1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LV Thạc sỹ_quản lý quỹ quay vòng của dự án tài chính nông thôn tại sở giao dịch III ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

119 34 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 781,5 KB

Nội dung

Trang 1

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học, độclập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và có nguồngốc rõ ràng.

Trang 2

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ QUỸ QUAYVÒNG CỦA CÁC DỰ ÁN ODA 3

1.1 Tổng quan về quản lý dự án oda 3

1.1.1 Khái niệm quản lý dự án ODA 3

1.1.2 Các nội dung quản lý dự án ODA 9

1.1.3 Các đặc trưng của quản lý dự án ODA 15

1.2 Quản lý quỹ quay vòng của dự án oda 18

1.2.1 Khái niệm quỹ quay vòng của dự án ODA 18

1.2.2 Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ quay vòng của dự án ODA 22

1.2.3 Những nội dung quản lý các Quỹ quay vòng của Dự án ODA 23

1.3 Kinh nghiệm tổ chức, quản lý Quỹ quay vòng ở một số quốc gia 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ QUAY VÒNG CỦA DỰ ÁNTÀI CHÍNH NÔNG THÔN TẠI SỞ GIAO DỊCH III – NGÂN HÀNG ĐẦUTƯ VÀ PHÁT TRIÊN VIỆT NAM 38

2.1 Tổng quan về Sở Giao dịch III – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 38

2.1.1 Giới thiệu chung 38

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch III 40

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch III 40

2.2 Khái quát hoạt động của dự án tài chính nông thôn 42

2.2.1 Các Quỹ và việc hình thành quỹ quay vòng của Dự án TCNT 50

2.2.2 Yêu cầu quản lý Quỹ quay vòng của Dự án Tài chính nông thôn 53

Việc quản lý Quỹ quay vòng phải tuân thủ các quy trình và thủ tục của nhà tàitrợ (WB) và Chính phủ Việt Nam, cụ thể: 53

Trang 3

2.3 Đánh giá công tác quản lý quỹ quay vòng dự án tài chính nông thôn tại Sở Giao

dịch III – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 74

2.3.1 Đánh giá chung 74

2.3.2 Đánh giá công tác quản lý quy mô và sử dụng nguồn Quỹ 76

2.3.3 Đánh giá công tác thẩm định dự án vay vốn 78

2.3.4 Đánh giá công tác quản lý tài chính và kế toán của Quỹ 79

2.3.5 Đánh giá công tác quản lý thực hiện các yêu cầu về môi trường 82

2.3.6 Đánh giá công tác theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động Quỹ 83

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ QUỸ QUAY VÒNG CỦADỰ ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN TẠI SỞ GIAO DỊCH III – NGÂN HÀNGĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 85

3.1 Định hướng về quản lý và sử dụng nguồn ODA của Việt Nam trong thời giantới 85

3.1.1 Định hướng về quy mô và phạm vi huy động 85

3.1.2 Định hướng về hiệu quả quản lý và sử dụng 87

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý quỹ quay vòng dự án tài chính nông thôn tại SởGiao dịch III – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 88

3.2.1 Đẩy mạnh các biện pháp thu hút tiểu dự án hợp lệ tham gia Dự án 88

Nâng cao chất lượng cán bộ lựa chọn các định chế tham gia Dự án 89

3.2.2 Tăng cường công tác quản lý tài chính của Dự án 90

3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dự án 94

3.2.4 Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo cho cán bộ Dự án 95

Chất lượng đào tạo: 95

3.2.5 Đẩy mạnh công tác hướng dẫn thực hiện các quy định về môi trường,đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của Dự án 96

3.3 Kiến nghị 98

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 98

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 98

3.3.3 Kiến nghị với Bộ Tài chính 99

3.3.4 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 99

KẾT LUẬN 101TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

IBRD Ngân hàng quốc tế Tái thiết và Phát triểnIDA Hiệp hội phát triển quốc tế

NHĐT&PTVN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt NamODA Hỗ trợ phát triển chính thức

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Cơ chế hình thành và sử dụng Quỹ quay vòng Dự án ODA 22

Sơ đồ 2.1: Mô hình Dự án TCNT I đặt tại NHNN 47

Sơ đồ 2.2: Mô hình Dự án TCNT II đặt tại SGD3 - BIDV 48

Sơ đồ 2.3 Phối hợp giữa các đơn vị tham gia quá trình quản lý và sử dụng Quỹ quayvòng 53

DANH MỤC BẢNGBảng 1.1: Tín dụng nông thôn của Philippine 33

Bảng 1.2: Các chỉ số mục tiêu phát triển của Dự án TCNT của Romania 35

Bảng 2.1: Mô tả chi tiết Dự án TCNT 45

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hoạt động của BIDV 38

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu hoạt động của Sở Giao dịch III 41

Bảng 2.4 Quỹ quay vòng của Dự án Tài chính nông thôn 58

Bảng 2.5 Các tiêu chí lựa chọn PFI 59

Bảng 2.6: Mức tự phán quyết áp dụng cho các PFI 60

Bảng 2.7 Kết quả thực hiện Dự án tài chính nông thôn II 76

Bảng 3.1: Cơ cấu dự kiến sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực 85

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

Là một trong những dự án ODA của Việt Nam, Dự án Tài chính nôngthôn đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nôngthôn, nâng cao năng lực của các định chế tài chính tham gia dự án, tăng cườngkhả năng tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ tài chính Thông qua việcquản lý, giải ngân khoản tín dụng hơn 500 triệu USD do WB tài trợ (Dự án Tàichính nông thôn I được tài trợ hơn 100 triệu USD, dự án Tài chính nông thônII, III mỗi dự án được tài trợ hơn 200 triệu USD), và quỹ vốn quay vòng củaDự án, Dự án là một kênh quan trọng cung cấp vốn cho phát triển kinh tế nôngnghiệp nông thôn

Với hình thức rút vốn dần từ Ngân hàng Thế giới để bồi hoàn cho cáckhoản vay mà các định chế tham gia đã giải ngân cho người vay cuối cùng (cánhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vi mô, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanhtrong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn), cho đến nay Dự án TCNT giai đoạn I & IIđã hoàn thành giai đoạn rút vốn khoản tín dụng trên, Dự án TCNT III bắt đầu triểnkhai rút vốn và giải ngân Dự án tiếp tục duy trì cho vay từ Quỹ quay vòng do cácđịnh chế tài chính hoàn trả gốc tạo nên Quỹ này được duy trì đến năm 2022 (đốivới dự án 1), năm 2028 (đối với dự án 2), năm 2032 (đối với Dự án 3).

Cho đến nay, Quỹ quay vòng của Dự án đã lên tới 5.000 nghìn tỷ đồng.Việc quản lý hiệu quả Quỹ này cũng là một yêu cầu được đặt ra đối với Dự án.

Dự án TCNT I đã kết thúc giai đoạn rút vốn giải ngân vào tháng 12 năm2001 Dự án TCNT II vừa hoàn thành công tác khóa sổ dự án, kết thúc giai đoạnrút vốn từ Ngân hàng Thế giới vào tháng 8/2010 Vì vậy, công tác quản lý quỹquay vòng của Dự án càng trở nên quan trọng

Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu công tác quản lý các quỹ quayvòng và tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý các Quỹ này là hết sức cần

thiết và hữu ích Do vậy, đề tài “Quản lý Quỹ quay vòng của Dự án Tài chính

Trang 7

nông thôn tại Sở giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được

lựa chọn nghiên cứu.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ QUỸ QUAYVÒNG CỦA CÁC DỰ ÁN ODA

1.1 Tổng quan về quản lý dự án oda

Quản lý dự án ODA là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹthuật vào các hoạt động của dự án ODA để có thể tổ chức và sử dụng các nguồn lựcnhằm đạt được mục tiêu của dự án

Quản lý dự án ODA được xem xét ở tầm vi mô và tầm vĩ mô Ở tầm vĩ mô,dự án ODA được quản lý gắn với các giai đoạn của dự án Mỗi giai đoạn đòi hỏi sựphối hợp thực hiện của các cơ quan Nhà tài trợ, Chính phủ, Ban Quản lý dự án Ởtầm vi mô, quản lý dự án ODA được chia thành các lĩnh vực quản lý Mỗi góc độxem xét, tầm vi mô hay vĩ mô, quản lý dự án ODA đều bao gồm các nội dung côngviệc cụ thể

Do những đặc điểm riêng của dự án ODA, việc quản lý dự án ODA cũng có

những đặc trưng: (i) Đáp ứng yêu cầu nhà tài trợ, tuân thủ cơ chế, chính sách, vănbản quy định của Chính phủ (ii) Tính hiệu quả, bám sát mục tiêu là rất quan trọng(iii) Sáng tạo trong quản lý, đúc kết các bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện làcần thiết.

1.2 quản lý quỹ quay vòng của dự án oda

Quỹ quay vòng của dự án ODA là phần vốn được tạo ra trong quá trình thuhồi vốn tín dụng và tái sử dụng trong khuôn khổ dự án ODA loại hình cho vaylại/tín dụng hoặc có cấu phần tín dụng.

Quá trình hình thành Quỹ quay vòng có thể được mô tả qua các khâu: Rútvốn Dự án, Cho vay đối tượng thụ hưởng, Thu nợ từ đối tượng thụ hưởng và tiếptục Quay vòng vốn, Trả nợ cho Chính phủ.

Trang 8

Quản lý Quỹ quay vòng bao gồm các nội dung: (i) Quản lý về quy mô nguồnvà sử dụng nguồn Quỹ (iii) Quản lý công tác thẩm định các tiểu dự án cho vay vốn(iv) Quản lý công tác tài chính, kế toán của Quỹ Quản lý việc thực hiện các yêu cầuvề môi trường - xã hội (v) Quản lý công tác kiểm tra, giám sát và báo cáo thực hiệncho vay từ Quỹ (vi) Đánh giá hoạt động của Quỹ.

1.3 Kinh nghiệm tổ chức, quản lý quỹ quay vòng của một số quốc gia

Luận văn đã phân tích tình hình thực hiện dự án tài chính nông thôn của haiquốc gia Philippine, Romania Đây là hai quốc gia nhận vốn Dự án Tài chính nôngthôn của WB tương tự Việt Nam, thông qua đó, luận văn đã rút ra những bài học vềquản lý Dự án cho Việt Nam, cụ thể là: Thiết kế dự án phù hợp với thực tế, tuân thủvà kết hợp hài hòa lợi ích của Chính phủ và Nhà tài trợ; Sử dụng công cụ trung giantài chính để giải ngân nguồn vốn tới các đối tượng thụ hưởng; Chú trọng triển khaicông tác quản lý và thực hiện dự án; Bố trí nhân sự hợp lý và nâng cao chất lượngnhân sự của Dự án.

Trang 9

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ QUAY VÒNG CỦA DỰ ÁNTÀI CHÍNH NÔNG THÔN TẠI SỞ GIAO DỊCH III – NGÂNHÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIÊN VIỆT NAM

2.1 Khái quát hoạt động của Sở giao dịch III – Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam

Luận văn đã giới thiệu và phân tích tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầutư và Phát triển Việt Nam, trên cơ sở đó, giới thiệu Sở Giao dịch III – BIDV với vaitrò là một chi nhánh của BIDV cũng như với vai trò là Ban Quản lý Dự án Tài chínhnông thôn Cơ cấu tổ chức cũng như tình hình hoạt động của Sở Giao dịch III cũngđược đề cập đến Cả hai đơn vị này đều là những đơn vị kinh doanh có hiệu quả,trong đó Sở Giao dịch III với vai trò là đầu mối bán buôn và ngân hàng đại lý ủythác luôn là chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống và các chỉ tiêu kinh doanh đạt tăngtrưởng vượt trội.

2.2 Khái quát hoạt động của dự án tài chính nông thôn tại Sở giao dịch III –Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Dự án TCNT là dự án trợ giúp các nỗ lực của Bên vay để cải thiện điều kiệnsống ở các khu vực nông thôn của CHXHCN Việt Nam thông qua: (a) khuyếnkhích đầu tư của khu vực tư nhân; (b) củng cố năng lực của hệ thống ngân hàng đểtài trợ cho đầu tư của khu vực tư nhân; và (c) tăng khả năng tiếp cận của ngườinghèo nông thôn tới các dịch vụ tài chính.”

Dự án có những đặc trưng riêng như: (i) Công cụ cho vay trong Dự án là chovay tài chính trung gian (ii) Mục tiêu của Dự án: Tăng cường các lợi ích kinh tế(trong đó quan trọng nhất là phát triển kinh tế nông thôn và cải thiện điều kiện sốngở khu vực nông thôn) thông qua việc tăng cường sự tiếp cận tới nguồn tài chính đốivới các doanh nghiệp và hộ gia đình nông thôn (iii) Bên cạnh cấu phần tín dụng, dựán còn bao gồm cấu phần tăng cường năng lực thể chế

Trang 10

Dự án được thực hiện với sự tham gia của các cơ quan: WB, Ngân hàng Nhànước, Bộ Tài chính, Ban quản lý dự án, các định chế tài chính và người vay cuốicùng Trong đó, Ban quản lý dự án thực hiện rút vốn từ WB để bồi hoàn cho cácđịnh chế tài chính những khoản vay hợp lệ theo tiêu chí của Dự án mà các định chếtài chính này đã giải ngân cho người vay cuối cùng

Luận văn đã tóm tắt tình hình thực hiện các Dự án TCNT, cụ thể:

Dự án TCNT I: Hoàn thành rút vốn vào năm 2001, hiện nay, SGD3 tiếp tụcquay vòng vốn và giải ngân số vốn hơn 1.200 tỷ đồng (tương ứng số vốn rút từ Tàikhoản tín dụng của WB là 111,6 triệu USD) của Dự án TCNT I tới 6 PFI để bồi hoànvốn cho các tiểu dự án khu vực nông thôn phù hợp với tiêu chí của Dự án SGD3 cũngđã thực hiện trả nợ cho Bộ Tài chính tổng số 193 tỷ đồng;

Dự án TCNT II: Dự án TCNT II vừa hoàn thành rút vốn tháng 9/2010, vớitổng số vốn nhận nợ với Bộ Tài chính hơn 4.200 tỷ đồng (bao gồm cả cấu phần phitín dụng, tương ứng số vốn rút từ Tài khoản tín dụng của WB là 234,9 triệu USD).SGD3 tiếp tục thu hồi nợ và giải ngân quay vòng số vốn này tới 25 PFI cho các tiểudự án khu vực nông thôn phù hợp với tiêu chí của Dự án;

Dự án TCNT III: Hiệp định tài trợ Dự án TCNT III giữa IDA và Việt Namđược ký kết tháng 11/2008, đến tháng 6/2009 bắt đầu rút vốn Đến 31/8/2010,SGD3 đã rút 47 triệu USD từ WB và đang tiếp tục giải ngân, rút nốt phần vốn cònlại Quỹ quay vòng mới được hình thành do những món vay ngắn hạn đầu tiên kể từkhi giải ngân lần đầu được trả về Đến 31/8/2010, Quỹ này hiện mới đạt 10 tỷ đồng.

2.3 Quản lý quỹ quay vòng của dự án tài chính nông thôn tại Sở giao dịch III –Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Luận văn trình bày rõ cơ chế hình thành Quỹ quay vòng của Dự án Quỹquay vòng của Dự án được hình thành khi định chế tài chính trả nợ cho Ban quản lýdự án Quỹ được sử dụng để tiếp tục cho vay lại các định chế tài chính và trả nợ gốccho Chính phủ theo lịch.

Thực trạng quản lý Quỹ quay vòng Dự án TCNT được trình bày thông quacác nội dung về cách thức tổ chức quản lý dự án và các số liệu thực tế

Trang 11

Để quản lý Quỹ quay vòng Dự án TCNT, SGD3 đã hệ thống hóa các báo cáoliên quan đến hoạt động của Quỹ, tổ chức công tác lựa chọn các định chế tài chínhtham gia Dự án cũng như thẩm định các Tiểu dự án hợp lệ (phương án sản xuất kinhdoanh của người vay cuối cùng) một cách khoa học, tuân thủ đúng yêu cầu của Nhà tàitrợ thông qua việc minh bạch hóa các tiêu chí lựa chọn, các trình tự về thẩm định dựán, các văn bản quy định về môi trường, trình tự thủ tục môi trường, tổ chức hệ thốngtài chính, kế toán đáp ứng yêu cầu của Dự án và các chuẩn mực của Việt Nam.

2.4 Đánh giá công tác quản lý quỹ quay vòng dự án tài chính nông thôn tại Sởgiao dịch III – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Báo cáo kết thúc của cả hai Dự án TCNT 1 và Dự án TCNT 2 của Ngân hàngThế giới đều khẳng định hai Dự án thành công với mức độ đáp ứng cao các yêu cầuđặt ra

Dự án TCNT 1 đã thành công cả về khối lượng tín dụng và mở rộng tiếp cậntới những người nông dân và các doanh nhân nông thôn Theo báo cáo kết thúc Dựán ngày 15/11/2002 của Ngân hàng Thế giới, tính đến ngày 31/12/2001 đã cókhoảng 600.000 khoản vay từ RDP và FRP được thực hiện Các quỹ giải ngân từ dựán đã tài trợ các dự án đầu tư tương đương khoảng 445 triệu USD Một đô la từ quỹIDA đã tạo ra khoảng 3,98 đô la trong đầu tư ở nông thôn Có được điều này là docác PFI đã cho vay với tỷ lệ lớn và do Ban QLDA/NHNN và các PFI đã sử dụng cóhiệu quả nguồn vốn thế hệ 2 của dự án, quỹ quay vòng RDF Nguồn vốn được giảingân thông qua 7 PFI được lựa chọn và tham gia tích cực, tỷ lệ món vay lại trungdài hạn là 74% Tỷ lệ hoàn trả của người vay lại cho các PFI là 99%, tỷ lệ hoàn trảcủa PFI cho Ban QLDA là 100%.

Dự án TCNT 2 kết thúc ngày 30/9/2010, theo báo cáo kết thúc Dự án TCNT2 ngày 25/5/2010, đến thời điểm kết thúc Dự án, mục tiêu phát triển của Dự án cũngnhư tất cả các chỉ số đầu ra được đáp ứng ở mức cao Các khoản vay trung dài hạntrong danh mục cho vay nông thôn của các PFI tăng từ 12.0% ở thời điểm lựa chọnlên 38.3% vào tháng 9 năm 2009 Qua 6 năm của Dự án, các MFI đã thực hiện

Trang 12

274.047 khoản vay với quy mô trung bình là 340 USD cho các doanh nghiệp vi môvà người nghèo.

Xét về khía cạnh tác động kinh tế xã hội, cả 02 Dự án đã thành công trongviệc trợ giúp các nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện điều kiện sống ở khu vựcnông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao sự cạnh tranhgiữa các định chế tài chính đối với hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính cho kháchhàng ở khu vực nông thôn.

Trang 13

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ QUỸ QUAYVÒNG CỦA DỰ ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN TẠI SỞGIAO DỊCH III – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁTTRIỂN VIỆT NAM

3.1 Định hướng về quản lý và sử dụng nguồn ODA của Việt Nam trong thờigian tới

Chủ trương của Chính phủ là thu hút và sử dụng ODA là tiếp tục tranh thủ điđôi với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA Đồng thời cầntriển khai công tác nghiên cứu việc sử dụng các khoản vay mới có điều kiện kém ưuđãi hơn từ nguồn Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc WB,nguồn Tín dụng thông thường (OCR) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),nguồn Tài trợ chính thức khác (OOF) của Nhật Bản, nhằm chuẩn bị các điều kiệnthu hút và sử dụng có hiệu quả những nguồn vốn ODA

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý quỹ quay vòng dự án tài chính nông thôn tạiSở giao dịch III – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Luận văn tập trung vào một số giải pháp:

Đẩy mạnh các biện pháp thu hút tiểu dự án hợp lệ tham gia Dự án: Thông

qua tuyên truyền quảng bá Dự án, nâng cao khả năng lựa chọn định chế tài chính,thẩm định tiểu dự án nhằm thu hút những định chế tài chính có năng lực tài chínhtốt, khả năng giải ngân phù hợp với Dự án, người vay cuối cùng có phương án sảnxuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu của Dự án

Tăng cường công tác quản lý tài chính của Dự án: Nâng cao trình độ cán

bộ thực hiện giải ngân và nâng cao tính tuân thủ các quy trình thủ tục, hoàn thiệncông tác kế toán và báo cáo, tăng cường công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ, nângcao trình độ công nghệ thông tin

Trang 14

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dự án: Tăng cường kiểm tra, giám

sát định chế tài chính và cả người vay cuối cùng, tăng cường tần suất kiểm tra cũngnhư chi tiết, kỹ lưỡng về nội dung.

Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo cho cán bộ Dự án: BIDV và SGD3

cần cụ thể hóa chính sách đào tạo, chuẩn bị nguồn kinh phí và nâng cao chất lượng đàotạo thông qua việc lựa chọn giảng viên và xây dựng nội dung đào tạo phù hợp.

Đẩy mạnh công tác hướng dẫn thực hiện các quy định về môi trường, đảmbảo mục tiêu phát triển bền vững của Dự án: Cập nhật các văn bản, quy định về

môi trường của Việt Nam, tăng cường cán bộ môi trường của Dự án, tổ chức cáckhóa đào tạo, hướng dẫn về môi trường, kết hợp với các chuyến thực địa giám sátđịnh kỳ về công tác môi trường là cần thiết để phổ biến, điều chỉnh định chế tàichính tham gia tuân thủ các yêu cầu về môi trường của Dự án

3.3 Kiến nghị

Luận văn đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan trong việc hỗ trợcho SGD3 có thể thực hiện và quản lý tốt Quỹ quay vòng của Dự án Trong đó,Chính phủ xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động ngoại giao với các nhà tài trợ quốc tế đểtăng lượng vốn cam kết dành cho Việt Nam, để phát triển các giai đoạn của Dự ánTài chính nông thôn; Ngân hàng nhà nước tăng cường phối hợp về mặt thông tintrong quản trị rủi ro, cập nhật văn bản quy định về hoạt động ngân hàng; Bộ Tàichính hỗ trợ tăng cường năng lực cho BQLDA, nghiên cứu xem xét tính hiệu quảcủa Dự án để kéo dài thời hạn khoản vay lại cho các giai đoạn tiếp theo; Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam nâng cao năng lực tài chính để có thể tiếp cận vớinhững nguồn vốn khác không chỉ nguồn Dự án Tài chính nông thôn, đồng thời phốikết hợp chặt chẽ với các vụ chức năng của NHNN, Ban chỉ đạo Liên ngành của cácDự án để có thể nắm bắt được các cơ hội và có biện pháp ứng xử kịp thời đối vớinhững biến động của hoạt động Dự án.

Trang 15

KẾT LUẬN

Dự án Tài chính nông thôn được đánh giá là một trong dự án tín dụng đạthiệu quả cao về hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, tạo nền tảng bền vững cho sựnghiệp xoá đói giảm nghèo đồng thời hỗ trợ phát triển khu vực tài chính nông thôncho Việt Nam

Được sự tin tưởng của WB và Chính phủ Việt Nam, BIDV được Chính phủgiao làm chủ dự án với chức năng là ngân hàng bán buôn cùng phối hợp tổ chứcthực hiện với 30 ngân hàng và các định chế tài chính khác, hiện đang quản lý số vốncủa Ngân hàng thế giới lên đến gần 550 triệu USD, trở thành đối tác lớn và duy nhấtcủa WB tại Việt Nam trong Chương trình tài chính nông thôn.

Có được những thành công như vậy là do BIDV chú trọng đến công tác tổchức và quản lý Quỹ quay vòng vốn của Dự án, đảm bảo sử dụng vốn đúng mụcđích, tuân thủ các quy định của nhà tài trợ về sử dụng vốn

Qua nghiên cứu, luận văn đã tập trung giải quyết những nội dung sau:

1- Hệ thống hoá những vấn đề có tính lý luận về hệ thống quản lý Quỹ quayvòng Dự án tài chính nông thôn, trình bày những bài học của các nước nhận nguồnvốn TCNT, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

2- Phân tích thực trạng công tác Quản lý Quỹ quay vòng Dự án tài chính nôngthôn của Sở Giao dịch III - Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, tìm ra những kết quả đạtđược cũng như các tồn tại và hạn chế chủ yếu trong hoạt động này của Sở Giao dịch III3- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác công tácQuản lý Quỹ quay vòng Dự án tài chính nông thôn trên cơ sở giải quyết những hạnchế tồn đọng trong quá trình quản lý Quản lý Quỹ quay vòng của Dự án tại Sở giaodịch III –BIDV.

Trang 16

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Là một trong những dự án ODA của Việt Nam, Dự án Tài chính nông thônđã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, nângcao năng lực của các định chế tài chính tham gia dự án, tăng cường khả năng tiếpcận của người nghèo với các dịch vụ tài chính Thông qua việc quản lý, giải ngânkhoản tín dụng hơn 500 triệu USD do WB tài trợ (Dự án Tài chính nông thôn Iđược tài trợ hơn 100 triệu USD, dự án Tài chính nông thôn II, III mỗi dự án đượctài trợ hơn 200 triệu USD), và quỹ vốn quay vòng của Dự án, Dự án là một kênhquan trọng cung cấp vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn

Với hình thức rút vốn dần từ Ngân hàng Thế giới để bồi hoàn cho các khoảnvay mà các định chế tham gia đã giải ngân cho người vay cuối cùng (cá nhân, hộgia đình, doanh nghiệp vi mô, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vựcnông nghiệp nông thôn), cho đến nay Dự án TCNT giai đoạn I & II đã hoàn thànhgiai đoạn rút vốn khoản tín dụng trên, Dự án TCNT III bắt đầu triển khai rút vốn vàgiải ngân Dự án tiếp tục duy trì cho vay từ Quỹ quay vòng do các định chế tàichính hoàn trả gốc tạo nên Quỹ này được duy trì đến năm 2022 (đối với dự án 1),năm 2028 (đối với dự án 2), năm 2032 (đối với Dự án 3).

Cho đến nay, Quỹ quay vòng của Dự án đã lên tới 5.000 nghìn tỷ đồng.Việc quản lý hiệu quả Quỹ này cũng là một yêu cầu được đặt ra đối với Dự án.

Dự án TCNT I đã kết thúc giai đoạn rút vốn giải ngân vào tháng 12 năm 2001.Dự án TCNT II vừa hoàn thành công tác khóa sổ dự án, kết thúc giai đoạn rút vốntừ Ngân hàng Thế giới vào tháng 8/2010 Vì vậy, công tác quản lý quỹ quay vòngcủa Dự án càng trở nên quan trọng

Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu công tác quản lý các quỹ quayvòng và tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý các Quỹ này là hết sức cần

thiết và hữu ích Do vậy, đề tài “Quản lý Quỹ quay vòng của Dự án Tài chính

nông thôn tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được

lựa chọn nghiên cứu.

Trang 17

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý quỹ quay vòng của các dự án ODA - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Quỹ quay vòng của Dự án Tài chínhnông thôn tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý Quỹ quay vòng tại Sở Giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

-3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Nghiên cứu công tác quản lý Quỹ quay vòng của Dự án Tàichính nông thôn và tại Sở Giao dịch III – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

- Phạm vi: Nghiên cứu công tác quản lý Quỹ quay vòng của Dự án Tài chính

nông thôn tại Sở Giao dịch III – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam từ lúcthực hiện dự án đến nay.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn là điều tranghiên cứu, thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, ngoại suy và so sánh

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, các bảngbiểu, sơ đồ, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1 Những vấn đề cơ bản về quản lý quỹ quay vòng của các dựán ODA

Chương 2 Thực trạng quản lý Quỹ quay vòng của Dự án Tài chính nôngthôn tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chương 3 Giải pháp tăng cường quản lý Quỹ quay vòngcủa Dự án Tài chính nông thôn tại Sở Giao dịch III - Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam

Trang 18

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ QUỸ QUAY VÒNG CỦA CÁC DỰ ÁN ODA

1.1 Tổng quan về quản lý dự án ODA

1.1.1 Khái niệm quản lý dự án ODA

Để có thể đưa ra khái niệm về quản lý dự án ODA, các khái niệm liên quanlần lượt được làm rõ.

Nguồn vốn ODA

ODA – tên viết tắt 3 chữ cái đầu tiếng Anh “Official DevelopmentAssistance” dịch là Hỗ trợ phát triển chính thức, được hiểu là nguồn vốn cho vay ưuđãi kết hợp với nguồn viện trợ có ràng buộc mà quốc gia này dành cho quốc giakhác có thể là trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua hình thức ủy thác cho các Tổ chứcquốc tế đa phương thực hiện Nguồn vốn này có sự ưu đãi về mặt tài chính, giá trịcủa phần viện trợ không hoàn lại và giá trị các ưu đãi này chiếm ít nhất 25% trongtoàn bộ giá trị của khoản tài trợ

UNDP (Chương trình phát triển liên hợp quốc) đưa ra định nghĩa ODA trong“Báo cáo tổng quan viện trợ phát triển chính thức Việt Nam – tháng 12/2002” như

sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ khônghoàn lại và các khoản cho vay đối với các nước đang phát triển, cụ thể là (i) do khuvực chính thức thực hiện; (ii) chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi;(iii) cung cấp với các điều khoản ưu đãi về mặt tài chính (nếu là vốn vay thì cóphần không hoàn lại ít nhất là 25%)”.

Như vậy là, ODA là một hình thức đầu tư nước ngoài, trong đó có yếu tố “hỗtrợ” bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặclãi suất thấp với thời gian vay dài, vì mục tiêu “phát triển” thể hiện ở mục tiêu danhnghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước

Trang 19

được đầu tư, và thường theo con đường “chính thức” thông qua Chính phủ các nướcnhận hỗ trợ

Với một số đặc điểm của nguồn vốn ODA:

- Lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 1-2%/năm)

- Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàntrả và thời gian ân hạn 8-10 năm)

- Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấpnhất là 25% của tổng số vốn ODA;

Một quốc gia khi tiếp nhận nguồn ODA có rất nhiều thuận lợi:

- Bổ sung nguồn vốn trung-dài hạn lãi suất ưu đãi cho đầu tư phát triển:

ODA là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại hoặc với lãi suất rất thấp và có thời hạnrất dài cho nên có thể tận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng qua đó tạo môi trườngthuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như FDI hay các nguồn vốntài trợ khác của các công ty, tổ chức kinh tế quốc tế khác Hệ thống giao thông(đường bộ, cảng biển, đường sắt, đường hàng không, hệ thống điện quốc gia, …đềutrong đối tượng được tài trợ).

- Góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển xã hội: Ngoài những chương

trình, dự án trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo về nguồn vốn để phát triển kinh tế, tạothêm công ăn việc làm, việc đầu tư cho khu vực công từ nguồn ODA của Chính phủcũng trực tiếp hoặc gián tiếp gia tăng phúc lợi cho khu vực dân cư nghèo ở miền núivà nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội nói chung.

- Tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Nhiều dự án ODA

hỗ trợ bảo vệ môi trường ở các thành phố lớn Nhiều dự án ODA đã dành cho việctăng cường hệ thống cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn; cải thiện hệ thống thoátnước thải ở các thành phố lớn; bảo tồn các di tích văn hóa hay cá danh lam thắngcảnh…Các dự án ODA thường có ràng buộc, quy định cụ thể, nghiêm ngặt về việcthuân thủ các quy định về môi trường của nhà tài trợ, điều này góp phần nâng caonhận thức của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh khi tiếp nhận nguồn vốn trongviệc tuân thủ quy định và gìn giữ môi trường, phát triển bền vững.

Trang 20

- Nâng cao năng lực thể chế, cải cách chính sách kinh tế: ODA đã góp phần

tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộccải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế theolịch trình phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và lộ trình chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường năng lực con người… Mục đích của việcnày là tạo khả năng cho việc chuyển giao nguồn vốn và công nghệ từ các nước pháttriển tới các nước đang phát triển một cách dễ dàng, thông qua các hình thức đàotạo, ứng dụng công nghệ mới, tuyển chọn các tư vấn quốc tế trong từng lĩnh vựcgiúp nước tiếp nhận khoản vay triển khai, hấp thụ nguồn vốn có hiệu quả Thôngqua các dự án ODA, đội ngũ nhân lực được đào tạo và tạo và đào tạo lại; nhiềucông nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý hiện đại được chuyển giao.

- Tạo quan hệ đối tác chặt chẽ: Quan hệ giữa phía tiếp nhận ODA và các nhà

tài trợ đã được thiết lập trên cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bêntiếp nhận ODA thông qua các hoạt động hài hoà và tuân thủ các quy trình và thủ tụcODA Điều này được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như phát triển các quan hệ đối táctrong nông nghiệp, lâm nghiệp, hiệu quả viện trợ nghiên cứu áp dụng các mô hìnhviện trợ mới (hỗ trợ ngân sách, tiếp cận ngành, ), hài hoà quá trình chuẩn bị dự án,thống nhất hệ thống báo cáo, hài hoà hoá quá trình mua sắm, tăng cường năng lựctoàn diện về quản lý ODA

Ngoài ra, nhờ việc chuyển giao và tiếp nhận nguồn vốn ODA, Chính phủnước tiếp nhận cũng gia tăng ngoại tệ, bù đắp thiếu hụt cán cân thanh toán; tạo cầunối giao lưu văn hóa, chính trị, con người giữa các quốc gia…

Bên cạnh những thuận lợi đó, việc tiếp nhận ODA có những bất lợi nhất định:- Do ODA có một phần là vốn vay với lãi suất thấp và thời hạn vay dài Cáckhoản vay luôn đi kèm với nghĩa vụ trả nợ, do thời hạn vay dài cho nên sẽ dẫn tới

gánh nặng nợ cho tương lai Đây là 1 sự rủi ro tiềm ẩn đối với khả năng thanh toán

của một quốc gia Đặc biệt, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quyhoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lýthấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự

Trang 21

án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn nàycòn thấp có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.

- ODA thường gắn với yếu tố chính trị, và quyền lợi kinh tế của các nướctài trợ Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược

như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về anninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị Vì vậy, họ đều có chính sáchriêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêuưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trongnước, khu vực và trên thế giới) Ví dụ: Các điều kiện đó là mở rộng hàng rào thuếquan, sự phụ thuộc về thương mại quốc tế Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắnvới các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của nước tàitrợ Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thôngthường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước tàitrợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dướihình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.

- Rủi ro tỷ giá: Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốnODA phải hoàn lại tăng lên Thời gian vay càng kéo dài thì chênh lệch tỷ giá cànglớn và NSNN phải gánh chịu và bù đắp các rủi ro tỷ giá, nếu không có chính sáchquản lý nợ thận trọng sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trong tương lai

Có nhiều phương thức tài trợ ODA:

- Viện trợ theo chương trình: Các khoản hỗ trợ vào các lĩnh vực như đầu tưhỗ trợ Cán cân thanh toán và Ngân sách của Chính phủ; kèm theo các khoản việntrợ là các điều kiện liên quan đến cải cách chính sách

- Viện trợ theo dự án: Những khoản việc trợ có các mục tiêu cụ thể Các hoạtđộng và chi tiêu của dự án được chi tiết hóa và thường không kèm theo các điềukiện thay đổi chính sách Có 3 phương thức viện trợ theo dự án:

+ Viện trợ thông qua Chính phủ: là hình thức viện trợ trong đó Chính phủcác nước tiếp nhận phải tự chịu trách nhiệm quản lý dự án, tự kiểm soát việc sửdụng nguồn vốn của nhà tài trợ Vốn viện trợ của dự án được giải ngân trực tiếp vào

Trang 22

một tài khoản của Chính phủ Các nhà tài trợ đưa ra những quy định và nguyên tắc chitiêu cho các nội dung của dự án, và đòi hỏi sự minh bạch trong việc chi tiêu dự án

+ Viện trợ dự án do nhà tài trợ quản lý: các nhà tài trợ trực tiếp nắm quyền vàchịu trách nhiệm thực hiện và kiểm soát, quản lý các hoạt động chi tiêu cho dự án

+ Viện trợ thông qua các tổ chức phi chính phủ: Các nhà tài trợ ký các hợpđồng với các tổ chức phi chính phủ nêu rõ các hoạt động sẽ được thực hiện và các điềukiện thực hiện dự án như kế hoạch sử dụng vốn, công tác kế toán, kiểm toán dự án

Dự án ODA

Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được

một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trongkhoảng thời gian xác định, dựa trên những nguồn lực xác định Sản phẩm chuyểngiao do dự án tạo ra là hạng mục cuối cùng của dự án Dự án có thể được chia rathành những nhiệm vụ nhỏ hơn, được phối hợp với nhau nhằm đạt được mục tiêu

của dự án Một số ví dụ về dự án như: làm đường, xây bệnh viện, cải cách sách giáokhoa,vv.

Một số đặc tính của Dự án:

- Tính mục tiêu: Dự án bao giờ cũng có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng;Định hướng mục tiêu luôn được duy trì trong suốt dự án và Sản phẩm cuối cùngluôn được đánh giá xem có phù hợp, có đạt được mục tiêu không

- Có các hạn định rõ ràng: Lịch biểu được xác định trước; Các ngày bắt đầu,ngày kết thúc rõ; Các mốc được theo dõi và đem ra đánh giá.

- Sự giới hạn: Giới hạn về nguồn lực; Giới hạn về kinh phí; Giới hạn về thời gian.Có thể phân loại Dự án theo nhiều tiêu chí khác nhau, tuy nhiên, nếu phân theomục tiêu dự án, Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án hỗ trợ kỹ thuật

Dự án đầu tư là dự án tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất

nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng caochất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trongkhoảng thời gian xác định

Trang 23

Dự án hỗ trợ kỹ thuật là dự án có mục tiêu hỗ trợ phát triển năng lực và thể

chế hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào kỹ thuật để chuẩn bị, thực hiện các chươngtrình, dự án thông qua các hoạt động cung cấp chuyên gia, đào tạo, hỗ trợ trang thiếtbị, tư liệu và tài liệu, tham quan khảo sát, hội thảo.

Các dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là dự án ODA) được

hiểu là các dự án thuộc khuôn khổ hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính phủ mộtnước và nhà tài trợ.

Có nhiều cách phân chia dự án ODA theo các loại hình khác nhau, nhưng nếu xéttheo tính chất sử dụng vốn, dự án ODA được xác định theo các loại hình sau:

- Dự án xây dựng cơ bản(XDCB) : Là dự án đầu tư liên quan đến việc xây

dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích pháttriển, duy tu, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ trang thiết bị đikèm công trình;

- Dự án hành chính sự nghiệp(HCSN): Là dự án đầu tư cho các nội dung chi

có tính chất HCSN theo quy định của Mục lục Ngân sách nhà nước;

- Dự án hỗn hợp vừa xây dựng XDCB, HCSN và cho vay lại: là dự án kết

hợp ít nhất 2 trong 3 nội dung chi có tính chất XDCB, HCSN, cho vay lại (gồm cảcho vay lại các dự án tín dụng hoặc hợp phần tín dụng).

Trang 24

1.1.2 Các nội dung quản lý dự án ODA

Quản lý dự án ODA phải đáp ứng những yêu cầu của chủ đầu tư và nhà tàitrợ, bao gồm: i)Mục tiêu của chủ đầu tư và nhà tài trợ; ii) Thời gian, chi phí,và chấtlượng dự án; iii) Những yêu cầu xác định (nhu cầu) và những yêu cầu không xácđịnh (mong muốn) Những yêu cầu này được thực hiện thông qua việc quản lý ởtầm vĩ mô và tầm vi mô với các nội dung công việc, lĩnh vực quản lý đa dạng 1.1.2.1 Quản lý dự án ODA tầm vĩ mô:

a Nội dung quản lý dự án theo các giai đoạn của Dự án

Để có thể quản lý dự án ODA từng giai đoạn của dự án, chúng ta cần hiểu vềchu kỳ (vòng đời) của dự án Vòng đời dự án cung cấp khung chung cho việc thựchiện dự án, làm cho công việc dự án rõ ràng và dễ dự đoán hơn, cũng như thời điểmđưa ra các quyết định, mốc rõ ràng hơn Hoạt động của cán bộ liên quan tới quản lýdự án luôn gắn liền với vòng đời dự án

Chu kỳ hay vòng đời của dự án ODA bao gồm các giai đoạn:

- Hình thành và xác định vốn dự án: Là giai đoạn đầu tiên của dự án, xácđịnh các ý tưởng thiết kế dự án Nội dung quản lý: Dựa trên các quy hoạch hoặcchiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, quốc gia trong từng giai đoạnđể định hướng xây dựng dự án Công việc này được thực hiện bởi cơ quan chínhquyền địa phương và trung ương

- Chuẩn bị dự án: Trên cơ sở bước 1, hàng năm các nước vay vốn tiến hànhxây dựng danh mục các chương trình, dự án khả thi dự kiến sử dụng nguồn vốnODA để tiến hành Nội dung quản lý dự án ODA giai đoạn này là xem xét, thôngqua danh mục các chương trình, dự án khả thi cả về mặt kinh tế và kỹ thuật để cóthể vận động vay vốn trong năm tài khóa tiếp theo Công việc này được thực hiệnbởi Chính phủ

- Thẩm định, phê duyệt dự án: Tùy theo phạm vi, tính chất, quy mô của dựán ODA mà Chính phủ giao cho các cơ quan khác nhau để tiến hành thẩm định dựán ODA Nội dung công tác thẩm định dự án gồm: Thẩm định về mặt kinh tế, tàichính; thẩm định về kỹ thuật, thẩm định về mặt xã hội, thẩm định về môi trường,

Trang 25

ngoài ra còn có thể thẩm định về một vài nội dung khác tùy theo từng dự án như cácngoại lệ về chính sách, các chính sách an toàn được áp dụng…Khi kết quả thẩmđịnh dự án là khả thi và phù hợp với kết quả thẩm định của bên tài trợ thì dự án cóthể được phê duyệt Một kết quả thẩm định chính xác, cụ thể có vị trí vô cùng quantrọng, quyết định đến việc dự án có được thực thi hay không, và khi thực thi có đemlại hiệu quả kinh tế không, khả năng trả nợ của dự án có được đảm bảo hay không.

Trường hợp dự án được phê duyệt, kết thúc giai đoạn này, các bên tài trợ vànhận tài trợ tiến hành đàm phán, ký kết Hiệp định vay vốn Hiệp định vay vốn là tàiliệu pháp lý quan trọng đòi hỏi việc nghiên cứu kỹ và đưa ra đàm phán các nội dungvà các điều khoản làm cơ sở cho việc ban hành các tài liệu hướng dẫn tiếp theotrong quá trình thực hiện.

- Chuẩn bị thực hiện và lập kế hoạch dự án: giai đoạn này có thể gồm cácgiai đoạn phụ Thành lập ban quản lý dự án, xây dựng cấu trúc, tổ chức và các quytrình thực hiện, lập kế hoạch và lịch trình dự án Sau khi đã ký kết Hiệp định tài trợvới phía nước ngoài, nước chủ quản giao cho đơn vị nào đó tiếp quản và thực hiệndự án Ban quản lý dự án được thành lập và thiết lập các quy trình nhỏ để thực hiệndự án, lập kế hoạch, lịch trình tiến độ cụ thể cho dự án.

- Tổ chức triển khai, thực hiện dự án: Ban quản lý dự án thực hiện các thủtục cần thiết để rút vốn và giải ngân, sử dụng vốn vay, mua sắm hàng hóa và dịchvụ, đấu thầu các hạng mục công trình, kiểm tra, kiểm toán, giám sát sử dụng vốn,…với sự phối hợp, thông qua và kiểm soát của các bộ ngành liên quan và phía nhà tàitrợ

- Kiểm tra và giám sát dự án: Là công việc thường xuyên và song hành vớiquá trình tổ chức triển khai, thực hiện dự án Sự giám sát này được thực hiện bởinhà tài trợ, Chính phủ và các bộ ngành liên quan, Ban quản lý dự án, các đơn vịtrung gian sử dụng vốn dự án, kiểm toán dự án Việc kiểm tra giám sát này thựchiện dưới nhiều hình thức khác nhau: kiểm tra giám sát định kỳ, kiểm soát chi tiêudự án, các trao đổi, thảo luận giữa các bên liên quan khi có vấn đề phát sinh, hoặcgián tiếp qua các báo cáo, số liệu về tình hình sử dụng vốn dự án…Nội dung giám

Trang 26

sát: giám sát sự tuân thủ các quy định của Chính phủ, của nhà tài trợ, và các ràngbuộc pháp lý khác.

- Đánh giá, kết thúc dự án: Khi nhà tài trợ giải ngân hết khoản vốn theo camkết cho nước tiếp nhận, công tác khóa sổ dự án được thực hiện Nhà tài trợ cũngnhư nước tiếp nhận đánh giá tổng kết việc sử dụng vốn vay của nước tiếp nhậntrong quá trình thực hiện rút hết khoản vốn dự án từ phía nhà tài trợ Nội dung thựchiện là điều tra, khảo sát, thống kê các số liệu, phân tích, đánh giá tổng thể về kếtquả thực hiện dự án về các khía cạnh khác nhau để có thể đưa ra cá bài học kinhnghiệm cho quá trình thực hiện dự án ở giai đoạn tiếp theo hoặc các dự án tương tựở các quốc gia khác nhau

b Nội dung quản lý theo nội dung công việc

Quản lý ở tầm vĩ mô (cấp Nhà nước) Nhà nước quản lý vĩ mô đối với dự ánODA theo những nội dung sau:

+ Cung cấp cơ sở pháp lý cho việc quản lý và thực hiện dự án ODA: Do tínhchất của nguồn vốn có sự liên quan đến nhà tài trợ nước ngoài, có sự phối hợp củanhiều cơ quan hữu quan, gồm nhiều bước quy trình thủ tục nên việc đưa ra các hệthống văn bản luật, nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngànhcho việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA là vô cùng cần thiết

+ Quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng ODA chotừng thời kỳ, tạo định hướng cho việc đầu tư các dự án ODA: Để việc sử dụngnguồn ODA có hiệu quả, Chính phủ cần có chiến lược quy hoạch, kế hoạch thu hútvà sử dụng ODA cho từng thời kỳ, chiến lược và kế hoạch này phải bám sát mụctiêu phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia.

+ Thẩm định và phê duyệt các dự án ODA: Việc thực hiện dự án ODA cóthành công và đạt các mục tiêu đề ra của dự án, tác động kinh tế-xã hội tích cực haykhông được quyết định một phần bởi khâu thẩm định và phê duyệt dự án Chínhphủ chịu trách nhiệm phê duyệt dự án ODA trên cơ sở thẩm định chặt chẽ, kỹ càngvề cơ sở cho việc thực hiện dự án, mục tiêu của dự án, kế hoạch tổ chức thực hiệndự án, cơ chế tài chính của dự án, mục tiêu dự án, kết quả dự án, các cấu phần hoạt

Trang 27

động, ngân sách dự kiến, theo dõi và đánh giá dự án, tác động của dự án, đánh giácác rủi ro và biện pháp khắc phục, tính bền vững,

+ Xây dựng, vận hành và hoàn thiện hệ thống thông tin theo dõi, đánh giácác chương trình, dự án ODA; tạo điều kiện chia sẻ thông tin và khai thác có hiệuquả hệ thống này: Hệ thống thông tin tạo sự minh bạch, kịp thời và hỗ trợ tốt choChính phủ trong việc quản lý, đánh giá các dự án ODA, cho các cơ quan hữu quankhai thác các nội dung đến việc triển khai thực hiện dự án, kết quả và bài học kinhnghiệm của dự án.

+ Bố trí đầy đủ, kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA và vốn đốiứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện các chương trình, dự án ODA đã ký kết: Saukhi đã phê duyệt dự án với nội dung ngân sách dự kiến và nguồn huy động dự kiến,Chính phủ cần thực hiện chuẩn bị: (i) vốn đối ứng (ii) vốn phục vụ chuẩn bị triểnkhai chương trình, dự án.

+ Chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc xác định, chuẩn bị, quảnlý, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án ODA

+ Kiểm tra, đánh giá tình hình, hiệu quả thực hiện các dự án: Xây dựng, kiệntoàn hệ thống theo dõi, đánh giá chương trình, dự ánODA trong ngành, địa phươngmình; kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn của chương trình, dự án ODAtheo thẩm quyền

1.1.2.2 Quản lý dự án ODA tầm vi mô:

a Xét theo nội dung công việc

Quản lý ở tầm vi mô đối với mỗi dự án ODA cũng bao gồm các nội dungcủa quản lý dự án như sau:

+ Tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện dự án; ký kết các hợp đồng theo quyđịnh của pháp luật: Ban quản lý dự án được thành lập để quản lý và triển khai thựchiện dự án Các hợp đồng vay vốn, đấu thầu, tư vấn, kiểm toán,…do ban quản lý dựán xúc tiến và ký kết phục vụ điều hành dự án.

Trang 28

+ Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán các hạng mục côngtrình: Khâu thẩm định này được thực hiện ở mức độ chi tiết cho từng hạng mục, baogồm các thiết kế kỹ thuật, dự toán chi phí đảm bảo tính khả thi.

+ Đàm phán, ký kết, giám sát việc thực hiện các hợp đồng và xử lý các viphạm hợp đồng: Việc triển khai dự án ODA, đặc biệt là các dự án xây dựng phátsinh rất nhiều quan hệ hợp đồng kinh tế Các hợp đồng này đòi hỏi được quan tâmtừ khâu đàm phán, ký kết, giám sát để đảm bảo tính chặt chẽ, chống lãng phí, thấtthoát, tuân thủ các quy định trong nước, yêu cầu của nhà tài trợ.

+ Kiến nghị với Cơ quan chủ quản về cơ chế, chính sách bảo đảm việc thựchiện dự án phù hợp với cam kết quốc tế: Ban quản lý dự án trực tiếp làm việc vớinhà tài trợ trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo, giám sát, do đó, thườngxuyên nhận các phản hồi từ phía nhà tài trợ Trong quá trình thực hiện, Ban quản lýdự án cần kịp thời kiến nghị với Cơ quan chủ quản để giải quyết các phát sinh liênquan đển cơ chế, chính sách bảo đảm việc thực hiện dự án phù hợp với cam kếtquốc tế.

+ Thực hiện công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu: Việcthực hiện dự án phát sinh nhiều gói thầu cho các hạng mục, công tác đấu thầu cầnthực hiện nghiêm túc, tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu, tránh tiêucực trong việc sử dụng vốn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả dự án và uy tín của quốcgia đối với nhà tài trợ

+ Lập tiến độ và giám sát, kiểm tra đảm bảo cho dự án thực hiện đúng thờihạn đã định: Ngoài các báo cáo tiến độ cho phía nhà tài trợ, ban quản lý dự án cầnlập tiến độ triển khai dự án và thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện đảmbảo hoàn thành đúng thời hạn

+ Quản lý và giải quyết những xung đột nảy sinh trong quá trình quản lý dựán: Những tranh chấp về hợp đồng, những tác động ngoài dự kiến đến bộ phận dâncư khi thực thi dự án gây mâu thuẫn và tranh chấp,…đều có thể xảy ra và cần tínhtoán và giải quyết theo đúng quy định của pháp luật

+ Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan cho các bên, quản lý hợp đồng và

Trang 29

tư vấn lập và thực hiện dự án; chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý và độ tin cậy củacác thông tin, tài liệu đã cung cấp; lưu trữ hồ sơ, tài liệu về dự án theo quy định củapháp luật.

+ Thực hiện giám sát, đánh giá dự án, quản lý khai thác dự án: Đây là khâuquan trọng quyết định hiệu quả của dự án Công tác này thực hiện thường xuyêncho tới khi kết thúc dự án; với nhiều hình thức giám sát khác nhau, ban quản lý dựán xây dựng các tiêu chí đánh giá, đánh giá và tổng hợp báo cáo phục vụ hoạt độngvà gửi các bên liên quan đến dự án

b Xét theo lĩnh vực quản lý

Quản lý dự án ODA ở tầm vi mô bao gồm:

Quản lý tổng hợp: lập kế hoạch tổng hợp cho dự án, tổ chức dự án theo một

trình tự logic, chi tiết hóa các mục tiêu dự án thành những công việc cụ thể, theodõi, đánh giá, kiểm soát những thay đổi một cách toàn diện

Quản lý phạm vi: quy hoạch, xác định và kiểm tra phạm vi, đồng thời kiếm

soát những thay đổi trong phạm vi của dự án

Quản lý thời gian, lịch trình: xác định các hoạt động, sắp xếp các hoạt động,

dự đoán thời gian của các hoạt động, thực hiện và kiểm soát các hoạt động sao chođúng tiến độ xác định

Quản lý chi phí: dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ

cho từng công việc và toàn bộ dự án, tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo những thôngtin về chi phí nhằm đảm bảo cho dự án thực hiện trong phạm vi ngân sách đề ra

Quản lý hợp đồng, mua sắm: lựa chọn, thương lượng, quản lý các hợp đồng vàđiều hành việc mua sắm nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết cho dự án

Quản lý nhân lực: tận dụng, sắp xếp nguồn nhân lực có trong dự án một

cách hiệu quả, tiến hành cân đối nguồn nhân lực tại các thời điểm, các giai đoạnkhác nhau của dự án

Quản lý thông tin: thu thập, phổ biến, lưu trữ và sắp đặt cơ bản thông tin

trong dự án được thực hiện đúng hạn và thích hợp

Trang 30

Quản lý xung đột: Trong quá trình thực hiện dự án, nhà quản lý luôn phải

đối mặt với những xung đột phát sinh Quản lý xung đột là việc giải quyết nhữngxung đột phát sinh, khai thác những xung đột tích cực và hạn chế những xung độttiêu cực nhằm tạo sự thông suốt cho quá trình thực hiện dự án

Quản lý rủi ro – cơ hội: Hầu như tất cả các dự án đều phải đối mặt với nhiều

vấn đề môi trường-xã hội trong quá trình thực hiện dự án, trong đó có những vấn đềkhông lường trước được gây ra rủi ro hoặc cơ hội đối với dự án Những tác độngtiêu cực từ môi trường bên trong và bên ngoài mang lại rủi ro đối với dự án, ngượclại những tác động tích cực có tác động lại mang tới cơ hội tốt để dự án tiến hànhhiệu quả Quản lý rủi ro – cơ hội giúp nhà quản lý các phương pháp dự báo, địnhlượng các yếu tố rủi ro – cơ hội nhằm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi rođồng thời tận dụng cơ hội nảy sinh trong quá trình quản lý dự án

- Quản lý tác động môi trường-xã hội: Hầu như tất cả các dự án đều phải đối

mặt với nhiều vấn đề môi trường-xã hội trong quá trình thực hiện dự án, trong đó cónhững vấn đề không lường trước được.

- Quản lý chất lượng: Theo dõi, đánh giá dự án đưa ra các kiến nghị điều

chỉnh cần thiết, kịp thời đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của cáccấp quản lý nhằm đảm bảo dự án được thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảođảm chất lượng trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định

1.1.3 Các đặc trưng của quản lý dự án ODA

a) Đặc điểm của dự án ODA

- Nguồn vốn: Toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn thực hiện dự án ODA là do

các tổ chức/chính phủ nước ngoài, các tổ chức song phương tài trợ Cơ chế tài chínhtrong nước đối với việc sử dụng ODA là cấp phát, cho vay (toàn bộ/một phần) từngân sách Nhà nước Các dự án ODA thường có vốn đối ứng là khoản đóng góp củaphía Việt Nam bằng hiện vật và giá trị để chuẩn bị và thực hiện các chương trình,dự án (có thể dưới dạng tiền đuợc cấp từ ngân sách hoặc nhân lực, cơ sở vật chất).Nguồn vốn là điểm khác biệt lớn nhất giữa dự án ODA với với các dự án khác; kèm

Trang 31

theo nó là các yêu cầu, quy định, cơ sở pháp lý về quản lý và thực hiện của nhà đầutư và nhà tài trợ.

- Tính tạm thời: Tính tạm thời có nghĩa là các dự án ODA có khởi điểm và

kết thúc xác định Dự án không phải là loại công việc hàng ngày, thường tiếp diễn,lặp đi lặp lại theo quy trình có sẵn Dự án có thể thực hiện trong một thời gian ngắnhoặc có thể kéo dài trong nhiều năm Về mặt nhân sự, dự án không có nhân công cốđịnh, họ chỉ gắn bó với dự án trong một khoảng thời gian nhất định (một phần hoặctoàn bộ thời gian thực hiện dự án) Khi dự án kết thúc, các cán bộ dự án có thể phảichuyển sang/tìm kiếm một công việc/hợp đồng mới.

- Duy nhất: mặc dù có thể có những mục đích tương tự, nhưng mỗi dự án

ODA phải đối mặt với những vấn đề về nguồn lực, môi trường và khó khăn khácnhau Hơn thế nữa, ở mức độ nhất định, mỗi dự án đem lại các sản phẩm, dịch vụ“duy nhất”, không giống hoàn toàn với bất kỳ dự án nào khác Ví dụ như đều vớimục đích xây nhà nhưng các dự án có sự khác biệt về chủ đầu tư, thiết kế, địa điểm,vv Khi sử dụng kinh nghiệm của trong việc lập kế hoạch các dự án tương tự nhau,cần phải hiểu rõ các đặc trưng riêng của mỗi dự án Hơn thế nữa, cần phải phân tíchthật kỹ lưỡng cũng như có kế hoạch chi tiết trước khi bắt đầu thực hiện.

- “Phát triển và chi tiết hoá” liên tục: Đặc tính này đi kèm với tính tạm thời

và duy nhất của một dự án ODA Trong suốt quá trình thực hiện dự án, ở mỗi bướcthực hiện cần có sự phát triển và liên tục được cụ thể hoá với mức độ cao hơn, kỹlưỡng, công phu hơn

- Giới hạn: Mỗi dự án ODA được thực hiện trong một khoảng thời gian,

nguồn lực và kinh phí nhất định Các nhà quản lý cần phải liên tục cân bằng về nhucầu, tài chính, nguồn lực và lịch trình để hoàn thành dự án, đảm bảo yêu cầu củanhà đầu tư và nhà tài trợ.

b) Đặc điểm của quản lý dự án ODA

Do những đặc điểm riêng của dự án ODA như đã trình bày trên, việc quản lýdự án ODA cũng có những đặc trưng nhất định

- Đáp ứng yêu cầu nhà tài trợ, tuân thủ cơ chế, chính sách, văn bản quy định

Trang 32

của Chính phủ: Như trên đã nói, nguồn hình thành ODA là từ ngân sách của tổ chức

tài trợ và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách nước nhận tài trợ nên việc giải ngân phảiđem lại lợi ích cho nước nhận tài trợ và đảm bảo được mục tiêu của các nhà tài trợ.Nhiều khi những mục tiêu này không phải là “cho không, biếu không” mà là nhữngđiều kiện có lợi cho việc phát triển thị trường, đảm bảo an ninh, phát triển quân sự,các mục tiêu chính trị, kinh tế khác… của các nhà tài trợ

Quá trình thực hiện dự án ODA phải tuân thủ luật pháp nước sở tại và nhữngđiều kiện đã thỏa thuận với nhà tài trợ Do vậy, tìm hiểu các văn bản pháp luật củanước sở tại và nhà tài trợ liên quan tới dự án ODA, nắm vững cơ sở pháp lý choviệc quản lý dự án ODA là công việc đặc biệt cần quan tâm tiến hành

- Tính hiệu quả, bám sát mục tiêu là rất quan trọng:

Trong dự án ODA luôn có sự khác nhau giữa người cấp vốn và người sửdụng vốn: Vì vậy, việc quản lý dự án ODA dễ nảy sinh những tiêu cực như thamnhũng, lãng phí, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả dự án Do đó cần phải có một cơchế quản lý minh bạch, đồng bộ, kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với

các dự án ODA để có thể sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn này.

Các dự án ODA thường được ưu tiên cho các mục tiêu phát triển kinh tế xãhội theo chính sách vĩ mô, không sử dụng trực tiếp cho lĩnh vực kinh doanh nhằmmục đích sinh lợi Ở Việt Nam, các dự án ODA tập trung vào những lĩnh vực sau:

+ Xoá đói giảm nghèo, trước hết tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa + Y tế, dân số và phát triển

+ Giao thông vận tải, thông tin liên lạc + Năng lượng

+ Cơ sở hạ tầng xã hội (các công trình phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục vàđào tạo, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường)

+ Hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội+ Hỗ trợ cán cân thanh toán

+ Giáo dục, phát triển nguồn nhân lực KTVT

Trang 33

+ Các vấn đề xã hội (tạo việc làm, cấp nước sinh hoạt, phòng chống dịchbệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội)

+ Bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên;nghiên cứu khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai

+ Nghiên cứu chuẩn bị các chương trình, dự án phát triển (quy hoạch, điềutra cơ bản)

+ Cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lýNhà nước ở Trung ương, địa phương và phát triển thể chế.

Nhà tài trợ xác định mục tiêu của Dự án rất rõ ràng ngay từ đầu Dự án, khiđồng vốn bị sử dụng sai mục đích, nhà tài trợ có thể ngay lập tức thu hồi vốn đầu tưvà việc này ảnh hưởng tới uy tín huy động và sử dụng ODA và khả năng huy độngODA cho nước sở tại Bám sát mục tiêu của Dự án là nội dung xuyên suốt và quantrọng số 1 trong các nội dung cần lưu ý khi sử dụng nguồn ODA.

- Sáng tạo trong quản lý, đúc kết các bài học kinh nghiệm trong việc thựchiện là cần thiết: Do đặc điểm tính tạm thời, và duy nhất của Dự án ODA, mỗi Dự

án ODA có cách thức triển khai, tổ chức thực hiện cụ thể khác nhau Vì vậy, côngtác quản lý dự án đòi hỏi sự sáng tạo và linh hoạt, tìm kiếm đề xuất cái mới, tìm tòiđề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Ngượclại, do đặc điểm chung về nguồn vốn nên quy trình, thủ tục thực hiện các dự ánODA cũng có nhiều điểm giống nhau Việc đúc kết các bài học kinh nghiệm trongquá trình thực hiện có ý nghĩa không chỉ đối với các giai đoạn tiếp theo của Dự ánmà còn có ý nghĩa đối với các Dự án khác sử dụng nguồn vốn ODA

1.2 Quản lý quỹ quay vòng của dự án oda

1.2.1 Khái niệm quỹ quay vòng của dự án ODA

Quỹ quay vòng là một quỹ được thiết lập cho một mục đích xác định, theonguyên tắc là các khoản hoàn trả quỹ có thể tái sử dụng cho cùng mục đích đó

Quỹ quay vòng có thể được lập nên bởi cá nhân, tổ chức trong hoặc ngoàinước

Trang 34

Quỹ quay vòng của dự án ODA: Khái niệm quỹ quay vòng của dự án ODAthường được áp dụng cho loại hình dự án cho vay lại/tín dụng hay có cấu phần tíndụng Trong đó, nguồn vốn này không chỉ được sử dụng một lần, cho một đối tượngthụ hưởng mà có thể được tái sử dụng theo đúng nguyên tắc và mục đích sử dụngnguồn vốn từ các khoản hoàn trả lại quỹ của đối tượng thụ hưởng trước

Nếu xét theo nghĩa rộng, thì quỹ quay vòng của dự án ODA chính là tổng sốtiền được tài trợ và tạo ra trong quá trình thu hồi vốn và tái sử dụng vốn trongkhuôn khổ dự án hỗ trợ phát triển chính thức theo hình thức tín dụng, trong đó cáckhoản hoàn trả lại quỹ được tiếp tục sử dụng cho vay các đối tượng tiếp theo theođúng nguyên tắc, mục đích sử dụng vốn của dự án

Xét theo nghĩa hẹp, quỹ quay vòng của dự án ODA chỉ bao gồm phần vốnđược tạo ra trong quá trình thu hồi vốn tín dụng và tái sử dụng trong khuôn khổ dựán ODA loại hình cho vay lại/tín dụng hoặc có cấu phần tín dụng Phần vốn giảingân lần đầu thường là giải ngân các khoản chi tiêu được duyệt và kiểm soát bởiphía nhà tài trợ, sử dụng những khoản tiền được chuyển từ tài khoản của nhà tài trợvề tài khoản của nước tiếp nhận (tạm gọi là Tài khoản đặc biệt) Phần vốn được cácđối tượng thụ hưởng trả về được tích lũy thành một Quỹ, Quỹ này dùng để tái sửdụng cho vay lại các đối tượng thụ hưởng khác với cùng tiêu chí, mục đích thựchiện Dự án được gọi là Quỹ quay vòng của Dự án

Thông thường, và trong giới hạn nội dung của luận văn này, quỹ quay vòngđược xét theo nghĩa hẹp

Để có thể phân biệt rõ Quỹ quay vòng và khoản tiền rút vốn từ tài khoản nhàtài trợ về tài khoản của nước tiếp nhận (Tài khoản đặc biệt) để giải ngân lần đầu tớicác đối tượng thụ hưởng của Dự án, một số nội dung sau đây về quỹ quay vòngđược đề cập đến.

- Mục tiêu tài trợ của Quỹ quay vòng: Mục tiêu này thường trùng với mụctiêu dự án Một dự án được tiến hành đã trải qua rất nhiều khâu trong đó mục tiêutài trợ là yếu tố xuyên suốt, duy trì trong cả quá trình hình thành, chuẩn bị dự áncũng cho tới thực hiện dự án, và đánh giá kết thúc dự án Nó chỉ ra đích cuối cùng

Trang 35

phải đạt, sản phẩm cuối cùng phải hoàn thành khi kết thúc dự án Mục tiêu của dựán được khái quát thành tên gọi của dự án, do đó nó thường không thay đổi ở cácgiai đoạn của chu kỳ dự án cũng như các giai đoạn giải ngân dự án dù là từ Tàikhoản đặc biệt hay Quỹ quay vòng

Mục tiêu của Quỹ quay vòng được sắp xếp thứ bậc theo logic chiều dọc (gắnmục tiêu với cách thức, giải pháp để thực hiện mục tiêu), hoặc chiều ngang (xác địnhmục tiêu cần đạt được với các giả thuyết ứng với mỗi mức mục tiêu) nhưng đều chia racác cấp độ: Mục tiêu chia ra các cấp độ: Mục tiêu chính sách; Mục tiêu chiến lược;Mục tiêu dự án (điều hành); Mục tiêu đầu vào.

Bên tài trợ và bên tiếp nhận nguồn tài trợ đều có những thứ bậc mục tiêuriêng của mình Quốc gia nhận tài trợ xây dựng hệ thống mục tiêu nhằm phát triểnkinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ Bên tài trợ cũng hình thành hệ thốngmục tiêu riêng về kinh tế - chính trị - xã hội Khi mục tiêu Dự án của hai hệ thốngmục tiêu này thỏa mãn nhau thì Dự án có thể được xem xét thực hiện

- Đối tượng tài trợ và các điều kiện để được tài trợ: Thông thường Quỹ quayvòng được tài trợ cho cùng đối tượng tài trợ ban đầu của Dự án Mỗi dự án cho vaylại thường chỉ rõ đối tượng được tài trợ của dự án, các điều kiện để một đối tượngđược coi là hợp lệ để nhận tài trợ từ dự án Dù nguồn tài trợ từ Quỹ quay vòng haytừ nguồn vốn được giải ngân lần đầu từ nhà tài trợ thì một đối tượng, để được tài trợ

vẫn phải thỏa mãn các điều kiện được đặt ra ban đầu đó VD: Đối tượng tài trợ củaQuỹ tín dụng quay vòng Dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ do Nước cộnghòa Đức (qua ngân hàng tái thiết Đức) tài trợ cho Việt Nam là: Khách hàng là DNvừa và nhỏ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam DN vừa và nhỏ là cơ sở SXKD độclập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người ; thuộc cácloại hình doanh nghiệp: DNNN, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công tycổ phần, Công ty hợp danh, DN tư nhân Phạm vi đối tượng này không thay đổi khi

áp dụng giải ngân từ Quỹ quay vòng hay nguồn giải ngân lần đầu từ nhà tài trợ

Trang 36

- Các thủ tục và điều kiện giải ngân: Có sự khác biệt về thủ tục và điều kiệngiải ngân từ Quỹ quay vòng và giải ngân lần đầu từ khoản tiền chuyển về từ nhà tàitrợ do xuất hiện yếu tố không/có liên quan đến nhà tài trợ và kiểm soát chi từ nhà tàitrợ Đối với các khoản giải ngân lần đầu, để có thể rút tiền từ tài khoản của phía tàitrợ về tài khoản của nước tiếp nhận, các khoản chi tiêu hợp lệ cần phải được sao kêcụ thể, chi đúng mục đích, đúng đối tượng và kèm theo các yêu cầu về hồ sơ, giấytờ liên quan đến việc chi tiêu Quỹ quay vòng được hình thành trong quá trình thuhồi vốn cho vay lại lần đầu, do nước nhận tài trợ quản lý nên đối với các khoản giảingân, chi tiêu từ Quỹ này, nước tiếp nhận hoàn toàn thực hiện giải ngân theo đúngcác quy định của Dự án đã được thống nhất giữa hai bên Nhà tài trợ không thựchiện kiểm soát chi trực tiếp, mà có thể gián tiếp thông qua các đợt giám sát và cácthông tin tổng hợp tại các báo cáo định kỳ của nước tiếp nhận

- Thời gian xem xét giải ngân: Trong trường hợp giải ngân trực tiếp từ nhàtài trợ, các thủ tục và hồ sơ được giải quyết trong thời gian lâu hơn do khâu chuẩnbị hồ sơ, các giao dịch với phía nước ngoài Tuy nhiên, nhiều tổ chức tài trợ ápdụng hình thức tạm ứng trước một khoản tiền cho nước tiếp nhận để có thể giảingân trước và khấu trừ dần tiền tạm ứng khi đầy đủ các hồ sơ giải ngân và chi tiêu.Trong trường hợp này, thời gian để giải ngân một món vay lần đầu từ tiền nhà tàitrợ chuyển về và từ Quỹ quay vòng là tương đương

Các khoản giải ngân từ Quỹ quay vòng chỉ xuất hiện khi Quỹ quay vòngđược hình thành Quỹ này bắt đầu hình thành khi khoản vay đầu tiên được trả về,tuy nhiên việc sử dụng Quỹ tùy thuộc vào kế hoạch giải ngân của nước tiếp nhận vàchịu tác động áp lực về thời gian rút vốn từ tài khoản của nước ngoài về tài khoảncủa nước tiếp nhận VD: Một dự án có thời gian

Trang 37

1.2.2 Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ quay vòng của dự án ODA

Sơ đồ 1.1: Cơ chế hình thành và sử dụng Quỹ quay vòng Dự án ODA

(4) BQLDA tiếp tục sử dụng vốn từ Quỹ quay vòng của Dự án để cho vayNgười vay hợp lệ theo đúng các tiêu chí của Dự án

Quá trình trả nợ, cho vay từ QQV diễn ra trong khoảng thời gian rất dài, chođến khi toàn bộ số vốn gốc của Dự án phải hoàn trả lại cho Chính phủ để trả nợnước ngoài Đây chính là quá trình quay vòng vốn Dự án, quá trình quyết định sự

Nhà tài trợTK thu nợ

Nhà tài trợTK tín dụng

BQLDATK QQV

BTC (Chính phủ)Quỹ tích lũy trả nợ

nước ngoài

Người vayTK nhận vốn vay

(3)(5)

Trang 38

thành công và hiệu quả của Dự án thông qua việc đạt các mục tiêu và các chỉ sốhoạt động chủ chốt đã đề ra từ đầu Dự án.

- Trả nợ Chính phủ:

(5), (6): Thông thường Bộ Tài chính hoặc một cơ quan thuộc Chính phủ sẽđại diện cho Chính phủ đứng ra nhận nợ vay với nước ngoài và cho vay lại chủ dựán Là đơn vị thực hiện Dự án, BQLDA chịu trách nhiệm trả nợ gốc theo đúng lịch trảnợ ký giữa 2 bên (Chính phủ và nhà tài trợ) để Chính phủ chuyển trả nợ nước ngoài.Lịch trả nợ này thường được tính định kỳ hằng năm, sau năm ân hạn cuối cùng

1.2.3 Những nội dung quản lý các Quỹ quay vòng của Dự án ODA

Quản lý Quỹ quay vòng là một công việc rất quan trọng cần thực hiện trongquản lý các Dự án ODA có hình thành Quỹ này Nếu xét quản lý Dự án theo cácgiai đoạn của Dự án thì quản lý Quỹ quay vòng được thực hiện trong cả 3 khâu: Tổchức triển khai, thực hiện dự án, kiểm tra và giám sát dự án, đánh giá, kết thúc dựán Nếu xét quản lý Dự án theo lĩnh vực quản lý thì quản lý Quỹ quay vòng cần

thực hiện tổng hợp tất cả các nội dung: Quản lý tổng hợp, Quản lý phạm vi, Quảnlý thời gian, lịch trình, Quản lý chi phí, mua sắm, Quản lý chất lượng, Quản lýnhân lực, Quản lý liên lạc, Quản lý tác động môi trường-xã hội, Quản lý chấtlượng Tuy nhiên, do những đặc trưng về việc hình thành và sử dụng Quỹ này, quản

lý Quỹ quay vòng tập trung vào một số nội dung như sau:1.2.3.1 Quản lý về quy mô nguồn và sử dụng nguồn Quỹ

BQLDA xây dựng một hệ thống quản lý về quy mô nguồn quỹ và sử dụngnguồn quỹ trong đó có: 1/ Tổng hợp và quản lý số liệu thống kê về số vốn rút từ tàikhoản đặc biệt, số giải ngân từ tài khoản đặc biệt, số vốn giải ngân từ quỹ quay vòng,số vốn còn lại ở tài khoản quay vòng 2/ Tổ chức thành các phòng chức năng phốihợp giải ngân từ quỹ quay vòng: dự tính nhu cầu vốn giải ngân, tính toán số vốn còntại quỹ, tính toán số vốn thu nợ trong kỳ tiếp theo và lên kế hoạch sử dụng Quỹ

Trang 39

1.2.3.2 Quản lý công tác thẩm định các tiểu dự án cho vay vốn

Mỗi dự án ODA tài trợ cho một đối tượng thụ hưởng riêng Để có thể đượctài trợ, đối tượng thụ hưởng này cần thỏa mãn một số các tiêu chí cụ thể được đặtra Do đó, thông thường, BQLDA thường thành lập phòng chức năng thẩm định cáctiểu dự án (các phương án sản xuất, kinh doanh, xây dựng,…) theo các tiêu chí củadự án để lựa chọn tài trợ bằng vốn dự án Các nội dung thẩm định thường là: mụcđích, tính khả thi của phương án sản xuất, kinh doanh, tổng chi phí và tỷ lệ tài trợvốn từ dự án, tác động môi trường, xã hội Thông thường công việc thẩm định cáctiểu dự án cho vay vốn do BQLDA thực hiện, tuy nhiên một số dự án có quy địnhmức tài trợ theo đó các tiểu dự án có nhu cầu vay vốn vượt mức cần phải có sự xemxét và phê duyệt từ phía nhà tài trợ

1.2.3.3 Quản lý công tác tài chính, kế toán của Quỹ

Chính sách của bên tài trợ cũng như nước tiếp nhận thường yêu cầu bên vayvà các cơ quan thực hiện dự án phải thực hiện duy trì các hệ thống quản lý tài chínhnhằm bảo đảm thông tin kịp thời và chính xác về các nguồn lực và chi tiêu của dự án

Quản lý tài chính là một nội dung quan trọng trong quản lý Quỹ quay vòngnói riêng và quản lý dự án ODA nói chung Nội dung công tác này gồm: Lập kếhoạch cho vay từ Quỹ và thu nợ về Quỹ, tiến hành các thủ tục giải ngân từ nguồnQuỹ và thu nợ về Quỹ, trả nợ từ nguồn Quỹ quay vòng cho Chính phủ, tổ chức hệthống kế toán Tài chính trong đó có bố trí nhân sự, theo dõi đánh giá sử dụng Quỹthông qua kiểm toán độc lập và kiểm soát nội bộ, xây dựng hệ thống báo cáo tàichính phục vụ nội bộ, cho nhà tài trợ và cho các cơ quan hữu quan

Lập kế hoạch cho vay thu nợ: Lập kế hoạch trong chỉ ra phần vốn từ Quỹ

quay vòng (vốn vay nợ), vốn đối ứng trong nước (vốn ngân sách trung ương, vốnngân sách địa phương, vốn tín dụng trong nước, vốn tự có của chủ đầu tư, vốn đónggóp của người hưởng lợi dự án, nguồn vốn do được hoàn thuế Giá trị gia tăng (nếucó) và các nguồn vốn khác theo quy định của luật pháp Việt Nam), kế hoạch giảingân và trả nợ từ Quỹ quay vòng được lập ra nhằm mục tiêu bảo đảm dự án hoànthành đúng thời hạn và trong phạm vi chi phí dự tính.

Trang 40

Giải ngân và thu nợ từ Quỹ quay vòng: Vốn từ Quỹ quay vòng giải ngân cho

các đối tượng thụ hưởng theo các phương thức:

(a) Hoàn trả: BQLDA có thể hoàn trả lại cho bên vay những chi phí hợp lệ

được tài trợ từ vốn vay theo Hiệp định vay (gọi tắt là “các chi phí hợp lệ”), trongtrường hợp bên vay đã dùng nguồn của mình để thanh toán trước những chi phí đó

(b) Tạm ứng: BQLDA có thể tạm ứng tiền vay vào một tài khoản của bên

vay để tài trợ cho các chi phí hợp lệ khi chi phí phát sinh; với thủ tục này, các hồ sơ,chứng từ sẽ được bên vay cung cấp sau

(c) Thanh toán trực tiếp: Nếu có yêu cầu của bên vay, BQLDA có thể trực

tiếp thanh toán các chi phí hợp lệ cho một bên thứ ba (ví dụ như nhà cung cấp, nhàthầu, tư vấn)

Song song với giải ngân nguồn Quỹ, kế hoạch thu nợ được lập chi tiết theotừng khoản vay giúp BQLDA đôn đốc thu nợ và lập kế hoạch sử dụng nguồn hợplý Các khoản thu nợ đối với khoản vay được giải ngân từ Tài khoản đặc biệt làmgia tăng nguồn Quỹ quay vòng

Trả nợ từ Quỹ quay vòng: Tùy theo các điều kiện của Dự án về thời gian

thực hiện Dự án, thời gian ân hạn, cách thức trả nợ, BQLDA lập lịch trả nợ gốc cụthể cho Chính phủ hoặc nhà tài trợ từ số tiền Quỹ quay vòng Số tiền gốc (số tiềnvay) dần được hoàn trả lại cho Chính phủ để Chính phủ trả nợ cho nhà tài trợ hoặcđược chuyển trả trực tiếp cho nhà tài trợ Việc này làm giảm quy mô Quỹ quayvòng và ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch cho vay, thu nợ từ Quỹ.

Bộ máy quản lý Tài chính -Kế toán: Ngay khi quá trình thực hiện dự án được

bắt đầu, đơn vị thực hiện dự án cần có các hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kếtoán phù hợp sẵn sàng hoạt động bảo đảm: (i) ghi chép và báo cáo một cách đángtin cậy các giao dịch tài chính của dự án (và của cả đơn vị nếu cần), bao gồm cácgiao dịch liên quan đến sử dụng vốn của Ngân hàng; và (ii) cung cấp thông tin đầyđủ cho các hoạt động quản lý và giám sát dự án Bộ máy này chịu trách nhiệm ghichép và hạch toán tách bạch nguồn vốn dự án, chi dự án, không được hòa lẫn nguồnvốn ODA vào nguồn vốn của đơn vị, chi từ Quỹ quay vòng và chi từ TKĐB, nhận

Ngày đăng: 11/08/2020, 16:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Ngân hàng thế giới (2002), Tài liệu thẩm định dự án tài chính nông thôn II ngày 02/05/2002, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu thẩm định dự án tài chính nông thônII ngày 02/05/2002
Tác giả: Ngân hàng thế giới
Năm: 2002
16. Ngân hàng thế giới (2008), Tài liệu thẩm định dự án tài chính nông thôn III ngày 28/04/2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu thẩm định dự án tài chính nông thônIII ngày 28/04/2008
Tác giả: Ngân hàng thế giới
Năm: 2008
17. Ngân hàng thế giới (2002), Báo cáo số 24926 báo cáo hoàn tất dự án IDA 2855 về khoản tín dụng trị giá 82,7 triệu SRD cho nước Cộng hoà XHCN Việt Nam dành cho Dự án tài chính nông thôn ngày 15/11/2002, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 24926 báo cáo hoàn tất dự ánIDA 2855 về khoản tín dụng trị giá 82,7 triệu SRD cho nước Cộng hoà XHCN ViệtNam dành cho Dự án tài chính nông thôn ngày 15/11/2002
Tác giả: Ngân hàng thế giới
Năm: 2002
18. Ngân hàng thế giới (2010), Báo cáo số 1367 báo cáo hoàn tất dự án IDA 3648 về khoản tín dụng trị giá 160,2 triệu SRD cho nước Cộng hoà XHCN Việt Nam dành cho Dự án tài chính nông thôn ngày 25/05/2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 1367 báo cáo hoàn tất dự án IDA3648 về khoản tín dụng trị giá 160,2 triệu SRD cho nước Cộng hoà XHCN ViệtNam dành cho Dự án tài chính nông thôn ngày 25/05/2010
Tác giả: Ngân hàng thế giới
Năm: 2010
19. Ngân hàng thế giới Đoàn thẩm định dự án tài chính nông thôn II (2006), Đánh giá giữa kỳ dự án TCNT II ngày 31/08/2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá giữa kỳ dự án TCNT II ngày 31/08/2010
Tác giả: Ngân hàng thế giới Đoàn thẩm định dự án tài chính nông thôn II
Năm: 2006
20. Ngân hàng thế giới Đoàn thẩm định dự án tài chính nông thôn III (2007, 2008, 2009), Biên bản ghi nhớ ngày 12/10/2007, 21/03/2009 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên bản ghi nhớ ngày 12/10/2007, 21/03/2009
21. Ngân hàng Thế giới, Ban chỉ đạo liên ngành (2008), Văn kiện dự án TCNT III, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện dự ánTCNT III
Tác giả: Ngân hàng Thế giới, Ban chỉ đạo liên ngành
Năm: 2008
22. Sở Giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2003, 2004, 2005, 2006, 2007,2008,2009), Báo cáo kết quả kinh doanh các năm từ 2003 đến 2009, Hà Nội.23. www.gso.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm từ 2003 đến2009
24. www.kinhtenongthon.com.vn 25. www.laodong.com.vn26. www.worldbank.org.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w