1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận môn tăng trưởng và phát triển ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại mỹ trung tới dòng vốn fdi vào việt nam

50 109 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 552 KB

Nội dung

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã vàđang là đề tài giành được nhiều sự quan tâm từ các nền kinh tế trên thế giới và cáctrang báo kinh tế Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn Mỹ - Trung đãtác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam.Trong thời gian tới, những tác động này cũng ảnh hưởng trực tiếp và mang đếnnhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanhnghiệp FDI.

Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến quan trọng của dòngFDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc nhờ vị trí chiến lược, chi phí nhân công thấp,nguồn nhân lực dồi dào, môi trường vĩ mô và chính trị ổn định, độ mở kinh tế lớnvà việc mới tham gia vào hai hiệp định thương mại tự do (CPTPP và EVFTA) đãgiúp các nhà sản xuất tiếp cận tốt hơn các thị trường xuất khẩu chính Chi phí sảnxuất ở Trung Quốc ngày càng tăng cao cũng khiến cho các nhà đầu tư chuyểnhướng sang những địa điểm đầu tư tiết kiệm chi phí hơn, và Việt Nam được xem làmột lựa chọn thay thế Hơn nữa, Việt Nam đang tiến dần lên nấc thang công nghệmới, đó cũng là lý do để kỳ vọng dòng vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ cao có thểtìm đến Việt Nam.

Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng của dòng vốn FDI từ Trung Quốc cũng làvấn đề đáng lo ngại, bởi vì nhiều dự án FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam trướcđây là các dự án có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường Ngoài ra, còn cónhững lo ngại về khả năng Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam là nhằmđạt được xuất xứ “Made in Việt Nam”, tận dụng các FTA mới của Việt Nam đểhưởng lợi về thuế và lệnh áp thuế từ Mỹ Nếu Việt Nam không kiểm soát chặt chẽvấn đề này, rất có thể Mỹ sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt lên các doanhnghiệp ở Việt Nam tương tự như đối với Trung Quốc.

Chính vì những lý do trên nhóm chúng em quyết định lựa chọn nghiên cứu:

“Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nguồn vốn FDI vào ViệtNam” và từ đó tìm ra các cơ hội và thách thức trong bối cảnh hiện giờ và sẽ đưa ra

một số giải pháp thích hợp để biến thách thức thành cơ hội.

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI được coi là một trong những yếu tốquan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam Bên cạnh đó, cuộcchiến tranh thương mại Mỹ - Trung được đánh giá là tạo nhiều biến động cho nền

kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam Vì vậy, kết hợp hai yếu tố này, đề tài “Tácđộng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nguồn vốn FDI vào Việt Nam”

được thực hiện với mục tiêu đánh giá được tác động của cuộc chiến tranh thươngmại Mỹ - Trung, cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc lớn, đến dòng vốn FDI vàoViệt Nam trong giai đoạn 2018 – 2019 và đưa ra những dự báo cho năm 2020 trướccác tình huống có thể xảy ra.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: dòng vốn FDI vào Việt Nam trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Thông tin của bài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi nước Việt Nam.

+ Về thời gian: Số liệu được thu thập tổng hợp từ tháng 3/2018 đến nay.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phân tích tổng hợp từ các sốliệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như các bài báo, tạp chí về kinh tế,Ngân hàng thế giới (World Bank) và một số trang mạng khác.

5 Cấu trúc bài tiểu luận

Ngoài LỜI MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN, nội dung bài tiểu luận được chia theo ba

chương chính như sau:

Chương 1 : Tổng quan về chiến tranh thương mại và tác động đến nền kinh tế.

Chương 2 : Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Chương 3 : Phản ứng chính sách của chính phủ Việt Nam và một số đề xuất.

Trang 3

Theo Từ điển Oxford, chiến tranh thương mại (tiếng anh: “Trade War” hay“Trade Tension”) xảy ra khi quốc gia này gây thiệt hại về thương mại cho quốc giakhác bằng việc áp dụng thuế quan hoặc hạn ngạch.

Nhà sử học thương mại Doug Irwin cho rằng, chiến tranh thương mại khôngthể được định nghĩa bằng việc các quốc gia áp dụng thuế trả đũa lên các sản phẩmcủa nhau mà chính là bởi giá trị hàng hóa thực sự bị ảnh hưởng bởi thuế quan.

Bên cạnh đó, theo nhà kinh tế học Heiner Flassbeck, chiến tranh thương mại làviệc áp dụng thuế quan một cách dai dẳng dẫn tới việc các bên không thể đàm phán.

Cũng theo Phil Levy, cố vấn kinh tế cấp cao của chính quyền George W Bushlại cho rằng chiến tranh thương mại xảy ra khi không thể kiểm soát được sự leothang của hàng rào thương mại.

Ngoài ra, theo Từ điển Kinh tế học, Nguyễn Văn Ngọc, Đại học Kinh tế quốc

dân, Chiến tranh thương mại (tiếng Anh: Trade War) là hiện tượng trong đó hai hay

nhiều nước tăng hoặc tạo ra thuế hoặc các loại rào cản thương mại (gồm: giấy phépxuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trongnước/nội địa, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhậpvào nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế thương mại, và sự làm mất giá tiền tệ) với nhaunhằm đáp trả những rào cản thương mại của nước đối lập Những biện pháp làm hạnchế xuất nhập khẩu như thế và cùng với chúng là sự leo thang của chủ nghĩa bảo hộmậu dịch thường thất bại và dẫn đến sự giảm sút trong khối lượng hàng thương mạiquốc tế, có thể làm tổn thương nền kinh tế của các quốc gia khác đồng thời dẫn đếnsự căng thẳng chính trị leo thang giữa các quốc gia đối lập.

Trang 4

1.1.2 Đặc điểm

Chiến tranh thương mại có thể được chia thành các hình thức như sau:

Chiến tranh tiền tệ

Các quốc gia tìm cách giành lợi thế bằng cách hạ giá đồng nội tệ nước mình sovới ngoại tệ nước khác Khi tỷ giá hối đoái giảm, xuất khẩu vào quốc gia khác sẽ cótính cạnh tranh cao hơn trong khi nhập khẩu vào trở nên đắt đỏ Cả hai tác động nàyđều có lợi cho ngành sản xuất trong nước.

Tuy nhiên việc tăng giá đối với hàng hóa nhập khẩu (cũng như chi phí đi lại ranước ngoài) làm giảm sức mua của người dân, và nếu tất cả các nước đều áp dụngchiến lược như vậy thì sẽ làm suy giảm thương mại toàn cầu và gây hại cho tất cảcác nước.

Chiến tranh thuế quan

Các nước tăng thuế quan với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến cáchàng hoá nhập khẩu này trở lên đắt đỏ do phải gánh thêm chi phí thuế, dẫn đến giảmkhả năng cạnh tranh với sản phẩm nội địa không phải chịu thuế.

Cấm vận kinh tế

Là các hình phạt về thương mại và tài chính của một hoặc nhiều nước nhằmvào một chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân, cấm vận kinh tế được áp dụng không chỉnhằm mục đích trừng phạt kinh tế mà còn vì nhiều mục đích như chính trị, quân sựvà xã hội.

Chiến tranh kinh tế

Là chiến lược kinh tế trong đó sử dụng các biện pháp nhằm làm suy yếu nềnkinh tế của đối thủ Ví dụ trong thời chiến, chiến tranh kinh tế nhằm vào việc phongtỏa, thu giữ, kiểm soát, phá hoại các nguồn lực kinh tế quan trọng để làm cho lựclượng của đối thủ suy yếu Chiến tranh kinh tế thường là một khía cạnh trong mộtcuộc chiến toàn diện, trong đó không chỉ có chiến tranh bằng vũ trang, quân sự, việchủy hoại kinh tế của nhau có thể làm suy yếu khả năng chiến đấu của kẻ thù.

1.1.3 Tác động chung đến nền kinh tế

Đối với các quốc gia trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh thương mại:

Về mặt tác động tích cực, việc các nước tham gia vào cuộc chiến tranh thươngmại, với việc áp dụng hàng loạt các chính sách lên nước đối lập sẽ giúp bảo vệ các

Trang 5

doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp được bảo hộ sẽ nâng cao được khả năngcạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, giúp tăng doanh thu, nâng cao sảnxuất Thêm vào đó, việc đánh thuế hàng hóa nước ngoài sẽ làm cho hàng hóa đó trởnên đắt hơn so với hàng hóa trong nước, điều này dẫn đến tăng nhu cầu tiêu dùngđối với hàng hóa nội địa, đồng thời cải thiện thâm hụt thương mại Khi nhu cầuhàng hóa trong nước tăng cao, các doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi hoạt động,tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động trong nước.

Về mặt tác động tiêu cực, các doanh nghiệp được bảo hộ dần dần càng trở nêntrì trệ, sức cạnh tranh ngày càng trở nên kém, không có ý thức để cải tiến mẫu mãcũng như chất lượng sản phẩm Khi các doanh nghiệp trong nước được bao bọctrong vòng tay của chính phủ, các doanh nghiệp có cơ hội để nâng cao giá cả, trongkhi chất lượng sản phẩm thì ngày càng lạc hậu, ảnh hưởng đến lợi ích người tiêudùng cũng như làm giảm niềm tin của họ vào hàng nội địa Đồng thời, quốc gia nàycũng phải chịu các hình thức trả đũa không khoan nhượng của nước đối lập, cácdoanh nghiệp trong nước khi làm việc tại đây cũng có thể bị cắt giảm các ưu đãi đầutư cho doanh nghiệp này cũng như nâng cao thuế suất Thêm vào đó các quốc gia cóthể phải đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá bất cứ lúc nào từ quốc gia đối lập.

Từ những phân tích trên, những tác động của cuộc chiến tranh thương mại đếncác quốc gia trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh thương mại được tóm tắt qua

Trang 6

Tác động tích cựcTác động tiêu cực

Thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong Trì trệ thương mại do sử dụng các biệnnước do nhu cầu hàng hóa trong nước pháp hạn chế nhập khẩu của các quốc

tăng cao dẫn đến cầu lao động tăng gia.

Cải thiện thâm hụt thương mại Kinh tế của quốc gia tăng trưởng chậmlại.

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Đối với nền kinh tế toàn cầu:

Nếu các quốc gia trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh thương mại có độ mởthương mại cao và tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng thì tác động của cuộc chiếntranh thương mại hoàn toàn có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại toàn cầu,nếu xảy ra, sẽ tạo ra một cú sốc và có thể khiến tăng trưởng GDP của thế giới giảmmạnh, lạm phát tăng cao và thương mại toàn cầu sẽ giảm trong một vài năm tới.

1.2 Một số cuộc chiến tranh thương mại tiêu biểu.

1.2.1 Đạo luật thuế quan Smoot- Hawley Tariff Act (1930)

Các bên tham gia : Mỹ, Canada và các nước châu Âu.

Nguyên nhân: Hoover, một người theo Đảng Cộng hòa đã chiến thắng cuộc

bầu cử năm 1928 với lời hứa sẽ tăng thuế lên các sản phẩm nhập khẩu nông nghiệpnhằm bảo hộ những người nông dân đang trong cảnh nợ nần do sự sụt giảm giá đấtvà hàng hóa.

Diễn biến: Tổng thống Herbert Hoover đã ký Tariff Act vào tháng 6 năm

1930, thường được biết đến với tên gọi luật Smoot-Hawley Đạo luật này đã tăngthuế áp lên gần 900 mặt hàng nhập khẩu, bao gồm tất cả mọi thứ từ đường và trứngđến kẹp quần áo và dầu trống Theo Luật này, ngay lập tức tăng thuế đối với hàngtrăm sản phẩm, đưa mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ lên trên 45% Mức thuếngất ngưởng này áp dụng cho hàng hóa đến từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đãkhiến giá cả của nhiều mặt hàng, kể cả những loại hàng hóa phổ biến như trứng,đường và hành tây đồng loạt “leo thang” Và tất nhiên, nhiều quốc gia, trong đó bao

Trang 7

gồm, Canada và nhiều nước châu u, đã không hẹn mà cùng ra tay trả đãi thuế quanđối với các sản phẩm của Mỹ.

Kết quả: thương mại trên toàn thế giới bị thu hẹp đáng kể Trong 2 năm kế

tiếp, khối lượng hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ giảm 40% khi các đối tácthương mại đáp trả bằng hàng rào thuế quan của họ Các nhà sản xuất nước ngoàigiảm bớt hoặc ngừng chuyển hàng tới Mỹ vì nó không còn tạo ra lợi nhuận nữa.Một số nhà xuất khẩu Mỹ buộc phải trả nhiều tiền hơn cho những nguyên vật liệunhập khẩu – vốn được sử dụng để tạo ra sản phẩm cuối cùng của họ, và phải đối mặtvới hàng rào thuế quan cao hơn từ nước ngoài Nông dân Mỹ – những người lẽ raphải hưởng lợi chính từ Đạo luật Smoot-Hawley – chứng kiến giá nông sản sụt giảmvà hoạt động xuất khẩu cũng tụt dốc Đạo luật Smoot-Hawley bị coi là một thảmhọa trong lịch sử Mỹ.

1.2.2Chiến tranh thương mại giữa Bắc Ailen và Vương quốc Anh (1932-1938)

Các bên tham gia : Bắc Ailen và Vương quốc Anh.

Nguyên nhân : Chính phủ Ai-len đã từ chối tiếp tục hoàn trả Anh các khoản

tiền đất Các khoản vay bắt nguồn từ các khoản vay của chính phủ cho người nôngdân thuê đất của Ai-len thông qua Ủy ban Đất đai từ những năm 1880, cho phép họmua đất đai từ chủ cũ, theo Luật Đất đai của Ireland vào cuối thế kỷ XIX Khoảntiền vay này là một điều khoản thuộc một phần Hiệp ước năm 1921 của Anh và Ai-len Điều này dẫn đến việc áp đặt các hạn chế thương mại đơn phương của hai nước,gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế của Ai-len.

Diễn biến : Để thu hồi các khoản tiền niên kim, Thủ tướng Anh Ramsay

MacDonald trả đũa với việc áp thuế nhập khẩu 20% cho các sản phẩm nông nghiệpcủa Free State vào Anh, chiếm 90% trong tổng số xuất khẩu của Free State Các hộgia đình ở Anh không muốn trả thêm 20% cho những sản phẩm thực phẩm này Nhànước Tự do của Ai-len trả lời bằng hiện vật bằng cách đặt một nghĩa vụ tương tựđối với hàng nhập khẩu của Anh và trong trường hợp than từ Anh, với khẩu hiệuđáng chú ý : "Ghi mọi thứ tiếng Anh ngoại trừ than của họ" Trong khi Anh Quốc ítbị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh kinh tế tiếp theo, thì nền kinh tế của Ai-len đã bịảnh hưởng nặng.

Trang 8

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất cao, chính phủ Ai-len đã kêu gọimọi người ủng hộ cuộc đối đầu với Anh như là một khó khăn quốc gia để mọi ngườichia sẻ Nông dân được kêu gọi chuyển sang trồng trọt để sản xuất đủ lương thựccho thị trường nội địa.

Những khó khăn của Cuộc chiến tranh kinh tế, đặc biệt đối với nông dân, đãlàm gia tăng căng thẳng trong lớp học ở Nhà nước Tự do Nông thôn Vào năm1935, một "Hiệp ước về Cừu Cừu" đã giảm bớt tình hình, theo đó Anh đồng ý tăngnhập khẩu gia súc Ailen lên 1/3 để đổi lấy Ai-len nhập khẩu than của Anh.

Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại, nhiều người nông dân có íttiền để tiêu xài, dẫn đến nhu cầu về hàng hóa sản xuất giảm đi đáng kể, do đó cácngành công nghiệp cũng bị ảnh hưởng Chính phủ Ai-len đã cho ra đời của thuếnhập khẩu giúp một số ngành công nghiệp Ailen được mở rộng, đồng thời giới thiệusự kiểm soát của Nhà sản xuất Theo đó đa số các công ty của Free State đã bị giớihạn cho công dân Ai-len Điều này khiến hàng chục công ty lớn của Ai-len với cácnhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như Guiness, phải di dời trụ sở chính ra nướcngoài và nộp thuế doanh nghiệp ở các quốc gia đó.

Kết quả : Cuộc chiến tranh kinh tế đã không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cán

cân thương mại giữa hai nước do hàng nhập khẩu từ Anh bị hạn chế, nhưng các nhàxuất khẩu Anh rất quan tâm đến chính phủ của họ vì họ bị thua lỗ tại Ireland do phảitrả thuế cho hàng hoá họ xuất khẩu ở đó Cả hai áp lực họ đã gây ra cho chính phủAnh và sự bất mãn của nông dân Ailen với chính phủ Fianna Fáil đã giúp khuyếnkhích cả hai bên tìm kiếm giải quyết tranh chấp kinh tế.

1.2.3 Cuộc chiến tranh thương mại Hàn- Nhật (2019-hiện tại)

Các bên tham gia: Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nguyên nhân: liên quan đến đến việc tranh chấp về kiểm soát xuất khẩu vật

liệu công nghệ cao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc bởi các lệnh trừng phạt kinh tế bắtđầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2019.

Diễn biến : Tòa án Tối cao Hàn Quốc vào tháng 10-2018 phán quyết một công

ty Nhật Bản phải bồi thường cho 4 người Hàn Quốc bị ép buộc làm việc cho họtrong thời gian Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên hồi Thế chiến II Phản ứngtrước động thái của Seoul, Tokyo khẳng định Nhật Bản sẽ áp đặt các quy định xuất

Trang 9

khẩu chặt chẽ hơn đối với 3 mặt hàng vật liệu công nghệ cao gồm fluorinatedpolyamides, photoresists và hydrogen fluoride dùng trong sản xuất điện thoại thôngminh và chất bán dẫn của Hàn Quốc Đáp lại lệnh hạn chế xuất khẩu của Nhật, HànQuốc dọa trả đũa bằng việc hạn chế xuất khẩu màn hình OLED sang Nhật Bản Sauđó, Nhật Bản dự định loại Hàn Quốc ra khỏi danh sách "trắng" gồm 27 nước với lýdo nước láng giềng có hệ thống kiểm soát xuất khẩu không đáng tin cậy Ngày 9tháng 7, trong cuộc họp tại trụ sở tổ chức WTO ở Geneva, Thụy Sĩ, Hàn Quốc đãđưa quyết định hạn chế xuất khẩu hàng công nghệ của Nhật Bản ra bàn luận Ngày2-8, nội các của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo đã quyết định loại HànQuốc khỏi "danh sách trắng" những địa chỉ xuất khẩu tin cậy của Nhật Bản Ngày12/8, Hàn Quốc đã đưa ra dự thảo hướng dẫn quy chế ưu đãi xuất nhập khẩu, theođó, Hàn Quốc sẽ xóa tên Nhật Bản trong Danh sách Trắng các nước được hưởng ưuđãi xuất khẩu.

Kết quả: Hiện tại, cuộc thương chiến Nhật-Hàn vẫn đang diễn ra, nhưng các

tranh chấp leo thang đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của 2 quốc gia khi Nhật Bảnchiếm tới 32% nguồn cung cấp linh kiện công nghệ cao của Hàn Quốc ( theo số liệuvề nhập khẩu linh kiện điện tử và dãn dẫn năm 2018), đồng thời khi người HànQuốc cũng tẩy chay những hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản Các nhà phân tích tàichính cảnh báo rằng chuỗi cung ứng toàn cầu về thiết bị công nghệ có thể bị giánđoạn.

Trang 10

CHƯƠNG 2: CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGVÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM2.1 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung:

2.1.1 Diễn biến

22/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký biên bản ghi nhớ theo Mục301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, chỉ đạo Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) áp dụng đánh thuế 50 tỷ USD cho hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ

2/4/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩmcủa Mỹ, bao gồm: Phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn và đậu nành (cóthuế suất 25%), cũng như trái cây, hạt và ống thép (15%)

3/4/2018, Đại diện Thương mại Mỹ công bố danh sách áp đặt thuế đối với hơn1.300 mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, trong đó có kế hoạch

áp đặt thuế, bao gồm chi tiết máy bay, pin, màn hình phẳng, thiết bị y tế, vệ tinh vàvũ khí Để ứng phó, Trung Quốc đã áp dụng mức thuế 25% bổ sung cho máy bay, ôtô và đậu tương - là hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của Mỹ sang Trung Quốc5/4/2018, Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo USTR xem xét áp thuế 100 tỷUSD trong các mức thuế bổ sung

15/6/2018, Tổng thống Donald Trump tuyên bố: Mỹ sẽ áp đặt mức thuế 25%trên 50 tỷ USD xuất khẩu của Trung Quốc Trong đó, 34 tỷ USD sẽ bắt đầu vàongày 6/7/2018, 16 tỷ USD còn lại sẽ tính từ ngày sau đó Với hành động đó, BộThương mại Trung Quốc cáo buộc, Mỹ đã châm ngòi cho một cuộc chiến thươngmại và Trung Quốc sẽ đáp trả với mức thuế tương tự đối với hàng nhập khẩu củaMỹ, bắt đầu từ ngày 6/7/2018

9/7/2018, Nhà Trắng tuyên bố rằng, Mỹ sẽ áp đặt thêm 10% thuế quan đối vớihàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD nếu Trung Quốc trả đũa các mức thuế của Mỹ.Bộ Thương mại Trung Quốc trả lời nhanh chóng rằng Trung Quốc sẽ "phản côngcứng rắn" Theo đó, Trung Quốc đã kích hoạt mức thuế trả đũa cho cùng một sốtiền Thuế suất chiếm 0.1% tổng sản phẩm tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

07/08/2018, Mỹ áp thuế 25% (thay vì 10% như dự tính) lên 279 mặt hàng từTrung Quốc, trị giá khoảng 16 tỷ USD (bỏ bớt 5 mặt hàng so với ban đầu), chính

Trang 11

thức có hiệu lực vào ngày 23/8/2018 Đáp lại, Trung Quốc cũng công bố áp thuế25% lên 16 tỷ USD hàng từ Mỹ, chính thức có hiệu lực vào 23/08/2018.

Trong khoảng thời gian 22/3/2018 - 1/9/2019, Mỹ và Trung Quốc liên tục tăngthuế lên các hàng hóa của nhau.

Biểu đồ 2 1: Cuộc chiến thuế leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc giai đoạn22/3/2018 – 1/9/2019

Nguồn: Zing.vn, 2019(Ảnh: CNBC, Zing Việt hóa)

2/9/2019, Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO phản đối mức thuế nhập khẩu bổsung đánh lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ.

5/9/2019, Mỹ và Trung Quốc đồng thuận tiến hành vòng đàm phán thươngmại thứ 13 vào đầu tháng 10/2019 tại Washington.

26/11/2019, Mỹ ban hành quy trình mới để bảo vệ mạng viễn thông khỏinhững mối đe dọa an ninh quốc gia Điều này có thể ảnh hưởng đến Huawei vàZTE, hai doanh nghiệp Trung Quốc đang nằm trong “danh sách đen” của Mỹ.

13/12/2019, Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 Mỹ đồng ýdừng đợt tăng thuế tiếp theo với hàng hóa Trung Quốc dự kiến có hiệu lực vào ngày15/12, và giảm mức thuế ngày 1/9/2019 từ 15% xuống còn 7.5% Mức thuế 25%cho 250 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc vẫn giữ nguyên Trung Quốc đồng ýmua thêm ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ trong 2 năm tới, đình chỉkế hoạch áp thuế trả đũa, cam kết thực thi các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệvà có một lộ trình tháo bỏ thuế quan Đồng thời, Trung Quốc đồng ý nhập khẩu từ40 đến 50 tỷ USD hàng nông sản Mỹ mỗi năm trong 2 năm tiếp theo.

Trang 12

15/1/2020, Mỹ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.Trung Quốc đồng ý mua 200 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ trong vòng 2 năm Mỹ camkết không áp thêm thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữnguyên mức thuế quan đã áp lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc Mức thuế 15%được áp ngày 1/9/2019 lên 120 tỷ hàng nhập từ Trung Quốc sẽ giảm xuống mức7.5%.

14/2/2020, Chính phủ Mỹ sẽ hạ thuế quan đối với 120 tỷ USD hàng hóa TrungQuốc từ 15% xuống còn 7.5%, đánh dấu lần đầu tiên các lệnh trừng phạt này đượcnới lỏng sau gần hai năm thương chiến căng thẳng Nikkei Asian Review đưa tinTrung Quốc cũng sẽ giảm thuế quan trả đũa với một số hàng hóa của Mỹ vào hômnay Động thái của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới phù hợp với thời điểm bắt đầutriển khai thỏa thuận sơ bộ ký hôm 15/1.

Cụ thể, Mỹ sẽ giảm một nửa thuế quan đối với lượng hàng hóa Trung Quốccập cảng sau 0h01 ngày 14/2 (giờ phía Đông nước Mỹ) Các mức thuế quan cũ bắtđầu được áp vào tháng 9 năm ngoái Theo Nikkei, sẽ có khoảng 3.200 mặt hàng,bao gồm thiết bị điện tử tiêu dùng và quần áo, được giảm thuế Tuy nhiên,Washington sẽ không thay đổi mức thuế suất 25% đang áp lên 250 tỷ USD hànghóa Trung Quốc khác.

Trong khi đó, Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế quan trả đũa từ 10% xuống còn5%, cũng như từ 5% xuống 2.5% đối với khoảng 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ Việcđiều chỉnh thuế quan của phía Bắc Kinh áp dụng cho khoảng 1700 mặt hàng nhậpkhẩu từ Mỹ, gồm dầu thô, đậu nành và hóa chất.

Trung Quốc có kế hoạch tăng nhập khẩu hàng hóa công nghiệp và dịch vụ từMỹ thêm 200 tỷ USD trong hai năm tới Đây là một mục tiêu tham vọng, tăng 70%so với 186 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhậpkhẩu từ Mỹ vào năm 2017 Ngoài ra, Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng cường bảovệ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời tiếp tục mở cửa thị trường tài chính nước này.

Tuy nhiên, dịch virus Corona (Covid-19) bùng phát thời gian gần đây đã làmgián đoạn chuỗi cung ứng và dấy lên lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế TrungQuốc.

Trang 13

2.1.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân sâu xa:

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới Dự báo, đến năm 2030, GDP danh nghĩa củaTrung Quốc sẽ vượt Mỹ Song, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP củaTrung Quốc hiện nay đã vượt Mỹ Mỹ và Trung Quốc cũng là 2 cường quốc thươngmại: Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ nhì thế giới; Trung Quốc là

nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu thứ nhì thế giới Bảng 2.1 dưới đây sẽ minh

họa cho những điều trên.

Bảng 2 1: Mỹ và Trung Quốc – hai siêu cường quốc thế giới ( số liệu năm 2017)

Nguồn: CIA Factbook , 2018 (Sách dữ liệu thế giới, Cục Tình báo Trung ương Mỹ)

Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường càng trở nên gay gắttrong bối cảnh sức mạnh của Mỹ có dấu hiệu suy giảm trong khi Trung Quốc đangbộc lộ tham vọng thay thế Mỹ ở vị trí thống lĩnh bàn cờ địa chính trị thế giới.

Nguyên nhân cụ thể

Do chính sách bảo hộ của chính quyền Tổng thống Trump Từ khi lên cầm

quyền, Tổng thống Donald Trump đã theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch vớimục tiêu “nước Mỹ trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” Chính sách bảo hộmậu dịch này không chỉ dẫn đến chiến tranh thương mại với Trung Quốc, mà còndẫn đến xung đột thương mại với những nước được xem là đồng minh của Mỹ (nhưEU, Nhật Bản, Hàn Quốc) hay láng giềng gần của Mỹ (như Canada, Mexico) Ngay

18

Trang 14

sau khi nhận chức, ông Trump đã rút khỏi hoặc yêu cầu đàm phán lại một loạt hiệpđịnh thương mại tự do (FTA) mà Mỹ đã ký kết hoặc đang thực thi.

Do thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Trung Quốc Nguyên nhân này được

xem là nguyên nhân trực tiếp gây căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Năm 2017,Mỹ nhập khẩu 506 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi chỉ xuất khẩu 131 tỷUSD hàng hóa sang Trung Quốc Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ với TrungQuốc lên đến 375 tỷ USD Đáng lưu ý là thâm hụt thương mại của Mỹ với TrungQuốc liên tục tăng từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (từ 100 tỷ USD năm 2001 lên375 tỷ USD năm 2017) Chính quyền Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc giảmthặng dư thương mại với Mỹ nhưng Trung Quốc đáp trả rằng để giảm thâm hụtthương mại, chính Mỹ cần tăng cường hoạt động xuất khẩu của mình.

Do tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thếgiới Mặc dù thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc được xem là nguyên

nhân bên ngoài của cuộc chiến tranh thương mại, song vấn đề cốt lõi của căng thẳnggiữa 2 nước chính là Mỹ lo ngại về tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc giacông nghệ hàng đầu thế giới Với mục tiêu trở thành nền kinh tế tiên tiến trên thếgiới, không phụ thuộc vào nhập khẩu các công nghệ then chốt từ các đối thủ cạnhtranh chính, Trung Quốc hiện đang đổ hàng tỷ USD vào chương trình "Sản xuất tạiTrung Quốc 2025 (Made in China 2025)" để tạo động lực phát triển các ngành côngnghệ trọng yếu, trong đó có người máy, trí tuệ nhân tạo, hàng không vũ trụ, ô tôchạy điện, công nghệ Internet 5G Nghịch lý là tham vọng của Trung Quốc rất lớntrong khi trình độ công nghệ lại còn nhiều hạn chế Để thực thi chiến lược "Sản xuấttại Trung Quốc 2025", các công ty Trung Quốc phải dựa vào các công nghệ cốt lõitừ Mỹ Mỹ cáo buộc Trung Quốc bằng những thỏa thuận ngầm đang buộc các côngty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc trong liên doanh.Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này Tuy nhiên, Mỹ còn cáo buộc Trung Quốc tìm mọicách lấy công nghệ của Mỹ thông qua các phương thức như nhập khẩu công nghệhay thậm chí ăn cắp công nghệ Một phương thức nữa được các công ty lớn củaTrung Quốc (ví dụ như ZTE, Huawei, China Mobile) sử dụng để có công nghệ caocủa Mỹ là thông qua mua bán, sáp nhập với các công ty Mỹ.

Trang 15

Do tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc Mỹ nhiều lần

cáo buộc về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng ở Trung Quốc,đặc biệt là đối với bản quyền của các công ty Mỹ Chính quyền Mỹ cho rằng, cáccông ty Mỹ đã mất nhiều tỷ USD mỗi năm do việc ăn cắp bí mật thương mại củaTrung Quốc Điều này xuất phát từ khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất yếukém của hệ thống pháp luật Trung Quốc Mặc dù, Trung Quốc hiện nay đẩy mạnhcông tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, song phần lớn tiến bộ tập trung ở mảng bảnquyền tác giả và nhãn hiệu, trong khi tình trạng bắt buộc chuyển giao công nghệtrong các lĩnh vực công nghiệp then chốt vẫn tràn lan.

Do các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc Mỹ phản ứng mạnh mẽ

trước việc Trung Quốc không trao cho các công ty nước ngoài quyền tiếp cận thịtrường nước này một cách tương xứng Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra cam kết làsẽ nới lỏng giới hạn chủ sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, đóngtàu và máy bay càng sớm càng tốt; đồng thời hứa thúc đẩy các biện pháp đã công bốnhằm mở cửa lĩnh vực tài chính của nước này Tuy nhiên, Mỹ tỏ ra hoài nghi camkết trên, bởi Trung Quốc đã từng đưa ra những hứa hẹn tương tự khi gia nhập WTOnăm 2001, song không thực thi Nhờ đó, các công ty Trung Quốc đã tận dụng thờigian dài hàng chục năm được bảo hộ để tạo lập vị thế thống lĩnh tại thị trường nộiđịa, đồng thời có khả năng tiến ra đầu tư ở nước ngoài.

2.1.3 Tác động

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đã có nhiều tác động tích cực và tiêucực trực tiếp đến nền kinh tế của hai quốc gia này và ảnh hưởng không nhỏ tới nềnkinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.

Những tác động tới nền kinh tế của Mỹ - Trung, hai quốc gia trực tiếptham gia vào cuộc chiến tranh:

Tác động tích cực:

Thâm hụt thương mại được cải thiện

Có lẽ Mỹ là quốc gia có được sự tác động tích cực của cuộc chiến tranhthương mại rõ nhất khi Mỹ đã cải thiện được thâm hụt cán cân thương mại vớiTrung Quốc.

Trang 16

Biểu đồ 2.2 dưới đây sẽ mô tả rõ biến động cán cân thương mại của Mỹ trong

hoạt động thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 2018-2019, giai đoạn cuộc chiến tranhthương mại gia tăng căng thẳng.

Biểu đồ 2 2: Thâm hụt cán cân thương mại Mỹ với Trung Quốc gia đoạn 2018-2019

Biểu đồ 2.2 cho thấy hàng hóa Mỹ nhập siêu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng

hóa có lợi nhuận cao, trong khi các sản phẩm từ Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc đaphần là mặt hàng có lợi nhuận thấp như cây trồng, dầu, khí đốt và các sản phẩm lâmnghiệp Và Mỹ đã thực hiện thâm hụt thương mại lớn nhất với Trung Quốc, điểmmà Tổng thống Trump đã sử dụng để biện hộ cho thuế ngay từ đầu.

Tác động tiêu cực được thể hiện qua một số vấn đề sau:

Thương mại song phương

Thương mại song phương: Sau nhiều thập kỷ gia tăng thương mại giữa hai nềnkinh tế lớn nhất thế giới, thương mại Mỹ-Trung đã có bước lùi lớn Giá trị xuấtkhẩu của Mỹ với Trung Quốc đã giảm hơn 100 tỷ đô la.

Xuất khẩu sang Mỹ giảm sẽ ảnh hưởng tới các nhà sản xuất ở các thành phốcảng ở Trung Quốc Các công ty nhỏ sẽ phải ngừng hoạt động trong khi các nhàphân phối lớn hơn sẽ phải tìm đường giảm chi phí hoặc mức giá sản phẩm sẽ đượctăng đối với khách hàng Mỹ.

Lạm phát và giá cả

Đối với Mỹ: Mức thuế của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với 360

tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ban đầu tập trung vào các mặt hàngmáy móc và tư liệu sản xuất cho doanh nghiệp và dần dần mở rộng sang các mặthàng tiêu dùng Các mặt hàng bị đánh thuế bao gồm phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụngvà nội thất đã tăng giá khoảng 3% kể từ năm 2017 so với mức giảm 1% của các mặt

Trang 17

hàng cốt lõi Tỷ lệ lạm phát nói chung được duy trì ở mức ổn định trong khi chỉ sốgiá tiêu dùng tăng 2% trong năm 2019 Mặc dù Tổng thống Trump từng tuyên bốTrung Quốc sẽ phải chi trả cho mức thuế của Mỹ nhưng trên thực tế các nhà nhậpkhẩu Mỹ mới là những người bị thiệt hại.

Đối với Trung Quốc: Trung Quốc không thể trông cậy vào người tiêu dùng

nước này để kích thích tăng trưởng kinh tế vì giá thịt lợn tăng cao Thịt lợn là thựcphẩm chính đối với các gia đình Trung Quốc Kể từ khi chiến tranh thương mại nổra, Trung Quốc đã áp thuế cao hơn vào nông sản từ Mỹ, với mức thuế đánh vào thịtlợn tăng từ 12% lên 62% và giá thịt lợn tăng cao.

Như vậy, có thể nói cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia này đều làm chogiá cả trong nước tăng lên do phải gánh những khoản thuế.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại:

Lý do để lo ngại là rất rõ ràng khi Trung Quốc và Mỹ cùng công bố loạt sốliệu kinh tế kém khả quan hôm thứ Tư Trong đó, sản lượng công nghiệp, doanh thubán lẻ và đầu tư ở Trung Quốc trong tháng 4/2019 đều giảm tốc mạnh hơn dự báo.

Đối với Mỹ: Đầu năm 2018, chính quyền Tổng thống Trump đã đạt được mục

tiêu với nền kinh tế tăng trưởng 3% hoặc hơn mỗi năm Cũng trong tháng 02/2018,Nhà Trắng dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn 3% mỗi năm trongnăm 2018 và 2019 và nền kinh tế sẽ vững mạnh tới mức Cục dự trữ liên bang sẽkhông tiếp tục tăng lãi suất cơ bản Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trungtiếp tục căng thẳng và chính quyền Mỹ bắt đầu yêu cầu FED giảm lãi suất cơ bảnnhằm củng cố nền kinh tế FED đã cắt giảm lãi suất cơ bản 3 lần, tuy nhiên tăngtrưởng của kinh tế Mỹ đã giảm xuống mức 2% Có một số yếu tố khác khiến nềnkinh tế Mỹ chậm lại Ngoài ra, tại Mỹ, doanh thu bán lẻ bất ngờ giảm trong tháng4/2019, sản lượng của các nhà máy cũng giảm lần thứ 3 trong vòng 4 tháng.

Đối với Trung Quốc: sản lượng công nghiệp, doanh thu bán lẻ và đầu tư ở

Trung Quốc trong tháng 4/2019 đều giảm tốc mạnh hơn dự báo.

Trang 18

Biểu đồ 2 3: Giá trị gia tăng ngành công nghiệp của Trung quốc 2018 - 2019Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp (%)

8.56.76.66.56.46.46.36.2 5.3 5.4

Nguồn: Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, 2019

Biểu đồ 2.3 cho thấy giá trị gia tăng của ngành công nghiệp ở Trung Quốc

giảm liên tục trong giai đoạn cuộc chiến tranh căng thẳng từ tháng 1 năm 2018đến tháng 4 năm 2019, giai đoạn mà hai quốc gia này liên tục trả đũa nhau.

Biểu đồ 2 4: Tăng trưởng GDP của Trung Quốc quý 1/2018 – quý 4/2019

Nguồn: thoibaonganhang.vn, 2020

Biểu đồ 2.4 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ quý 1/2018

đến quý 4 năm 2019 có nhiều biến động và giảm dần Ngoài ra, nhiều chuyên giacho rằng tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc ở mức thấp nhất trong gần 30 năm quado tác động bất lợi của nhu cầu trong nước sụt giảm và cuộc chiến thương mại vớiMỹ.

Như vậy, có thể nói rằng tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trungcho nền kinh tế của hai quốc gia này mang tính tích cực không nhiều Trong khi đónhững tác động tiêu cực là khá rõ ràng trong nhiều lĩnh vực.

Trang 19

Những tác động tới nền kinh tế toàn cầu:

Dù kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc vẫn có thể đạt một thỏa thuận thương mại, ngân hàng Morgan Stanley đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu- với mức tăng trưởng kinh tế thế giới giảm dưới 2.5% trong thời gian đến hết năm2020 - nếu hai bên tiếp tục mâu thuẫn.

Cuộc chiến thương mại leo thang Mỹ-Trung đang đe dọa đảo ngược sự hồiphục được kỳ vọng của nền kinh tế toàn cầu, thậm chí có thể chấm dứt chuỗi thờigian tăng trưởng đã kéo dài 1 thập kỷ qua nếu xung đột vượt khỏi tầm kiểm soát.Tăng trưởng kinh tế thế giới vốn đã giảm tốc và bất kỳ sự yếu đi thêm nào cũng cóthể củng cố lập trường chính sách mềm mỏng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)và các ngân hàng trung ương lớn khác, thậm chí là khiến họ phải đưa ra các biệnpháp kích tăng trưởng.

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã thoát khỏi tình trạng trì trệ bằng mứctăng trưởng 0.4% đạt được trong quý 1 Tuy nhiên, triển vọng của kinh tế Đức vẫncòn rất mong manh, bởi ngành sản xuất nước này được cho là sẽ quay trở lại với sựsụt giảm do tác động của chiến tranh thương mại Niềm tin của giới đầu tư vào nềnkinh tế Đức trong tháng 5 này bất ngờ suy giảm lần đầu tiên kể từ tháng 10 nămngoái.

Trang 20

Bảng 2.2 cho thấy GDP cũng như tố độ tăng trưởng của GDP năm 2019 giảm

mạnh Điều đó cho thấy chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động tiêu cực đếnnền kinh tế Đức.

Dấu hiệu suy yếu của những nền kinh tế hàng đầu xuất hiện thậm chí trước đợtleo thang mới nhất của chiến tranh thương mại càng khiến các chuyên gia lo ngại.Những cảnh báo về tác động tiêu cực của chủ nghĩa bảo hộ là nguyên nhân khiếnQuỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 4 dự báo rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầunăm nay sẽ yếu nhất kể từ khủng hoảng tài chính.

Một chỉ số dự báo tăng trưởng kinh tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinhtế (OECD) đã giảm tháng thứ 12 liên tiếp trong tháng 3, xuống mức thấp nhất kể từ2009.

Trong một nghiên cứu mới đây, Bloomberg Economics ước tính rằng 1%trong hoạt động kinh tế toàn cầu được quyết định bởi thương mại hàng hóa và dịchvụ giữa Mỹ và Trung Quốc Khoảng 4% sản lượng hàng hóa của Trung Quốc đượcxuất khẩu sang Mỹ, và bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với các nhà sản xuất TrungQuốc cũng sẽ gây ảnh hưởng lan rộng khắp các chuỗi cung ứng trong khu vực, đedọa đến những nền kinh tế như Đài Loan và Hàn Quốc.

Không chỉ có nguy cơ suy thoái toàn cầu mà việc các doanh nghiệp loay hoaytìm hướng đi trong cuộc chiến tranh cũng là một tác động không nhỏ của cuộc chiếntranh này tới nền kinh tế toàn cầu Và sự tác động đó được chứng minh qua thực tếnhư sau:

Mỹ xuất khẩu được ít hàng hóa sang Trung Quốc hơn, nhưng cũng có tới 5.1%sản lượng hàng nông sản và 3.3% sản lượng hàng chế biến - chế tạo của nước nàycó đích đến là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.

Nhiều chuyên gia kinh tế vẫn tin Mỹ-Trung cuối cùng sẽ ký thỏa thuận, có lẽlà tại thượng đỉnh khối G20 ở Nhật Bản vào cuối tháng 6, khi Tổng thống DonaldTrump và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến có một cuộc gặp bên lề Tuy nhiên, cácchuyên gia cũng nói họ hoàn toàn bất ngờ bởi đợt leo thang xung đột mới nhất giữahai nước và bởi thế cho rằng khả năng đổ vỡ đàm phán đã tăng lên nhiều.

Trang 21

Chiến tranh thương mại căng thẳng giữa lúc kinh tế toàn cầu đang yếu, cộng thêm hàng loạt vấn đề khác như cơn sốt công nghệ lắng xuống, nhu cầu ô tô, nhất làở Trung Quốc, chững lại… đồng nghĩa với việc các công ty rất khó đoán biết vềtriển vọng kinh doanh.

Tập đoàn sản xuất con chip Mỹ Intel mới đây tuyên bố "giữ quan điểm thậntrọng hơn về năm 2019", trong khi hãng đồ uống Davide Campari-Milano của Italynhấn mạnh "môi trường địa chính trị và kinh tế vĩ mô nhiều bấp bênh" "Nền kinh tếthế giới đã giảm tốc trong một khoảng thời gian, và giờ chiến tranh thương mại lạitrỗi dậy", Giám đốc đầu tư James Bevan thuộc CCLA Investment Managementnhận xét.

Đối với các ngân hàng trung ương, triển vọng kinh tế toàn cầu yếu đi có thể sẽkhiến họ giữ quan điểm mềm mỏng hơn Sau 4 đợt tăng lãi suất trong năm ngoái,FED đã dừng nâng lãi suất trong năm nay Giới đầu tư gần đây thậm chí nâng đặtcược vào khả năng FED có một đợt hạ lãi suất vào tháng 10/2019.

Trong kịch bản xấu nhất là căng thẳng thương mại kéo dài thêm 3 tháng và cóthêm thuế quan được áp, Morgan Stanley dự báo Trung Quốc sẽ tiến hành nới lỏngchính sách tài khóa với giá trị tương đương 0.5% tổng sản phẩm trong nước (GDP)và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Đối với FED, một đợt cắt giảm lãi suất 0.5 điểmphần trăm có thể được tiến hành.

Những tác động tới nền kinh tế Việt Nam:

Các hàng rào thuế quan mà Mỹ và Trung Quốc áp bổ sung cho nhau vô hìnhchung làm tăng cơ hội xuất khẩu cho các nước thứ ba, trong đó có Việt Nam Giatăng bất định trong bối cảnh chiến tranh thương mại có thể cũng khiến các công tyđa quốc gia lớn trên thế giới chuyển một phần hoặc toàn bộ các cơ sở sản xuất ởTrung Quốc sang các nước khác, chẳng hạn như Việt Nam.

Tuy nhiên ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít rủi ro,bất lợi Do khó khăn về đầu ra, hàng hóa của Trung Quốc có thể được đẩy sang thịtrường Việt Nam và cạnh tranh với hàng Việt Nam ở các thị trường thứ ba khác.

“Nếu kiểm soát thiếu hiệu quả, Việt Nam có thể gặp phải nhiều hơn các lôhàng Trung Quốc „mượn đường‟ để xuất khẩu sang Mỹ và ngược lại Trong khi đó,thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng không đơn giản, bởi Việt

Trang 22

Nam không nên và không thể phân biệt đầu tư theo đối tác Việc sàng lọc các dự ánđầu tư phù hợp với ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam là không dễ,chưa kể đến năng lực hấp thụ dòng vốn (do hạn chế về lao động, hàm ý đối với ổnđịnh kinh tế vĩ mô…)”, CIEM phân tích.

Bên cạnh đó, phân tích của Viện Nghiên cứu và quản lý Trung ương (CIEM)chỉ ra rằng, dù được đánh giá là nước hưởng lợi tương đối từ chiến tranh thươngmại, Việt Nam cũng gặp phải bất lợi là bị Mỹ và Trung Quốc giám sát, thậm chíthực hiện các hành động, chính sách ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam vàocác nước này.

Rủi ro sẽ lớn hơn nếu Việt Nam không duy trì được đối thoại, chia sẻ thông tin vàkinh nghiệm với các nền kinh tế lớn khác (như Nhật Bản, EU, Úc…) về đánh giá,dự báo và chính sách ứng phó với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Một số tác động mặt trái đã được nghiên cứu của CIEM đưa ra cho thấy, ViệtNam đã bước đầu hứng chịu một số tác động bất lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 13.6 tỷ USD trong 5 thángđầu năm 2019, giảm 1.5% so với cùng kỳ 2018 Mức tăng này thấp hơn đáng kể sovới năm 2018 (16.56%).

Cũng trong giai đoạn này, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng hơn5.04 tỷ USD (tương đương 20.3%) Trong khi đó, không loại trừ khả năng hàngTrung Quốc sẽ gia tăng gian lận xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ.

Thực tế, ngay từ năm 2018, Mỹ đã lưu tâm điều tra hàng hóa Trung Quốc lẩntránh thuế qua Việt Nam Nếu thiếu động thái hữu hiệu từ phía Việt Nam đối vớixuất xứ hàng hóa, các hành động của Mỹ có thể gia tăng trong thời gian tới.

Trong thu hút vốn FDI, hiện tượng gia tăng dòng vốn từ Trung Quốc thời giangần đây cũng rất đáng lưu ý Theo CIEM, bản thân dòng vốn FDI vào Việt Namcũng có một phần đáng kể là vốn góp, mua cổ phần, đặc biệt là từ Hồng Kông vàTrung Quốc.

Như vậy, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vừa mang đến cơ hội vừamang đến những rủi ro cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực Vì vậy, chúng ta phải cónhững biện pháp chính xác và phù hợp cho những tình huống có thể xảy ra.

Trang 23

2.2 Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến dòng vốn FDI vào Việt Nam

2.2.1 Quy mô dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam

Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biêngiới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũngkhông nằm ngoài vòng xoáy đó.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày20/5/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhàđầu tư nước ngoài đạt 16.74 tỷ USD, tăng 69.1% so với cùng kỳ năm 2018 Đạt kỷlục về giá trị vốn đầu tư đăng ký của 5 tháng trong vòng 4 năm trở lại đây Đâychính là những con số biết nói khởi đầu cho quá trình chuyển dịch dòng vốn vàoViệt Nam Tuy nhiên việc đón nhận dòng vốn như thế nào cũng là một bài toán cânđo đong đếm lợi ích đặt ra với Việt Nam.

Trong năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổphần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 38.2 tỷ USD, tăng 7.2% so với cùng kỳnăm 2018 Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 20.38 tỷUSD, tăng 6.7% so với cùng kỳ năm 2018 Tính lũy kế đến ngày 20/12/2019, cảnước có 30827 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 362.58 tỷ USD Vốn thựchiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 21178 tỷ USD, bằng58.4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Bảng 2 3: Thành phần vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài năm 2019

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư, 2019 Những số liệu trên cho

thấy, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng đáng kể so vớinhững năm trước đây Ngoài ra, theo số liệu thống kê về

Trang 24

việc cấp vốn mới, điều chỉnh vốn và góp vốn mua cổ phần từ Bảng 2 có thể thấyrằng số vốn cấp mới của năm 2019 đạt 16.75 tỷ USD, tăng 27.5% so với cùng kỳnăm ngoái; góp vốn, mua vốn cổ phần với tổng số vốn đăng ký đạt 15.47 tỷ USDcho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam và cũngkhẳng định năng lực thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam Sự biến động củatổng số vốn giải ngân cho các dự án đầu tư nước ngoài từ 2015 - 2019 sẽ được biểu

diễn bởi Biểu đồ 2.5 dưới đây:

Biểu đồ 2 5: Tổng số vốn giải ngân cho các dự án đầu tư nước ngoài giai đoạn2015 – 2019 ( đơn vị: tỷ USD)

17.5 19.1 20.3820 14.5 15.8

Nguồn số liệu: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015 – 2019 Từ

biểu đồ trên ta có thể thấy tổng số vốn của các dự án được giải ngân tăng liên tụcqua các năm từ 2015 đến 2019 Năm 2018, khi cuộc chiến tranh thương mạiMỹ - Trung xảy ra, các nghiên cứu thị trường đã nhận định có khả năng đầu tư trựctiếp nước ngoài sẽ chuyển hướng từ Trung Quốc vào Việt Nam, tuy nhiên thực tếcho thấy, số vốn được giải ngân cho các dự án trong năm 2018 và 2019 có tăngtrưởng đều đặn nhưng chưa đạt được mức đột biến Các dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài được giải ngân trong năm 2018 đạt 19.1 tỷ USD, tăng 9.1% so với năm 2017,trong đó các dự án được giải ngân năm 2019 đạt 20.38 tỷ USD, chỉ tăng 6.7% so vớinăm 2018.

Theo Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội Quốc gia, trong ngắn hạnviệc Mỹ đánh thuế với hàng Trung Quốc đã buộc nhiều công ty phải dời TrungQuốc để dịch chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam Một khảo sát riêng của Ngânhàng Thế giới (WB) về 33 công ty đã dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc kể từkhi cuộc chiến thương mại bắt đầu càng khẳng định thêm điều này Có tới 23 côngty trong số đó đã chuyển đến Việt Nam, phần còn lại chuyển đến Malaysia, Thái

Trang 25

Lan và Campuchia, đây là tác động quan trọng của thương chiến Mỹ-Trung đối vớitình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tuy nhiên trong hội nghị nghiên cứu kinh tế Trung Quốc Thương chiến Mỹ Trung và tác động với Việt Nam, được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu về kinhtế Trung Quốc thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 29/7/2019, Diễn giả Trần ToànThắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hộiquốc gia (NCIF) khẳng định chưa có đủ cơ sở để khẳng định FDI đang thực sự dịchchuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

-Có thể cho rằng, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đã có tác động tíchcực tới Việt Nam, FDI là nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn tới tăng trưởng vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng quy mô đầu tư xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng công nghiệp hóa và giải quyết vấn đề việc làm Ngoài ra, nguồnvốn FDI tăng còn giúp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, đa dạng hóa sản phẩm, đadạng hóa thị trường xuất khẩu và đóng góp đáng kể trong nguồn thu ngân sách nhànước Đặc biệt với vị trí địa lý gần Trung Quốc, chi phí nhân công thấp hơn, nguồnnhân lực dồi dào, môi trường vĩ mô và chính trị ổn định, độ mở kinh tế lớn và thamgia nhiều FTA lớn, do đó Việt Nam là một trong những điểm đến quan trọng củadòng vốn FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với một số thách thức lớn khiến dòngvốn này có thể tìm đến các thị trường khác, đó là chi phí nhân công và tiền thuê đấtngày càng tăng, những nút thắt cổ chai về giao thông, cảng biển và chất lượngnguồn nhân lực còn hạn chế Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện các chính sáchưu đãi để thu hút nguồn vốn FDI, hỗ trợ các nhà đầu tư tận dụng thị trường TrungQuốc, vốn FDI vào quốc gia này liên tục tăng Có thể thấy dòng vốn FDI vào ViệtNam đang chững lại, Malaysia và Indonesia là những đối thủ cạnh tranh lớn củaViệt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

2.2.2 Đối tượng đầu tư vốn FDI vào Việt Nam

Trong năm 2019, đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7.92 tỷ USD, chiếm 20.8% tổng vốn đầu tưvào Việt Nam đồng thời Việt Nam cũng là đối tác đầu tư ra nước ngoài lớn thứ tưcủa Hàn Quốc, các doanh nghiệp có vốn FDI của Hàn Quốc như Samsung, LG,

Ngày đăng: 30/07/2020, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w