1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tuần 14(tho)

8 156 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 127 KB

Nội dung

Ngày soạn 15/11/2010 TUẦN 14 Ngày dạy Tiết 53. KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG A. Mục tiêu - Hiểu được thế nào là tưởng tượng, thấy được ý nghĩa , vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự - Biết tưởng tượng để kể một câu chuyện sinh động - Giáo dục, bồi dưỡng trí tưởng tượng cho HS. B. Chuẩn bị - GV: Giáo án, bảng phụ - HS: Nghiên cứu bài D. Tiến trình lên lớp *Hoạt động 1:Khởi động 1. Ổn định Sĩ số 6a 2. Kiểm tra : Thế nào là kể chuyện đời thường ? Khi kể chuyện đời thường cần đảm bảo những yêu cầu gì ? 3. Giới thiệu bài Kể chuyện đời thường và sáng tạo giống và khác nhau ở điểm nào? Kể chuyện tưởng tượng đòi hỏi những yêu cầu gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó *Hoạt động 2:Hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hãy tóm tắt truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” Hs: Tóm tắt, gv có thể lấy điểm Trong truyện người ta tưởng tượng những gì? Chuyện có thật không? Mục đích của chuyện? Hs: Không Trong truyện chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng ra ? Tưởng tượng trong tự sự có phải tuỳ tiện không, hay là nhằm mục đích gì? I Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng 1.Ngữ liệu (SGK) 2.Nhận xét Ví dụ 1: Chân, tay, tai, mắt, miệng - Tưởng tượng các bộ phận trong cơ thể là những nhân vật riêng được gọi bằng: bác, cô, cậu, lão. - Tưởng tượng để làm rõ ý nghĩa: con người phải đoàn kết, nương tựa vào nhau, không tách rời… => Tưởng tượng nhằm thể hiện một chủ đề - Chi tiết tưởng tượng: các bộ phận đựoc nhân hóa, biết suy nghĩ, nói năng,hành động như con người(so bì, đình công) => Tưởng tượng không đựoc tùy tiện mà phải dựa vào lôgíc tự nhiên HS đọc truyện “ Lục súc tranh công” Tóm tắt và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo? Trong câu chuyện người ta tưởng tượng những gì? Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào? Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Truyện tưởng tưởng được kể dựa trên cơ sở nào? HS đoc ghi nhớ Hoạt động 3:HD luyện tập HS thảo luận nhóm 3p Truyện tưởng tượng ở chỗ nào? Ý nghĩa của việc tưởng tượng ấy? Hs: trình bày theo nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, gv chốt ý Ví dụ 2 : Lục súc tranh công - Sáu con gia súc nói được tiếng người - Sáu con gia súc kể công và kể khổ -> Dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật => Thể hiện một tư tưởng: các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì. - Sử dụng nghệ thuật nhân hóa 3.Kết luận : Ghi nhớ (Sgk) II Luyện tập HS tóm tắt truyện “ Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” Gợi ý: - LL đi thăm ngưòi dân nấu bánh chưng - Em hỏi chuyện và LL trả lời : các câu hỏi phải bộc lộ được suy nghĩ vì sao chàng chọn bánh chưng bánh giày mà làm Hoạt động 4:Củng cố- HDVN - Đọc phần ghi nhớ,Gv hệ thống lại toàn bài - Học nắm chắc ghi nhớ - Làm các bài tập - Chuẩn bị bài “Ôn tập truyện dân gian”: + Lập bảng thống kê, kể tóm tắt nội dung các truyện ================================== Ngày soạn 15/11/2010 Ngày dạy Tiết 54 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN A. Mục tiêu - Giúp HS củng cố, hệ thống hoá lại các truyện dân gian đã học, nắm được những đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học - Rèn kĩ năng tóm tắt, thống kê. - Nghiêm túc, tích cực. B. Chuẩn bị - GV: Giáo án, bảng phụ - HS: Nghiên cứu bài C. Tiến trình lên lớp Hoạt động1:Khởi động 1. Ổn định Sĩ số 6a 2. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 3. Giới thiệu bài Chương trình ngữ văn 6 giới thiệu cho hs một số thể loại truyện tiêu biểu của truyện cổ dân gian VN và thé giới. Học sinh đã được giới thiệu sơ lược định nghĩa các thể loại được học. Tiết học này sẽ giúp các em hệ thống lại toàn bộ các thể loại truyện dân gian đã học trong chương tình Hoạt động 2:HD ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hãy kể tên các thể loại truyện dân gian mà em đã học? Hs : kể Nêu khái niệm từng loại? HS trình bày trước lớp. Gọi HS tóm tắt truyện : Con Rồng cháu Tiên, Thạch Sanh, thầy bói… Ý nghĩa của các truyện đó? GV kể sẵn bảng các thể loại, yêu cầu HS điền thông tin vào bảng thống kê? T thuyết Cổ tích Ng ngôn Tr cười I Nội dung ôn tập 1. Định nghĩa về truyện dân gian đã học * Truyền thuyết: là truyện dân gian truyền miệng kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, quá khứ; truyện thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo; thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện, nhân vật lịch sử. * Cổ tích: Là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc thường có yếu tố hoang đườngthể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của thiện – ác, tốt- xấu; công bằng- bất công * Ngụ ngôn * Truyện cười 2. Tóm tắt một số truyện dân gian 3. Thống kê các văn bản theo thể loại * Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, STTT, sự tích Hồ Gươm. Hs làm việc theo nhóm Mỗi nhóm làm một bảng thống kê Sau đó dán lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Gv chốt ý * Cổ tích: Sọ Dừa, Thạch sanh, Êm bé thông minh, cây bút thần, ông lão … * Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói; Đeo nhạc; Chân, Tay… * Truyện cười: Treo biển, Lợn cưới, áo mới. Hoạt động 2:Củng cố - HDVN - Nhắc lại các khái niệm. - Hệ thống lại toàn bộ bài học các truỵên - Học nắm chắc ghi nhớ, nắm ý nghĩa của từng truyện - Đọc kĩ truyện dân gian - So sánh các khái niệm ====================================== Ngày soạn 15/11/2010 Ngày dạy: Tiết 55 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN A. Mục tiêu - Giúp HS củng cố kiến thức về đặc điểm tiêu biểu của các truyện dân gian đã học, - So sánh, kể và hiểu được nội dung , ý nghĩa của các truyện đã học - Nghiêm túc, tích cực. B. Chuẩn bị - GV: Giáo án, bảng phụ - HS: Nghiên cứu bài D. Tiến trình lên lớp Hoạt động 1:Khởi động 1. Ổn định Sĩ số 6a 2. Kiểm tra ( Kiểm tra sự chuẩn bài của HS) 3. Giới thiệu bài Tiết trước chúng ta đã liệt kê xong các truyện trong các thể loại. Hôm nay, sẽ tim fhiểu đặc điểm cử từng thể loại cụ thể Hoạt động 2:HD ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Thảo luận nhóm 5p Đặc điểm tiêu biểu của các loại truyện đã học? ( Nhân vật, sự việc, người kể, thái độ ) I Nội dung ôn tập 1.Đặc điểm * Thần thoại: Con rồng cháu tiên:thần thánh, giải thích nguồn gốc dân tộc, phong tục tập quán , mơ ước chiến thắng GV kẻ bảng HS điền vào Tên N/vật Y/tố kì ảo ND ý nghĩa TThoại TT Cổ Tích NNgôn T Cười ? Lấy ví dụ minh hoạ? So sánh truyền thuyết và cổ tích? Hs: thiên nhiên giặc ngoại xâm * Truyền thuyết: Thánh Gióng ,STTT, BCBG, Sự tích Hồ gươm - Có hiều chi tiết tưởng tượng kì ảo - Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử. - Người kể, người nghe tin… - Thể hiện thái độ và cách đánh giá… * Cổ tích: SD, TS , Em bé thông minh,cây bút thần, ông lão đánh cá . - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân, ca ngợi người anh hùng, người nghèo thông minh, tài giỏi, ở hiền gặp lành, kẻ ác bị trừng trị *Ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi, đeo nhạc cho meò, Chân, tay, tai , mắt , miệng . - Ngụ ý răn dạy con người về đạo đức, lối sống phê phán những cách nhìn thiển cận, hẹp hòi . *Truyện cười: Treo biển, lợn cưới - không có yếu tố kì ảo nhưng có yếu tố gây cười - Chế giễu châm biếm phê phán những tên xấu, người tham, khoe khoang, bủn xỉn 2. So sánh a. Truyền thuyết với truyện cổ tích - Giống nhau: + là thể loại tự sự của văn học dân gian + Đều có yếu tố tưởng tượg, kì ảo + Có nhiều chi tiết giống nhau: ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường. - Khác: + TT Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân. được mọi người tin… +Truyện cổ tích kể về cuộc đời … thể hiện quan niệm, ước mơ., kể về những nhân vật thuộc một số kiểu khác nhau, không có thật So sánh ngụ ngôn và truyện cười? ( Thảo luận nhóm 8p) Hoạt động 3.Luyện tập: Từ định nghiã và nội dung các tác phẩm đã học, hãy nêu và minh họa một số đặc điểm tiêu biểu cử từng thể loại truyện dân gian? Hs: 2. Ngụ ngôn và truyện cười -Giống nhau: +Phê phán chế giễu những hành động cách ứng xử trái với điều ngưòi ta muốn răn dạy + Thuộc thể loại tự sự dân gian + Có yếu tố gây cười -Khác: +Truyện cười:gây cười để mua vui hoặc chế giễu, phê phán châm biếm những hiện tượng tính cách đáng cười + Ngụ ngôn: Khuyên nhủ răn dạy ngưòi đời một bài học nào đó cụ thể trong cuộc sống II. Luyện tập: Gợi ý: + Truyện kể vê nhân vật nào?, sự kiện gì? + yếu tố tưởng tượng thể hiện trong truyện ? tác dụng? +Thái độ và cách đánh giá của nhân dân Hoạt động 4:Củng cố - HDVN - Hệ thống lại các nội dung đã ôn tập - Học nắm đặc điểm thẻ loại các truyện đã học - Đọc kĩ truyện dân gian - Tập kể sáng tạo truyện cổ tích, truyền thuyết - Vẽ tranh làm thơ dựa theo nội dung các truyện đã học - Giờ sau trả bài kiểm tra Tiếng Việt Ngày soạn 15/11/2010 Ngày dạy Tiết 56. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu - Giúp Hs có kĩ năng phát hiện các lỗi sai trong bài làm của mình. - Từ đó củng cố và bổ sung kiến thức đã hỏng - Nghiêm túc, tích cực. B. Chuẩn bị - GV: Chấm bài, bảng phụ - HS: Xem lại nội dung các bài đã kiểm tra C. Tiến trình lên lớp Hoạt động 1:Khởi động 1. Ổn định Sĩ số 6a 2. Kiểm tra 3. Giới thiệu bài Hoạt động 2:HD trả bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV dựa vào bài làm của HS đã chấm , nhận xét cụ thể về ưu điểm và tồn tại của HS GV nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong bài kiểm tra GV treo bảng phụ đáp án các câu trắc nghiệm - Sửa các lỗi cơ bản - Hướng dẫn cách làm bài, cách trìng bày bài. - Sửa lại cách viết: I.Đề bài II.Chữa bài A.Trắc nghiệm (3 đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 diểm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B C A D A B.Tự luận (7 đ) Câu 1 (2 đ) - Từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm . . . (1đ) - Ví dụ: độc giả, sứ giả, ra-đi-ô (1đ) Câu 2 (2 đ) Từ dùng sai trong các câu: a.thăm quan → tham quan (1đ) b.nhấp nháy → mấp máy (1đ) Câu 3 (3 đ) - Viết được đoạn văn - Viết đúng chủ đề nhà trường - Có sử dụng và chỉ ra được từ láy và danh từ - Trình bày sạch sẽ mạch lạc III. Nhận xét * Ưu điểm: - Đa số HS hiểu bài, làm tốt phần trắc nghiệm. - Vận dụng kiến thức đã học khá tốt. - Một số HS tự đặt ví dụ sáng tạo - Biết cách làm bài theo phương pháp mới: Trắc nghiệm +Tự luận * Hạn chế: - Trình bày cẩu thả, viết hoa tuỳ tiện, sai lỗi chính tả, bài làm chưa khoa học. - BT3 chưa xác định đúng cụm danh từ. - Viết đoạn văn lủng củng IV Sửa lỗi V.Trả bài - Gọi điểm Hoạt động 3:Củng cố - HDVN - Lưu ý cách làm bài - Nhận xét giờ học - Xem lại bài và tự sửa lỗi - Chuẩn bị bài “ Chỉ từ” ================================== . Ngày soạn 15/11/2010 TUẦN 14 Ngày dạy Tiết 53. KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG A. Mục tiêu - Hiểu được thế

Ngày đăng: 17/10/2013, 06:11

Xem thêm

w