Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2005 với công ty cổ phần.
Trang 1MỤC LỤC1 Khái quát về công ty cổ phần
1.1 Khái niệm về công ty cổ phần
1.2 Cơ cấu, thể chế của công ty cổ phần1.3 Ưu điểm
1.4 Nhược điểm
2 Công ty cổ phần tại Việt Nam
2.1 Định nghĩa công ty cổ phần ở Việt Nam2.2 Các loại cổ phần ở Việt Nam
3 Một số luật của Việt Nam về công ty cổ phần
4 Những kiến thức cần biết khi thành lập công ty cổ phần
4.1 Chuẩn bị nền tảng cho việc thành lập công ty :
4.2 Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần cho cơ quan có thẩm quyền
4.3 Khắc dấu4.4 Đăng báo
4.5 Đăng ký mã số thuế
5 Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2005
5.1 Ngành kinh doanh (Điều 7 - Luật Doanh nghiệp năm 2005):
5.2 Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp (Điều13 - Luật Doanh nghiệp năm 2005)
5.3 Tên của doanh nghiệp (Điều 31, 32, 33, 34 - Luật Doanh nghiệp năm 2005):
Trang 21 Khái quát về công ty cổ phần
1.1 Khái niệm về công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình
thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông Trong công ty cổ phần,số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán.
1.2 Cơ cấu, thể chế của công ty cổ phần
Khái niệm công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó Quy định trong một số bộ luật, trong đó có Luật Việt Nam ghi rõ công ty cổ phần cần có tối thiểu 3 cổ đông, bất kể đó là pháp nhân hay thể nhân Tuy nhiên, các quy định đối với một công ty niêm yết thường yêucầu công ty phải có số cổ đông lớn hơn nhiều Các quy định cụ thể của cả 6 sàn chứng khoán Hoa Kỳ đều cho thấy điều này, từ các sàn sơ khai như Pink Sheet, OTCBB, NASDAQ, NYSE; trong đó OTCBB yêu cầu công ty ít nhất có 40 cổ đông,còn NYSE lại yêu cầu công ty phải có ít nhất 2.000 cổ đông.
Cơ quan tối cao của các công ty cổ phần là Đại hội đồng Cổ đông Các cổ đông sẽ tiến hành bầu ra Hội đồng Quản trị với Chủ tịch Hội đồng Quản trị, các Phó Chủ tịch và thành viên (kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm) Sau đó, Hội đồng quản trị sẽ tiến hành thuê, bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) và/ hoặc Giám đốc điều hành Hội đồng này cũng có thể tiến hành thuê, bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) hoặc ủy quyền cho Ban Giám đốc (công ty) làm việc này.
Quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc là quan hệ quản trị công ty Quan hệ giữa Ban giám đốc và cấp dưới, người lao động nói chung là quan hệ quản lý Xung quanh vấn đề quan hệ giữa các chủ sở hữu là cổ đông của công ty và những người quản lý thông thường cần được tách bạch và kể cả các đại cổ đông cũng không
Trang 3nhất nhất là được hay có thể tham gia quản lý công ty Để đảm bảo khách quan, nhiều công ty đã quy định chặt chẽ về điều này.
1.3 Ưu điểm của công ty cổ phần
Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty;
Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần;
Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;
Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sởhữu.
1.4 Nhược điểm của công ty cổ phần
Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp;
Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém;
Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;
Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinhdoanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những qui định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định.
2 Công ty cổ phần tại Việt Nam
2.1 Định nghĩa công ty cổ phần ở Việt Nam
Theo điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005 (của Việt Nam), công ty cổ phần được định nghĩa như sau:
Trang 4Thứ nhất, Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừtrường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.e) Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
Thứ hai, Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theoquy định của pháp luật về chứng khoán
Thứ ba, Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
2.2 Các loại cổ phần ở Việt Nam
Theo điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005 (của Việt Nam), các loại cổ phần bao gồm:
Thứ nhất, Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
Thứ hai, Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Trang 5Trong các loại cổ phần ưu đãi trên thì cổ phần ưu đãi biểu quyết chịu một số ràng buộc như:
Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắmgiữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Các cổ phần còn lại (ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại và ưu đãi khác) thường tuântheo các quy tắc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Ngoài ra, cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi; trongkhi cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
3 Một số luật của Việt Nam về công ty cổ phần
3.1 Các loại cổ phần
Trong công ty cổ phần có: Cổ phần phổ thông:
Cổ phần ưu đãi:
Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Cổ phần ưu đãi cổ tức;
Cổ phần ưu đãi hoàn lại:
Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định
3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
Trang 6Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc(Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát
3.2.1 Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần
Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;
Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty;
Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty;
Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;
Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;
Thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty;
Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty
3.2.2 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công tyđể quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi cuả công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
Trang 7Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Quyết định chiến lược phát triển của công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chàobán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định phương án đầu tư;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quảnlý quan trọng khác của công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông; - Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
- Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại; - Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty;
Trang 8- Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty
Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết
Hội đồng quản trị gồm không quá mười một thành viên Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn và số lượng cụ thể thành viên Hội đồng quản trị do Điều lệ công ty quy định
3.2.3 Chủ tịch Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị trong số thành viên Hội đồngquản trị Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác
Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị;
Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị dưới hình thức khác;
Theo dõi qúa trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông;
Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc mất khả năng thực hiệnnhiệm vụ được giao, thì thành viên được Chủ tịch Hội đồng quản trị uỷ quyền sẽ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường hợp không có người được uỷ quyền thì các thành viên còn lại chọn một người trong số họ tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị
3.2.4 Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty
Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc người khác làm Giám đốc (Tổng giám đốc) Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị
Trang 9là người đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty
Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty;
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ cácchức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;
Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kểcả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc);
Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
4.Những kiến thức cần biết khi thành lập công ty cổ phần
Thành lập công ty cổ phần gồm 5 bước: Chuẩn bị trước khi thành lập công
ty; soạn hồ sơ và nộp hồ sơ cho cơ quan Nhà Nước; Khắc dẫu; Đăng báo; Đăng kýmã số thuế Babylon sẽ hướng dẫn cụ thể từng bước thành lập công ty cổ phần giúpkhách hàng có được những kiến thức cơ bản trước khi quyết định thành lập công tycổ phần.
4.1 Chuẩn bị nền tảng cho việc thành lập công ty :
Để thành lập công ty, khách hàng cần chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho việc thành lập công ty như:
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với ý tưởng kinh doanh của Khách
Trang 10-Chuẩn bị trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.
- Vốn thành lập công ty: Việc lựa chọn vốn điều lệ của công ty là việc rất quantrọng Vốn điều lệ của công ty là số vốn do các thành viên đóng góp, Babylon sẽ tư vấn cho khách hàng mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô và phương án phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu góp vốn và tỷ lệ phân chia quyền và lợi ích giữa các thành viên/cổ đông công ty.
- Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty Về chức danh người đại diện theo pháp Luật của công ty, chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo phương án kinh doanh và tham chiếu theo theo quy định của Pháp luật về đăng ký kinh doanh để thực hiện thủ tục đăng kýthành lập công ty.
- Đặt tên công ty: Tên công ty có rất nhiều ý nghĩa, lên lựa chọn đặt tên Công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tiêu chí đầu tiên khi đăng ký kinh doanh là tên Công ty không trùng với các công ty đã thành lập trước đó (trên địa bàn tỉnh, thành phố).
- Khách hàng chuẩn bị chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) bản sao có công chứng của người đại diện theo pháp luật, thành viên/cổ đông để thực hiện đăng ký kinh doanh.
4.2 Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần cho cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị đầy đủ tiền đề cho việc thành lập công ty cổ phần, bước tiếp theo là tiến hành việc soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép kinh doanh (Sở kế hoạch và đầu tư):
- Khách hàng phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đăng ký kinh doanh lập theo mẫu (tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ; địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diệnnếu có )
+ Điều lệ công ty (áp dụng đối với công ty TNHH và công ty cổ phần, công ty hợp danh).