PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH CHU VĂN AN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : …./2010/BC- CVA Xuân Hiệp, ngày 03 tháng 11 năm 2010 BÁOCÁO ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠYHỌC Ở TIỂU HỌC Thực hiện công văn số 188/PGDĐT-TH ngày 29/10/2010 V/v đánh giá thực hiện chuẩn KT-KN các môn học và Đổi mới PPDH ở Tiểu học của Phòng GD&ĐT Xuân Lộc; Căn cứ kếtquả hội thảo đánh giá thực hiện chuẩn KT-KN các môn học và Đổi mới PPDH ở Tiểu học ngày 01/11/2010 của trường TH Chu Văn An, Trường TH Chu Văn An báo cáokếtquả hội thảo đánh giá thực hiện chuẩn KT-KN các môn học và Đổi mới PPDH ở Tiểu học như sau : I-Việc thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học. 1.Tổ chức dạyhọctheo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn họctheo Công văn số 624/BGDĐT-GDTH ngày 05/02/2009 về việc Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học: 1.1.Những thuận lợi dạyhọctheo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học: Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học cụ thể hóa mục tiêu dạyhọc ở tiểu học, “là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của của môn học mà học cần phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thực kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn họctheo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học . Là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa , quản lí dạy học, đánh giá kếtquả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục ”. (Trích Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 16/QĐBGD&ĐT) Từ những quan điểm trên, cho thấy thực hiện dạyhọctheo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học có những mặt thuận lợi lớn : - Thể hiện tính thống nhất chương trình giáo dục tiểu học trên toàn quốc. Là cơ sở để cho giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung và phương pháp và hình thức dạyhọc phù hợp với tình hình thự tế tại lớp, tại địa phương. - Là cơ sở để cho các trường học chủ động ra đề kiểm tra đảm bảo mục tiêu giáo dục của bậc học . Là cơ sở để cán bộ quản lí đánh giá tính hiệu quảquá trình giáo dục của giáo viên hay đơn vị trường học. - Khắc phục được tình trạng quá tải trong dạyhọc ở tiểu học, ổn định chất lượng dạyhọc ở tiểu học. Khắc phục được sự chênh lệnh về trình độ giáo dục giữa các vùng miền. - Học sinh chủ động học tập và có thể tự kiểm tra năng lực học tập của mình thông qua chuẩn kiến thức kĩ năng. 1.2. Những khó khăn dạyhọctheo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học : Giáo viên chưa mạnh dạn thực hiện điều chỉnh dạyhọctheo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học. Việc điều chỉnh giáo án, … 1.3. Đánh giá sự phù hợp của Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học đối với khả năng, điều kiện học tập, phát triển của học sinh Nhìn chung chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở tiểu học là phù hợp với khả năng của các đối tượng học sinh tiểu học. Vì là chuẩn ở mức độ “tối thiểu” cho nên phù hợp ở mức độ trung bình, còn mức độ khá, giỏi chưa thể hiện rõ. 1.4 .Sự chưa phù hợp Vì chuẩn kiến thức kĩ năng ở tiểu học “là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu” nên chương trình và sách giáo khoa hiện nay bám sát mức độ này không có định hướng cho công tác phát triển nâng cao cho học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Cách ra đề kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập của học sinh cũng trong vùng giới hạn đó dẫn đến tình trạng số lượng học sinh giỏi, học sinh tiên tiến tăng một cách đột biến trong thời gian gần đây. 1.5. Đánh giá hoạt động dạyhọctheo Chuẩn kiến thức kĩ năng của giáo viên (phù hợp Chuẩn, cao hơn hoặc thấp hơn chuẩn…). Hiện giáo viên đã thực hiện phù hợp với chuẩn. Còn lúng túng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ( nâng cao ở mức độ nào? Như vậy có tạo nên tình trạng quá tải hay không? ) 2.Triển khai nội dung dạyhọc môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu họctheo Công văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc Hướng dẫn dạyhọc môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học: - Điều chỉnh nội dung dạy học: nêu rõ nội dung, lí do điều chỉnh của từng lớp; hiệu quả của việc điều chỉnh. Khối I : Thực hiện theo chương trình. Khối II: Bài Máy bay đuôi rời Các bước thực hiện khó nên tăng thêm một tiết ( tổng cộng 3 tiết ) để học sinh hoàn thành sản phẩm Hiệu quả : HS có đủ thời gian hoàn thành sản phẩm đúng và đẹp hơn so với thực hiện trong 2 tiết. Khối III: thực hiện theo chương trình Khối IV: các bài về Trồng cây rau, hoa Tổ chức thực hiện cho học sinh thực hành chung toàn khối ( chăm sóc vườn hoa của trường ) Hiệu quả : các em rất hứng thú trong học tập, vườn hoa của trường được bổ sung. Khối V: Những tiết thực hành kĩ thuật lắp ghép mô hình thời gian không đủ cho các em thực hiện nên GVCN chủ động cho các em thực hiện thêm ngoài giờ. 3.Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh tiểu họctheo Thông tư số 32/2009/BGDĐT- GDTH ngày 27/10/2010. Thực hiện chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Xuân Lộc, trường TH Chu Văn An đã triển khai đánh giá, xếp loại học sinh tiểu họctheo thông tư số 32/2009/BGDĐT-GDTH ngày 27/10/2010 từ năm học 2009-2010. Sau 1 năm học, chúng tôi nhận thấy có những ưu điểm và những tồn tại như sau : * Ưu điểm Cách đánh giá nhẹ nhàng, phù hợp với học sinh tiểu học. Không nặng nề về điểm số, đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét ( môn Toán + Tiếng Việt + Khoa học + LS&ĐL lớp 4,5), lấy kếtquả cuối năm học để quyết định kếtquả cả năm học tạo điều kiện để học sinh không ngừng phấn đấu trong học tập. * Những tồn tại Trong quá trình đánh giá vẫn còn một số học sinh chưa thực sự đạt chuẩn được lên lớp hoặc danh hiệu học sinh Giỏi vượt quá với khả năng thực tế của các em. Những môn đánh giá bằng nhận xét không thực hiện các bài kiểm tra cuối kì, việc đánh giá xếp loại chưa được quan tâm đúng mức. 4. Triển khai hoạt động cam kết, bàn giao chất lượng học sinh theo Công văn số 7312/BGD-ĐTH ngày 21/8/2009 và Công văn số 4919/BGDĐT-GDTH ngày 17/8/2010 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010, năm học 2010 – 2011. Việc thực hiện cam kết chất lượng giáo dục vào đầu năm và các thời điểm trong năm học được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Mỗi giáo viên căn cứ vào kếtquả “đầu vào” tự định hướng đề ra mục tiêu thực hiện dài hạn ( 1 năm học), ngắn hạn ( học kì, tháng) cùng biện pháp thực hiện . Việc thực hiện cam kết đã đem lại hiệu quả thiết thực. Công tác thực hiện bàn giao chất lượng lớp dưới cho lớp trên : tư khảo sát chất lượng đầu năm học, trong các kì thi học kì, nhà trường đã thực hiện cho GV khối trên kết hợp cùng coi thi với lớp dưới ( GV giám sát lớp nào, sang năm dạy lớp đó). Công tác này đã thực hiện thường xuyên đã góp phần giảm thiểu tiêu cực trong thi cử. II-Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạyhọc ở tiểu học từ năm học 2007 – 2008 đến nay. 1. Công tác chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên về đổi mới phương pháp dạyhọc ở tiểu học Phòng GD&ĐT Xuân Lộc đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về đổi mới phương pháp dạyhọc ở tiểu học . Đặc biệt các đợt tập huấn từ dự án “ Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” đã định hướng cụ thể cho BGH các trường và giáo viên có những định hướng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Trên cơ sở thực tập huấn và thực tiễn của nhà trường, nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạyhọc trên hai cấp độ : thường xuyên và định kì Bồi dưỡng thường xuyên : thông qua sinh hoạt chuyên môn trường, sinh hoạt tổ khối, … dự giờ, kiểm tra giáo án, …. Bồi dưỡng định kì : bồi dưỡng nghiệp vụ hè, chuyên đề, lớp tập huấn. 2. Việc sử dụng tài liệu bồi dưỡng và thiết bị dạyhọc về đổi mới PPDH. Ngoài các tài liệu được cấp trường mua bổ sung thêm các loại sách tham khảo phục vụ cho công tác đổi mới phương pháp dạy học. 3.Đánh giá về hiệu quả đổi mới phương pháp dạyhọc ở tiểu học Kế thừa thành tựu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kì III và thành tựu đổi mới phương pháp dạyhọc ở tiểu học trong những năm qua đã đem lại những hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Về giáo viên : hiểu rõ bản chất của đổi mới phương pháp dạy học, hình thành được những kĩ năng dạyhọc phát huy tính tích cực của học sinh, chủ động điều chỉnh trong dạyhọc sát với thực tiễn của lớp dạy. Kĩ năng sử dụng đồ dùng dạyhọc khá nhuần nhuyễn, hiệu quả. Về học sinh : chất lượng học tập của các em tăng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh Giỏi tăng cao. III- Kiến nghị, đề xuất Cần có những định hướng cụ thể về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi theo các khối lớp vì hiện nay rất khó phân biệt giữa dạy nâng cao và quá tải. Trên thực tế nếu chỉ dạyhọctheo chuẩn kiến thức kĩ năng ở mức “ tối thiểu” học sinh rất khó tham gia các kì thi học sinh giỏi ( ví dụ : nội dung thi giải toán trên mạng Violympic). Các cấp chính sách cụ thể quy định chế độ bồi dưỡng cho giáo viên phụ trách công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bậc tiểu học. Trên đây là báo cáokếtquả triển khai công văn số số 188/PGDĐT-TH ngày 29/10/2010 (V/v đánh giá thực hiện chuẩn KT-KN các môn học và Đổi mới PPDH ở Tiểu học của Phòng GD&ĐT Xuân Lộc) của trường TH Chu Văn An. HIỆU TRƯỞNG Hồ Ngọc Thạch BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số 7975 /BGDĐT-GDTH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc V/v: Hướng dẫn dạyhọc môn Thủ công, Kĩ thuật Tiểu học. Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2009 Kính gửi : Ông (bà) Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng về việc đánh giá sâu môn Thủ công, Kĩ thuật ở Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lấy ý kiến của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc ; trực tiếp khảo sát cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh, học sinh 8 tỉnh đại diện cho các vùng miền và tổ chức Hội thảo đánh giá chất lượng, hiệu quảdạyhọc môn Thủ công, Kĩ thuật. Tổng hợp báocáo của các địa phương, kếtquả khảo sát trực tiếp và ý kiến của đại biểu tại Hội thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá thực trạng dạyhọc và hướng dẫn điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạyhọc môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học như sau : I. Thực trạng dạyhọc môn Thủ công, Kĩ thuật ở Tiểu học 1. Mục tiêu Mục tiêu của môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học đúng đắn, phù hợp, góp phần đạt mục tiêu chung của giáo dục tiểu học. Môn học giúp học sinh biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động đơn giản ; biết mục đích, cách tiến hành một số công việc lao động đơn giản trong gia đình ; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. Từ đó, hình thành cho học sinh lòng yêu lao động, quý sản phẩm lao động. 2. Nội dung chương trình dạyhọc Chương trình môn Thủ công, Kĩ thuật khá hợp lí. Các mạch kiến thức hệ thống, đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ tích cực cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, nội dung và thứ tự dạyhọc ở một số bài học chưa phù hợp với mọi đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của các vùng miền. Ví dụ: Nội dung Thêu chưa phù hợp với học sinh nam. Nội dung Trồng rau, hoa khó thực hiện với học sinh thành phố, thị trấn, nơi không có đất đai, vườn trường. Nội dung Nuôi gà phù hợp với học sinh nông thôn, miền núi nhưng chưa phù hợp với học sinh vùng thành phố, thị xã. 3. Phương pháp dạyhọc Giáo viên đó có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, nhiều giáo viên lệ thuộc vào hướng dẫn trong sách giáo viên, chưa linh hoạt, mạnh dạn đổi mới việc tổ chức dạyhọc phù hợp với đối tượng học sinh và hoàn cảnh địa phương. Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học, ít có sự đầu tư cho bài dạy, chưa nắm vững các thao tác của quy trình làm sản phẩm nên đã hướng dẫn học sinh thực hành phức tạp, khó hiểu dẫn đến học sinh không nắm được quy trình và cách làm ra sản phẩm. 4. Kiểm tra, đánh giá Tuy đã có nhiều đổi mới trong việc đánh giá kết quảhọc tập của học sinh bằng nhận xét, nhưng việc kiểm tra, đánh giá còn nặng nề. Nhiều giáo viên quá chú trọng vào đánh giá sản phẩm mà chưa chú ý đến quá trình học tập của học sinh. Một số giáo viên không đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh tại lớp theo hướng dẫn của Bộ mà đã giao bài tập cho học sinh làm ở nhà đem đến lớp đánh giá. 5. Công tác quản lí, chỉ đạo Công tác quản lí, chỉ đạo dạyhọc môn Thủ công, Kĩ thuật chưa được quan tâm đúng mức. Việc bồi dưỡng, kiểm tra, dự giờ, nâng cao năng lực cán bộ quản lí và giáo viên chưa được thực hiện thường xuyên và chưa có hiệu quả thiết thực. II. Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạyhọc môn Thủ công, Kĩ thuật ở Tiểu học. 1. Thời lượng dạy học: Giữ nguyên 35 tiết/năm học. 2. Nội dung dạy học: 2.1. Nguyên tắc điều chỉnh : - Đảm bảo mục tiêu dạyhọc của môn Thủ công, Kĩ thuật đã được quy định trong Chương trình Giáo dục Phổ thông cấp Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đảm bảo việc dạyhọc phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của địa phương và thực sự có hiệu quả. 2. 2. Nội dung điều chỉnh : Căn cứ vào đối tượng học sinh và điều kiện thực tế, các địa phương chủ động lựa chọn, điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạyhọc môn Thủ công, Kĩ thuật phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạyhọc các vùng miền theo một trong hai phương án sau: Phương án 1 : Thực hiện Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5 theo công văn số 9832/BGDĐT- GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006. Phương án 2 : Điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạyhọc được hướng dẫn trong công văn số 9832/BGDĐT- GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006 theo định hướng: - Thay đổi thứ tự dạyhọc các chủ đề, các bài học trong mỗi chủ đề cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của địa phương. Ví dụ : Ở lớp 1, có thể thay đổi thứ tự các chủ đề dạyhọc như : Gấp hình - Cắt, dán giấy - Xé, dán giấy ; hay : Cắt, dán giấy – Xé, dán giấy – Gấp hình. Ở lớp 4, có thể dạyhọctheo thứ tự : Lắp ghép mô hình kĩ thuật – Trồng rau, hoa - Cắt, khâu, thêu. Hoặc có thể dạyhọc bài Trồng cây rau, hoa vào đúng thời vụ gieo trồng rau, hoa của địa phương mà không theo thứ tự đã sắp xếp trong Hướng dẫn thực hiện chương trình môn học hiện hành. - Tăng hoặc giảm thời lượng dạyhọc cần thiết của một số bài học. Tùy đối tượng học sinh và điều kiện thực tế, địa phương có thể điều chỉnh thời lượng dạyhọc ở một số bài trong một lớp cho phù hợp. Ví dụ : Giảm thời lượng 1 tiết ở mỗi bài cắt, dán hình (Cắt, dỏn hỡnh chữ nhật; Cắt, dỏn hỡnh vuụng; Cắt, dỏn hỡnh tam giác). Tăng thời lượng cho các bài Cắt, dán hàng rào ; Cắt, dán và trang trí ngôi nhà ; Xé, dán hình con gà (lớp 1). - Lựa chọn nội dung dạyhọc có trong chương trình, sách giáo khoa (hiện hành) phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của địa phương. Có thể chọn, hoặc không chọn dạy một số bài trong chương trình, sách giáo khoa (hiện hành). Hoặc có thể chọn hoặc không chọn dạyhọc một số nội dung trong mỗi bài học nhưng phải đảm bảo nguyên tắc điều chỉnh đã nêu ở trên. Ví dụ : Chủ đề Thêu : Có thể bỏ bài Thêu móc xích (lớp 4), thêu dấu nhân (lớp 5). Với các trường, lớp dạy 2 buổi/ ngày có thể dạy thêu ở buổi thứ 2 hoặc tổ chức như một hoạt động tự chọn ngoài giờ lên lớp. Chủ đề Trồng rau, hoa: Vùng có đất sẽ dạyhọc nội dung trồng cây trên luống ; vùng không có đất dạyhọc nội dung trồng cây trong chậu (bài Trồng cây rau, hoa lớp 4). Chủ đề Nuôi gà: Vùng thành phố, thị xã có thể chọn một số bài như Lợi ích của việc nuôi gà, Chăm sóc gà… Trong bài Chăm sóc gà, có thể tập trung dạyhọc một số kĩ năng chăm sóc gà đơn giản như cho ăn, uống… 3. Phương pháp và tổ chức dạyhọc - Tổ chức dạyhọc môn Thủ công, Kĩ thuật như một hoạt động giáo dục kĩ năng sống, đạo đức cho học sinh. - Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả. - Tuỳ điều kiện thực tế của nhà trường, tổ chức dạyhọc ở trong hoặc ngoài lớp học để học sinh được thực hành và được chơi với sản phẩm đã làm ra. - Hướng dẫn học sinh nắm được các thao tác của quy trình tạo ra sản phẩm. - Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin vào dạyhọc Thủ công, Kĩ thuật. - Đánh giá kết quảhọc tập của học sinh bằng nhận xét theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Tuyệt đối không giao bài tập cho học sinh làm ở nhà để đánh giá. Khi đánh giá kếtquả của học sinh, giáo viên cần nhận xét cả quá trình học tập và coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh. 4. Công tác quản lí, chỉ đạo - Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. - Tăng cường tổ chức kiểm tra, dự giờ, trao đổi chuyên môn. - Tổ chức các chuyên đề tuỳ theo khả năng, nhu cầu của từng trường để nâng cao chất lượng dạy học, góp phần tích cực giáo dục kĩ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh. - Nơi có điều kiện, xây dựng vườn trường để dạyhọc thực hành kĩ thuật. Vườn trường cần bố trí khoa học, thuận tiện, phù hợp với điều kiện của từng trường, đồng thời góp phần làm xanh, sạch, đẹp trường học. III. Tổ chức thực hiện Căn cứ vào điều kiện thực tế của các tỉnh, thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạyhọc môn Thủ công, Kĩ thuật từ năm học 2009-2010 ; đồng thời chỉ đạo thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh theo chương trình đã điều chỉnh. Việc điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạyhọc có thể thống nhất theo cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trên địa bàn huyện, nếu có nhiều vùng miền khác nhau, Phòng Giáo dục và Đào tạo có thể chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiểu học quyết định điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạyhọc phù hợp với từng trường tiểu học. Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG - Như trên; THỨ TRƯỞNG - Cục NG và CBQLGD (để phối hợp thực hiện); - Cục CSVCTBTH và ĐCTE (để phối hợp thực hiện); (Đã ký) - Viện KHGDVN (để phối hợp thực hiện); - Vụ GD Trung học ((để phối hợp thực hiện); . môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học . Là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa , quản lí dạy học, đánh giá kết quả. tự làm đồ dùng dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Thủ công, Kĩ thuật. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét theo chuẩn kiến