá bỏ dần những nguyên nhân của TNXH, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh có văn hoá, bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc. Phát hiện đấu tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi hoạt động TNXH góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. 3. Tệ nạn ma túy: Khái niệm ma tuý: là từ chỉ các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc tông hợp khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào (uống, hút, hít, tiêm chích…) sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh làm giảm đau, gây ảo giác dẫn tới thay đổi một hoặc nhiều chức năng cơ thể về sinh lý, tâm lý) làm cho người sử dụng nó có sự ham muốn không kiềm chế được phải gia tăng liều lượng để thoả mãn các cơn thèm khát ngày càng tăng, từ đó sức khoẻ ngày càng cạn kiệt, nhân cách suy thoái, gia tài khánh kiệt, băng hoại nòi giống dân tộc. Tệ nạn ma tuý: là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Nghiện ma túy: là sự phụ thuộc của con người vào các chất ma tuý, việc đưa một lượng ma tuý nhất định vào cơ thể người là một hu cầu thường xuyên, luôn có xu hướng tăng dần liều lượng, khi ngưng sử dụng ma tuý sẽ xuất hiện hội chứng cai (lên cơn nghiện) rất khó chịu, bao gồm các dấu hiệu: buồn nôn, nổi da gà, bứt, đau rút cơ khớp (có cảm giác dòi bò trong xương), chảy nước mắt, nước mũi, dãn đồng tử, tiêu chảy, mất ngủ, bồn chồn …. Các loại ma tuý hiện đang có ở nước ta: thuốc phiện, sái thuốc phiện, hêrôin,… các chất kích thích thần kinh gây ảo giác như: mêthamphetamin, eostasy thường được gọi là ma tuý “lắc” và Cocain “Crack”. + Thuốc phiện: được lấy từ nhựa quả cây thuốc phiện (còn gọi là anh túc) khi còn xanh, được sử dụng cách đay 1000 năm để chữa bệnh nhưng mặt trací của nó là gây nghiện cho người sử dụng. + Hêrôin: là chất ma tuý được dùng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay, được bán tổng hợp từ Mócphin, chúng gây độc hại nhiều hơn và gây nghiện nhanh hơn Mócphin. + Các chất ma tuý kích thích thần kinh trung ương: Amphetamin (Maxinton) Methamphetamin là dẫn xuất của Amphetamin, loại ma túy này có độc tính cao, gây nghiện nhanh. + Các chất gây loại thần kinh: là loại thuốc gây rối loạn hoạt động tâm thần, gây ảo giác, ảo thị, ảo thính, rối loạn xúc giác. II QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ: Để ngăn chắn và đẩy lùi tiến tới xoá bỏ tệ nạn ma tuý ở nước ta, góp phần xây dựng một thế giới không ma tuý. Đảng và nhà nước ta đã kịp thời ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết nêu rõ những quan điểm, chủ trương, biện pháp phòng chống và kiểm soát ma tuý. Chính phủ đặt nhiệm vụ phòng chống và kiểm soát ma tuý thành chương trình quốc gia và thành lập Uỷ ban Quốc gia phòng chống ma túy để chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác quan trọng này (chỉ thị số 06CTTW ngày 30111996). Quan điểm xuyên suốt quá trình chỉ đạo xây dựng luật phòng chống ma tuý được chỉ rõ: “Dự án luật phòng chống ma túy phải lấy phòng là chính, phải vận động nhân dân không trồng cây thuốc phiện, mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cả dân tộc phải nhận thức rõ tác hại của ma tuý và cùng nhau loại trừ nó”. Đảng và Nhà nước luôn coi giải quyết vấn đề xoá bỏ tệ nạn ma tuý là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và phải sử dụng nhiều giải pháp kinh tế xã hội, hành chính, giáo dục, pháp luật nhằm kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới xoá bỏ tệ nạn ma tuý ở nước ta. III YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở PHƯỜNG THANH LƯƠNG: Về Dân số: Phường Thanh Lương là một phường ven đô, dân số đông. Nên đã tác động đến tốc độ phát triển kinh tế của phường nói. chung và tạo nên tính phức tạp trong vấn đề trật tự trị an của phường làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như các tệ nạn xã hội: ma tuý, mại dâm, cờ bạc, trộm cắp… Về kinh tế: là phường nghèo, đòi sống của người dân còn thấp nên đã dẫn đến nhiều vấn đề xã hội rất bức xúc trong đó có các tệ nạn xã hội mà chủ yếu là tệ nạn ma tuý, cờ bạc, trộm cắp. Về việc làm: là phường dân cư chủ yếu là dân lao động, trình độ yếu kém nên tỷ lệ thất nghiệp còn nhiều, dẫn đến một đại bộ phận người dân không có nguồn thu nhập ổn định, điều này đã ảnh hưởng đến kinh tế và nhiều mặt khác của xã hội. Về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng: đang trong quá trình đô thị hoá. Địa bàn phường có 2 tuyến phố Kim ngưu và Nguyễn Khoái còn lại là đường làng, ngõ hẻm, giáp ranh với 3 phường Bạch Đằng, Vĩnh Tuy, Thanh Nhàn vì vậy bọn tội phạm hình sự và các tệ nạn xã hội lợi dụng hoạt động phạm tội về ma tuý, đối tượng nghiện ma tuý tại các địa bàn khác tràn sang địa bàn phường hoạt động gây ảnh hưởng không nhỏ trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm đặc biệt tội phạm về ma tuý. Chương 2 CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ Ở PHƯỜNG THANH LƯƠNG. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM I Đặc điểm tình hình phường Thanh Lương: 1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý: Thanh Lương là một phường ven đô, nằm phía Đông nam Quận Hai Bà Trưng. Diện tích 1,63 km2, 5.448 hộ dân với dân số 21.481 nhân khẩu. Địa bàn phường có hai tuyến phố chính là tuyến đông Kim Ngưu và Đê Nguyễn Khoái Minh Khai, giáp ranh với 03 phường: Phía Bắc giáp ranh phường Bắch đằng, Đông Mác. Phía Nam giáp ranh phường Vĩnh Tuy. Phía Đông giáp ranh với sông Hồng. Phía tây giáp với phường Thanh Nhàn. Hiện nay, phường được chia làm 12 khu dân cư  với 72 tổ dân phố, chủ yếu là dân lao động phổ thông trình độ dân trí chưa đồng đều. Cơ sở hạ tầng đang trong quá trình đô thị hóa, hệ thống giao thông trên địa bàn phường chủ yếu là đường ngõ, ngách nhỏ hẹp. Theo số liệu điều tra, quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, dịch vụ nhạy cảm trên toàn phường hiện có: 02 khách sạn, 10 nhà nghỉ, 06 cơ sở Karaoke, có 08 cơ sở xoa bóp bấm huyệt, 51 hộ cho thuê trọ. Tình hình TNXH, đặc biệt tệ nạn ma tuý còn nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình hoạt động của tội phạm về ma túy trên địa bàn phường có chiều hướng giảm rõ rệt. Song địa bàn của phường được xác định còn nhiều tiềm ẩn phức tạp và vẫn là địa bàn trọng điểm về ma túy. 2. Tình hình kinh tế xã hội Bảng biểu: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội phường Thanh lương qua 3 năm (2008 2009 2010) Lĩnh vực công tác ĐVT Thực hiện năm 2008 Thực hiện năm 2009 Thực hiện năm 2010 1. Kinh tế: Thuế CTN NQD đồng 1.020.500.000 1.112.000.000 1.135.700.000 Thuế nhà đất 742.000.000 824.000.000 853.000.000 Thu ngân sách 8.660.000.000 9.226.000.000 9.776.000.000 Chi ngân sách 5.792.000.000 6.350.000.000 6.833.000.000 2. Thu Công Quỹ: Quỹ Tình nghĩa đồng 42.250.000 456.760.000 63.060.000 Quỹ BTTE 28.000.000 35.500.000 39.530.000 Quỹ vì người nghèo 45.550.000 52.324.000 56.294.000 3. Công tác CSXH Tỷ lệ sinh ‰ 14,7 14,3 14 Giảm hộ nghèo Hộ 17 21 23 Xây nhà tình nghĩa Hộ 03 01 0 Sửa nhà chính sách Hộ 01 01 02 Sửa nhà hộ nghèo Hộ 07 06 06 Giới thiệu giải quyết việc làm Người 520 790 827 4. Phòng chống TNXH Cai bắt buộc tại TT T. hợp 48 40 32 Cai tự nguyện tại TT T. hợp 86 65 62 Cai tại cộng đồng T. hợp 90 94 91 5. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS % 100 100 100 6. Tỷ lệ tốt nghiệp TH % 100 100 100 7. Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn GĐVH % 85,2 85,7 86,9 Qua những số liệu đánh giá thực tế trên cho thấy công tác chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu kinh tế văn hoá xã hội ở phường Thanh Lương luôn được duy trì và giữ vững. Tốc độ phát triển kinh tế, các chỉ tiêu đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Cụ thể, công tác thuế NQD đạt 100%, thuế nhà đất đạt 138,7%. Thưc hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách đạt mức tăng thu 194,5% so với chỉ tiêu Quận giao, thu ngân sách đạt 294% (tăng 194% so với kế hoạch), đảm bảo tốt công tác cân đối thu chi ngân sách. Triển khai thu các loại quỹ đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch. Tổ chức tốt phong trào thi đua trên các mặt KT VHXH ANQP, duy trì thường xuyên có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, các phong trào văn hoá văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao. Trong công tác chính sách xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, quan tâm chăm lo đến các gia đình chính sách, hộ nghèo, trẻ em có HCKK. Công tác quản lý đô thị, vệ sinh môi trường đã tưng bước được cải thiện đáp ứng kịp thời nhu cầu bức xúc của nhân dân. Năm 2010, toàn phường đã có 86,9% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá, 63 tổ dân phố văn hóa; có 02 di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng quốc gia; có trên gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao và 04 nhà văn hoá KDC, 08 CLB. Hàng năm, phường luôn được công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Chính sách xã hội luôn được quan tâm thực hiện tốt, chương trình xoá đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến, tiến bộ. Hàng năm bình quân có hơn 800 lao động được giải quyết việc làm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 159 hộ năm 2008 xuống còn % 95 hộ năm 2010. Phong trào xoá nhà tranh tre dột nát cho hộ nghèo diễn ra sâu rộng trong toàn phường, đến nay về cơ bản đã không còn xoá nhà tranh tre dột nát, giúp đỡ nâng cấp, xây dựng mới nhiều nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo và gia đình chính sách. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ: Bảng biểu: Cơ cấu bộ máy cán bộ phường Thanh Lương (Theo trình độ chuyên môn, giới tính, tuổi, thời gian công tác) Đơn vị tính: người Tổng số CBCC: 35 người Chức danh Giới tính Tuổi Trình độ văn hoá Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Đào tạo QLNN Thời gian công tác Nam Nữ 20T35T 3550T

Ngày đăng: 22/08/2020, 10:02

Hình ảnh liên quan

Bảng biểu: Cơ cấu bộ máy cán bộ xã Cư Né - bài tiểu luận công tác  phòng chống tê nạn ma túy trên địa bàn thực trang giải pháp

Bảng bi.

ểu: Cơ cấu bộ máy cán bộ xã Cư Né Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4.  Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

    • 5.  Kết cấu tiểu luận.

    • PHẦN NỘI DUNG

    • CHƯƠNG I

    • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH “CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN”

      • I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ:

        • 1. Chính quyền cơ sở:

        • 2.Tệ nạn xã hội:

        • 3. Tệ nạn ma túy:

        • II/ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ:

        • III/ YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở XÃ CƯ NÉ

        • CHƯƠNG 2

        • CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ Ở XÃ CƯ NÉ. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

          • I/ Đặc điểm tình hình xã Cư Né:

            • 1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý:

            • 2. Tình hình kinh tế - xã hội

            • 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ:

            • 4. Nhận xét chung:

            • II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MA TÚY Ở XÃ CƯ NÉ

              • 1. Thực trạng  tình hình nghiện hút ma tuý:

              • 2. Những kết quả đạt được:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan