1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế môi trường tác động của ô nhiễm môi trường đất ở hà nội đến sức khỏe con người

27 189 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 171,3 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môitrường đang là vấn đề báo động cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Chất lượng không khí, môi trường nước và đất ngày càng bị ô

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sự phát triển của kinh tế, khoa học kĩ thuật, sự gia tăng quá trình công nghiệp hóa,

đô thị hóa; cũng như dân số ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh hơn; điều đó đã gây ranhững áp lực nặng nề cho môi trường Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môitrường đang là vấn đề báo động cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Chất lượng không khí, môi trường nước và đất ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng làm giảmchất lượng cuộc sống con người và biến đổi đặc điểm sinh thái của trái đất Quỹ đất cóhạn mà dân số ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất côngnghiệp, nông nghiệp đã tác động tiêu cực đến môi trường đất, đặc biệt là ở thủ đô Hà Nội– nơi tập trung đông dân cư nhất nước ta Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệusản xuất đặc biệt và là thành phần quan trọng hàng đầu trong môi trường sống của conngười Đất đai bị ô nhiễm đã và đang tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến sức khỏecon người, là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như ngộ độc thực phẩm, ung thư,Whitmore… Trong khi các cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lí triệt để về vấn đềmôi trường thì con người còn thiếu ý thức và trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ môi trườngsống đã đẩy tình trạng ô nhiễm đất tại Hà Nội lên đến mức đáng báo động

Để có cái nhìn tổng quan hơn về tác động của ô nhiễm đất đến sức khỏe con người

nói chung và tại khu vực Hà Nội nói riêng, nhóm chúng em chọn đề tài “Tác động của ô nhiễm môi trường đất ở Hà Nội đến sức khỏe con người” từ đó đưa ra những đề xuất

về giải pháp bảo vệ môi trường đất tại Hà Nội Bài tiểu luận của chúng em gồm 3 phầnchính:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng ô nhiễm đất ở Hà Nội và tác động tới sức khoẻ con ngườiChương 3: Đề xuất giải pháp

Trang 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất có thể được hiểu là sự biến đổi hoặc thải vào các chất ônhiễm làm thay đổi các thành phần của môi trường đất không phù hợp với tiêu chuẩn củamôi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật hoặc làm suy thoái chấtlượng môi trường Đất được coi là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức antoàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất

1.1.2 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất

Có nhiều tiêu chí để phân loại các tác nhân gây ô nhiễm, nhóm nghiên cứu sẽ lựachọn phân loại nguyên nhân gây ô nhiễm dựa vào nguồn gốc phát sinh

 Nguồn gốc tự nhiên:

 Nhiễm phèn: do nước phèn tự một nơi khác di chuyển đến khiến cho độ pH trongmôi trường giảm, gây ngộ độc cho sinh vật sinh sống tại môi trường đó

 Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối… nồng độ

áp suất thẩm thấu cao gây ảnh hưởng đến sinh vật trên đất

 Các hiện tượng tự nhiên: Mưa axit rửa trôi các chất dinh dưỡng và tiêu diệt các visinh vật có lợi trong đất Mưa lớn, lũ lụt, bão, song thần rửa trôi, gây xói mòn, sạt

lở đất Hạn hán làm cho đất trở nên khô cằn, thiếu độ tơi xốp, đồng thời gây ảnhhưởng và hủy diệt các sinh vật trong đất

 Sự lan truyền từ môi trường khác: các môi trường đã bị ô nhiễm như không khí,nước từ xác bã thực vật và động vật

 Nguồn gốc nhân tạo:

 Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp:

Các chất bảo vệ thực vật: Phân bón hóa học thường chứa kim loại nặng và vi sinhvật gây hại cho đất, làm đất chai cứng, độ thoáng khí giảm, diệt vi sinh vật có lợi;

Trang 3

nông dược gồm nhiều chất độc hại xâm nhập, lưu lại lâu dài trong đất tiêu diệtsinh vật có lợi.

Rác thải nông nghiệp do quá trình sản xuất và tiêu dùng tích lũy ở đất, một số chấtkhông tái tạo được tích tụ và lên men tạo ra các hợp chất S và N độc, làm đất ônhiễm

Trồng thực vật biến đổi gen gây ra xói mòn và bạc màu đất và cuối cùng khiến chođất chết, gây ô nhiễm gen chéo lên các loài thực vật khác được trồng trên đất đó.đòi hỏi những loại phân bón hóa học riêng với số lượng lớn để duy trì năng suấtchứa nhiều chất động hại cũng như kim loại nặng gây hại cho đất

 Ô nhiễm đất do hoạt động sinh hoạt, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đô thị, giaothông

Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt: Các chất thải sinh hoạt dù được thu gom, tậptrung, phân loại và xử lý thì cuối cùng vẫn là chôn lấp và ảnh hưởng tới môitrường đất Ô nhiễm môi trường đất tại các bãi chôn lấp có thể do mùi hôi thốisinh ra do phân hủy rác làm ảnh hưởng tới sinh vật trong đất, giảm lượng oxi trongđất Đặc biệt, các chất độc hại sản phẩm của quá trình lên men khuếch tán, thấm

và ở lại trong đất; nhiều loại rác thải có thời gian phân hủy dài, lưu lại trong đất từvài chục năm như da, cốc nhựa cho đến vài trăm năm như lon nhôm, chai thủytinh… Nước từ các hầm ủ và bãi chôn lấp có lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao

và nhiều kim loại nặng ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nước ngầm Nước thảisinh hoạt theo cống rãnh đổ ra mương hoặc có thể đổ ra đồng ruộng, thẩm thấuvào đất mang theo nhiều chất độc hai gây ô nhiễm đất

Ô nhiễm rác thải công nghiệp: Chất thải xây dựng (như gạch, ngói, xi măng, thủytinh, nhựa, dây cáp, thép…) bị biến đổi trong đất theo các cách khác nhau và đềurất khó bị phân hủy Chất thải kim loại (như thủy ngân, chì, đồng, cadimi,niken…) thường có nhiều ở khu khai thác hầm mỏ, khu công nghiệp và khu đô thị.Những chất này có thể tích tụ lại trong đất và gây ô nhiễm cho đất Chất thải khí từhoạt động công nghiệp, thao thông vận tải và quá trình sinh hoạt lắng đóng xuống

Trang 4

tích tụ gây ô nhiễm đất, các chất như SO2, CO2, NO2 là nguyên nhân gây ra mưaaxit, làm thúc đẩy quá trình chua hóa đất Chất thải hóa học (chất tẩy rửa, phânbón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, pin và các chất thải từ ngànhcông nghiệp hóa chất khác) đều có khả năng gây ô nhiễm ở mức độ lớn.

 Ô nhiễm do dầu: Dầu bao phủ trên mặt đất làm cản trở quá trình trao đổi chất củacác sinh vật trong đất, đất bị thiếu oxy do không tiếp xúc được với không khí, dẫnđến các loài sinh vật trong đất sẽ chết Dầu bao phủ trên đất còn làm ngăn cản quátrình trao đổi năng lượng mặt trời của môi trường đất Dầu khi thấm vào đất sẽchiếm chỗ, đẩy nước và không khí ra ngoài làm đất thiếu oxy và nước, làm tổnthương hệ sinh thái Đồng thời, dầu làm thay đổi cấu trúc, đặc tính lí hóa của đất,khiến cho các hạt keo đất thành trơ, không có khả năng hấp thụ và trao đổi nữa,làm cho đất giảm tính dẻo và tính dính Dầu thấm qua đất đến mạch nước ngầmlàm ô nhiễm nước ngầm Dầu là những hợp chất hữu cơ cao phân tử có thể tiêudiệt trực tiếp hầu hết các loài sinh vật trong đất (trừ một số loài sinh vật có thểphân giải được dầu)

 Ô nhiễm do tác nhân hóa học: Kim loại nặng (đặc biệt với hàm lượng lớn) lànguồn chất độc nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất, có thể gây độc cấp tính dẫn đếncái chết của sinh vật trong thời gian ngắn, cũng có thể gây độc mãn tính trongkhoảng thời gian dài và làm tổn thương các sinh vật trong đất ở các cấp độ khácnhau; chất phóng xạ bị rò rỉ hoặc được thải ra từ trung tâm khai thác và nghiên cứuchất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân hay các vụ nổbom nguyên tử thâm nhập vào đất cũng như các sinh vật trong đất gây ô nhiễm;các chất độc hóa học, các chất phóng xạ do chiến tranh thâm nhập vào đất, gây ônhiễm và thay đổi nghiêm trọng cấu trúc, đặc tính của đất, bom đạn rải xuống làmđảo lộn lớp đất canh tác, để lại nhiều hố bom làm giảm diện tích đất trồng trọt vàchăn nuôi

Trang 5

 Ô nhiễm do thảm họa địa hình: Sạt lở đất; phá rừng, thâm canh, du canh du cư làmcho diện tích đất rừng giảm, kéo theo đó làm tăng khả năng đất bị rửa trôi, xóimòn, sạt lở

 Ô nhiễm do các tác nhân khác: chất thải động vật, tàn tích thực vật, vi sinh vật

1.2 Tình hình nghiên cứu

Quả thực, vấn đề ô nhiễm môi trường đất đã và đang nhận được sự quan tâm củađông đảo người dân cũng như được truyền thông báo chí, các chuyên gia môi trường, cáchọc giả từ cả trong và ngoài nước

Về công trình nghiên cứu nước ngoài, tiêu biểu là tác phẩm “Soil Pollution FromMonitoring to Remediation” của nhóm tác giả Armando Duarte Anabela Cachada TeresaRocha-Santos (2017) Bằng phương pháp thảo luận, phản biện, cuốn sách đã cung cấpnhiều thông tin toàn diện về nguyên nhân, sự lây lan của tình trạng ô nhiễm đất, sự biếnđổi, dự báo con đường phát triển của các chất gây hại trong tương lai, bao gồm cả chấthữu cơ và vô cơ Từ đó, các tác giả chỉ ra ảnh hưởng từ con người đến đất và ngược lại,cũng như đề xuất các chiến lược bảo vệ, phục hồi đất

Về tư liệu trong nước liên quan đến ô nhiễm môi trường đất, ta có thể kể đến nhiềucông trình giá trị, chứng tỏ sự chuyên tâm, tiếp cận được những kiến thức bao quát lẫn cụthể Nghiên cứu “Phòng chống ô nhiễm đất và nước ở vùng nông thôn” của nhóm tác giảChu Thị Thơm; Phan Thị Lài; Nguyễn Văn Tó (2006) đã trình bày các nguyên nhân gây

ô nhiễm đất và nước nói chung và ở vùng nông thôn Việt Nam nói riêng Cụ thể, các tácgiả chỉ ra rằng sự thiếu hiểu biết trong phương thức canh tác, lạm dụng phân bón hóa học,thuốc trừ sâu, xả phế thải một cách bừa bãi ra môi trường chính là những thủ phạm quantrọng; qua đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao đời sống của người lao động, bảo vệ môitrường nông thôn đang ngày một xuống cấp trầm trọng hơn

Tương tự, “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp, vùngchuyên canh rau hoa tỉnh Lâm Đồng” của các tác giả Nguyễn Bích Thu, Lê Minh Châu,

Trang 6

Lê Hữu Quang, Nghiệp Quốc Vương (2014) cũng đánh giá hiện trạng ô nhiễm môitrường đất nông nghiệp, làm cơ sở cho việc phòng tránh, khắc phục ô nhiễm môi trườngđất chuyên canh Nghiên cứu này đã giới hạn phạm vi hẹp hơn, chỉ ở trong khu vực tỉnhLâm Đồng, cụ thể là vùng chuyên canh rau hoa thuộc Đà Lạt - Lạc Dương, Đơn Dương -Đức Trọng Dựa trên phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu đất và nước, xử lý số liệu,nhóm tác giả rút ra một số tính chất lý hóa đặc trưng của đất thuộc vùng nghiên cứu, cácvấn đề trong tập quán canh tác rau như thời gian canh tác lâu năm, liên tục; làm đất, sửdụng phân bón hữu cơ như phân cá, phân chuồng, phân dê, phân hóa học theo cáchkhông an toàn; sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật với liều lượng cao và tần suất nhiều hơn

so với mức khuyến cáo… Những điều này làm biến đổi, suy giảm chất lượng môi trườngđất và cần được xử lý nhanh chóng bằng những biện pháp tích cực, thay đổi từ chính thóiquen canh tác của nông dân…

Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thị Hương (2013), trong luận văn Thạc sĩ mang tên

“Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường đất một số vùng trồng rau chuyên canh tại HàNội”, đã lựa chọn bộ chỉ tiêu định lượng, định tính phù hợp nhằm làm rõ các nguyênnhân gây ô nhiễm Chẳng hạn như ô nhiễm do một số kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thựcvật, phân bón, vi sinh vật gây bệnh, cùng với đó là những tác động tương ứng kèm theo

và các giải pháp khắc phục để có tầm nhìn xa đối với việc quy hoạch những vùng sảnxuất rau an toàn, đặc biệt theo hướng VietGAP; góp phần khuyến cáo nông dân sử dụnghợp lý các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, vừa đảm bảo năng suất ruộng đồng,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế, bảo vệ môi trường xung quanh và sức khỏe cộngđồng

Cũng nghiên cứu về môi trường đất dùng trong sản xuất rau, nhưng Lê Thị Thùy(2011) chú trọng vào “Nghiên cứu giải pháp hạn chế nhiễm bẩn kim loại nặng trong đất

để phục vụ sản xuất rau an toàn” Báo cáo đã xác định được khả năng tích lũy kim loạinặng trong các bộ phận của một số loại rau ăn lá, rau ăn quả tuần theo quy luật: gốc rễ >thân > lá > quả và bước đầu đưa đến những biện pháp cần thiết phải thực thi

Trang 7

Đề cập ở một khía cạnh khác, trong Dự án xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chấtbảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam, Tổng cục Môi trường công bố Báo cáo “Hiệntrạng ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu thuộc nhóm chất hữu cơ khó phân hủytại Việt Nam” Ban quản lý dự án đã rà soát các báo cáo, kết hợp với khảo sát thực tế tạimột số địa phương nhằm đưa ra bức tranh tổng quan về hiện trạng: Tính đến tháng6/2015, trên cả nước có hàng trăm điểm ô nhiễm tồn lưu do hóa chất BVTV có mức độrủi ro cao, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởngđến môi trường và sức khỏe cộng đồng Trên cơ sở ấy, nhóm tác giả đã đúc rút các bàihọc kinh nghiệm, đáng nói nhất là phương pháp tiến hành thu gom tập kết chất thải POPtại một khu vực tập trung và khu vực đó dưới sự kiểm soát chặt chẽ Cách tiếp cận nàyđược nhiều chuyên gia quốc tế khuyến nghị áp dụng đối với trường hợp ở nước ta, vì ởthời điểm ấy, công nghệ xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường chưa sẵn sàng và kinh phí

xử lý chưa phù hợp với ngân sách

Từ những dẫn chứng nêu trên, ta nhận thấy có không ít những nghiên cứu về ônhiễm môi trường đất, trên nền tảng những cơ sở lý luận và thực tiễn đầy thuyết phục,cùng những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường đất đi đôi với tăng trưởngkinh tế Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu ở tầm vĩ mô như toàn thế giới haymột quốc gia Còn những nghiên cứu trong khu vực không gian thu nhỏ hơn như ở vùngnông thôn, địa phương thì thường đào sâu vào từng khía cạnh đặc thù của sản xuất, từngkhu vực chuyên canh cụ thể hoặc từng tác nhân gây ô nhiễm, mà chủ yếu liên quan đếnsản xuất nông nghiệp Vì vậy, điểm mới của nghiên cứu này nằm ở việc giới hạn phạm vichỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhưng vẫn đóng góp tích cực những tư liệu, kiến thứctheo cái nhìn tổng thể về thực trạng ô nhiễm đất, qua nhiều nguồn nguyên nhân đa dạngkhác nhau từ sản xuất, sinh hoạt, công nghiệp, vấn nạn chặt phá rừng , tập trung phântích kỹ lưỡng tác động của nó đến sức khỏe con người, cũng như đề xuất những giải phápthiết thực trên nhiều phương diện, với mục đích cải thiện chất lượng môi trường thủ đô vàhướng đến phát triển bền vững

Trang 8

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài tiểu luận “Tác động của ô nhiễm môi trường đất ở Hà Nội tới sức khoẻ con người” chúng em đã lựa chọn phương pháp thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và xử

lý thông tin một cách đa dạng thông qua các phương pháp như so sánh, đối chiếu; phân tích, tổng hợp

Thứ nhất, đối với việc thu thập thông tin, phương pháp nghiên cứu tài liệu được sửdụng chủ yếu Các nguồn tài liệu trong sách giáo trình, sách tham khảo về chuyên mônđược nghiên cứu để phục vụ việc xây dựng nền tảng cơ sở lý thuyết cụ thể đó là tài liệumôn học Kinh tế Môi trường của các trường Đại học Thêm vào đó nhằm nắm bắt rõ ràng

về tình hình ô nhiễm đất tại Hà Nội, nhóm cũng tiến hành thu thập số liệu trên các trangmạng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Tổng cụcThống kê, Trạm quan trắc môi trường Miền Bắc, các báo cáo thống kê số liệu thườngniên được các bộ, ngành cung cấp, đặc biệt là “Báo cáo môi trường quốc gia 2018” mớinhất gần đây Các số liệu thu thập được này sẽ phục vụ cho việc nêu bật thực trạng ônhiễm đất tại Hà Nội và việc đánh giá tác động của nó đến sức khoẻ con người Ngoài ra,nhóm tham khảo những luận văn, bài viết nghiên cứu cụ thể liên quan đến ô nhiễm môitrường đất và tác động của nó để hiểu rõ hơn về cách triển khai nội dung và khai thácnhững khoảng trống nghiên cứu Không chỉ giới hạn nguồn tài liệu nghiên cứu là nhữngtài liệu do tác giả trong nước viết bằng Tiếng Việt, nhóm cũng tìm thêm và đọc những tàiliệu liên quan của các tác giả ở ngoài nước về tình hình ô nhiễm môi trường đất, nhữngtác động đồng thời tham khảo những giải pháp khác nhau do các quốc gia trên thế giớixây dựng nhằm liên hệ và đưa ra giải pháp thiết thực cho vấn đề ô nhiễm đất tại Hà Nội.Thứ hai, đối với việc xử lý nguồn thông tin, chúng em đã sắp xếp lại các thông tinmột cách hệ thống ứng với các phần cụ thể trong tiểu luận Đồng thời, các số liệu thu thậpđược không chỉ được thể hiện ở dạng số liệu đơn thuần mà được thể hiện đa dạng thôngqua các bảng, biểu đồ phân tích Cụ thể là với những số liệu thu thập được ở các website,

số liệu thu được từ những báo cáo thống kê được thể hiện trên biểu đồ, bảng ; những sốliệu trong các bài báo, bài viết trên mạng nhóm đã tổng hợp số liệu ở dạng rời rạc là chủ

Trang 9

yếu để phân tích hiện trạng ô nhiễm môi trường đất Mặt khác, sau khi đã tiến hànhphương pháp mô tả thông tin, số liệu, nhóm cũng thực hiện phương pháp so sánh đốichiếu theo thời gian để thấy được những khác biệt, từ đó rút ra được những thay đổi,những đánh giá về ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường đất tới sức khoẻ con người.Cuối cùng, nhóm sử dụng phương pháp khái quát, tổng hợp để đưa ra những kết luậnchung nhất về vấn đề ô nhiễm đất và tác động của nó tới sức khoẻ con người ở Hà Nội,đồng thời đề xuất các giải pháp một cách cụ thể nhất để giải quyết vấn đề đặt ra.

Trang 10

CHƯƠNG 2 THỰ

C TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở

HÀ NỘI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHOẺ CON NGƯỜI

2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Hà Nội

2.1.1 Tình hình đất ở Hà Nội

Sau công cuộc mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội trở thành thủ đô códiện tích lớn thứ 17 trên thế giới với tổng diện tích là 335.859ha Hà Nội được chia thành

30 quận/huyện/thị xã với tổng số 584 đơn vị hành chính gồm các phường, thị trấn, xã

Đất đai được chia thành 3 nhóm chính, tại Hà Nội đất nông nghiệp chiếm 58.3%(196009ha), đất phi nông nghiệp chiếm 39.9% (133838ha) và đất chưa sử dụng 1.8%(6012ha)

Biểu đồ 2.1 Hiện trạng sử dụng đất tại Hà Nội tính đến 31/12/2017

58.30%

39.90%

1.80%

Đất nông nghiệpĐất phi nông nghiệpĐất chưa sử dụng

Trang 11

(Nguồn: thongkehanoi.gov.vn)

 Đất nông nghiệp bao gồm:

 Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 154661ha (46% so với tổng diện tích đất Hà Nội)bao gồm các loại đất trồng cây hàng năm như trồng lúa, đất cỏ dùng vào chănnuôi, và đất dùng để trồng cây lâu năm

 Đất lâm nghiệp có rừng có diện tích là 22002ha (chiếm 6.6% tổng diện tích đất HàNội) bao gồm đất trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng

 Đất nuôi trồng thủy hải sản có diện tích là 14214ha (chiếm 4.2%)

 Đất nông nghiệp khác chiếm 5132ha (khoảng 1.5%)

 Đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở có diện tích là 40641ha (chiếm 12.1% tổngdiện tích đất Hà Nội) bao gồm đất ở đô thị và đất ở nông thôn; Đất chuyên dùng

có diện tích 64090ha (chiếm 19.1%) bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sựnghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất cómục đích công cộng chiếm hơn nửa diện tích đất chuyên dùng; đất tôn giáo, tínngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng; đấtphi nông nghiệp khác

 Đất chưa sử dụng bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng khoảng 4109ha; Đất đồi núichưa sử dụng chiếm 292ha; Núi đá không có rừng cây khoảng 1611ha

Những con số này đạt được do mục tiêu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trongnăm 2016 đã thành công Hà Nội tiến hành chuyển 3980.57ha đất nông nghiệp sang phinông nghiệp, 1174.87ha được chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nôngnghiệp và 126.18ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở Đồng thời, đề ramục tiêu chuyển đổi trong các năm 2017, 2018, 2019 và 2020 Cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Bảng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ 2017 - 2020

Trang 12

Nhìn chung, Hà Nội muốn chuyển hướng sử dụng đất nhiều hơn cho mục đích phinông nghiệp, đồng nghĩa với việc giảm diện tích đất cho mục đích nông nghiệp; đồngthời giảm diện tích chưa sử dụng đến mức nhỏ nhất có thể để tận dụng nguồn tài nguyênđất vô cùng quý giá Cụ thể, chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 là 174429ha, đấtphi nông nghiệp là 159716ha và đất chưa sử dụng là 1747ha

2.1.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Hà Nội

Đi kèm với tình hình đất như trên, môi trường đất ở Hà Nội cũng đang xảy

ra hiện tượng ô nhiễm nặng nề Xuất phát từ nhiều nguyên nhân như rác thải sinh

Trang 13

hoạt, y tế, chất thải rắn, chất thải nông nghiệp và công nghiệp ô nhiễm môi trường đất ở Hà Nội thực sự là một vấn đề đáng lo ngại.

 Ô nhiễm đất từ rác thải sinh hoạt (túi nilong…) và rác thải y tế

 Túi nilong

Theo Ngân hàng Thế giới nhận định, mỗi ngày Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000tấn rác, trong đó rác thải nilon chiếm đến 7-8% Đáng chú ý là lượng túi nilon này tăngtheo từng năm Đây chính là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí, còn dẫn đếnthảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng” Theo nghiên cứu của cácnhà khoa học trên thế giới, tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới môi trường chính làtính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên vì chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏngmanh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếukhông bị tác động của ánh sáng mặt trời

 Rác thải y tế

Mỗi ngày, bệnh viện xả hàng trăm hàng ngàn mét khối nước thải vào môi trườngkhông xử lí hoặc xử lí không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt là khu vực Hà Nội

có số lượng bệnh viện lớn trên cả nước Nhiều chất trong số các chất ô nhiễm thải ra cực

kỳ nguy hiểm, nhiều bệnh truyền nhiễm bắt nguồn từ nguồn này và có khả năng gây nguyhiểm cho cộng đồng địa phương, trừ khi các biện pháp hiệu quả được đưa ra nhằm xử lýchất thải Theo PGS TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lí môi trường y tế chobiết, mỗi ngày các cơ sở y tế trong cả nước thải ra 380 tấn chất thải rắn và lượng chất thảilỏng lên đến 150.000 m3/ngày đêm Trong 380 tấn chất thải rắn thì có khoảng 45 tấn làchất thải rắn y tế nguy hại Ước tính đến năm 2020, lượng chất thải này sẽ tăng lên gầngấp đôi vào khoảng 800 tấn/ngày

Tuy nhiên, trên thực tế, một phần nguồn rác thải độc hại này lại đang được "tuồn"

về các làng tái chế đồ nhựa, trong đó có làng nghề Triều Khúc, xã Tân Triều (huyệnThanh Trì) Với cách sản xuất manh mún, tự phát, không theo bất cứ một quy trình giámsát chất lượng nào, các sản phẩm gia dụng được làm từ nguồn nguyên liệu này đang tiềm

ẩn những nguy cơ chết người gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng

Ngày đăng: 07/08/2020, 19:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Bảng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ 201 7- 2020 - tiểu luận kinh tế môi trường tác động của ô nhiễm môi trường đất ở hà nội đến sức khỏe con người
Bảng 2.1 Bảng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ 201 7- 2020 (Trang 10)
Bảng 2.2 Diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp từ 201 7- 2020 - tiểu luận kinh tế môi trường tác động của ô nhiễm môi trường đất ở hà nội đến sức khỏe con người
Bảng 2.2 Diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp từ 201 7- 2020 (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w