Giáoán môn : Mỹ thuật. Lớp 4 Tiết: 26Tuần : 26 Tên bài dạy : Xem tranh của thiếu nhi Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị : Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 13/3/2007 I/ Mục tiêu : giúp học sinh: - Bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục hình ảnh và màu sắc . - Biết cách khai thác nội dung khi xem tranh các đề tài. - Biết cảm nhận được và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi. II/Chuẩn bị : Sách giáo khoa, sách giáo viên. Sưu tầm tranh về các đề tài của HS lớp trước. Sưu tầm tranh và tranh phiên bản của thiếu nhi. III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Giới thiệu xem tranh. Cô có một số tranh của thiếu nhi, hôm nay cô giới thiệu các em xem tranh thiếu nhi. 1.Thăm ông bà: Tranh sáp màu của Thu Vân. HS xem tranh và tìm hiểu nội dung qua các câu hỏi gợi ý sau: + Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu? ( Nhà ông bà) + Trong tranh có những hình ảnh nào? ( Bà ngồi uống nước, ông đứng chống gậy, chú lau tường, cô lau chén bát) + Màu sắc trong bức tranh như thế nào? ( Tươi sáng gợi lên không khí ấm cúng của cảnh sinh hoạt gia đình) 2. Chúng em vui chơi: Tranh sáp màu của Thu Hà. - Tranh vẽ gì? ( Vẽ các em vui chơi) - Hình ảnh nào là hình ảnh chính? ( Hình các em đứng quây quần bên nhau nhảy múa là hình ảnh chính) - Hình ảnh nào là hình ảnh phụ? ( Hình cây cối xung quanh là cảnh phụ) - Hình dáng hoạt động của các bạn ra sao? ( các bạn đang nhảy múa) - Màu sắc trong tranh? ( Tươi sáng rực rỡ càng làm tranh thêm đẹp) 3. Vệ sinh môi trường chào đón Sergam 22. Tranh sáp màu của Phương Thảo. - Tên bức tranh là gì? Bạn nào vẽ bức tranh? ( Dọn vệ sinh môi trường chào đón Sergam 22, của Phương Thảo) - Trong tranh có những cảnh nào? ( Có nhiều em nhỏ đang quét rác, thu gom rác để môi trường sạch đẹp) - Màu sắc trong tranh như thế nào? ( Màu sắc tươi sáng rực rỡ càng làm tranh thêm đẹp và tươi vui thể hiện không khí lao động sôi nổi, hăng say) Giáo viên: Tranh làm vệ sinh môi trường để chào đón ngày hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 được tổ chức tại Việt nam năm 2003. Bức tranh có bố cục rõ trọng tâm hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng thể hiện không khí lao động sôi nổi hăng say. Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá. Giáo viên khen ngợi những HS tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Dặn dò: Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi. Bài sau vẽ theo mẫu, vẽ cây. Giáoán môn : Mỹ thuật. Lớp 5 Tiết: 26Tuần : 26 Tên bài dạy : TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM. Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 14/3/2007 I/ Mục tiêu : -HS nắm được cách sắp xếp dòng chữ cân đối -HS biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu –HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu trong nhà trường . II/Chuẩn bị : SGK và SGV . -Một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm đẹp và chưa đẹp( để so sánh ) -Sưu tầm một vài dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách báo, tạp chí hoặc biểu bảng trong lớp học…Một số bài kẻ chữ của HS lớp trước . III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Quan sát nhận xét . Giới thiệu một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm( kẻ đúng và chưa đúng )Và gợi ý hs nhận thấy : Kiểu chữ (kẻ đúng hay sai.) Chiều cao và chiều rộng so với khổ giấy . Khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng . -Cách vẽ màu chữ và màu nền .( chữ màu sáng thì nền màu đậm và ngược lại) -GV yêu cầu hs tìm ra dòng chữ đúng và đẹp . Hoạt động 2: Cách kẻ chữ . -GV vẽ lên bảng và kết hợp nêu ra các câu hỏi gợi ý để HS nhận ra các bước kẻ chữ. -Dựa vào khuôn khổ giấy để xác định chiều dài và chiều cao của dòng chữ -Vẽ nhẹ bằng bút chì toàn bộ dòng chữ để điều chỉnh khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng . -Xác định bề rộng của nét đậm và nét thanh cho phù hợp với chiều cao và chiều rộng của các con chữ. -Dùng thước để kẻ các nét thẳng –Sử dụng com pa hoặc tay để vẽ các nét cong. -Vẽ màu theo ý thích . Hoạt động 3: Thực hành GV hướng dẫn hs sắp xếp dòng chữ trong khổ giấy (tránh tình trạng thừa hay thiếu chữ trong bố cục )và xác định vị trí của nét thanh nét đậm.(xác định đúng vị trí ) .Tìm khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng. Trong dòng chữ bề rộng của các nét thanh phải bằng nhau và bề rộng của các nét đậm cũng phải bằng nhau. Hướng dẫn tô màu theo các bài gợi ý Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá HS tự chọn một số bàivaf nhận xét đánh giá về: Bố cục ( Đẹp hay chưa đẹp)Kiểu chữ.( Đúng, sai. vì sao?) Màu sắc ( Vẽ màu đều ở chữ và nền ) GV yêu cầu HS xếp loại một số bài vẽ theo cảm nhận riêng. GV tổng kết và nhận xét chung về tiết học. Dặn dò: Tìm và quan sát các hoạt động bảo vệ môi trường. -Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ môi trường . Giáoán môn : Mỹ thuật. Lớp: 4 Tiết: 27Tuần : 27 Tên bài dạy : Vẽ theo mẫu : VẼ CÂY Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 19/3/2007 I/ Mục tiêu : Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cây quen thuộc. Học sinh biết cách vẽ và vẽ được một vài cây. Học sinh yêu mến và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh. II/Chuẩn bị : Sách giáo khoa, sách giaó viên. Sưu tầm một số loại cây có hình đơn giản và đẹp ( thân, cành, lá phân biệt rõ ràng) Tranh của họa sĩ, của HS (có vẽ cây). Bài vẽ của HS các lớp trước.Hình gợi ý cách vẽ. III/ Hoạt động dạy và học : Giới thiệu: Hôm nay cô dạy các em vẽ cây. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét, giới thiệu hình ảnh về cây và gợi ý để hs nhận xét. + Tên của cây là gì? + Các bộ phận chính của cây? ( Thân, càn, lá) + Màu sắc của cây? ( Thân cây màu nâu, lá màu xanh) + Các loại cây có sự khác nhau như thế nào? (Có cây lá to, có cây lá nhỏ, có cây có cành lá mọc từ thân…) Giáo viên: Có nhiều loại cây, mỗi loại có hình dáng, màu sắc và vẽ đẹp riêng. VD: Cây khoai môn, cây ráy. Có lá hình tim, cuống lá mọc dài từ thân ra. Cây cau, cây dừa, cây cọ….có thân dạng hình trụ thẳng. Cây bàng, cây lim, cây phượng thân có góc cạnh, có nhiều cành tán lá rộng. + Cây có bộ phận gì dễ nhìn thấy? ( thân, cành và lá) Màu sắc của cây rất đẹp thường thay đổi theo thời gian. + Cây có ích gì cho con người? ( Cho bóng mát, chắn gió, chắn cát, giữ nước, điều hòa không nhí. Lá, hoa, quả có thể là thức ăn. Gỗ dùng làm nhà, đóng bàn ghế tủ giường… Hoạt động 2:Cách vẽ cây. Cho HS xem hình gợi ý cách vẽ. Vẽ hình dáng chung của cây, thân cây gồm lá. Vẽ phát các nét sống lá, cành cây – Vẽ các nét chi tiết thân, cành, lá. Vẽ thêm hoa, quả ( nếu có). Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích. Hoạt động 3: Thực hành. HS có thể vẽ trực tiếp theo mẫu cây cỏ xung quanh trường. GV quan sát và gợi ý HS vẽ. Cách vẽ hình. Vẽ hình chung, hình chi tiết cho rõ đặc điểm của cây. Vẽ thêm cây hoặc các hình ảnh khác cho bố cục đẹp và sinh động. Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. GV cùng hs nhận xét bài vẽ đẹp, bố cục cân đối với tờ giấy. Hình dáng cây ( rõ đặc điểm) màu sắc ( tươi sáng có đậm, nhạt). Giáo viên khen ngợi và động viên hs. Giáoán môn : Mỹ thuật. Lớp 5 Tiết: 27Tuần : 27 Tên bài dạy : VẼ TRANH ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG . Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 19/3/2007 I/ Mục tiêu : HS hiểu biết thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc sống –HS biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung về môi trường –HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường . II/Chuẩn bị : SGK và SGV. -Sưu tầm tranh ảnh đẹp về môi trường (Phong cảnh, các hoạt động bảo vệ môi trường ) Hình gợi ý cách vẽ. Bài vẽ của HS lớp trước . III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. -GV giới thiệu tranh về môi trường và gợi ý HS nhận ra : Không gian sống xung quanh chúng ta có đồi núi ao hồ, kênh rạch sông biển,cây cối đường xá… Môi trường xanh sạch đẹp là môi trường rất cần cho cuộc sống con người . Bỏa vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi người .Có nhiều cách bảo vệ môi trường như thu gom rác , làm vệ sinh ngõ xóm , làm sạch nguồn nước , trồng cây , bảo vệ rừng , chống săn bắt động vật quý hiếm … Để vẽ tranh môi trường , có thể chọn một trong những hoạt động nêu trên hoặc vẽ về phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, phong cảnh quê hương…Cho HS nêu ý tưởng của các em về đề tài em chọn vẽ Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. GV gợi ý HS chọn hình ảnh chính, phụ làm rõ nội dung đề tài vẽ tranh. -Gợi ý hs thông qua hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng : Vẽ hình ảnh chính trước , sắp xếp cân đối với phần giấy quy định. Vẽ hình ảnh phụ cho tranh sinh động Vẽ màu theo ý thích (tô màu có đậm có nhạt) Lưu ý: không nên vẽ nhiều hình ảnh tản mạn vì làm cho bài vẽ vụn vặt, không rõ trọng tâm. Hoạt động 3: Thực hành. GV có thể gợi ý hs tìm hình ảnh chính phụ làm rõ nội dung đề tài để vẽ tranh .cho Hs thực hành vẽ vào vở mỹ thuật. Giáo viên gợi ý và theo dõi HS để các em hoàn thành bài vẽ. Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá. GV gợi ý HS nhận xét xếp loại một số bài vẽ đẹp về nội dung, cách sắp xếp hình bố cục, cách vẽ hình ,cách vẽ màu. HS tự nhận xét xếp loại theo cảm nhận riêng. Chọn một số bài vẽ đẹp làm ĐDDH và chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm. Dặn dò : Quan sát lọ ,hoa , quảvà chuẩn bị mẫu cho bài học sau. Giáoán môn : Mỹ thuật. Lớp 3 Tiết: 27Tuần : 27 Tên bài dạy : VẼ THEO MẪU LỌ HOA VÀ QUẢ Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 19/3/2007 I/ Mục tiêu : Nhận biết được hình dáng đặc điểm của lọ hoa và quả- vẽ được hình lọ hoa và quả. Thấy được vẻ đẹp về bố cục của lọ hoa và quả. II/Chuẩn bị :Nhận biết được hình dáng , màu sắc khác nhau. Tranh mẫu vẽ lọ hoa và quả. Tranh hướng dẫn cách vẽ. III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Quan sát nhận xét . GV bày một vài lọ hoa và quả. Hướng dẫn hs quan sát nhận xét để nhận biết : -Vị trí đặt lọ hoa và quả như thế nào ?( quả đặt trước lọ sau.) -Khi quả đặt trước thì ta thấy đáy lọ sau không? (không nhìn thấy phần góc đáy lọ mà quả che khuất ) Hoạt động 2: Cách vẽ hình lọ hoa và quả -Giới thiệu cách vẽ qua mẫu hoặc ĐDDH: + Phác khung hình của lọ, của quả vừa với phần giấy vẽ; +Phác nét tỷ lệ lọ và quả; + Vẽ nét chi tiết cho giống mẫu; + Có thể vẽ màu như mẫu hoặc vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen. -Giới thiệu với hs một vài bài vẽ lọ hoa và quả của hs các năm trước để các em tự tin hơn Hoạt động 3: Thực hành. -Cho vài hs vẽ lên bảng - Hướng dẫn hs tìm tỷ lệ khung hình chung vừa với phần giấy vẽ. Gợi ý hs để các em chú ý đến tỷ lệ khung hình chung và vẽ vừa với phần giấy vẽ. Gới ý hs để các em chú ý tỷ lệ giữa lọ và quả; tỷ lệ bộ phận: miệng cổ thân lọ… Chú ý mẫu để vẽ các nét chi tiết cho giống( có thể vẽ màu theo ý thích ) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá . GV treo sản phẩm hs lên giá và yêu cầu hs nhận xét về: -Hình vẽ so với phần giấy thế nào ?( to ,nhỏ, vừa); Hình vẽ có giống mẫu không?( tỷ lệ bộ phận…) HS xếp loại bài theo cảm nhận riêng. Giáo viên nhận xét sau cùng và tuyên dương bài vẽ đẹp. Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh tĩnh vật. Giáoán môn : Mỹ thuật. Lớp 2 Tiết: 27Tuần : 27 Tên bài dạy : VẼ MẪU : VẼ CẶP SÁCH HỌC SINH. Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: I/ Mục tiêu : - Hs nhận biết được hình dáng, đặt diểm của cái cặp - Biết cách vẽ và vẽ được cái cặp sách - Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập II/Chuẩn bị : Một vài cặp sách có hình dáng và trang trí khác nhau Hình minh họa cách vẽ : một số bài vẽ cái cặp III/ Hoạt động dạy và học : Giới thiệu : để mang được sách vở đến trường em phải dùng vật gì ? cái cặp Hôm nay cô dạy em vẽ cái cặp Hoạt động 1: Quan sát nhận xét GV giới thiệu một vài cặp sách đẹp cho hs quan sát - cái cặp có hình gì ( hình chữ nhật . Nằm, đứng ) - các bộ phạn chính của cặp có gì ? ( thân, nắp, quai, dây đeo ) - các họa tiết trong cặp như thế nào ? ( hoa, lá, gà, chim thú ) - gv cho ha chọn cái cặp mà mình thích vẽ Hoạt động 2:Hướng dẫn cách vẽ: Vẽ hình cặp vừa với phần giấy không to hoặc quá nhỏ ( cặp hình chữ nhật, vẽ trục giữa để chia cặp thành 2 phần bằng nhau - vẽ trục giữa cặp để vẽ quai, khóa,cân đối theo đường đối xứng giữa ( vẽ quai cặp, cân đối ) - vẽ gáy nắp hơi cong – gáy cặp ( đáy cặp hơi cong ít ) - Trang trí họa tiết và vẽ màu theo ý thích . Cho vài hs nhắc lại cách vẽ cái cặp. Giáo viên có thể phác lên bảng một vài hình vẽ cái cặp đúng , sai để hs quan sát nhận xét . Hoạt động 3: Thực hành Gv cho học sinh xem một số bài vẽ cái cặpcuar lớp trước .Giáo viên hướng dẫn hs làm bài . Cả lớp vẽ theo mẫu .Cho 2 hs vẽ bảng để hs quan sát bài vẽ cân đối trên bảng Gv gợi ý bao quát lớp Hoạt động 4: củng cố dặn dò Cho hs lên nhận xét tuyên dườn bài vẽ đẹp của các bạn Gv nhận xét sau cùng và cho hs tuyên dương bài vẽ đẹp, động viên hs vx chưa đẹp Bài sau : vẽ thêm vào hình có sẵn và vẽ màu Giáoán môn : Mỹ thuật. Lớp 1 Tiết: 17 Tuần : 27 Tên bài dạy : VẼ CÁI Ô TÔ Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 19/3/2007 I/ Mục tiêu : Vẽ được một chiếc ô tô theo ý thích . II/Chuẩn bị : Tranh ảnh một vài kiểu dáng ô tô. Bài vẽ ô tô của hs lớp trước III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Quan sát nhận xét . Cho HS xem tranh ảnh một số ô tô và gợi ý học sinh nhạn biết được hình dáng , màu sắc ,các bộ phận của ô tô như : -Buồng lái , -Thùng xe ( để chở khách , chở hàng ) -Bánh xe.(hình tròn) Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách vẽ ô tô. -Vẽ thùng xe. -Vẽ buồng lái . -Vẽ bánh xe. -Vẽ cửa lên xuống, cửa lên xuống , cửa kính. -Vẽ màu theo ý thích . Hoạt động 3: Thực hành . Cho hs vẽ một chiếc ô tô vào vở . Giáo viên giúp hs : Vẽ hình : Thùng xe, buồng lái (đầu ), bánh xe vừa với phần giấy trong vở tập vẽ 1. Cần vẽ ô tô có tỷ lệ cân đối và đẹp. +Vẽ màu : Vẽ màu thùng xe, buồng lái, bánh xe theo ý thích , Có thể trang trí để ô tô đẹp hơn. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá . Giáo viên treo sản phẩm của hs lên bảng. GV cùng hs nhận xét một vài kiểu ô tô về hình dáng , cách trang trí , cách vẽ màu… Giáo viên yêu cầu hs tìm những ô tô mà mình thích . Giáo viên nhận xét sau cùng và tuyên dương bài vẽ đẹp. Động viên hs chưa vẽ đẹp cần cố gắng hơn. Dặn dò : Quan sát ô tô (về hình dáng , màu sắc, cấu trúc.) . tầm tranh về các đề tài của HS lớp trước. Sưu tầm tranh và tranh phiên bản của thiếu nhi. III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Giới thiệu xem tranh Cô có một số tranh của thiếu nhi, hôm nay cô giới thiệu các em xem tranh thiếu nhi. 1.Thăm ông bà: Tranh sáp màu của Thu Vân. HS xem tranh và tìm hiểu