1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ phân tích cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

40 446 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 213 KB

Nội dung

Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Chính đặc điểm này tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau càng cao giữa các quốc gia và khu vực. Các định chế và tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế đã được hình thành để phục vụ cho kinh tế quốc tế, tạo lập hành lang pháp lý chung và để các nước cùng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thể thực hiện một cách đơn lẻ.

Trang 1

PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT

NAM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

MỞ ĐẦU

Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trởthành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vitoàn thế giới Chính đặc điểm này tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhaucàng cao giữa các quốc gia và khu vực Các định chế và tổ chức kinh tế khuvực và quốc tế đã được hình thành để phục vụ cho kinh tế quốc tế, tạo lậphành lang pháp lý chung và để các nước cùng tham gia vào quá trình giảiquyết các vấn đề lớn của kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thểthực hiện một cách đơn lẻ Tuy thế, giữa các nước và các bộ phận xã hội ởmỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như tronghành động trước toàn cầu hóa Những nước và các nhóm xã hội yếu thếthường bị thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hóa và luônphản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động Trong khi đó, những nướcvà những người có sức mạnh chi phối toàn cầu hóa lại coi nó là cơ hội manglại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của nó Cho dùvậy, toàn cầu hóa vẫn đã và sẽ diễn ra, chi phối dưới hình thức này hay khác,với các mức độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội của hầuhết các nước, nếu nhìn về dài hạn Gia nhập WTO là cơ hội lớn và cũng làthách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.

Xuất phát từ thực tế trên, chủ đề: “Phân tích cơ hội và thách thức củatoàn cầu hóa đối với nền kinh tế Việt Nam Giải pháp và phương hướng pháttriển cho các doanh nghiệp Việt Nam”.

Trang 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TOÀN CẦU HÓA1.1 Khái quát về toàn cầu hóa.

1.1.1 Khái niệm toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa (Wikipedia tiếng việt) là khái niệm dùng để miêu tả cácthay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết vàtrao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở gócđộ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu.

Toàn cầu hóa là quá trình hình thành một chỉnh thể thống nhất toàn thếgiới, đó là sự ảnh hưởng tác động, xâm nhập lẫn nhau xuyên biên giới trongcác lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trước hết và chủ yếu là lĩnh vựckinh tế trên phạm vi toàn cầu

Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụthuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân Sự phụ thuộcqua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoáhay xã hội Rõ ràng cần phân biệt toàn cầu hoá kinh tế với khái niệm rộnghơn là toàn cầu hoá nói chung.

Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉcác tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự dothương mại" nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòngchảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật,công nghệ, thông tin, văn hoá.

1.1.2 Lịch sử của toàn cầu hoá

Toàn cầu hoá, theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 15,sau khi có những cuộc thám hiểm hàng hải quy mô lớn Cuộc thám hiểm lớnlần đầu tiên vòng quanh thế giới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm1522 Cũng như việc xuất hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa châuÂu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ không phải là hiện tượng gần đây Ngoàinhững trao đổi về hàng hoá vật chất, một số giống cây cũng được đem trồng

Trang 3

từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác (chẳng hạn như khoai tây, càchua và thuốc lá).

Thuật ngữ "tự do hoá" xuất hiện để chỉ sự kết hợp của học thuyết kinhtế về thị trường tự do tuyệt đối và sự hủy bỏ các rào cản đối với việc lưuthông hàng hoá Thời kỳ bắt đầu dùng vàng làm tiêu chuẩn của hệ thống tiềntệ (bản vị vàng) và tự do hoá trong thế kỷ thứ 19 thường được chính thức gọilà "thời kỳ đầu của toàn cầu hoá".

"Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá" rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vàoChiến tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra khủnghoảng bản vị vàng vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930.

Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các Vòng đàm phán thương mạido GATT khởi xướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đó dẫn đến mộtloạt các hiệp định nhằm gỡ bỏ các hạn chế đối với "thương mại tự do" Vòngđàm phán Uruguay đã đề ra hiệp ước thành lập Tổ chức thương mại thế giớihay WTO, nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại Các hiệp ước thươngmại song phương khác, bao gồm một phần của Hiệp ước Maastricht của châuÂu và Hiệp ước mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng đã được ký kết nhằmmục tiêu giảm bớt các thuế quan và rào cản thương mại Từ thập kỷ 1970, cáctác động của thương mại quốc tế ngày càng rõ rệt, cả về mặt tích cực lẫn tiêucực.

1.2 Bản chất của toàn cầu hóa.

- Với tính cách là một xu thế lịch sử, toàn cầu hoá được quyết định bởisự phát triển mạnh mẽ, mang tính bước ngoặt của lực lượng sản xuất trongthời đại cách mạng khoa học công nghệ. 

- Toàn cầu hoá vừa mang bản chất khách quan, vừa chứa đựng tính chấttự do tư bản; vừa tích cực vừa tiêu cực; vừa đem lại thời cơ, thuận lợi và nguycơ, thách thức đối với các quốc gia dân tộc, nhất là các nước kém phát triểnvà đang phát triển.

Trang 4

- Toàn cầu hoá là một quá trình vừa hợp tác rộng mở, vừa đấu tranhgay gắt, phức tạp giữa các quốc gia, tập đoàn, cộng đồng, cá nhân với nhau.

- Để bảo vệ lợi ích quốc gia trong quá trình tham gia toàn cầu hoá, cácnước trên thế giới đã và đang triển khai mạnh mẽ quá trình khu vực hoá. 

1.3 Ý nghĩa của toàn cầu hóa.

Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biếncác phương tiện vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại; vàđược chính thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ thứ 20."Toàn cầu hóa" có thể có nghĩa là:

• Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu — dưới tác động của nhữngtiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thếgiới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổiở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các"công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu,

• Toàn cầu hoá kinh tế — "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệgiữa các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trênthế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc giatrong phạm vi kinh tế.

• Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận việc sử dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượtqua giới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhâncông và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau.

-• Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang cácquốc gia đang phát triển.

• TCH thúc đẩy mạnh, nhanh sự phát triển đặc biệt là sự xã hội hóa cácLLSX đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao

• TCH thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại thế giới

• TCH thúc đẩy tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự hợp tácgiữa các doanh nghiệp

Trang 5

• TCH thúc đẩy sự gia tăng lưu thông quốc tế về vốn.

CHƯƠNG II: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUÁ TRÌNHTOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ CÁCDOANH NGHIỆP VIỆT NAM.

2.1 QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI CỦAVIỆT NAM

2.1.1 Các bước đi trong quá trình hội nhập

Về các bước đi trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta,chúng ta cần xem xét đến hai mặt.

Đối với bên ngoài: Chúng ta đã thực hiện lần lượt các bước đi cụ thể.Đó là: 

- Năm 1993 đã khai thông quan hệ với Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngânhàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); 

- Ngày 1/1995 gửi đơn xin gia nhập WTO (cho đến nay, chúng ta đãtiến hành được 10 phiên đàm phán đa phương và kết thúc đàm phán với 20đối tác song phương. 

- Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam đang bước vào giaiđoạn cuối cùng Phiên đàm phán đa phương thứ 10 về việc Việt Nam gia nhậpWTO được tiến hành vào ngày 15/9, là phiên rất quan trọng và có ý nghĩaquyết định đối với quá trình đàm phán của Việt Nam với các đối tác đaphương.

- Việc đạt được thỏa thuận sớm với EU, một đối tác thương mại lớn có25 nước thành viên, đã có tác động tích cực đối với quá trình đàm phán củaViệt Nam); 

- Ngày 25/7/1995 đã chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông NamÁ (ASEAN), đồng thời tham gia vào AFTA và Chương trình thuế quan ưu đãicó hiệu lực chung (CEPT); 

- Ngày 3/1996 tham gia Diễn đàn Á - Âu (ASEM) với tư cách là thànhviên sáng lập; 

Trang 6

- Ngày 15/6/1996 gửi đơn xin gia nhập APEC; 11/1998 được côngnhận là thành viên của APEC; 

- Năm 2000 ký Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ…

Đối với trong nước: Chúng ta đã làm 3 việc cơ bản: Quốc hội đã thôngqua nhiều đạo luật, văn bản dưới luật tạo hành lang pháp lý phù hợp cho hộinhập (Ví dụ: Luật Doanh nghiệp, Luật Công ty, Luật Đầu tư nước ngoài…);thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế, đổi mới chính sách và hệ thống kinhtế vĩ mô và cố gắng cải cách kinh tế, xây dựng cơ chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế; để thốngnhất việc chỉ đạo quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, ngày10/2/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 31/1998-TTg thành lập Uỷban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế Uỷ ban này có nhiệm vụ giúp Thủtướng chỉ đạo và điều hành các bộ, ban, ngành trong việc tham gia hội nhậpkinh tế quốc tế.

2.1.2 Những kết quả đã đạt được trong tiến trình hội nhập

Nước ta triển khai hội nhập kinh tế quốc tế chưa lâu, kinh nghiệm cònhạn chế nhưng cũng đã mang lại những kết quả bước đầu khá khả quan Đólà:

Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phươnghoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao vớihơn 170 nước và có quan hệ kinh tế - thương mại với trên 160 nước và vùnglãnh thổ, với hầu hết các tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng Đẩy lùi đượcchính sách bao vây, cấm vận của các nước, thế lực thù địch Tạo được thếthuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế của ViệtNam trên chính trường và thương trường quốc tế.

Khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do hệ thống xã hộichủ nghĩa ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu sụp đổ, khủng hoảng kinh tếtrong khu vực năm 1997, đồng thời cũng đã mở rộng được thị trường xuấtkhẩu Năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 26,003

Trang 7

tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2003 và là mức tăng cao nhất trong bốn nămtrở lại đây Ðây là một trong những thành tựu nổi bật của nền kinh tế nước tanăm qua Tính riêng trong tháng 8 năm nay, kim ngạch xuất khẩu của cả nướcđạt 2,8 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng qua lên hơn 20,3 tỷUSD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước, đã chứng tỏ đường lối đổi mớivà hội nhập kinh tế quốc tế của Ðảng và Nhà nước ta đang được thực tiễnkhẳng định.

Thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tranh thủđược nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn và giảm đángkể nợ nước ngoài Năm 2004, vốn thực hiện của khu vực đầu tư nước ngoàiđạt 2,85 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2003 và vượt so với dự kiến ban đầu(mục tiêu năm 2004 là 2,75 tỷ USD) Doanh thu của khu vực đầu tư nướcngoài trong năm 2004 đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2003.Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo thêm việc làm cho 7,4 vạnlao động, đưa tổng số lao động trực tiếp lên khoảng 74 vạn người Năm 2004cả nước đã thu hút được hơn 4,2 tỷ USD vốn đầu tư mới, tăng 37,8% so vớinăm 2003, trong đó vốn cấp mới đạt trên 2,2 tỷ USD và vốn bổ sung đạt gần 2tỷ USD Đây là mức đăng ký cao nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính khuvực diễn ra vào năm 1997.

Việc tăng cường vận động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, việc ký kết vàthực hiện các hiệp định song phương liên quan đến đầu tư đã xuất hiện độngthái mới về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thể hiện qua việc gia tăng sốlượng nhà đầu tư vào Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh Xu hướng nói trên đã tạo điều kiện để hình thành các dự án đầu tư mớitrong năm 2005 Nếu tính cả số vốn của những dự án mới được cấp phép vàsố vốn bổ sung của những dự án đang hoạt động thì tổng số vốn đăng ký mớitrong 7 tháng đầu năm 2005 đạt khoảng 3,2 tỷ USD, tăng 66,6% so với cùngkỳ năm trước.

Trang 8

Tiếp thu được nhiều thành tựu mới về khoa học, công nghệ và kỹ năngquản lý Nhiều ngành kinh tế mới đã xuất hiện dựa trên cơ sở tăng cao hàmlượng chất xám trong sản xuất - kinh doanh Các ngành cơ khí chế tạo, đóngtàu… từng bước được nâng lên tầm cao mới, sản phẩm ngày càng tạo được uytín trên thị trường trong và ngoài nước Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽtheo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá Tỷ trọng giá trị công nghiệp vàdịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngày càng tăng, nông nghiệpngày càng giảm Trong đó xu hướng tỷ trọng giá trị của dịch vụ ngày càngtăng, tổng giá trị sản phẩm nông - công nghiệp ngày càng giảm tương ứng.Giữ vững sự ổn định về kinh tế Điều này thể hiện ở nền kinh tế có tốc độtăng trưởng liên tục khá cao và tương đối ổn định, đưa đất nước thoát khỏikhủng hoảng kinh tế Từ năm 1991 đến năm 2000, GDP tăng liên tục qua cácnăm với nhịp tăng bình quân hàng năm 7,5% So với năm 1990, năm 2000GDP tăng gấp 2,07 lần Tuy xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vựcnăm 1997, nhưng từ năm 2001 đến 2004, GDP của Việt Nam vẫn có nhịp độtăng trưởng bình quân hàng năm 7,25% Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởngGDP quí I đạt 7,23%, 6 tháng đầu năm đạt 7,63% (tuy nhiên, tốc độ tăng nàychưa tương xứng với tiềm năng của đất nước - mặc dù có chịu ảnh hưởng dothiên tai, dịch bệnh) Như vậy liên tục trong thời gian qua, kinh tế Việt Namluôn đạt mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực Đặc biệt, tỷ lệngười nghèo đói ở Việt Nam đã giảm mạnh, từ 58% (năm 1993) xuống 24,1%vào năm 2004 (theo chuẩn nghèo 1USD/ngày), chuẩn nghèo lương thực đãgiảm từ 24,9% (năm 1993) xuống 7,8% trong năm 2004.

Bước đầu chúng ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưngcũng vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém nhất định Cụ thể là: Nhận thức vềhội nhập của cán bộ và nhân dân chưa được nhất trí cao Chưa có một kếhoạch tổng thể và dài hạn để hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống chính sách,luật pháp quản lý kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh, còn có những chínhsách, luật chưa thực sự phù hợp với những thông lệ quốc tế; lực lượng sản

Trang 9

xuất có nguy cơ tụt hậu so với trình độ phát triển chung của thế giới, do đósức cạnh tranh hàng hoá kém, hiệu quả đầu tư thấp Cơ cấu hàng hoá chủ yếulà bán sản phẩm và gia công, xuất khẩu tuy với khối lượng lớn nhưng giá trịthu được thấp Trước xu thế nhập khẩu và sức cạnh tranh chưa đủ mạnh, cóthể dẫn đến khả năng mất thị trường trong và ngoài nước Trong thời gianqua, mục tiêu phát triển kinh tế của ta là hướng về xuất khẩu, nhưng thực tếlại có xu hướng thực hiện theo mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.Nền kinh tế đang ở trình độ phát triển chậm, còn chênh lệch quá nhiều so vớicác nước trong khu vực; đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu, yếu, đặc biệt là độingũ cán bộ làm trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại; Bản sắc văn hoá đang bị đedoạ, đặc biệt là lối sống của lớp trẻ.

Với những thành công bước đầu về hội nhập kinh tế quốc tế mà Đảngvà Nhà nước ta đã xác định trong thời gian qua, chúng ta tin tưởng rằng đếnnăm 2020, nước ta cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp, thực hiện thắnglợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2.2 TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚITOÀN BỘ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. 

2.2.1 Điểm mạnh.

Có vị trí địa lý thuận lợi có thể dễ dàng phát triển kinh tế thương mại,văn hoá, khoa học kỹ thuật với cac nước trong khu vực và trên thế giới đòngthời Việt Nam trong khu vực đang diễn ra hoạt động kinh tế sôi nổi nhất thếgiới Điều này tạo ra môi trường thuận lợi để Việt Nam nâng cao năng lựccạnh tranh, chủ động phát triển kinh tế.

Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng: Việt Nam cónhiều loại tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế lớnnhưng chưa được khai thác hoặc khai thác ở mức độ thấp sử dụng chưa hợplý Đây là nguồn lực bên trong để phát triển kinh tế, đồng thời là đối tượngđầu tư của đối tượng tư bản nước ngoài.

Trang 10

Tài nguyên nhân văn phong phú:Bao gồm lực lượng lao động dồi dàovà những hệ thống giá trị do con người tạo ra trong quá trình phát triển lịch sửcủa dân tộc Đây là đối tượng đầu tư phát triển rất quan trọng của tư bản nướcngoài.

- Những yếu tố thuận lợi trong xu thế toàn cầu hoá:

- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạngtrong lĩnh vực thông tin, tiếp tục phát triển mạnh mẽ và sẽ thúc đẩy sự pháttriển mạnh mẽ và rộng rãi của tiến trình toàn cầu hoá Sự giao lưu của cácnguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, thông tin và công nghệ diễn ramột cách nhanh chóng hơn trên toàn cầu.

- Sự quốc tế hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sự hỗtrợ to lớn của nền công nghiệp Internet Cùng với sự phát triển của khoa họccông nghệ,sự phát triển của hệ thống công ty xuyên quốc gia sẽ là yếu tố quantrọng đối với sự phát triển của toàn cầu hoá trong một số thập kỷ tới.

- Mặc dù có nhiều biến động nhưng nhìn chung tình hình quốc tế vẫnổn định.

- Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức góp phần quan trọngvào sự phát triển kinh tế nói chung và tăng cường tính toàn cầu của thị trường.

2.2.2 Điểm yếu 

Bên cạnh những thế mạnh của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinhtế toàn cầu thì trong bản than nội tại chúng ta còn rất nhiều những yếu kémđang là vấn đề nam giải như : Những bất cập về thể chế , về khuôn khổ pháplý, hoạch định chính sách, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực yếu kém, trình độcông nghệ, năng lực cạnh tranh chậm cải thiện, chất lượng tăng trưởng thấp…là những điểm yếu cơ bản của nền kinh tế Việt Nam nhiều năm nay:

2.2.2.1 Bất cập về thể chế:

Năng lực thể chế đã có những chuyển biến tích cực, song đây cũngchính là điểm còn nhiều bất cập nhất Còn rất nhiều việc phải làm để tiếp tụchoàn thiện khung khổ pháp lý cho phù hợp với cam kết hội nhập và các chuẩn

Trang 11

mực kinh tế thị trường Cũng còn khoảng cách khá xa giữa thực tế và yêu cầuvề tính chuyên nghiệp, minh bạch và khả năng giải trình của bộ máy nhànước, trong khi hệ thống động lực (tuyển chọn, đánh giá, bổ nhiệm, lươngthưởng) cho công chức còn nhiều méo mó Thể chế cho sự phát triển các thịtrường yếu tố sản xuất (thị trường tài chính, thị trường đất đai, và thị trườnglao động) vẫn trong giai đoạn cần những chỉnh sửa căn bản Chẳng hạn, mặcdù các hoạt động tài chính đang diễn ra rất sôi động, công tác giám sát hệthống tài chính còn chưa phù hợp Quá trình này lại diễn biến phức tạp vì biếnđộng trên các thị trường yếu tố sản xuất rất nhạy cảm về mặt xã hội và cónhiều khía cạnh liên quan đến một chủ thể quan trọng trong nền kinh kế làkhu vực DNNN (Nguồn: Diễn đàn trách nghiệm xã hội Việt Nam)

2.2.2.2 Yếu kém về nguồn nhân lực:

Sự hụt hẫng về kỹ năng nguồn nhân lực cũng đang ngáng trở cả quátrình hội nhập kinh tế quốc tế lẫn tăng trưởng nhanh, có chất lượng và pháttriển bền vững Nâng cao chất lượng lao động có liên quan đến tất cả cácnhóm xã hội: từ các nhà hoạch định chính sách, đội ngũ công chức, cho đếndoanh nhân và người lao động nói chung Trong khi toàn bộ hệ thống giáodục, đào tạo đang tỏ ra chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống và thời đại.

Khi gia nhập nền kinh tế thế giới thì các ngành có nhu cầu tuyển dụnglao động lớn là những nghành công nghệ cao như: Kỹ sư tự động hoá, côngnghệ thông tin, chuyên gia công nghệ sinh học ứng dụng(nuôi cấy mô, vi sinhvật, nuôi trồng thuỷ sản), viễn thông, nhân lực trình độ cao về các nghànhdịch vụ kinh tế như kế toán, marketing, kiểm toán, ngân hàng, thị trườngchứng khoán, bảo hiểm… Nếu chúng ta không thích nghi tốt chương trìnhđào tạo, hệ thống bằng cấp của ta không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, rấtcó thể thanh niên Việt Nam không có việc làm và phải đứng nhìn lao động từcác nước vào nước ta làm việc và hưởng lương rất cao…Bên cạnh đó có thểnhận thức của lao động Việt Nam tốt nhưng thích nghi chưa cao, và đặc biệtlà chưa hình thành đậm nét văn hoá doanh nghiệp, điếu đó ảnh hưởng rất lớn

Trang 12

đến vấn đề thương hiệu của doanh nghiệp, của lao động Việt Nam. Trong tình hình hiện nay: con đường thích hợp nhất đối với hàng trăm ngànsố người chuẩn bị đến độ tuổi lao động là việc mỗi người phải định hướngngay từ đầu cho tương lai của mình Phải biết điểm yếu, điểm mạnh và hoàncảnh của bản than gia đình, địa phương mình phù hợp với nghành nghề nàomà thị trường lao động đang cần Nếu xác định không đỗ đại học thì việc họcnghề là sự lựac chọn thông minh nhất.

Đối với các nhà hoạch định chính sách, đội ngũ công chức cũng cónhững bất cập như tầm nhìn, năng lực của các cơ quan còn nhiều hạn chế Vídụ: tình trạng các địa phương đua nhau lập khu công nghiệp, khu chế xuấtnhằm thu hút vốn FDI với suy nghĩ rằng cứ thu hút nhiều vốn FDI thì kinh tếđịa phương sẽ phát triển, mà không tính tới tác động của môi trường, xã hộimà các dự án này có thể gây ra. 

2.2.2.3 Yếu kém trong hoạch định chính sách:

Một khi mở cửa thương mại càng cao thì nguy cơ dễ bị tổn thươngngày càng lớn, những cú sốc gia, những rào cản thương mại và sự thay đổichính sách của các nước nhập khẩu Để hạn chế những thiệt hại kiểu như vậythì chính sách của Việt Nam càng phải minh bạch và phải có tính tiên liệuđược.

Điều đáng nói, đây lại là điểm yếu trong hoạch định chính sách ở nướcta Một minh chứng rõ nét cho nhận định này là việc cắt giảm thuế đột ngột vàthiếu một hàng rào kỹ thuật trong nghành chăn nuôi đã khiến thịt nhập khẩu ồạt về Việt Nam trong năm 2009 làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.Trước đó, trong 2 năm 2008-2009 Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu thịtnhiều và nhanh hơn lộ trình cam kết, cho dù để có được mức thuế như camkết đã làm cho rất nhiều hộ gia đình, trang trại chăn nuôi gia cầm trong nướcbị thịt nhập khẩu đánh “ tơi tả” thì các cơ quan chức năng mới điều chỉnhthuế. 

Trang 13

Cũng qua trường hợp trên cho thấy sự phối hợp giữa các cơ quan bộ,nghành còn hạn chế.Khi gia nhập WTO, người dân trong nước có cơ hội tiếpcận và sử dụng nhiều mặt hàng với giá rẻ hơn nhưng điều đó không có nghĩalà chất lượng hàng cứ bị thả nổi, không thể kiểm soát được Trong những nămqua, hàng xuất khẩu của Việt Nam liên tục phải đối phó với các hàng rào phithuế quan, các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp…của các nước, trongkhi ở chiều ngược lại Việt Nam lại có quá ít các rào cản kỹ thuật để kiềm chếnhập khẩu và kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu.

2.2.2.4 Thủ tục hành chính rườm già:

Mặc dù Việt Nam đã có nhiều cải cách về thủ tục hành chính song trênthực tế, việc xin cấp phép kinh doanh, giấy phép lao động, giấy chứng nhậnđầu tư, hoàn thiện các thủ tục thuế và hải quan vẫn còn khá phức tạp và khócó thể thực hiện được “một cửa” Ví dụ: tại TPHCM, việc thay đổi địa chỉchính thức của một công ty cũng phải mất tới vài tuần.

Môi trường pháp lý là môi trưòng đầu tư được quan tâm hàng đầu củacác nhà đầu tư đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam cầnphải cải thiện hơn nữa về thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho các nhàđầu tư, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay là hoànthiện khung khổ pháp luật phù hợp, thủ tục chặt chẽ đảm bảo quyền và nghĩavụ cho các nhà đầu tư nước ngoài.

2.2.2.5 Yếu kém trong kết cấu hạ tầng:

Môi trường đầu tư và kinh doanh ngày càng gây ấn tượng mạnh chocác nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên nhiều nhà đầu tư vẫn than phiền rằng,họ đang gặp phải nhiều thách thức, trở ngại khi họ quyết định đầu tư vào ViệtNam.

Bên cạnh trở ngại về vấn đề lao động yếu kém thì vấn đề cơ sở hạ tầng,đặc biệt là cảng biển và năng lượng điện được “mổ xẻ’ nhiều nhất Chínhnhững hạn chế vè cơ sở hạ tầng là mối đe doạ tới việc sản xuất và suất khẩucủa các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Việc tham gia

Trang 14

của khu vực tư nhân vào sự phát triển cơ sở hạ tầng là một đòi hỏi cấp bách,đặc biệt là sự phát triển các cảng nước sâu và nhà máy điện. 

Cơ sở hạ tầng chưa thoả đáng và quá tải là một trong những rào cảnchính tới sự tăng trưởng kinh tế Việt nam, việc thu hút đầu tư và ảnh hưởngtới quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu Việc cung cấp điện, thong tin liên lạc,giao thông và các hạ tầng kỹ thuật khác chưa đủ độ tin cậy tạo ra tổn hại vềthời gian và tiền bạc cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.Đề nghị giải pháp cho vấn đề này là; đề nghị các cơ quan hữu trách cho phépvà khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng Chínhphủ cần nỗ lực hơn nữa nhằm đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng trênbộ nhu đường xá, cầu cống, bến cảng….

2.2.2.6 Năng lực cạnh tranh chậm cải thiện:

Năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Namđều thấp và chậm được cải thiện so với các nước trong khu vực. 

Ở cấp độ quốc gia, những nút thắt cổ chai của nền kinh tế như nguồnnhân lực, kết cấu hạ tầng, năng lực thể chế, trình độ công nghệ đã được nóiđến rất nhiều nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được Đây chính là lực cảnđối với cạnh tranh ở tất cả mọi cấp độ Ở cấp độ doanh nghiệp thì vẫn làm ăntheo cách như lâu nay, chưa tận dụng được cơ hội từ WTO mang lại do thiếuthông tin Còn khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, nếu không có sựcải tiến mạnh thì có thể thua ngay trên sân nhà chứ chưa nói đến ở nướcngoài Chẳng hạn, xuất khẩu hàng nông sản trong năm 2008 tăng chủ yếu lànhờ sốt giá, trong khi đó, ngay trong thị trường trong nước, các mặt hang nhưthịt, đường, trái cây…đều lao đao vì hàng nhập (Nguồn:TBKTSG.15/4).

2.2.2.7 Yếu kém trong khoa học công nghệ:

Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, còn mangnặng tính hành chính Quản lý hoạt động KH&CN còn tập trung chủ yếu vàocác yếu tố đầu vào, chưa chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sảnphẩm đầu ra và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn Các nhiệm vụ

Trang 15

KH&CN chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.Công tác đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩnmực quốc tế.

Cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN không phù hợp với đặc thù củalao động sáng tạo và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Các tổ chức KH&CN chưa có được đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tàichính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo nhìnchung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu khoảng2 - 3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực Tình trạng này hạn chếnăng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế và khu vực.(Nguồn: Bộ KH&CN)

2.2.2.8 Chất lượng tăng trưởng thấp:

Chất lượng tăng trưởng tiếp tục là một điểm yếu căn bản của nền kinhtế Việt Nam nhiều năm nay Chất lượng tăng trưởng thấp không những làmhạn chế, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn làm giảm năng lực cạnhtranh quốc gia Huy động vốn đầu tư thời gian qua tuy đạt khá nhưng đầu tưhiệu quả thấp, chất lượng đầu tư thấp đang là những vấn đề nổi cộm hiệnnay Thực tế này có thể thấy thông qua việc chỉ số ICOR của Việt Nam caohơn nhiều so với các nước khác Bên cạnh đó, năng suất lao động của ta cònthấp, đóng góp vào tăng trưởng còn hạn chế Năm 2008, năng suất lao độngbình quân của Việt Nam tính bằng USD đạt khoảng gần 1.600 USD/người,còn thấp so với mức năng suất lao động năm 2005 của nhiều nước nhưIndonesia 2.650 USD, Philipines 2.689 USD, Thái Lan 2.721 USD Trongcông nghiệp, ngành khai thác vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chưa phát triển đượcnhiều ngành có giá trị gia tăng lớn và sức cạnh tranh cao; các ngành côngnghiệp hỗ trợ, logistics kém phát triển Nông nghiệp tuy đạt nhiều thành tựunhưng tỷ lệ hàng nông sản qua chế biến còn thấp; công nghệ chế biến và côngnghệ sau thu hoạch còn lạc hậu Nhập siêu lớn làm ảnh hưởng nhiều đến các

Trang 16

cân đối vĩ mô, đồng thời thể hiện Việt Nam chưa tận dụng được các cơ hộimang lại từ hội nhập kinh tế quốc tế, đây là vấn đề đáng quan tâm hiện nay.

2.2.1 Cơ hội

Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển tấtyếu của quan hệ quốc tế hiện đại Đại diện cho xu thế toàn cầu hóa này là sựra đời và phát triển của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Cơ hội của kinh tế Việt Nam khi toàn cầu hóa:

Thứ nhất, tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩmViệt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩunhững mặt hàng tiềm năng ra thế giới.

Thứ hai, Việt Nam còn tận dụng được cơ hội từ nhập khẩu như lựachọn nhập các loại hàng hóa có kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến để nhanhchóng phát triển các ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn, nhanh chóngđuổi kịp các nước phát triển trên thế giới.

Thứ ba, Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý vàcông nghệ mới… của nước ngoài Trong những năm qua, khu vực có vốn đầutư trực tiếp nước ngoài thực sự đã trở thành một trong những động lực tăngtrưởng sản xuất công nghiệp Việt Nam Đầu tư nước ngoài đã tác động mạnhmẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ tư, nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinhtế, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệpViệt Nam Tự do hóa thương mại của WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa củacác nước thành viên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam Điều nàygây sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận mức độ cạnhtranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo sản phẩmmới, cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm…

Thứ năm, thúc đẩy thương mại dịch vụ phát triển mạnh mẽ từ đó sẽđảm bảo tính thống nhất của các chính sách thương mại và các bộ luật của

Trang 17

Việt Nam cho phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế Tạo ra môi trườngđầu tư hấp dẫn với các NĐT đặc biệt là các NĐT nước ngoài. 

Thứ sáu, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp cho người lao động,do sản xuất phát triển.

Thứ bảy, toàn cầu hóa sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trêntrường quốc tế.

2.2.4 Thách thức 

Toàn cầu hóa hiện đang là xu thế tất yếu, khách quan, tác động mạnhmẽ tới tất cả các quốc gia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồngnhân loại, cũng như cuộc sống của mỗi con người Toàn cầu hoá không chỉtạo ra cho các nước những cơ hội, mà cả những thách thức to lớn.

2.2.4.1 Một là thách thức về kinh tế :

Toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở của quá trình toàn cầu hóa nói chung:- Việt Nam bắt đầu tiến hành mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khuvực và thế giới từ năm 1986 Từ năm 1986 đến năm 1997, kinh tế Việt Namđạt được tốc độ tăng trưởng hơn 9% một năm Tuy nhiên, từ năm 1997 đếnnay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, nềnkinh tế nước ta bắt đầu gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng giảm. 

- Việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa gặp nhiềukhó khăn Xét về mặt cơ cấu của nền kinh tế, nước ta vẫn là nước nôngnghiệp,nền công nghiệp phân bố không đều, người lao động có trình độ caochủ yếu tập trung ở các thành phố lớn Do đó, sự phát triển công nghiệp ở cácvùng sâu, vùng xa đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. 

- Các sản phẩm sản xuất ra không đủ sức cạnh tranh với các nước trongkhu vực và thế giới, do sự thay đổi của cơ chế quản lý, nhiều doanh nghiệpnhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài.

- Hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu hóa ,tính tùy thuộc lẫn nhau giữacác nước tăng lên,sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đếnthị trường trong nước,đòi hỏi chúng ta phải có chính sách vĩ mô đúng đắn.

Trang 18

=>Những thách thức về kinh tế sẽ tăng lên gấp bội, nếu như trong vàinăm tới nước ta từng bước hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế khu vực và thếgiới Do đó, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế là nguy cơ thực tế. 

2.2.4.2 Hai là thách thức về xã hội:

- Trước hết là nạn thất nghiệp và thiếu việc làm.Theo số liệu thống kêtừ đầu những năm 90, nước ta có khoảng 3 triệu người không có việc làm vàmột bộ phận không nhỏ có việc làm không đầy đủ.Trong nông nghiệp, mộtnăm có khoảng 1 tỷ ngày công lao động đã thừa trong thời điểm nông nhàn,nếu qui đổi sẽ tương đương với 5 triệu lao động/năm.Dịch vụ phi nôngnghiệp, số người thiếu việc làm khoảng 1 triệu lao động Tình trạng học sinh,sinh viên ra trường chưa có việc làm Như vậy, ước tính hàng năm nước ta cókhoảng 9 triệu lao động Trong khi đó, khả năng giải quyết việc làm ở nước tamới chỉ đạt được 1 triệu lao động/ năm Số việc làm được tạo ra hàng năm chỉđủ giải quyết số lao động bổ sung do tốc độ gia tăng dân số.

- Sự phân hoá giàu nghèo - cái trục của sự phân tầng xã hội diễn ramạnh mẽ.

- Tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự cũng phát triển mạnh mẽ Chúngphát triển mạnh về quy mô và số lượng,tính chất hoạt động ngày càng tinhvi.Số vụ trọng án tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao Trong những năm gầnđây, cùng với sự phát triển giao lưu kinh tế quốc tế, các hoạt động tội phạmcó yếu tố nước ngoài cũng phát triển mạnh mẽ Đó là hiện tượng người nướcngoài phạm tội ở Việt Nam và người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài. 

- Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ môi trường cũng là những vấn đềmà Đảng và nhà nước ta cần chú trọng.

2.2.4.3 Ba là thách thức về văn hóa: 

- Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc giữ gìnbản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc,chống lại lối sống thựcdụng chạy theo đồng tiền.

Trang 19

=>Trên đây là một số thách thức mà Việt Nam đã và đang gặp trongquá trình hội nhập Tuy nhiên, nói tới những thách thức điều đó không cónghĩa là chúng ta hãy đóng cửa lại để từ bỏ con đường hội nhập với thế giới. Từ xu thế của thế giới và thực tế của Việt Nam, chúng ta có thể khẳng địnhrằng chủ động hội nhập là con đường tốt nhất để tranh thủ cơ hội và vượt quanhững thách thức của quá trình toàn cầu hóa. 

2.3 TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚICÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 

Theo điều tra này, lương trung bình của một công nhân tại TP HCMtrong năm vừa qua là 120 USD/tháng (so với 95 USD/tháng năm 2000, gồmcả tiền thưởng, trợ cấp, thuế bổ sung…) và tại Hà Nội là 95 USD/tháng (sovới 93 USD/tháng năm 2000) Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, giá laođộng của Việt Nam hiện ở mức thấp so với Singapore (421 USD/tháng),Bangkok (141 USD/tháng) và Kualar Lumpur (198 USD/tháng).

Một trong những lợi thế quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam làcó nguồn lao động dào, dân số trẻ, lao động lại cần cù chăm chỉ, do đó chi phícho sản xuất sản phẩm thấp tạo ưu thế về giá cho các sản phẩm công nghiệp.Đó cũng là nhân tố thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vàongành công nghiệp Việt Nam. 

Trang 20

Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng lợi thế về văn hóa.Thực vậy trên thực tế thì Văn hoá là thứ không dễ học, ngay cả với ngườinước ngoài sống lâu năm ở một quốc gia Chúng ta không thể dựng hàng ràovới tất cả các doanh nghiệp nước ngoài mà không có hàng rào quanh ta, cũngkhông thể cạnh tranh với người nước ngoài bằng vốn liếng, công nghệ, kinhnghiệm quản lý nhưng chúng ta có thể cạnh tranh bằng văn hoá. Thứ ba, môi trường đầu tư, các chính sách, biện pháp quản lý của nhànước đối với các doanh nghiệp trong nước.

Luật đầu tư 2005 ra đời có hiệu lực vào tháng 7/2006 là dấu hiệu tốtcho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động đầu tư đặcbiệt là trong ngành công nghiệp Việt Nam Các chính sách bảo đảm đầu tưchung, khuyến khích đầu tư hấp dẫn thể hiện thái độ cởi mở của nhà nướctrong hoạt động đầu tư Tất cả tạo nên môi trường đầu tư thuận lợi cho hoạtđộng đầu tư tại Việt Nam Khi các nhà đầu tư bỏ vốn công nghệ, trình độquản lý, tiến hành đầu tư cho công nghiệp, các khu công nghiệp khu chế xuất,khu kinh tế Hứa hẹn đem lại nhiều mới mẻ cho sản phẩm cho công cuộc sảnxuất của các doanh nghiệp Việt Nam, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá dịchvụ nói chung và sản phẩm nói riêng Đây cũng là lợi thế cho các doanhnghiệp

Thứ tư, Doanh nghiệp Việt Nam luôn rất năng động, họ có thể làm việcnhiều hơn các đồng nghiệp ở những nước khác rất nhiều và trên hết chính làsự tự giác sáng tạo, đổi mới Theo đánh giá thì đã có trên 40 % doanh nghiệpáp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào trong hoạt động quản lý, trên 43%doanh nghiệp giảm tối đa biên chế quản lý; 73,7% doanh nghiệp thực hiện cácbiện pháp tiết kiệm các chi phí gây lãng phí; nhiều doanh nghiệp đã xây dựngvà áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 nhằm chủđộng trong việc xây dựng quy trình công tác, hợp lý hoá sản xuất, giảm biênchế hành chính, giảm chi phí quản lý.

Ngày đăng: 11/04/2018, 09:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w