Hệ số tiêu tốn thức ăn

Một phần của tài liệu nuôi kết hợp rong đá (najas sp.) và rong câu (gracilaria sp.) với tôm thẻ chân trắng (litopeneaus vannamei) ở các mật độ khác nhau (Trang 35 - 37)

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của các nghiệm thức nuôi kết hợp với rong đều thấp hơn và có ý nghĩa (P<0,05) so với các nghiệm thức đối chứng (Bảng 4.6). Các nghiệm thức nuôi kết hợp với rong có tốc độ tăng trưởng cao hơn và có FCR thấp hơn so với các nghiệm thức đối chứng. Qua đó cho thấy việc GracilariaNajas

hoàn toàn có thể là thức ăn bổ sung cho tôm trong mô hình nuôi kết hợp góp phần giảm chi phí thức ăn.

33 Bảng 4.6 Hệ số tiêu tốn thức ăn Nghiệm thức FCR Mức giảm so với đối chứng(%) 30T (Đối chứng) 0,91±0,03c - 30T+RĐ 0,65±0,04a 28,09 30T+RC 0,67±0,03a 26,30 60T (Đối chứng) 1,04±0,02d - 60T+RĐ 0,77±0,02b 25,52 60T+RC 0,80±0,03b 23,19

Theo Vũ Thế Trụ (2003) FCR của tôm thẻ là 0,9-1,2. Như vậy trong thí nghiệm này thì tất cả các nghiệm thức đều đạt FCR thấp hơn và phù hợp cho người nuôi tôm.

Hai nghiệm thức nuôi 30 con/bể kết hợp với rong đá và rong câu giúp cho lượng thức ăn giảm từ 26,30 – 28,09% so với nghiệm thức đối chứng. Mức giảm thức ăn so với đối chứng ở mật độ 60 con/bể cũng tương tự như ở mật độ 30 con/bể hai nghiệm thức nuôi kết hợp có mức giảm thức ăn 23,19 – 25,52%.

Nghiên cứu của Cruz-Suarez (2010) cũng cho thấy khi nuôi tôm chân trắng (3,5g) trong 45 ngày cùng với Ulva clathrata. Kết quả cho thấy rong bún có tác dụng tích cực làm giảm hệ số thức ăn, khối lượng tôm tăng nhiều hơn.

Thí nghiệm của Đinh Thị Kim Nhung, 2013 cũng có kết quả tương tự FCR của tôm thẻ trong mô hình nuôi kết hợp thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng (1,78± 0,2), FCR thấp nhất là (0,62± 0,05) ở mô hình nuôi kết hượp tômm thẻ với rong bún và cho ăn 25% nhu cầu.

FCR của tôm thẻ tăng khi mật độ tăng ở cả nghiệm thức dối chứng và hai nghiệm thức nuôi kết hợp với rong. Điều này phù hợp với kết quả thí nghiệm của Phan Thanh Nhã (2012) Kết quả cho thấy FCR lý tưởng nhất ở mật 500 con/m3 sau 28 ngày ương nuôi và FCR có xu hướng tăng theo mật độ ương.

34

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu nuôi kết hợp rong đá (najas sp.) và rong câu (gracilaria sp.) với tôm thẻ chân trắng (litopeneaus vannamei) ở các mật độ khác nhau (Trang 35 - 37)