GIÁO ÁN MT TUẦN 1

10 325 0
GIÁO ÁN MT TUẦN 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án Mĩ thuật TUẦN 1 (Từ 23/8 – 27/8/2010) LỚP 1 Bài 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I. Mục tiêu: - HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh trong vở Tập vẽ 1. Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi. - HS: Vở. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra dụng cụ. 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Vào bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi. - GV treo tranh và giới thiệu tranh vẽ thiếu nhi, vẽ cảnh vui chơi ở sân trường, vui chơi ngày hè… - GV nhấn mạnh: Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn HS đã say sưa vẽ về đề tài này và vẽ được những tranh đẹp. Vậy chúng ta cùng xem tranh của các bạn. * Hoạt động 2: Xem tranh. - GV treo tranh và đặt câu hỏi về nội dung sau: + Tranh vẽ cảnh gì? + Trong tranh có những hình ảnh nào? + Hình ảnh nào là hình ảnh chính? + Hình ảnh nào là hình ảnh phụ? + Trong tranh có bao nhiêu chiếc thuyền? + Các hình ảnh trong tranh diễn ra ở đâu? + Trong tranh có những màu nào? Màu nào được vẽ nhiều hơn? - HS quan sát tranh. - HS chú ý lắng nghe. - HS quan sát. - HS quan sát tranh và trả lời. Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám Giáo án Mĩ thuật + Em thích nhất màu nào trong bức tranh? + Em thích bức tranh này không? Vì sao? (HS khá giỏi) - Với tranh thứ 2 GV đặt câu hỏi tương tự như tranh trên. - GV giới thiệu thêm 1 số tranh khác của thiếu nhi. + Trong các tranh vừa xem em thích bức tranh nào nhất? Vì sao? (HS khá giỏi) - GV nhận xét, bổ sung. * Hoạt động 3: Tóm tắt kết luận. - GV hệ thống lại nội dung và nhấn mạnh: Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của tranh trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra những nhận xét riêng của mình về các bức tranh. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét chung cả tiết học. - Tuyên dương những em HS tích cực phát biểu xây dựng bài. - HS phát biểu tự do. - HS khá giỏi trả lời. - HS quan sát. - HS khá giỏi trả lời. - HS lắng nghe - HS lắng nghe 4. Dặn dò: - Quan sát, nhận xét tranh. - Chuẩn bị bài sau. Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám Giáo án Mĩ thuật LỚP 2 Bài 1: VẼ TRANG TRÍ: VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT I. Mục tiêu: - HS nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt. - Biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh. II. Đồ dùng dạy học: - GV: - Một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, nhạt. - Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt. - HS: Vở + chì + màu. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra dụng cụ. 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Vào bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu tranh, ảnh gợi ý cho HS nhận biết: độ đậm, đậm vừa, nhạt. - GV tóm lại: + Trong tranh, ảnh có nhiều độ đậm nhạt khác nhau. + Có ba sắc độ chính: đậm, đậm vừa, nhạt. + Ba sắc độ trên làm cho bài vẽ thêm sinh động. + Ngoài ba độ đậm nhạt chính, còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau. * Hoạt động 2: Tìm độ đậm, nhạt. - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ đậm nhạt với yêu cầu sau: - Hãy tìm độ đậm, đậm vừa, nhạt trong hình vẽ, đánh theo số thứ tự 1,2,3. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 3: Cách vẽ đậm, vẽ nhạt. - HS qsát tranh, ảnh và nhận biết 3 độ đậm, nhạt chính. - HS chú ý lắng nghe. - HS làm việc theo nhóm. - HS làm việc theo yêu cầu. Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám Giáo án Mĩ thuật - GV nêu yêu cầu bài tập thực hành và hướng dẫn: * Dùng 3 màu tự chọn để vẽ hoa, nhị, lá. * Mỗi bông hoa vẽ độ đậm nhạt khác nhau theo thứ tự đậm, đậm vừa, nhạt. + Muốn vẽ đậm ta vẽ như thế nào? + Muốn vẽ nhạt ta vẽ như thế nào? - GV đính hình 3 chiếc lá lên bảng yêu cầu HS vẽ theo thứ tự 3 độ đậm nhạt. - GV nhận xét * Hoạt động 4: Thực hành - GV giới thiệu 1 số bài vẽ của HS cũ - Yêu cầu HS chọn 3 cây màu vẽ vào hoa, lá, nhị vào H5, không để lem ra ngoài. - Yêu cầu HS khá giỏi tạo được 3 độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, bài vẽ tranh. - Gv theo dõi, gợi ý HS làm bài. - Hướng dẫn thêm cho những HS yếu. * Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá. - GV chọn chấm 1 số bài, gợi ý HS nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương. - HS lắng nghe - HS lên bảng vẽ 3 độ đậm nhạt vào hình lá. - Lớp nhận xét. - HS quan sát, tham khảo. - HS thực hành. - HS trình bày sản phẩm - Nhận xét bài bạn: Về cách vẽ màu - Phân loại bài. - Lựa chọn bài đẹp nhất. 4. Dặn dò: - Về nhà sưu tầm tranh, ảnh và tìm ra độ đậm, nhạt. - Chuẩn bị bài sau. Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám Giáo án Mĩ thuật LỚP 3 Bài 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH THIẾU NHI (ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG) I. Mục tiêu: - HS tiếp xúc, làm quen, với tranh vẽ của thiếu nhi, của hoạ sĩ. - Hiểu nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài Môi trường. - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học: - GV: - Sưu tầm một số tranh thiếu nhi vẽ về đề tài bảo vệ môi trường, và các đề tài khác. - Phiếu bài tập. - HS: Vở + Tranh ảnh về môi trường. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra dụng cụ. 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Vào bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: Giới thiệu tranh về đề tài môi trường. - GV giới thiệu những hoạt động về bảo vệ môi trường trong cuộc sống. - GV giới thiệu 1 số tranh ảnh của thiếu nhi về đề tài khác, gợi ý HS nhận ra đề tài về môi trường rất phong phú. - GV kết luận: Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng xem. * Hoạt động 2: Xem tranh. - GV treo tranh và hướng dẫn HS xem tranh 1: + Tranh vẽ hoạt động gì? ( HS chưa đạt chuẩn) + Trong tranh có những hình ảnh nào? - HS chú ý lắng nghe. - HS quan sát nhận biết tranh vẽ về đề tài môi trường như: trồng và chăm sóc cây, bảo vệ rừng . - HS chú ý lắng nghe. - HS quan sát tranh và trả lời. Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám Giáo án Mĩ thuật (HS chưa đạt chuẩn) + Hình ảnh nào là hình ảnh chính? + Hình ảnh nào là hình ảnh phụ? + Màu sắc trong tranh như thế nào? + Màu nào được vẽ nhiều hơn? + Em thích nhất màu nào trong bức tranh? + Tranh được vẽ bằng chất liệu gì? + Tác giả bức tranh là ai? + Những hình ảnh và màu sắc nào trong tranh khiến em yêu thích? (HS khá giỏi) + Em thích bức tranh này không? Vì sao? (HS khá giỏi) - GV hướng dẫn xem tranh 2 - GV chia nhóm, giao phiếu bài tập với nội dung câu hỏi tương tự tranh 1 - GV nhận xét phần trình bày của từng nhóm. + Trong 2 tranh vừa xem em thích bức tranh nào hơn? Vì sao? (HS khá giỏi) - GV nhấn mạnh: Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp. Khi xem tranh cần có những nhận xét riêng của mình. + Sau khi xem tranh vẽ về đề tài môi trường, các em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? - GV nhận xét, bổ sung. * Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét chung cả tiết học. - Tuyên dương những cá nhân, nhóm tích cực phát biểu xây dựng bài. - HS khá giỏi trả lời. - HS khá giỏi trả lời. - HS quan sát tranh 2. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Lớp nhận xét. - HS lắng nghe - HS khá giỏi trả lời. - HS lắng nghe 4. Dặn dò: - Sưu tầm tranh thiếu nhi và tập quan sát, nhận xét tranh. - Chuẩn bị bài sau. Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám Giáo án Mĩ thuật LỚP 4 Bài 1: VẼ TRANG TRÍ: MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU I. Mục tiêu: - HS biết thêm cách pha các màu: Da cam, xanh lục (xanh lá cây) và tím. - Nhận biết được các cặp màu bổ túc. - Pha được các màu theo hướng dẫn. II. Đồ dùng dạy học: - GV: - Hình giới thiệu 3 màu cơ bản (màu gốc) và hình hướng dẫn cách pha màu da cam, xanh lục, tím. - Bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh, màu bổ túc. - HS: Vở + Sgk + màu. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra dụng cụ. 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Vào bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. * Giới thiệu cách pha màu: - Em hãy cho biết 3 màu cơ bản là những màu nào? - GV giới thiệu: Từ 3 màu cơ bản ta có thể pha trộn để được 3 màu khác. Đỏ + Vàng ? Đỏ + Lam ? Vàng + Lam ? - GV treo hình minh hoạ. * Giới thiệu các cặp màu bổ túc. - GV treo bảng hình sao có các cặp màu bổ túc. - GV: Các màu được pha từ 2 màu cơ bản đặt cạnh màu cơ bản còn lại sẽ tạo thành những cặp màu bổ túc. 2 màu trong cặp màu bổ túc đặt cạnh nhau sẽ tôn nhau thêm rực rỡ. Đỏ - Xanh lục, Cam - Xanh lam, Vàng - Tím - HS qsát tranh, ảnh và nhận biết 3 độ đậm, nhạt chính. - HS chú ý lắng nghe. - HS trả lời - HS quan sát - HS quan sát - HS lắng nghe. Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám Giáo án Mĩ thuật * Hoạt động 2: Cách pha màu. - GV yêu cầu HS đọc các cách pha màu. - GV làm mẫu cách pha màu bằng sáp màu. - GV vừa thao tác vừa giải thích cách pha màu. - GV giới thiệu màu ở hộp sáp màu. * Hoạt động 3: Thực hành - GV giới thiệu 1 số bài pha màu của HS cũ. - Yêu cầu HS pha các màu Cam - Lục - Tím trên giấy nháp. - GV hướng dẫn HS pha màu vào vở. - GV theo dõi, gợi ý nhắc HS chọn và pha màu đúng, đều, đẹp. - Hướng dẫn thêm cho những HS yếu. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV chọn chấm 1 số bài, gợi ý HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương những HS vẽ màu đúng và đẹp. - Vài HS đọc. - HS quan sát - HS lắng nghe - HS quan sát - HS quan sát - HS pha màu ở giấy nháp. - HS thực hành. - HS trình bày sản phẩm - Nhận xét bài bạn: Về cách pha màu - Phân loại bài. - Lựa chọn bài pha đúng, đẹp. 4. Dặn dò: - Về nhà quan sát hoa, lá. Chuẩn bị hoa, lá thật cho bài sau. Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám Giáo án Mĩ thuật LỚP 5 Bài 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ I. Mục tiêu: - Hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - Có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh Thiếu nữ bên hoa huệ . II. Đồ dùng dạy học: - GV: - Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ và một số tranh khác của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân - Phiếu bài tập. - HS: Vở + Sgk + Tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (nếu có). III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra dụng cụ. 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Vào bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - Yêu cầu HS đọc mục 1 trang 3 SGK. - GV đặt 1 số câu hỏi nội dung như sau: + Em hãy nêu 1 vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân? + Em hãy kể tên 1 số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô ngọc Vân? + Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân đã được Nhà nước tặng giải thưởng gì? - GV bổ sung và giới thiệu thêm đôi nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. * Hoạt động 2: Xem tranh. - Yêu cầu 2 HS đọc mục 2 trang 4,5 SGK. - Yêu cầu cả lớp quan sát tranh và thảo luận theo nhóm về những nội dung sau. + Trong tranh hình ảnh cô gái và lọ hoa - HS đọc. - HS trả lời. - HS chú ý lắng nghe. - 2 HS đọc. - HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm. Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám Giáo án Mĩ thuật được diễn tả như thế nào? + Hình ảnh chính của tranh là hảnh nào? + Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? + Tranh còn có hình ảnh nào nữa? + Màu sắc của bức tranh như thế nào? + Đường nét, bố cục tranh ra sao? + Tranh được vẽ bằng chất liệu gì? - GV bổ sung và hệ thống lại nội dung kiến thức. + Em có thích bức tranh này không? Vì sao? (HS khá giỏi). + Em hãy kể tên 1 số tác phẩm của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân mà em biết? - GV giới thiệu 1 số tranh khác của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - GV nhấn mạnh: Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp. Khi xem tranh cần có những nhận xét riêng của mình. * Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét chung cả tiết học. - Tuyên dương những cá nhân, nhóm tích cực phát biểu xây dựng bài. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Lớp nhận xét. - HS chú ý lắng nghe. + HS khá giỏi - HS trả lời - HS quan sát tranh. - HS lắng nghe 4. Dặn dò: - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và tập quan sát, nhận xét - Quan sát màu sắc trong thiên nhiên chuẩn bị bài sau. Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám . Giáo án Mĩ thuật TUẦN 1 (Từ 23/8 – 27/8/2 010 ) LỚP 1 Bài 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I. Mục tiêu: - HS. HS đọc mục 1 trang 3 SGK. - GV đặt 1 số câu hỏi nội dung như sau: + Em hãy nêu 1 vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân? + Em hãy kể tên 1 số tác phẩm

Ngày đăng: 17/10/2013, 00:11

Hình ảnh liên quan

- Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. - GIÁO ÁN MT TUẦN 1

c.

đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh Xem tại trang 1 của tài liệu.
- GV đính hình 3 chiếc lá lên bảng yêu cầu HS vẽ theo thứ tự 3 độ đậm nhạt. - GV nhận xét - GIÁO ÁN MT TUẦN 1

nh.

hình 3 chiếc lá lên bảng yêu cầu HS vẽ theo thứ tự 3 độ đậm nhạt. - GV nhận xét Xem tại trang 4 của tài liệu.
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính? + Hình ảnh nào là hình ảnh phụ? + Màu sắc trong tranh như thế nào? + Màu nào được vẽ nhiều hơn? - GIÁO ÁN MT TUẦN 1

nh.

ảnh nào là hình ảnh chính? + Hình ảnh nào là hình ảnh phụ? + Màu sắc trong tranh như thế nào? + Màu nào được vẽ nhiều hơn? Xem tại trang 6 của tài liệu.
+ Hình ảnh chính của tranh là hảnh nào? + Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? + Tranh còn có hình ảnh nào nữa? + Màu sắc của bức tranh như thế nào? + Đường nét, bố cục tranh ra sao? + Tranh được vẽ bằng chất liệu gì? - GIÁO ÁN MT TUẦN 1

nh.

ảnh chính của tranh là hảnh nào? + Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? + Tranh còn có hình ảnh nào nữa? + Màu sắc của bức tranh như thế nào? + Đường nét, bố cục tranh ra sao? + Tranh được vẽ bằng chất liệu gì? Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan