1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế môi trường phân tích tác động của ô nhiễm môi trường không khí ở hà nội đến sức khỏe con người

22 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 176,83 KB

Nội dung

Nhận thấy sự cấp thiết của việc nghiên cứu về môi trường không khí và tìm kiếm, đưa racác giải pháp giúp cải thiện môi trường không khí tại thủ đô Hà Nội, chúng em lựa chọn đề tàinày để

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ô nhiễm môi trường hiện nay đang là một vấn đề nhức nhối, cần được giải quyết củakhông chỉ Việt Nam mà còn của cả thế giới Đặc biệt trong đó, ô nhiễm không khí tại các đô thịlớn được liệt kê là hai trong số các vấn đề ô nhiễm độc hại tồi tệ nhất trong báo cáo của ViệnCông nghiệp Blacksmith Institute năm 2008 Ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người chếtsớm mỗi năm, nó đe dọa gần như toàn bộ cư dân tại các thành phố lớn của những nước đang pháttriển Theo đài Fox News, 80% các thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩncủa Tổ chức Y tế Thế giới WHO về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nướcnghèo và các nước đang phát triển, nơi mà việc đảm bảo chất lượng không khí chưa được Chínhphủ đặt lên ưu tiên hàng đầu so với việc phát triển kinh tế Ô nhiễm môi trường không khí có tácđộng tiêu cực đến sức khỏe con người, đẩy nhanh quá trình lão hóa, suy giảm chức năng hô hấp,gây các bệnh như hen suyễn, ho, viêm phổi, thậm chí gây ung thư; suy nhược thần kinh, timmạch và làm giảm tuổi thọ con người Bên cạnh đó, các chất gây ô nhiễm không khí chính là thủphạm gây ra hiện tượng lắng đọng và mưa axit, gây hủy hoại các hệ sinh thái, làm giảm tính bềnvững của các công trình xây dựng và các dạng vật liệu Ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đếncác hệ sinh thái tự nhiên và đẩy nhanh biến đổi khí hậu

Đặc biệt, tại thành phố Hà Nội, quá trình đô thị hóa cùng với các hoạt động phát triểnkinh tế - xã hội chưa được quản lý và kiểm soát tốt gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môitrường không khí Hoạt động xây dựng, cải tạo và xây mới các khu chung cư, khu đô thị, cầuđường, sửa chữa nhà, vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng… diễn ra ở khắp nơi, làm pháttán bụi vào môi trường không khí xung quanh

Nhận thấy sự cấp thiết của việc nghiên cứu về môi trường không khí và tìm kiếm, đưa racác giải pháp giúp cải thiện môi trường không khí tại thủ đô Hà Nội, chúng em lựa chọn đề tàinày để nghiên cứu và vận dụng các kiến thức được học trong bộ môn Kinh tế môi trường Kínhmong nhận được sự đóng góp ý kiến phản hồi từ giảng viên để tiểu luận nghiên cứu này đượchoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn

Trang 2

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Các định nghĩa, khái niệm

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật

lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinhvật khác Các dạng ô nhiễm chính là ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễmmôi trường không khí và các loại ô nhiễm khác

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi

hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khíhậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây cối,

và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc các công trình xây dựng

Chỉ số chất lượng không khí AQI là thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí hiện tại

hoặc dự báo mức độ ô nhiễm không khí trong tương lai

Chỉ số bụi mịn PM 2.5: Chữ PM trong ký hiệu PM2.5 là viết tắt của chữ tiếng Anh – Particulate Matter, có nghĩa là chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng) Số 2.5 là chỉ kích thước các hạt có

đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet (micromet viết tắt là µm, bằng 1 phần triệu mét)

2 Phương pháp nghiên cứu

Mô hình lan truyền chất ô nhiễm ISC 3: ISCST3 là mô hình khuếch tán không khí được phát

triển và khuyến nghị sử dụng bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (U.S EPA) Mô hìnhISCST3 có nguồn gốc từ mô hình Industrial Source Complex (ISC) Phiên bản ISC3 là phiên bảncuối cùng của mô hình ISC, được cải tiến trong giai đoạn từ tháng 4/1989 đến tháng 3/1992 thìhoàn thành (U.S EPA, 1995)

Mô hình Sutton: Mô hình Sutton là mô hình được sử dụng để tính toán, mô phỏng quá trình lan

truyền các chất ô nhiễm từ không khí Mô hình Sutton là một dạng cải tiến của mô hình Gauss.Đối với mô hình Sutton, nguồn ô nhiễm giao thông được xem là loại nguồn đường, vô hạn và ở

độ cao gần mặt đất Mô hình thể hiện sự lan truyền chất ô nhiễm từ tâm đườngra môi trường xung quanh và sự lan truyền đó phụ thuộc vào cường độ thải các nguồn, tác động gió và đặc biệt

là điều kiện khí quyển (Bùi Tá Long, 2008)

Trang 3

II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Chất lượng không khí ở Hà Nội đang ngày càng xấu đi do sự gia tăng của dân số, phươngtiện giao thông cá nhân, khu công nghiệp và các nguồn khí thải từ các khu dân cư ảnh hưởng đếnsức khỏe con người Tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe của ônhiễm không khí cũng như thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu và các nhà quyết địnhchính sách về việc này Chúng tôi sẽ phân tích mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội bằng nhữngkhái niệm, lý thuyết về chất lượng không khí, phân tích những số liệu có được nhằm tìm ranguyên nhân chính của ô nhiễm rồi từ đó đưa ra giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng

1 Những bài nghiên cứu trước đây

Dựa trên nhiều tài liệu tham khảo qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các tài liệu trực quan, đồng thời liên hệ với các cơ quan, tổ chức, các cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực môi trường tại địa bàn Hà Nội (Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội và Công ty

cổ phần giải pháp tiến bộ ASC), nhóm đã thu thập được những thông tin, những cơ sở về đề tài nhóm đang nghiên cứu “Phân tích tác động của ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội tới sức khỏe con người” và tìm ra được những nghiên cứu tương tự của những các nhân có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Để làm rõ nghiên cứu của nhóm, cũng như để đem lại cho bài nghiên cứu một cái nhìn khách quan và tổng thể hơn, tại phần này, nhóm sẽ trình bày những nghiên cứu với đề tài (tương

tự hoặc liên quan) đã có trước của những chuyên gia, học giả trong lĩnh vực môi trường Đi sâu vào phân tích điểm giống và khác nhau của những đề tài nghiên cứu để hoàn thiện một cách tối

ưu nghiên cứu mà nhóm đang thực hiện

1.1 Hiện trạng nghiên cứu về vấn đề tương tự

Hiện nay, thông qua các chương trình phát triển, rất nhiều hoạt động liên quan tới việcđánh giá chất lượng không khí đã được thực hiện ở Việt Nam Tạp chí Y học dự phòng, TậpXXIII, số 4 (140) 69 và Hà Nội trong 10 năm qua.Việt Nam là thành viên của mạng lưới “Khôngkhí sạch cho các thành phố châu Á”(CAI-Asia) CAI-Asia đã được thành lập vào năm 2001 bởiNgân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank), Ngân hàng thế giới (World Bank), vàChương trình Hợp tác trong vấn đề môi trường giữa Hoa Kỳ và Châu Á (USEAP), USAID.Mạng lưới này nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng không khí của các thành phố với mục đíchchính là phổ biến “Kiến thức cho chính sách và hoạt động giúp giảm ÔNKK, khí nhà kính phátsinh từ giao thông, năng lượng và các yếu tố khác” CAI-Asia là một nền tảng cho các hoạt độngliên quan khác như khuyến khích phát thải sạch hơn cho phương tiện có động cơ

Trang 4

Ngoài ra có rất nhiều bài nghiên cứu về lĩnh vực môi trường, đặc biệt là trong vấn đề ônhiễm không khí và ảnh hưởng tới sức khỏe con người Dưới đây sẽ là 2 nghiên cứu tiêu biểuđược nhóm chọn để phân tích cụ thể vấn đề trong thành phố Hà Nội.

1.2 Nghiên cứu “NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC HÀ NỘI” của tác giả Phạm Thị Việt Anh, Trường Đại học Khoa học

tự nhiên – Đại học Quộc Gia Hà Nội

Ở nghiên cứu này nhóm sẽ đi sâu vào việc khai thác vấn đề tổng quan, đối tượng và

phương pháp khái quát được nghiên cứu, đưa ra những vấn đề nổi bật để phục vụ cho những

thành phần khác trong bài nghiên cứu của nhóm

1.2.1 Tổng quan về nghiên cứu:

Nghiên cứu tổng quan về các vấn đề chung liên quan đến chất lượng không khí như cáckhái niệm về chất lượng không khí, ô nhiễm không khí, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượngkhông khí như yếu tố khí tượng, độ che phủ của cây xanh và diện tích mặt nước; khái quát về cácphương pháp đánh giá chất lượng môi 4 trường không khí, tình hình nghiên cứu về chất lượngmôi trường không khí trên Thế giới và ở Việt nam; hiện trạng chất lượng không khí ở Hà Nội

1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởngđến chất lượng không khí ở Hà Nội là các nguồn gây ô nhiễm như công nghiệp, giao thông vàcác yếu tố có vai trò làm sạch không khí như cây xanh, mặt nước TSP được lựa chọn là chất ônhiễm để nghiên cứu và tính toán trong luận án

* Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận án là khu vực thành phố Hà Nội cũ

và xung quanh với các nguồn thải có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng không khí trênđịa bàn thành phố Khu vực nghiên cứu được khoanh vùng bởi một lưới ô vuông, mỗi ô

có kích thước 250 m x 250 m, tương đương với diện tích vùng nghiên cứu 20km x 20km

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp mô hình hóa trong đánh giá chất lượng môi trường không khí (Tất cả các môhình đề được cho bởi công thức chuyên ngành cụ thể tại nghiên cứu)

- Cơ sở lý thuyết về lan truyền chất ô nhiễm trong không khí

Trang 5

+ Trong trường hợp tổng quát, trị số trung bình nồng độ chất ô nhiễm trong không khí phân bốtheo thời gian và không gian được mô tả từ phương trình xuất phát của vận chuyển, khuyếch tánrối và biến đổi hóa học đầy đủ

+ Dựa trên cơ sở lý thuyết khuếch tán và phương trình vi phân tổng quát, các nhà khoa học nhưGauss, Sutton, Berliand theo cách giải riêng của mình đã đưa ra được các công thức tính nồng độchất ô nhiễm phân bố trong không gian và các công thức tính nồng độ cực đại cũng như cáckhoảng cách đạt cực đại tương ứng

- Mô hình lan truyền chất ô nhiễm ISC 3 (Mô hình lan truyền chất ô nhiễm ISC 3 là một môhình dạng Gauss.)

- Mô hình Sutton (Mô hình Sutton là một mô hình dạng Gauss)

- Phương pháp tính tần suất vượt chuẩn

+ Nội dung chính của phương pháp tần suất vượt chuẩn là tính tần suất những ngày xuất hiệnnồng độ chất ô nhiễm lớn hơn nồng độ cho phép để xác định mức ô nhiễm do các nguồn thảicông nghiệp gây nên trong một chu kỳ thời gian

+ Trong phương pháp này, nồng độ chất ô nhiễm được tính từ mô hình Sutton hay Berliand theotừng kỳ quan trắc khí tượng 4 obs (4 kỳ một ngày) với một chuỗi số liệu đủ dài trong vòng 1 đến

5 năm Ở mỗi kì quan trắc, ứng với các giá trị như tốc độ gió, nhiệt độ, lượng mây đo được ta sẽước lượng được các thông số Cy, Cz, n trong mô hình Sutton hay k0, k1, n của mô hình Berlianddựa vào bảng phân loại cấp ổn định của Tunner, được phát triển bởi Passquil Từ đó, có thể tínhđược giá trị nồng độ chất ô nhiễm tại mặt đất C(x,y,0) theo từng kỳ quan trắc Giá trị nồng độtrung bình ngày bằng trung bình cộng của giá trị nồng độ tính theo 4 kì quan trắc So sánh giá trịnày với tiêu chuẩn cho phép ta sẽ tính được tần suất số ngày có nồng độ vượt tiêu chuẩn trongmột chu kì thời gian nào đó (có thể là năm hoặc mùa) tại một địa điểm xác định Kết quả tínhtoán được thể hiện dưới dạng sơ đồ hoặc bản đồ sẽ cho ta một bức tranh tổng quát về sự phân bố

ô nhiễm đối với khu vực nghiên cứu

- Phương pháp tính toán và xây dựng bản đồ chuyên đề bằng công cụ GIS

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào cho mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm

+ Xây dựng bản đồ phân bố ô nhiễm

+ Xây dựng các bản đồ chuyên đề và bản đồ đánh giá tổng hợp chất lượng không khí

Trang 6

- Phương pháp chập bản đồ môi trường Phương pháp này được sử dụng trong luận án để xâydựng qui trình đánh giá chất lượng không khí tổng hợp có tính đến các yếu tố ảnh hưởng tiêu cựcđến chất lượng không khí ở Hà Nội (ô nhiễm do nguồn thải công nghiệp và giao thông) cũng nhưcác yếu tố có ảnh hưởng tốt đến chất lượng không khí (cây xanh, mặt nước).

1.2.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Ở đây tác giả đã đưa ra những kết quả nghiên cứu chi tiết dựa trên các mô hình nghiên cứu

cụ thể ở trên Tác giả xây dựng các giả định, xác đinh các kịch bản có thể xảy ra với từng môhình theo những mốc thời gian tương lai nhất định Nghiên cứu nhấn mạnh những kết quả có sốliệu thực tế theo từng kịch bản

Điểm nổi bật trong phần này đó là: “Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trườngkhông khí tổng hợp có tính đến yếu tố giảm nhẹ bụi” Trước tiên tác giả đưa ra phương phápluận với tư duy chuẩn cho một nghiên cứu về môi trường Sau đó tác giả xây dựng qui trình đánhgiá chất lượng môi trường không khí có tính đến yếu tố giảm nhẹ ô nhiễm trên các bước sau:

Bước 1: Phân vùng khu vực nghiên cứu

Bước 2: Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí khu vực

đô thị Hà Nội, lựa chọn chỉ tiêu đánh giá

Bước 3 Xây dựng các bản đồ chuyên đề theo các chỉ tiêu đã lựa chọn

Bước 4: Xác định hệ số quan trọng (tầm quan trọng) của mỗi yếu tố môi trường

Bước 5: Xây dựng bản đồ tổng hợp

Qua đó tác giả đưa nghiên cứu vào trong ứng dụng các hệ thống sau: Xây dựng các bản đồchuyên đề, Xây dựng bản đồ mật độ đường giao thông, Xây dựng bản đồ phân bố tỉ lệ diện tíchmặt nước khu vực Hà Nội

Cuối cùng là đề xuất các giải pháp nâng cao chất chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội+ Xây dựng hệ thống hỗ trợ quyết định để quản lý chất lượng không khí đô thị ở Hà Nội

+ Áp dụng “Hệ thống kiểm soát phát thải cho các thành phố đang phát triển” đối với Hà Nội+ Giải pháp liên quan đến cây xanh mặt nước

Trang 7

1.3 Nghiên cứu “ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở HÀ NỘI: TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO SỨC KHỎE” của tác giả Nguyễn Văn Hùng - Trung tâm nghiên cứu Y tế công cộng và Sinh thái, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội và tác giả Lê Thị Thanh Hương - Bộ môn Sức khỏe môitrường, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội

Ở nghiên cứu này nhóm sẽ đi theo trình tự các đầu mục nghiên cứu của 2 tác giả để phân tích và làm rõ mục tiêu mà nghiên cứu muốn thể hiện

1.3.1 Đặt vấn đề

- Ngay tại phần đặt vấn đề tác giả đã đưa ra tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớntại châu Á (Hà Nội) trong thế đối sánh với các nước phương Tây: “Trái với xu hướng ở các nướcphương Tây nơi mà chất lượng không khí đang dần được cải thiện thì ô nhiễm không khí(ÔNKK) ở các đô thị lớn ở Châu Á không những rất cao mà còn ngày càng xấu đi [1] Hà Nội làthành phố lớn thứ hai ở Việt Nam với dân số 6,5 triệu người, trong đó có 2,5 triệu người sinhsống ở các quận nội thành.”

- Chỉ ra tình trạng ô nhiễm của Hà Nội qua những chỉ số về môi trường: Theo các nghiên cứucủa Hopke và Cohen và cộng sự trong năm 2008, Hà Nội là một trong những thành phố có tìnhtrạng ÔNKK tồi tệ nhất ở khu vực Châu Á Một nghiên cứu thử nghiệm về phơi nhiễm vớiÔNKK do giao thông ở Hà Nội đã chỉ ra rằng nồng độ bình quân bụi khí PM10 lên tới 455µg/m3 [3] Nồng độ PM10 trung bình theo năm đo ở các vùng đô thị là 112 µg/m3 năm 2003,vượt xa so với mức 20 µg/m3 mức giới hạn nhằm bảo vệ sức khỏe con người do Tổ chức Y tếthế giới (WHO) qui định”

- Đưa ra các chính sách, biện pháp của chính phủ đã từng thực hiện: “Để giải quyết vấn đềÔNKK ở Hà Nội, trong một thập kỉ qua hàng loạt các hoạt động đã được thực hiện trong đó có

sự tham gia của nhiều bên liên quan Các tổ chức của Thụy Sỹ cùng với các tổ chức nước ngoàikhác như Chương trình hợp tác Thụy Sỹ - Việt Nam về làm sạch không khí, Mạng lưới làm sạchkhông khí ở các thành phố Châu Á, hay cơ quan Hợp tác phát triển Đan Mạch cũng tham gianhững hoạt động này Những chương trình này tập trung vào giám sát chất lượng không khí,đánh giá các biện pháp đo lường số liệu từ các trạm quan sát hiện có, hoặc dự báo sự thay đổicủa chất lượng không khí trong những kịch bản chính sách khác nhau” Và lập tức đưa ra nhữnghạn chế: “Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe do ảnh hưởng của ÔNKK-một trongnhững yếu tố quan trọng của chính sách bền vững, hướng tới nhu cầu của người dân địa phương

- lại chưa được quan tâm Hơn nữa, những cố gắng trong công tác quan trắc ÔNKK và chính

Trang 8

sách chưa được đặt trong bối cảnh của y tế công cộng, một trong những lĩnh vực giúp cập nhật

và củng cố chính sách về làm sạch không khí trong tương”

- Đưa ra tiêu chí cải thiện bền vững chất lượng không khí dựa theo các nước phương Tây: “Cácbằng chứng ở các nước phương Tây cho thấy việc cải thiện bền vững chất lượng không khí dựatrên những bằng chứng thu được có thể đạt được một cách hiệu quả thông qua việc củng cố songsong bốn lĩnh vực bao gồm: 1) Nghiên cứu và quan trắc chất lượng không khí; 2) Nghiên cứu vềÔNKK và sức khỏe; 3) Đánh giá toàn diện tác động ÔNKK lên sức khỏe con người; 4) Quản lý

và thiết lập chính sách làm sạch không khí một cách hợp lý.”

1.3.2 Hiện trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội

- Đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới chất lượng không khí Theo nghiên cứuthì ngoài Luật Bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn môi trường quốc gia được ban hành vào năm

2005, các khung quy định quốc gia hiện nay xung quanh việc kiểm soát ô nhiễm không khí ởViệt Nam hầu hết bao gồm hàng loạt quyết định cho việc giảm phát thải Ở Hà Nội, chất lượngkhông khí kém đã được giải quyết với một số chương trình bổ sung nhằm giảm bụi phát sinh từhoạt động giao thông vận tải và xây dựng, tuy nhiên các biện pháp này đã được chứng minh làkhông cải thiện được chất lượng không khí Chú ý chi tiêt sau đây: “Năm 2010, kế hoạch hànhđộng về chất lượng không khí được xây dựng nhằm thúc đẩy chất lượng không khí, tầm nhìn đếnnăm 2020 trong đó nêu rõ sự cần thiết phải xây dựng chiến lược cho việc giám sát chất lượngkhông khí tốt hơn, tăng cường năng lực, nhận thức, và mô hình hóa ÔNKK”

- Tiếp theo nghiên cứu tập trung vào Nguồn phát thải và chất lượng không khí Tác giả đưa mộttrường hợp thức tế nghiên cứu nguồn phát thải (2008) từ cả 2 lĩnh vực đáng để tâm nhất là côngnghiệp và giao thông trên địa bàn Hà Nội (Dựa trên chỉ số PM): “Nghiên cứu đánh giá cho thấyPM10 được phát thải chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp, cao hơn so với lượng PM10 trongkhí thải giao thông, trong khi đó NO2 phần lớn được tạo ra từ các phương tiện giao thông” Và

cả những nghiên cứu gần đây để đưa ra cái nhìn kịp thời nhất: “Trong một nghiên cứu gần đâynhằm đánh giá về tiềm năng sử dụng kỹ thuật mô hình phân tán để vẽ bản đồ nồng độ ÔNKK tại

Hà Nội, lượng khí thải xe máy đã được chứng minh là nguồn phát thải chính của các phương tiệngiao thông, chiếm 92 - 95 % của tất cả các khí thải xe cộ và đóng góp 56 % lượng khí thải NOx,

65 % lượng khí thải SO2, 94 % CO và 86 % PM10”

- Đưa ra hạn chế trong công tác đo lường ô nhiễm không khí tại Hà Nội nói riêng và trên cả nướcnói chung Theo đó, các trạm này chỉ đo được những nơi có tuyến đường giao thông do sự phát

Trang 9

triển nhanh của Hà Nội Ngoài ra, các trạm và các thiết bị đo lường không có quy định chung vềphương pháp xử lý Và hiện không có trạm nào đánh giá được mức độ ô nhiễm tới sức khỏe

- Nghiên cứu đi sâu vào vấn đề quan trọng và đang được rất quan tâm hiện nay Đánh giá tácđộng sức khỏe của ô nhiễm không khí ở Hà Nội Tác giả bằng kiến thức chuyên môn kết hợpvới nghiên cứu thực tiễn, kết hợp với nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng,ô nhiễm khôngkhí đặc biệt là các hạt bụi lơ lửng từ các quá trình đốt cháy ở các dạng khác nhau có thể gây ranhững tác động lớn đến sức khỏe con người Hơn nữa, nhiều nghiên cứu ở Thụy Sỹ và các nướckhác đã cho thấy việc sinh sống gần các trục đường giao thông lớn sẽ làm tăng nguy cơ ảnhhưởng đến sức khỏe Đặc biết tác giả còn đưa ra những thông tin sau: “ Ở Hà Nội, phương tiệngiao thông chủ yếu là xe máy và sử dụng nhiên liệu chất lượng không cao Khí thải từ phươngtiện này kết hợp với nguồn thải công nghiệp và các nguồn khí thải từ các khu dân cư có thể gâynên một loại ô nhiễm không khí tổng hợp mà người dân địa phương có thể bị phơi nhiễm và hệquả là ảnh hưởng đến sức khỏe Báo cáo Gánh nặng Bệnh tật toàn cầu gần đây đã cung cấp sốliệu về các loại bệnh tật của Việt Nam ÔNKK (trong đó có chỉ số bụi hô hấp) là gánh nặng bệnhtật thứ 5 trong bảng xếp hạng hơn 60 yếu tố nguy cơ được đánh giá Trong khi nghiên cứu này đã

cố gắng đưa ra những con số ước tính cấp khu vực và toàn cầu thì những thống kê cụ thể chonhững thành phố lại không có”

1.3.3 Cuối cùng tác giả đưa ra đánh giá nguy cơ – tiếp cận nghiên cứu nhằm tăng cường các nghiên cứu và chính sách nhằm nâng cao sức khỏe do ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Tai đây tác giả đã đề cập tới cách tiếp cận các nghiên cứu với tiêu chí khoa học và hiệu quả,thích ứng với tình hình môi trường hiện tại và tận dụng sự phát triển của công nghệ

2 Kế thừa nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Taị sao phần “Nghiên cứu trước đây” nhóm lại chọn 2 nghiên cứu trên để phân tích?

Đề tài nghiên cứu của nhóm là: “Phân tích tác động của ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội tới sức khỏe con người” Đề tài của tác giả Phạm Thị Việt Anh đi sâu vào lĩnh vực đánh giá chất lượng không khí và những vấn đề về ô nhiễm không khí ở Hà Nội, còn đề tài của 2 đồng tác giả Nguyễn Văn Hùng và Lê Thị Thanh Hương nhấn mạnh trực tiếp đến các yếu tố và ảnh hưởng tác động tới sức khỏe con người Nhóm thực hiên phân tích như vậy với mục đích nhấn mạnh 2 vấn đề lớn trong đề tài của nhóm và nghiên cứu của nhóm sẽ tiến hành liên kết, đánh giá

cả 2 vấn đề đó trong 1 ý niệm thống nhất.

Trang 10

2.1 Kế thừa nghiên cứu

Mục đích của phần này là phát hiện những vấn đề, điểm có thể kế thừa và giúp luận giải

sự cần thiết của đề tài, tạo nền móng để đề tài có tính kế thừa về cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Ở đây nhóm sẽ chỉ ra những điểm cần kề thừa từ cả 2 phương pháp

- Kết cấu của cả 2 bài nghiên cứu đều rất toàn diện và khoa học Không dập theo khuôn mẫunhững vẫn tuân thủ những nội dung cơ bản cần có, thay đổi linh hoạt để thể hiện, trình bày vấn

đề nghiên cứu một cách tường mình

- Cả 2 nghiên cứu đều do những học giả thực hiện nên mang tính chuyên môn cao, những kiếnthức về môi trường, đặc biệt là môi trường không khí được áp dụng và đưa vào rất sát với vấn

đề Những số liệu cho thấy tính chân thực trong nghiên cứu, và mang tính thực tiễn cao Ngoài ranghiên cứu của học giả Phạm Thị Việt Anh còn cho thấy sự chính xác khi đưa những dự đoán vềnhững kịch bản và cả những kết quả cho từng trường hợp Đây đều là những công trình nghiêncứu bổ ích, không những phục vụ rất tốt cho những nghiên cứu sau mà còn giải quyết đượcnhững vấn đề về môi trường không khí một cách khá hiệu quả

- Những phương pháp mô hình hóa hoàn toàn chính xác và có căn cứ được áp dụng trực tiếp vàonghiên cứu Điều này đã chứng tỏ nghiên cứu không chỉ dựa trên lý thuyết mà còn là nhưngnghiên cứu thực địa, những tính toán từ những nhà nghiên cứu Việc áp dụng nhiều mô hìnhkhác nhau sẽ mang lại cho nghiên cứu nhiều kết quả khác nhau, giúp nhà nghiên cứu có một cáinhìn đa diện về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, từ đó đưa ra được những kết luận chínhxác hơn

- Nghiên cứu còn được thực hiện trực tiếp tại 1 đại điểm cụ thể, với phạm vi nhỏ “Khu vựcnghiên cứu được khoanh vùng bởi một lưới ô vuông, mỗi ô có kích thước 250 m x 250 m, tươngđương với diện tích vùng nghiên cứu 20km x 20km”, điều này mang tính thực tế cao giúp họcgiả từ một phạm vi nhỏ nhưng điển hỉnh cho địa bàn Hà Nội đưa ra được những kết luận khoahọc rõ rang, chính xác

- Những tài liệu tham khảo mà 2 nghiên cứu sử dụng đều là những tài liệu uy tín, hiệu quả, phục

vụ trực tiếp cho đề tài Đó hoàn toàn là những cái nhìn khác nhau của nhiều học giả dựa trên nềntàng khoa học cơ bản, và với 2 nghiên cứu trên các học giả đã biến những kiến thức đó thành gócnhìn của chính mình và đưa ra giải pháp của chính mình về vấn đề ô nhiễm môi trường khôngkhí ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Trang 11

2.2 Khoảng trống nghiên cứu

Việc phát hiện những khoảng trống nghiên cứu, đây chính là nền móng của đề tài nghiên cứu mới Trên cơ sở tổng hợp và xác định được khoảng trống nghiên cứu, ta đề ra được những hướng nghiên cứu mới Những đề xuất này có thể về chủ đề mới, nhân tố mới, khung cảnh hoặc phương pháp mới.

Với việc 2 nghiên cứu trên đều do những học giả có chuyên môn thực hiện, do đó khoảng trông trí thức trong nghiên cứu là không nhiều Sau đây nhóm xin đưa ra những khoảng trông dưới góc độ nhìn nhận của nhóm

- Các nghiên cứu do thực hiện theo lĩnh vực chuyên ngành nên chưa đề câp tới những ảnh hưởng

khác trong xã hội (ví dụ như ảnh hưởng luôn đi liền với môi trường: kinh tế) Nếu đưa ra được

những tác động mang tính toàn diện sẽ thuyết phục hơn (có thể chỉ cần nêu khái quát)

- Chưa có nhiều phát hiện sáng tạo mang tính cá nhân, các học giả dựa nhiều vào những tài liệutham khảo trong và ngoài nước Một nghiên cứu có dấu ấn các nhân, sáng tạo sẽ được đánh giácao và thuyết phục hơn

- Phương pháp luận nên được đưa ra đầu tiên Điều này còn thiếu ở nghiên cứu thứ 2 nhóm đãchỉ ra Phương pháp luận giúp đưa ra các bước thực hiện tổng quát cho nghiên cứu, những lýluận tổng quát được áp dụng sẽ giúp người nghiên cứu cũng như người đọc bám theo nội dungnghiên cứ dễ dàng hơn

- Các nghiên cứu nên được lưu trữ phổ biến để những người quan tâm, đam mê nghiên cứu khoahọc, đặc biệt vấn đề ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người có thể tiếp cận nhiều hơn Đócũng là một cách đưa nghiên cứu vào thực tiễn, áp dụng thực tiễn đối với môi trường và cònngười

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được xây dựng nhằm nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường không khítại Hà Nội tới sức khoẻ con người Từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực, hợp lý nhằm giảmảnh hưởng của những tác động đó tới sức khoẻ con người cũng như nâng cao chất lượng khôngkhí tại Hà Nội

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, cụ thể, nghiên cứu tácđộng của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khoẻ con người

Ngày đăng: 07/08/2020, 19:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng: Lượng khí CO, CmHn, NO2, xả ra khi xe chuyên chở hành khách trên 1 km của một số xe - tiểu luận kinh tế môi trường phân tích tác động của ô nhiễm môi trường không khí ở hà nội đến sức khỏe con người
ng Lượng khí CO, CmHn, NO2, xả ra khi xe chuyên chở hành khách trên 1 km của một số xe (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w