1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHƯƠNG HƯỚNG cơ bản HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THƯƠNG mại HÀNG hóa của nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA TRONG bối CẢNH hội NHẬP QUỐC tế ở VIỆT NAM

31 340 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 161 KB

Nội dung

Thương mại hàng hóa có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, với các thành phần kinh tế tương đối giống nhau về bản chất, hoạt động thương mại hàng hóa được diễn ra trong khuôn khổ hạn hẹp với việc điều chỉnh bằng một hệ thống các quy định có tính hiệu lực pháp lý thấp, nhằm giải quyết những vấn đề do thực tiễn cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp phát sinh.Luật Thương mại được Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10051997 đã đánh dấu một bước phát triển mới của hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại đồng bộ, khoa học phù hợp với định hướng xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Thương mại hàng hóa có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xãhội của mỗi quốc gia Ở Việt Nam, trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung,với các thành phần kinh tế tương đối giống nhau về bản chất, hoạt động thươngmại hàng hóa được diễn ra trong khuôn khổ hạn hẹp với việc điều chỉnh bằng một

hệ thống các quy định có tính hiệu lực pháp lý thấp, nhằm giải quyết những vấn

đề do thực tiễn cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp phát sinh

Luật Thương mại được Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua ngày 10/05/1997 đã đánh dấu một bước phát triển mới của hệ thốngpháp luật thương mại Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thốngpháp luật thương mại đồng bộ, khoa học phù hợp với định hướng xây dựngnền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tuynhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, bất cập làm giảmhiệu quả, thậm chí còn cản trở hoạt động thương mại hàng hóa ở nước ta Vìvậy, trong Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam Khóa XI (tháng 6 năm 2005) đã sửa đổi luật thương mại năm 1997 vàban hành luật thương mại 2005

Có thể nói, luật thương mại 2005, trong đó có các quy định về thươngmại hàng hóa đã thực sự tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trọng cho hoạt độngthương mại phát triển Song cũng như luật thương mại 1997, đến lượt nó, luậtthương mại 2005 cũng không tránh khỏi những hạn chế Đặc biệt, trong bốicảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hội nhậpngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì pháp luật thươngmại nói chung, thương mại hàng hóa nói riêng phải tiếp tục được hoàn thiệncho phù hợp hơn với luật pháp thương mại quốc tế Chính vì vậy, việc nghiêncứu phương hướng cơ bản hoàn thiện pháp luật thương mại hàng hóa của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc

Trang 2

tế ở nước ta hiện nay có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

1 Sự cần thiết khách quan của việc điều chỉnh thương mại hàng hóa bằng pháp luật

Thương mại hàng hóa ra đời là kết quả của quá trình phân công laođộng xã hội, chuyên môn hóa sản xuất cao dẫn đến việc hình thành các ngànhkinh tế độc lập trong đó có sự hình thành của nền sản xuất hàng hóa Khi nềnsản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định, trong xã hội xuất hiệnmột tầng lớp trung gian chuyên làm chức năng mua bán hàng hóa như mộtnghề nghiệp thường xuyên để kiếm sống Đó chính là nghề thương mại,những người làm nghề thương mại được gọi là các thương nhân (hay thươnggia) Việc xuất hiện hoạt động thương mại của tầng lớp thương nhân này đòihỏi phải có những quy tắc điều chỉnh riêng Các quy tắc dân sự tuy đã tồn tạikhá lâu đời nhằm điều chỉnh các giao dịch mua bán, song những nguyên tắc cơbản này, ở một chừng mực nào đó không thỏa mãn được việc điều chỉnh hoạtđộng thương mại hàng hóa ngày càng đa dạng của đối tượng thương nhân nảysinh trong xã hội Do vậy, các quy tắc đặc biệt áp dụng cho hoạt động của cácthương nhân đã tất yếu ra đời sớm, nhằm ổn định cũng như tạo điều kiện chocác hoạt động này phát triển Ngay từ khi Nhà nước chưa ra đời, một số cácquy tắc điều chỉnh hoạt động thương mại hàng hóa đã xuất hiện như các quytắc từ tập quán buôn bán của các hiệp hội buôn bán, của các tổ chức tôn giáo,thậm chí của cả các quy phạm đạo đức Có thể nói, các quy tắc này là mầmmống cho các quy định pháp luật thương mại hàng hóa sau này

Trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại hàng hóa, cácthông lệ và tập quán thương mại không đủ sức đáp ứng được hoạt động ngàycàng đa dạng của thương nhân Các quy tắc ứng xử trên đòi hỏi phải được khẳngđịnh trong các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hoạt động thương

Trang 3

mại hàng hóa ngày càng trở nên phức tạp Đối với hầu hết các nước trên thế giới,nơi mà Bộ luật Dân sự được ra đời khá sớm, các nguyên tắc cơ bản trong giaodịch dân sự trong đó có giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa được thiết lập.Song sự xuất hiện của tầng lớp thương nhân và nghề nghiệp thương mại của họtrong lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có luật lệ riêng nhằm xác định địa vịpháp lý của các thương nhân và điều chỉnh hành vi thương mại hàng hóa ỞPháp, bên cạnh Bộ luật Dân sự, có rất nhiều văn bản pháp luật riêng chothương nhân và thương vụ, ví dụ như: Dụ về thương mại tháng ba năm 1673;

Dụ về hàng hải tháng tám năm 1681 và sau đó là Bộ luật thương mại Phápđược ban hành vào năm 1807 Ở Anh, Nghị viện đã ban hành nhiều văn bảnquy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại như Luật Công bằng,Luật về thương phiếu (năm 1882) xuất phát từ các tập quán thương mại ỞĐức, Bộ luật Thương mại được ban hành gần như đồng thời với Bộ luật Dân sự(Bộ luật Dân sự được ban hành ngày 18/08/1896, Bộ luật Thương mại đượcban hành ngày 10/05/1897) Ở một số nước tư bản khác như Thụy Sĩ, Ý ,một Bộ luật Thương mại riêng không được xây dựng, mà các quy định vềhoạt động thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa được coi như là một

bộ phận của luật dân sự, nghĩa là các quy định liên quan đến hoạt động thươngmại được quy định ngay trong Bộ luật Dân sự

Những quy định pháp luật về thương mại hàng hóa được ra đời khásớm ở một số quốc gia có nền thương mại phát triển như Pháp, Đức Có thểnói, những quy phạm pháp luật đầu tiên về thương mại hàng hóa được xác lập

ở Pháp khi nhà vua Charle IX thành lập các tòa án thương mại vào năm 1565,bao gồm đại diện của các thương nhân Pháp luật thương mại hàng hóa ra đờinhằm giải quyết được mối quan hệ giữa các thương nhân trong các giao dịchmua bán hàng hóa với nhau, cũng như xác lập tính chất các giao dịch thươngmại này một cách mềm dẻo, trong khi các quy định của luật dân sự không đáp

Trang 4

ứng được Ví dụ như pháp luật dân sự Pháp quy định những nghĩa vụ trên 500Fkhông cho phép dùng nhân chứng nhưng pháp luật thương mại lại cho phépdùng nhân chứng Hay theo pháp luật dân sự Đức, việc bảo lãnh trong dân sựbắt buộc phải thực hiện bằng hình thức văn bản nhưng trong pháp luật thươngmại thì hợp đồng bảo lãnh không nhất thiết phải thực hiện bằng văn bản

Trên thực tế, trong quá trình giao dịch thương mại, hoạt động về thươngmại hàng hóa đã phát sinh những đòi hỏi pháp lý mang tính chất mềm dẻo,linh hoạt hơn so với các quy định trong pháp luật dân sự Song mặt khác cũngđặt ra những yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo uy tín trong hoạtđộng thương mại Điều đó có nghĩa là pháp luật thương mại ra đời không chỉnhằm xác định tư cách thương nhân trong giao dịch, điều chỉnh các hoạt độngcủa họ một cách linh hoạt, nhanh chóng mà còn phải đáp ứng tính chất kinhdoanh của các thương nhân nhằm bổ sung các quy định mang tính nguyên tắctrong luật dân sự Chẳng hạn, cần phải bổ sung, xác lập trong Luật Thươngmại các quy định như: thương nhân vay tiền để kinh doanh phải trả đúng hạn;thương nhân phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất trong dân sự Pháp luật dân sựĐức đã quy định lãi suất là 4%/năm, nhưng pháp luật thương mại cần quy địnhcao hơn là 5% Cũng theo pháp luật thương mại của Đức, lãi suất quá hạn đốivới các giao dịch trong thương mại được tính ngay từ ngày nghĩa vụ đến hạn

mà người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ trong khi pháp luật dân sựquy định lãi suất quá hạn trong các giao dịch dân sự chỉ phát sinh sau khinghĩa vụ đáo hạn và sau khi có sự đốc thúc của bên trái chủ mà bên thụ tráivẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình Trái lại, khi thương nhân kinh doanhthua lỗ mà không thanh toán được nợ thì việc đòi nợ lại phải tuân theo nhữngthủ tục nghiêm ngặt hơn

Các giao dịch thương mại hàng hóa phát sinh và phát triển tất yếu phảixảy ra các tranh chấp giữa các thương nhân Các tranh chấp này đòi hỏi phảiđược xử lý theo một thủ tục hoàn toàn khác với thủ tục dân sự: đơn giản, gọn

Trang 5

nhẹ, tránh làm gián đoạn công việc kinh doanh Do vậy, pháp luật thương mạihàng hóa cần phải ra đời để xác lập một cơ quan tài phán chuyên trách thôngthạo công việc kinh doanh và xét xử theo một thủ tục riêng biệt Trên thực tế,một số nước có nền thương mại hàng hóa phát triển đã sớm thành lập tòa ánthương mại mà những thẩm phán là chính các thương nhân có kinh nghiệmxét xử những vụ việc một cách nhanh chóng, đảm bảo tiến độ kinh doanh chocác thương nhân Bên cạnh đó, pháp luật thương mại hàng hóa cũng cần được

ra đời để đưa ra các quy định về thời hạn khiếu nại và thời hạn tố tụng theohướng rút ngắn hơn so với pháp luật dân sự nhằm đảm bảo cho hoạt độngthương mại được tiến hành nhanh chóng, tiện lợi

Như vậy, pháp luật thương mại hàng hóa ra đời xuất phát từ tính tất yếukhách quan của việc xuất hiện tầng lớp thương nhân và hoạt động thương mạihàng hóa Theo đó, việc xác lập địa vị pháp lý của thương nhân cũng như xáclập về mặt pháp lý mối quan hệ giao dịch giữa các thương nhân với nhau, đặcbiệt là xây dựng các quy định pháp lý làm nền tảng cho hoạt động thương mạihàng hóa phát triển được đặt ra như một yêu cầu khách quan

Cùng với thời gian, thương mại hàng hóa không chỉ giới hạn trongphạm vi một quốc gia mà nó được mở rộng ra phạm vi khu vực và quốc tế.Trên cơ sở đó, pháp luật thương mại hàng hóa mỗi quốc gia tất yếu phải có sựthích ứng với các các nguyên tắc và luật lệ quốc tế trong lĩnh vực này

Cũng như các nước trên thế giới, pháp luật thương mại hàng hóa ViệtNam cũng được ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của tầng lớpthương nhân và hoạt động mua bán hàng hóa

Đối với Việt Nam, cho đến giữa thế kỷ XIX, những tư tưởng tự do hóathương mại và thống nhất luật pháp điều chỉnh các hành vi thương mại củathương nhân ở Châu Âu dường như không gây ảnh hưởng Suốt một thời kỳdài trong lịch sử, nền sản xuất hàng hóa của Việt Nam bị khép kín, giao lưu

Trang 6

buôn bán hàng hóa kém phát triển, nghề thương mại hoàn toàn không được coitrọng Tương tự như Nhật Bản, Hàn Quốc, pháp luật phong kiến Việt Nam bịảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng pháp luật Trung Hoa trên cơ sở lấy nguyên tắcđạo đức của Khổng Tử làm học thuyết cai trị, luật pháp chỉ có vai trò thứ yếu,

bổ trợ Từ nửa sau thế kỷ XIX, những tư tưởng tự do hóa thương mại và phápluật thương mại Châu Âu đã được du nhập vào Viễn Đông, đặc biệt là NhậtBản Có thể nói, từ cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ thứ XX, thương mại hànghóa Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể, kéo theo đó là sự đòi hỏi phải cópháp luật thương mại điều chỉnh Dưới thời Pháp thuộc những trào lưu canh tânđất nước, tùy theo xu hướng chính trị của tầng lớp cai trị song có thể nói đãkhuyến khích kỹ nghệ và thương mại phát triển đáng kể Bộ luật Thương mạiPháp đã được áp dụng ở Nam Kỳ do sắc lệnh ngày 25/07/1864 ban hành kèmtheo Nghị định ngày 12/12/1864 và ở Bắc Kỳ do sắc lệnh ngày 08/09/1888 banhành theo Nghị định ngày 30/12/1888 Năm 1892 Pháp ban hành sắc lệnh ngày27/02/1892 quy định sự hành nghề thương mại do người Á Đông ngoại quốc

và người Việt Nam sinh ra ở Nam Kỳ nhượng địa Pháp, thuộc thẩm quyền xét

xử theo Bộ luật Thương mại của Pháp Trong "dân luật thi hành tại các TòaNam án Bắc kỳ" ban hành năm 1942, chiếu theo Dụ số 46 ngày 12/06/1942(năm Bảo Đại thứ XVII), chính quyền Bảo Đại đã ban hành Bộ luật Thươngmại áp dụng tại Trung phần Bộ luật này đã quy định nhiều hình thức hùn vốnlập hội như Hội hợp danh, Hội hợp tư, Hội đồng lợi, Hội vô danh, Hội hợp cổ Nhìn chung, pháp luật của chính quyền Bảo Đại và của cả chính quyền ViệtNam Cộng hòa thời kỳ Mỹ xâm lược Việt Nam không có ảnh hưởng đáng kểđến quá trình xây dựng pháp luật thương mại ở Việt Nam sau này

Sau năm 1954, ở miền Nam, chính quyền Sài gòn vẫn áp dụng Bộ luậtThương mại Pháp và Bộ luật Thương mại Trung phần Cho đến năm 1972,Chính quyền Việt Nam Cộng hòa mới ban hành Bộ luật Thương mại cùng

Trang 7

ngày với Bộ luật Dân sự

Miền Bắc đi theo con đường XHCN, tiến hành xây dựng nền kinh tếvới hai thành phần chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể Pháp luậtthương mại hàng hóa trong thời kỳ này chủ yếu phục vụ cơ chế kinh tế kếhoạch hóa tập trung Các giao dịch thương mại phát sinh chủ yếu giữa các xínghiệp quốc doanh, sau này gọi là doanh nghiệp nhà nước theo các chỉ tiêupháp lệnh Nhà nước, theo đó quan hệ cấp phát vật tư và giao nộp sản phẩmgiữa các Doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch do Nhà nước định trước

Từ khi thực hiện chính sách đổi mới 1986 và sau đó là sự ra đời của Hiếnpháp mới (1992): phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo địnhhướng XHCN, có thể nói hoạt động thương mại hàng hóa đã được mở rộng,không chỉ giới hạn là các giao dịch mua bán hàng hóa của các Doanh nghiệp nhànước theo cơ chế tập trung bao cấp mà được mở rộng ra các chủ thể có tư cáchpháp nhân khác với nhiều loại hình hoạt động đa dạng hơn như: môi giới thươngmại, ủy thác mua bán xuất khẩu, nhập khẩu ; đại lý mua bán hàng hóa

Với nhu cầu phát triển hơn nữa nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,

mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài, bên cạnh việc ban hành các đạoluật như: Luật Công ty 1990 (Luật Doanh nghiệp 1999), Luật Doanh nghiệpnhà nước 2003, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2000…, Luật Thươngmại 1997 cũng được ra đời Việc ban hành đạo luật này được coi là cơ sởpháp lý quan trọng để xác định địa vị pháp lý của thương nhân, định hướnghoạt động thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa phát triển theo đúngquy luật và góp phần tạo điều kiện, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triểnđặc biệt trong quá trình tự do hóa thương mại Để đáp ứng sự phát triển của hoạtđộng thương mại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng đến tháng sáu năm

2005 Quốc hội Khóa XI - Kỳ họp thứ 7 đã ban hành Luật Thương mại năm

2005

Trang 8

2 Vai trò của pháp luật thương mại hàng hóa trong việc phát triển kinh tế

Pháp luật thương mại hàng hóa là một bộ phận của pháp luật thương mạinói riêng, hệ thống pháp luật nói chung Trong bất kể xã hội nào, pháp luật luôngiữ vai trò quan trọng Xét trên bình diện chung nhất, pháp luật là phương tiện đểthể chế hóa đường lối chính sách của Nhà nước, là phương tiện để Nhà nướcquản lý mọi mặt của đời sống xã hội thông qua việc điều chỉnh các quan hệ nóichung cũng như tác động đến các yếu tố của thượng tầng chính trị - pháp lý nóiriêng

Theo quy luật chung đó, pháp luật thương mại hàng hóa cũng giữ vaitrò nhất định, được biểu hiện cụ thể trên một số khía cạnh sau:

Trước hết, pháp luật thương mại hàng hóa là công cụ của Nhà nước để điều chỉnh các hành vi thương mại hàng hóa của chủ thể kinh doanh trên thị trường là các thương nhân

Sự xuất hiện của tầng lớp thương nhân trong thương mại hàng hóa đòihỏi phải có sự điều chỉnh pháp luật phù hợp Pháp luật dân sự tuy tồn tại khá lâuđiều chỉnh một phần quan hệ tài sản, song không đáp ứng được hoạt động kinhdoanh mới xuất hiện trên thị trường của các thương nhân thương mại hàng hóa

có những đặc thù của mình do tính chất của các chủ thể kinh doanh và quan hệthương mại hàng hóa đa dạng và phong phú, không chỉ là hành vi mua bán hànghóa thông thường và mở rộng ra cả hành vi của các trung gian thương mại như:môi giới thương mại, đại diện cho thương nhân, đại lý mua bán hàng hóa, ủythác mua bán hàng hóa Pháp luật thương mại hàng hóa đã đóng vai trò xác lập

tư cách pháp lý của các thương nhân trong hoạt động thương mại hàng hóacũng như xác lập những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc điều chỉnh mộtcách linh hoạt, mềm dẻo các hành vi thương mại hàng hóa cũng như nhữnghoạt động hỗ trợ, xúc tiến thương mại hàng hóa phát triển

Trang 9

Với mục đích tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, nhìn ở tầm vĩ

mô, pháp luật thương mại hàng hóa là cơ sở pháp lý cho việc phát triển nềnkinh tế thị trường, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cácnền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tếhàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường

Thứ hai, pháp luật thương mại hàng hóa đã tạo ra hành lang pháp lý, định hướng cho các quan hệ thương mại hàng hóa phát triển ổn định và đúng quy luật

Có thể nói, hoạt động thương mại hàng hóa trong thời kỳ đầu đã phátsinh và phát triển theo hướng tự phát, các thương nhân chủ yếu hướng hành vicủa mình vào lợi nhuận cá nhân Khi hoạt động thương mại hàng hóa pháttriển thêm một bước nữa, các thương nhân đã mở rộng phạm vi hoạt động củamình một cách đa dạng và phong phú, không chỉ giới hạn ở việc mua bánhàng hóa thuần túy, mà nhiều loại hình trung gian thương mại hàng hóa đãđược ra đời như đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, đại lý muabán hàng hóa, ủy thác mua bán hàng hóa nhằm hỗ trợ, thúc đẩy giao lưuthương mại hàng hóa phát triển mạnh mẽ Cùng với sự phát triển của thươngmại hàng hóa, một số hiện tượng cũng đã nảy sinh trong xã hội làm đảo lộntrật tự các quan hệ thương mại, chẳng hạn như hiện tượng đầu cơ hàng hóa,cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền, bán phá giá, buôn bán hàng giả, trốnthuế Trên thực tế, các hiện tượng này đã làm ảnh hưởng đến quyền lợikhông chỉ của các thương nhân tiến hành các giao dịch thương mại hàng hóa

mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của một chuỗi các chủ thể khác, baogồm các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, người tiêu dùng và ở mức độ khái quát

đã gây ra ảnh hưởng xấu cho hoạt động thương mại hàng hóa nói riêng và nềnkinh tế nói chung Trong bối cảnh đó, pháp luật thương mại hàng hóa đã cóvai trò tích cực nhằm điều chỉnh các quan hệ này theo một trật tự nhất định,

Trang 10

đảm bảo sự phát triển hoạt động thương mại hàng hóa trong xu hướng pháttriển chung của nền kinh tế Điều đó có nghĩa là, xuất phát từ nhu cầu quản lý

xã hội, quản lý hoạt động thương mại hàng hóa theo định hướng có lợi chonền kinh tế, Nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật nhằm hướng cáchoạt động này tuân theo những hành lang đã định sẵn nhằm đạt được nhữngmục tiêu chung của đất nước

Trong điều kiện tự do hóa thương mại, thương mại hàng hóa không chỉđược phát triển trong phạm vi một quốc gia mà nó còn được mở rộng ra khuvực và quốc tế, bên cạnh những yếu tố tích cực thu được từ quá trình tự dohóa, cũng nảy sinh những hạn chế nhất định Pháp luật thương mại hàng hóađóng vai trò rất tích cực trong việc định hướng tự do lưu thông hàng hóa,không những thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước phát triển mà còn là ràocản hữu hiệu cho việc lưu thông các hàng hóa độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởngxấu đến lợi ích công cộng

Do vậy, pháp luật thương mại hàng hóa đóng vai trò là cơ sở pháp lý quantrọng trong việc định hướng các quan hệ thương mại hàng hóa phát triển ổnđịnh và đúng quy luật Trên cơ sở nghiên cứu một cách tổng thể thực tiễn đadạng của thương mại hàng hóa, phát hiện quy luật kinh tế mang tính phổ biến,quy luật chung của quan hệ hàng hóa tiền tệ, cũng như xu hướng phát triểncủa quan hệ này với việc xác lập quy chế của thương nhân, pháp luật thươngmại hàng hóa đã xác lập cho các thương nhân thực hiện phạm vi kinh doanh mộtcách đúng hướng, đạt được mục tiêu lợi nhuận cá nhân, song đồng thời cũngxem xét đến lợi ích chung của toàn xã hội

Một vấn đề vô cùng quan trọng nữa là hội nhập khu vực và quốc tế đãtrở thành một nhu cầu tồn tại và phát triển tất yếu của mỗi quốc gia, trong đóphải kể đến vai trò của thương mại hàng hóa quốc tế Trước yêu cầu mang

Trang 11

tính khách quan này, mỗi quốc gia phải sử dụng pháp luật thương mại hànghóa của mình, cùng với việc tham gia các điều ước thương mại quốc tế như làcông cụ pháp lý quan trọng thể hiện định hướng hội nhập

Tóm lại, pháp luật thương mại hàng hóa đóng vai trò quan trọng trongviệc tạo ra hành lang pháp lý, định hướng cho các quan hệ thương mại hànghóa phát triển ổn định và đúng quy luật

Thứ ba, pháp luật thương mại hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển hoạt động thương mại hàng hóa nói riêng và nền kinh tế nói chung

Phát triển thương mại hàng hóa là nhu cầu tất yếu của bất cứ xã hộinào Có thể nói, những nước phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường,thương mại hàng hóa là yếu tố rất quan trọng Pháp luật thương mại hàng hóa ởnhững nước này đã được ra đời khá sớm không những là cơ sở pháp lý địnhhướng cho hoạt động thương mại hàng hóa mà còn là nhân tố quan trọng thúcđẩy sự phát triển Đối với những nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, yêu cầu đặt ra đối với việcphát triển thương mại hàng hóa cũng rất quan trọng, trong đó pháp luậtthương mại hàng hóa đã là nhân tố trọng yếu cho sự chuyển đổi này Đặc biệtngày nay với sự giao lưu các nước trên thế giới ngày càng mở rộng theo xuhướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, sự hình thành, tồn tại

và phát triển của các tổ chức khu vực và các công ty đa quốc gia trong mấythập kỷ qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển củanền kinh tế quốc tế Trong bối cảnh đó, các nước trên thế giới không chỉ bóhẹp hoạt động thương mại hàng hóa của mình trong phạm vi quốc gia mà cònphải tham gia vào khu vực và thế giới nhằm tận dụng mọi lợi thế so sánh Sự

Trang 12

giao lưu thương mại quốc tế của các nước trên thế giới càng mở rộng và phứctạp thì càng đòi hỏi phải có các quy định pháp luật thích hợp để điều chỉnh cácmối quan hệ đó Pháp luật thương mại hàng hóa đã đề ra những biện pháp tạođiều kiện cho các chủ thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trongquan hệ thương mại quốc tế đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưuthương mại hàng hóa trong nước cũng như quốc tế không chỉ bằng các quyphạm pháp luật trong nước mà còn thể hiện ở các điều ước thương mại quốc tế.

Như vậy, pháp luật thương mại hàng hóa có vai trò quan trọng trongviệc xác lập tư cách pháp lý của chủ thể kinh doanh mới xuất hiện trên thịtrường và điều chỉnh các hành vi thương mại hàng hóa, đồng thời tạo ra hànhlang pháp lý, định hướng cho các quan hệ thương mại hàng hóa phát triển ổnđịnh và đúng quy luật, trên cơ sở đó có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy

sự phát triển hoạt động thương mại hàng hóa nói riêng và nền kinh tế nóichung

II PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1 Sự cần thiết khách quan của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật Thương mại hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

a Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam và yêu cầu của nó đối với việc hoàn thiện pháp luật thương mại hàng hóa

Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở thành xu thế tất yếu cho quátrình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Đối với Việt Nam, tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế có những điểm đặc thù so với các nước trên thế giới, dovậy, một trong các yêu cầu của việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luậtthương mại nói chung, pháp luật thương mại hàng hóa nói riêng là cần đượcnhận thức và tiếp cận theo hướng dựa trên bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở

Trang 13

Việt Nam thông qua việc xem xét chúng ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Đặc thù này đã chỉ ra mức độ cải cách của hệ thống pháp luật nói chungcũng như yêu cầu, mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại nói riêng,trong đó có thương mại hàng hóa nhằm đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tếquốc tế

Quan điểm "đổi mới" của Đảng được khởi xướng từ những năm 1986,theo đó nền kinh tế đã dần được chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang

cơ chế thị trường và chính sự chuyển đổi này đã tạo ra một thị trường thươngmại trong nước phát triển sống động từ trạng thái chia cắt, khép kín kiểu "tựcung tự cấp" sang tự do lưu thông theo quy luật của nền kinh tế thị trường.Tuy vậy, có thể nói trong những năm qua, dấu ấn của một nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung cao độ vẫn chưa hoàn toàn được xóa bỏ trong hệ thống phápluật thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa và việc phát triển nền kinh

tế thị trường theo quy luật kinh tế thị trường vẫn chưa thực sự được xác lập ổnđịnh trong hệ thống pháp luật này Từ đó đặt ra vấn đề: các chính sách, thể chếpháp luật được xây dựng và ban hành cần phải quán triệt phương châm nhằm tự

do hóa thương mại thông qua việc xây dựng hàng loạt các chế định pháp lý về

đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, mở rộng phạm vi các chủ thể trong hoạtđộng kinh doanh và đảm bảo các quyền tự do kinh doanh Đây là cơ sở pháp lýquan trọng không chỉ phục vụ cho việc xây dựng một nền kinh tế theo quy luậtthị trường mà còn là cơ sở cho việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong đóthành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Đặc thù này đã đặt ra yêucầu hoàn thiện pháp luật thương mại nói chung, pháp luật thương mại hàng

Trang 14

hóa nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế phải quán triệt được tínhhai mặt của các mối quan hệ kinh tế phức tạp Đó là, một mặt pháp luậtthương mại phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa các thương nhân Việt Namvới các thương nhân nước ngoài trong hoạt động thương mại trên lãnh thổViệt Nam, đảm bảo quyền bình đẳng giữa thương nhân là các Doanh nghiệpnhà nước với các loại hình thương nhân khác; mặt khác, pháp luật phải thểhiện vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong tiến trình hộinhập Đây cũng được coi là định hướng trong việc hoàn thiện pháp luậtthương mại hàng hóa trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam được xây dựng và phát triển theo địnhhướng XHCN Đây là một mô hình kinh tế thị trường phù hợp với các điều kiệnlịch sử, truyền thống và thực tiễn Việt Nam mà mục tiêu của chế độ kinh tế xãhội là "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh" Xuất phát từđặc thù này, một trong các nội dung của việc hoàn thiện pháp luật thương mạinói chung là phải đảm bảo hai mặt chủ yếu: một mặt, pháp luật phải đảm bảoquyền bình đẳng của các thương nhân trong hoạt động thương mại, kết hợp vớilợi ích chung vì công bằng và tiến bộ xã hội; mặt khác, đề cao vai trò phápluật nhằm bảo đảm và bảo vệ quyền lợi của các thương nhân tham gia hoạtđộng thương mại Đặc thù này cũng là yếu tố quan trọng trong định hướnghoàn thiện pháp luật thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa trước yêucầu hội nhập kinh tế quốc tế

Như vậy, hoàn thiện pháp luật thương mại nói chung trong bối cảnh hộinhập cần phải được xem xét từ đặc thù phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN ở Việt Nam Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế lại tạo điềukiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế thị trường, phát triển kinh tế thị trườngcũng là cơ sở quan trọng để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, đón bắt những

cơ hội và thuận lợi do hội nhập mang lại

Trang 15

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được tiến hành trong bối cảnh hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật thương mại nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập.

Những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thương mại, trong đó cóthương mại hàng hóa được thể hiện ở các khía cạnh cơ bản sau:

- Về tính toàn diện: Hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, trong đó

có pháp luật thương mại chưa tạo ra sự đồng bộ, chưa phản ánh đầy đủ cơ sởpháp lý cho việc phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập Trên thực tế,rất nhiều quan hệ thương mại đã phát sinh và tồn tại song không được điềuchỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật

- Về tính đồng bộ: Hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật

thương mại nói riêng còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tính hệ thống, dẫn tới việc

áp dụng pháp luật bị chia cắt Đặc biệt là các quy định liên quan đến pháttriển nền kinh tế hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế còn tản mạn, chưa nhấtquán

- Về tính khả thi và hiệu lực thi hành: Nhiều quy định pháp luật, trong

đó có pháp luật thương mại còn thiếu tính rõ ràng; định hướng về hội nhậpkhu vực và quốc tế chủ yếu chỉ dừng lại ở chủ trương, chính sách mà chưađược thể chế hóa một cách đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật.Nhiều quy định của pháp luật thương mại, trong đó có thương mại hàng hóachưa phù hợp với các quy định và tập quán thương mại quốc tế

- Về tính minh bạch: Nhiều quy định pháp luật, trong đó có pháp luật

thương mại được quy định trong các văn bản có tính hiệu lực pháp lý thấp.Trong nhiều trường hợp các quy định này của pháp luật không rõ ràng dẫnđến việc hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau

Xuất phát từ những bất cập, yếu kém nói trên của hệ thống phápluật, trong đó có pháp luật thương mại, yêu cầu đặt ra là, việc hoàn thiệnpháp luật thương mại phải được đặt trong tổng thể mối quan hệ với việc

Ngày đăng: 19/08/2017, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Bộ Ngoại giao (2000), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2000
2.Bộ Thương mại (1998), Chính sách thương mại của Việt Nam và các quy định của Tổ chức thương mại thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách thương mại của Việt Nam và các quyđịnh của Tổ chức thương mại thế giới
Tác giả: Bộ Thương mại
Năm: 1998
3.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
4.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
5.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
6.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
7.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
8.TS. Phạm Duy Nghĩa (1998), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam
Tác giả: TS. Phạm Duy Nghĩa
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 1998
9.Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Luật Kinh tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Kinh tế
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 1997
10. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Thương mại ViệtNam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2001
11. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận Nhà nước vàpháp luật
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2002

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w