Tìm hiểu về công ty chứng khoán
Trang 1DANH SÁCH HỌC VIÊN CAO HỌC NHÓM 4
Trang 2MỤC LỤC
L I NÓI ỜĐẦU 5
PH N A: NH NG V N ẦỮẤ ĐỀ CHUNG V CÔNG TY CH NG KHOÁN.ỀỨ 6
1- Khái ni m v công ty ch ng khoán.ệ ề ứ 6
2 Hình th c t ch c:ứ ổ ứ 6
Do công ty c ph n có nhi u u i m, nên a s các công ty ch ng khoán ch y u t nổầề ư đ ểđ ốứủ ế ồ t i dạ ưới hình th c công ty c ph n, th m chí nhi u nứổầậềước (nh HànưQu c ch ng h n) còn quy nh công ty ch ng khoán b t bu c ph i làốẳạđịứắộả công ty c ph n.ổầ 6
Các công ty ch ng khoán c ng là m t lo i hình công ty nh ng do ho t ứũộạưạ động nghi pệ v c a nó ụ ủđặc bi t khác v i công ty s n xu t hay thệớảấương m i nói chungạnên v m t t ch c c a chúng c ng có nhi u s khác bi t Các công tyề ặ ổứủũềựệch ng khoán các nứởước hay trong cùng m t nộước v n ẫ đượ ổc t ch cứ r t khác nhau tùy thu c vào tính ch t công vi c c a m i công ty hay m cấộấệủỗứ phát tri n c a th trng Tuy nhiên, chúng v n có cùng m t s cđộểủị ườẫộ ố đặ tr ng c b n nh sau:ươ ảư 6
Chuyên môn hóa và phân c p qu n lý:ấả 6
Các công ty ch ng khoán chuyên môn hóa m c ứở ứ độ cao trong t ng b ph n, t ngừộậừ phòng ban, t ng ừđơn v kinh doanh nh ịỏ 6
Nhân t con ngốười 6
nh hng c a th trng tài chínhẢưởủị ườ 7 Th trị ường tài chính nói chung, th trị ường ch ng khoán nói riêng có nh hứảưởng l n t iớớ
chuyên môn, s n ph m, d ch v và kh n ng thu l i nhu n c a các côngảẩịụả ăợậủty ch ng khoán Th trứị ường ch ng khoán càng phát tri n thì càng có khứểả n ng t o thêm các công c tài chính và a d ng hóa d ch v , qua ó có thêmăạụđạịụđcác c h i thu l i nhu n V i nh ng m c ơ ộợậớữứ độ phát tri n khác nhau c aểủ th trị ường, c c u t ch c c a các công ty ch ng khoán c ng khác nhauơ ấ ổứủứũ
áp ng nh ng nhu c u riêng Công ty ch ng khoán m t s nc
Trang 3C c u t ch c c a công ty ch ng khoánơ ấ ổứủứ 7 C c u t ch c c a công ty ch ng khoán phu thu c vào nhi u lo i hình nghi p vơ ấ ổứủứộềạệụ
ch ng khoán mà công ty th c hi n c ng nh quy mô ho t ứựệũưạ động kinhdoanh ch ng khoán c a nó Tuy nhiên, chúng ứủđều có đặ đ ểc i m chung là hệ th ng các phòng ban ch c n ng ốứăđược chia ra làm hai kh i tố ương ngứ v i hai kh i công vi c mà công ty ch ng khoán ớốệứđảm nh n:ậ 7
8 Tuy v y, tùy quy mô t ng nghi p v và m c ậừệụứ độ trú tr ng vào các nghi p v khác nhau màọệụ
công ty có l i th , công ty ch ng khoán có th k t h p m t s nghi pợếứể ếợộ ốệ v vào m t phòng (ví d phòng nghiên c u phân tích v i phòng t v n hayụộụứớư ấb o lãnh phát hành); ho c có th chia nh các phòng ra nhi u t do khâuảặểỏề ổ
nghiên c u và các khuy n ngh ứếị đầ ưu t 11 a Khái ni mệ 11
b M c ích c a ho t ụ đủạ động t doanhự 11 c Nh ng yêu c u ữầ đố ới v i công ty ch ng khoán trong ho t ứạ động t doanhự 12 a Khái ni mệ 14
b Nguyên t c c a ho t ắủạ động t v nư ấ 14 ây là m t d ng nghi p v t v n c a công ty ch ng khoán nh ng m c Độ ạệụ ư ấủứưở ứ độ cao
h n vì trong ho t ơạ động này, khách hàng y thác cho công ty ch ng khoánủứthay m t mình quy t nh ặế địđầ ưu t theo m t chi n lộế ược hay nh ngữ nguyên t c ã ắ đ được khách hàng ch p thu n.ấậ 15 PH N B: TÌNH HÌNH HO T ẦẠ ĐỘNG C A CÁC CÔNG TY CH NG KHOÁN.ỦỨ 16
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội trong những năm qua ở Việt Nam, thị trường chứng khoán cũng chuyển mình và có những bước phát triển vược bậc và là một trong những kênh cung cấp vốn cho nền kinh tế Sự lớn mạnh của thị trường chứng khoán gắn liền với hoạt động của các công ty chứng khoán mang lại những dịch vụ thiết yếu hỗ trợ các nhà đầu tư và góp phần không nhỏ vào việc điều tiết nền kinh tế.
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, điều này đồng nghĩa với việc các công ty chứng khoán đã và đang cải cách để phát triển về mọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển để có thể cạnh tranh trực tiếp với các tổ chức tài chính quốc tế.
Xuất phát từ thực tế trên nhóm tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện tiểu luận với đề tài “Tìm hiểu về công ty chứng khoán” Hy vọng những kiến thức của nhóm chúng tôi sẽ mang lại một cái nhìn tổng quát về hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trang 6PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.
1- Khái niệm về công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán
Các công ty chứng khoán cũng là một loại hình công ty nhưng do hoạt động nghiệp vụ của nó đặc biệt khác với công ty sản xuất hay thương mại nói chung nên về mặt tổ chức của chúng cũng có nhiều sự khác biệt Các công ty chứng khoán ở các nước hay trong cùng một nước vẫn được tổ chức rất khác nhau tùy thuộc vào tính chất công việc của mỗi công ty hay mức độ phát triển của thị trường Tuy nhiên, chúng vẫn có cùng một số đặc trưng cơ bản như sau:
- Chuyên môn hóa và phân cấp quản lý:
Các công ty chứng khoán chuyên môn hóa ở mức độ cao trong từng bộ phận, từng phòng ban, từng đơn vị kinh doanh nhỏ.
Do chuyên môn hóa cao độ dẫn đến phân cấp quản lý và làm nảy sinh việc có quyền tự quyết.
Một số bộ phận trong tổ chức công ty nhiều khi không phụ thuộc lẫn nhau (ví dụ bộ phận môi giới và bộ phận tự doanh, hay bộ phận bảo lãnh phát hành…)
Trang 7- Ảnh hưởng của thị trường tài chính
Thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng có ảnh hưởng lớn tới chuyên môn, sản phẩm, dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận của các công ty chứng khoán Thị trường chứng khoán càng phát triển thì càng có khả năng tạo thêm các công cụ tài chính và đa dạng hóa dịch vụ, qua đó có thêm các cơ hội thu lợi nhuận Với những mức độ phát triển khác nhau của thị trường, cơ cấu tổ chức của các công ty chứng khoán cũng khác nhau để đáp ứng những nhu cầu riêng Công ty chứng khoán ở một số nước như Mỹ, Nhật Bản có cơ cấu tổ chức rất phức tạp, trong khi cơ cấu tổ chức công ty chứng khoán ở một số nước mới có thị trường chứng khoán như ở Đông Âu và Trung Quốc đơn giản hơn nhiều
- Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán
Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phu thuộc vào nhiều loại hình nghiệp vụ chứng khoán mà công ty thực hiện cũng như quy mô hoạt động kinh doanh chứng khoán của nó Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức năng được chia ra làm hai khối tương ứng với hai khối công việc mà công ty chứng khoán đảm nhận:
Khối I (Front office): Do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện các
giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán, nói chung là có liên hệ với khách hàng Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó.
Trong khối này, ứng với một nghiệp vụ chứng khoán cụ thể, công ty có thể tổ chức một phòng để thực hiện Vì vậy công ty thực hiện bao nhiêu nghiệp vụ sẽ có thể có từng ấy phòng và nếu công ty chứng khoán chỉ thực hiện một nghiệp vụ, có thể sẽ chỉ có một phòng thuộc khối này Riêng phòng thanh toán và lưu giữ chứng khoán thì mọi công ty chứng khoán đều phải có và có thể ở khối I do nó trực tiếp liên hệ với khách hàng Xem sơ đồ sau:
Trang 8
Phó Giám đốc điều hành khối I
Phòng môi giới
Phòng tự doanh
Phòng bảo lãnh phát hành
Phòng Tư vấn đầu tư
Phòng quản lý quỹ đầu tư
Phòng Tư vấn tài
Phòng Thanh toán và lưu
giữ CK
Phòng quản lý thu
nhập chứng khoán
Phòng Ủy quyền
Phòng Cho
vay chứng khoán
Trang 9Tuy vậy, tùy quy mô từng nghiệp vụ và mức độ trú trọng vào các nghiệp vụ khác nhau mà công ty có lợi thế, công ty chứng khoán có thể kết hợp một số nghiệp vụ vào một phòng (ví dụ phòng nghiên cứu phân tích với phòng tư vấn hay bảo lãnh phát hành); hoặc có thể chia nhỏ các phòng ra nhiều tổ do khâu đoạn phức tạp (như phòng giao dịch có thể tách ra thành tổ marketing và tổ thực hiện lệnh).
Khối II (back office): Cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện các công
việc yểm trợ cho khối I.
Nói chung, bất kỳ một nghiệp vụ nào ở khối I đều cần sự trợ giúp của các phòng ban thuộc khối II Xem sơ đồ sau:
Phó Giám đốc điều hành khối II
Phòng nghiên cứu và phát triển
Phòng tổ chức hành chánh
Phòng thông tin và phân
tích CK
Phòng ngân
Phòng kế toán
Phòng ký quỹ
(QL TK vay mua)
Phòng hạch
toán tín dụng
Phòng kế hoạch
kinh doanh
Phòng phát triển sản phẩm
Phòng tin học
Phòng pháp
chế
Trang 10Ngoài sự phân biệt rõ ràng hai khối như vậy, công ty chứng khoán còn có thể có thêm một số phòng như phòng cấp vốn, phòng tín dụng, … nếu công ty này được thực hiện các nghiệp vụ mang tính ngân hàng.
Đối với những công ty chứng khoán lớn, còn có thêm chi nhánh văn phòng ở các địa phương, hoặc các nước khác nhau, hay có thêm phòng quan hệ quốc tế …
Để thuận tiện cho quan hệ với khách hàng, mạng lưới tổ chức mộ công ty chứng khoán thường gồm văn phòng trung tâm và các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại các địa phương, khu vực cần thiết Cũng có thể công ty chứng khoán ủy thác cho một ngân hàng thương mại ở địa phương hướng dẫn và nhận các lệnh đặt hàng mua bán chứng khoán của khách hàng.
Mạng lưới tổ chức một công ty chứng khoán.
Nhà đầu tư
Quỹ đầu tư
Quỹ bảo hiểm
Doanh nghiệp
CN Cty chứng khoán
Phòng giao dịch
VP đại diện Cty CK
Công ty chứng khoán
Tổng hợpđặt lệnh
Trang 113 Chức năng nhiệm vụ của công ty chứng khoán:
3.1 Chức năng môi giới chứng khoán
a Khái niệm
Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.
• Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức (điển hình là sợ hãi và tham lam), để giúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo.
• Đề xuất thời điểm bán hàng
3.2 Chức năng tự doanh chứng khoán
a Khái niệm
Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán các chứng khoán cho chính mình.
b Mục đích của hoạt động tự doanh
Mục đích của hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán nhằm thu lợi nhuận cho chính mình Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của thị trường, pháp luật các
Trang 12nước đều yêu cầu các công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh phải đáp ứng yêu cầu về vốn và con người.
c Những yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh Tách biệt quản lý
- Các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động.- Các công ty chứng khoán phải có đội ngũ nhân viên riêng biệt để thực hiện
nghiệp vụ tư doanh Các nhân viên này phải hoàn toàn tách biệt với bộ phận môi giới.
- Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán còn phải đảm bảo sự tách bạch về tài sản của khách hàng với các tài sản của chính công ty.
Ưu tiên khách hàng
- Công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh Điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty.
Bình ổn thị trường
- Do tính đặc thù của thị trường chứng khoán, đặc biệt là các thị trường chứng khoán mới nổi, bao gồm chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ thì tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư không cao Điều này rất dẽ biến động bất thường trên htị trường Vì vậy, các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp rất cần thiết để làm tín hiệu hướng dẫn cho toàn bộ thị trường Bên cạnh hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán, các công ty chứng khoán với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn của mình có thể thông qua hoạt động tư doanh góp phần rất lớn trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường.
Trang 13Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành.
Tổ chức bảo lãnh chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoa hồng
Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải có được sự bảo lãnh của một công ty nhỏ, và số lượng phát hành không lớn, thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành Nếu đó là một công ty lớn, và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên.
Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành Phí bảo lãnh phát hành là mức chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số tiền tổ chức phát hành nhận được.
Bảo lãnh phát hành gồm có các phương thức sau:
- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức
bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo "cam kết chắc chắn", một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng (POP)[1] và bán lại các chứng khoán đó ra công chúng theo giá POP Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh và giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu
- Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp
dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nước phát triển Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài Dĩ nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty Do vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ
Trang 14phiếu để phân phối ra ngoài công chúng Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công chúng Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng nhất
- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức
bảo lãnh tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại.
- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này,
tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành.
- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian giữa
phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn) Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần) Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.
3.4 Chức năng tư vấn đầu tư
Trang 15của các loại chứng khoán, nếu người đầu tư có lợi, kiếm được tiền từ lời tư vấn này thì họ sẽ vui mừng nhưng nếu họ bị thiệt hại thì họ sẽ tìm kiếm các nhà tư vấn để phàn nàn, thậm chí bắt bồi thường do vậy, khi hành động, nhà tư vấn cần đặt ra và tuân theo một số nguyên tắc nhất định, tối thiểu như sau:
+ Không bảo đảm chắc chắn về giá trị của chứng khoán.
+ Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình có thể không hoàn toàn chính xác và khách hàng cần biết rằng nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về những lời khuyên đó.
+ Không được dụ dỗ, mời gọi khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ cơ sở khách quan là sự phân tích tổng hợp một cách lôgích, khoa học.
3.5 Chức năng quản lý danh mục đầu tư
Đây là một dạng nghiệp vụ tư vấn của công ty chứng khoán nhưng ở mức độ cao hơn vì trong hoạt động này, khách hàng ủy thác cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận.
Trang 16PHẦN B: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năn 2000, tính đến nay Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty , với tổng vốn điều lệ đạt 6.959 tỷ đồng Trong đó có 47 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán, ngoài ra các công ty còn thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác như : Lưu ký chứng khoán, cầm cố chứng khoán, repo chứng khoán, dịch vụ thị trường vốn, dịch vụ thị trường nợ, quản lý tài sản, tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
1 Hoạt động môi giới.
Tính đến hết ngày 30/6/2007, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CTCK đạt 255.185 tài khoản (tăng 169.001 tài khoản, tương đương 196% so với thời điểm ngày 31/12/2006) Trong đó, đối với những Công ty chứng khoán đã có bề dày hoạt động, đều chiếm tỷ trọng cao về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch như: VCBS có 34.490 tài khoản, chiếm 16,52% tổng số tài khoản toàn thị trường; BVSC có 34.395 tài khoản, chiếm 13,48%; CTCK Sài Gòn (SSI) có 26.746 tài khoản, chiếm 10,48%; Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư (BSC) có 24.525 tài khoản, chiếm 9,61% Bên cạnh đó, một số Công ty chứng khoán tuy mới triển khai hoạt động nhưng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư, như SBS đạt 7.720 tài khoản, chiếm 3,03% thị phần, ABS đạt 6.104 tài khoản, chiếm 2.39% thị phần, Công ty chứng khoán Vndirect đạt 5.195 tài khoản, chiếm 2.04% thị phần
Tổng giá trị giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong tháng 6/2007 qua các Công ty chứng khoán đạt 25.196 tỷ đồng Những Công ty chứng khoán có doanh số môi giới giao dịch lớn đa số là những công ty đã có nhiều năm hoạt động, có nhiều nhà đầu tư mở tài khoản (xem bảng dưới đây).
Trang 17Đơn vị: tỷ đồng
Công ty chứng khoán
Doanh số giao dịch tháng 6/2007
Thị phần giao dịch tháng 6/2007
Nghiệp vụ tự doanh của CTCK có thể chia thành 2 lĩnh vực:
1 Thứ nhất, các CTCK thực hiện việc mua bán chứng khoán niêm yết cho chính công ty mình Tuy nhiên, hiện nay do số lượng các chứng khoán niêm yết còn ít nên nghiệp vụ này hầu như chưa được triển khai.
2 Thứ hai, các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh bằng hình thức như mua chứng khoán không niêm yết trên OTC Tuy nhiên hoạt động này phải tuân thủ những hạn mức do pháp luật quy định